Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ ĐỘNG KINH CỤC BỘ (Kỳ 1) doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.03 KB, 5 trang )

TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
ĐỘNG KINH CỤC BỘ
(Kỳ 1)
Bs: Lê Xuân Trung
Bệnh Viện Nhi Thanh Hóa

I. Đại cương
Động kinh cục bộ là biểu hiện của một sự phóng lực bất thường quá mức và
đồng thời của một nhóm các tế bào thần kinh trong một vùng khu trú của vỏ não
hoặc dưới vỏ tại một bên bán cầu.
Các biểu hiện lâm sàng của cơn mang tính chất đột ngột, nhất thời và rất đa
dạng như triệu chứng vận động, triệu chứng cảm giác, giác quan, thực vật, triệu
chứng tâm thần. Cơn kéo dài trung bình từ 2 – 3 phút đến hàng giờ. Có hiện tượng
quên hoàn toàn sau cơn.
Động kinh cục bộ phức tạp là động kinh cục bộ kèm theo suy giảm ý thức
trong đó người bệnh bị rối loạn khả năng nhận thức và đáp ứng đối với các kích
thích bên ngoài.
Đặc điểm của triệu chứng trong cơn được qui định bởi chức năng thần kinh
riêng biệt của vùng não bộ có nơron cho phóng lực bất thường. 60% động kinh cục
bộ phức tạp có nguồn gốc từ thùy thái dương và 40% có nguồn gốc ngoài thùy thái
dương.
II. Dịch tễ học
Theo Gastaut (Pháp) động kinh cục bộ phức tạp chiếm tỉ lệ 39,7% ở
mọi lứa tuổi, nhưng nếu phân chia theo độ tuổi: dưới 15 tuổi và từ 15 tuổi trở lên
thì tỉ lệ khác nhau với 21,4% < 15 tuổi và 55,9% >15 tuổi (nghiên cứu trên 1000
bệnh nhân động kinh).
Các nghiên cứu của Jallon P (1987) nhận thấy động kinh cục bộ
chiếm 60%, trong đó ¼ là động kinh cục bộ đơn giản và ¾ là động kinh cục bộ
phức tạp.
Ở Mỹ tỷ lệ bệnh động kinh nếu tính cho tất cả các đối tượng tuổi từ
1- 65 là khoảng 20 trường hợp trên 100.000 dân số. Tuy vậy cho đến hiện nay vẫn


chưa có một nghiên cứu nào có tính quy mô toàn thế giới về tỷ lệ mắc bệnh.
Người ta cho rằng tỷ lệnh bệnh ở các nước chậm phát triển cao hơn các nước phát
triển do trình độ hiểu biết về bệnh cũng như mức độ chăm sóc và quản lý bệnh
nhân kém.
Theo Edwin Trevathan( Mỹ) tỷ lệ trẻ em bị động kinh cục bộ chiếm
gần một nửa số lượng trẻ em bị động kinh. Tuy nhiên tỷ lệ những đứa trẻ này được
chẩn đoán phát hiện và quản lý lại không được nhiều. Điều này phụ thuộc rất
nhiều vào tình trạng hiểu biết về bệnh của các nước khác nhau.

III. Phân loại và chẩn đoán động kinh.

1. Phân loại.
Hiện nay việc phân loại bệnh động kinh được áp dụng theo phân loại năm
1981. Phân loại này giúp xác định được chính xác tổn thương thần kinh xuất hiện
tại đâu và là định hướng giúp cho việc điều trị hiệu quả. Phân loại này chia bệnh
động kinh thành 2 nhóm phụ thuộc vào vị trí khởi phát của sóng động kinh (một
bên hoặc hai bên bán cầu) và ý thức bệnh nhân trong cơn giật. Việc phân loại này
cũng phụ thuộc vào quan niêm cho rằng quản lý người bệnh động kinh cục bộ và
phức tạp là khác nhau.

Bảng 1
Phân loại bệnh động kinh và mức độ suy giảm trí nhớ
Phân loại Mức độ suy giảm trí nhớ
Động kinh cục bộ
Cơn đơn giản Không
Cơn phức tạp Suy giảm 1 phần
Cơn thứ phát Bất tỉnh
Toàn thể
Cơn vắng ý thức Bất tỉnh
Cơn co giật toàn thể Bất tỉnh

Cơn giật rung Ý thức thay đổi


×