Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tai biến băng huyết sau sanh docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134 KB, 5 trang )

Tai biến băng huyết sau sanh

Băng huyết sau sanh là 1 trong 5 tai biến sản khoa
thường gặp gây tử vong cho các bà mẹ.
Mức độ nguy hiểm
Tại hội nghị về nội tiết sinh
sản và sản phụ khoa, do
Hội Nội tiết sinh sản và vô
sinh (TP.HCM) tổ chức
hôm 20.10 ở TP.HCM, báo
cáo về tình trạng sản phụ bị
băng huyết sau sanh của
tiến sĩ Vũ Thị Nhung - Giám đốc Bệnh viện Hùng Vương
(TP.HCM) cho biết: "Trong số khoảng 30 ngàn sản phụ đến
sanh đẻ tại Bệnh viện Hùng Vương mỗi năm, băng huyết
sau sanh chiếm tỷ lệ từ 1,5%-2%, trong đó có 35% phải
truyền máu". Còn theo bác sĩ Huỳnh Thị Thanh Thủy - Phó
giám đốc Bệnh viện Từ Dũ (TP.HCM): "Băng huyết sau
sanh là một trong năm tai biến sản khoa thường gặp, băng


huyết chiếm tỷ lệ từ 2%-10% trong số ca sản phụ sau sanh
đẻ. Khảo sát trong nhiều năm liền tại Bệnh viện Từ Dũ,
mỗi năm có ít nhất 100 trường hợp sản phụ bị băng huyết
sau sanh trong tình trạng nặng".
Các báo cáo tại hội nghị cũng cho biết, theo thống kê của
Tổ chức Y tế thế giới - WHO, băng huyết sau sanh là một
trong những nguyên nhân chính dẫn đến tử vong ở các bà
mẹ trên thế giới hằng năm. Còn theo khảo sát, nghiên cứu
của Bộ Y tế về tử vong mẹ ở 7 vùng địa lý trong nước,
trong số các nguyên nhân trực tiếp gây tử vong cho bà mẹ,


thì có 3 nguyên nhân chiếm hàng đầu đó là: băng huyết sau
sanh (chiếm tỷ lệ 41%), sản giật (chiếm 21,3%) và nhiễm
khuẩn (chiếm 18,8%).
Nguyên nhân và nguy cơ
Gọi là băng
huyết sau
sanh khi
lượng máu
mất trong
vòng 24 giờ
đầu sau sanh
là từ 500 ml
trở lên. Theo
một nghiên
cứu của Bệnh
viện Hùng
Vương
(TP.HCM),
trên 4.682
sản phụ có
tuổi trung
bình là 26,75
tuổi vào sanh
tại đây, thì tỷ
lệ băng huyết
sau sanh (tính
Theo tiến sĩ Vũ Thị Nhung, có hai
nguyên nhân thường gặp nhất gây ra
băng huyết tức thời ngay sau khi sanh
đó là: tử cung bị đờ (giảm độ đàn hồi);

và âm đạo, cổ tử cung bị rách. Bên
cạnh đó còn có những yếu tố nguy cơ
cao dẫn đến băng huyết sau sanh là:
con to (nguy cơ băng huyết tăng gấp 3
lần nếu thai từ 4 kg trở lên), đa sản
(trên 3 lần), giục sanh
Theo các bác sĩ, ở thời điểm trước và
sau khi tróc nhau (giai đoạn ba của cuộc chuyển dạ sanh) là
thời điểm thường xảy ra chảy máu, gây mất máu nặng cho
bà mẹ, nếu bác sĩ không kịp thời xử lý. Vì thế mà Tổ chức
Y tế thế giới đã đưa ra khuyến cáo đối với các bác sĩ
chuyên ngành sản khoa là, cần phải xử trí tích cực ở giai
đoạn 3 của cuộc chuyển dạ bằng cách chủ động làm tróc
nhau để giảm sự mất máu, đề phòng xảy ra tình trạng đờ tử
cung do mất máu quá nhiều.
theo lượng
máu mất 500
ml như nói
trên) là
15,38%,
trong đó băng
huyết do đờ
tử cung chiếm
45,55%.
Các bác sĩ khuyến cáo, nên tôn trọng quá trình chuyển dạ
tự nhiên để giúp giảm tình trạng băng huyết sau sanh cho
sản phụ. Chỉ can thiệp khi thật sự cần thiết, cũng như khi
làm thủ thuật phải đúng kỹ thuật, vì nguy cơ băng huyết sau
sanh sẽ tăng gấp 2,5 lần trong các trường hợp có tăng co
giục sanh


×