Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tâm lý lứa tuổi - Phần 2 potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.54 KB, 4 trang )

Thói tham ăn
Nhiều người quan niệm gia đình thiếu thốn thì trẻ mới tham ăn. Thực tế không
phải như vậy, không ít bà mẹ phàn nàn con mình nảy tính tham ăn dù ở nhà không
thiếu thứ gì. Có cậu bé khi tới nhà bạn nhoay nhoáy ăn món mình thích với lý do
''Gắp nhanh kẻo hết''.
Nguyên nhân thói tham ăn
Trẻ tham ăn bắt nguồn từ một số nguyên nhân chính sau:
- Do trẻ không được đáp ứng thỏa mãn nhu cầu về ăn uống. Có thể do hoàn cảnh
kinh tế khó khăn cha mẹ không thể mua cho con những đồ ăn ngon, lạ, đẹp mắt
hoặc cha mẹ quá bận chưa quan tâm đứng mức tới nhu cầu của con. Khi thấy bạn
có đồ ăn ngon, trẻ nảy sinh ghen tỵ và thèm được sở hữu, lâu ngày dễ dẫn tới tính
tham ăn.
- Cha mẹ quá nuông chiều con cái, mua cho chúng nhiều đồ ăn. Trong bữa ăn các
thành viên gia đình nhường hết món ngon cho con. Trẻ đòi mua thức gì, cha mẹ
liền đáp ứng. Chính việc thỏa mãn nhu cầu quá dễ dàng khiến trẻ nghĩ mọi thứ
hiển nhiên thuộc về mình.
- Nhiều đứa trẻ đột nhiên mắc bệnh tham ăn và ăn rất nhiều do rối loạn chức năng
tâm sinh lý.
- Bố mẹ phạt trẻ bằng cách bắt chúng nhịn ăn hoặc ngồi nhìn gia đình ăn. Hình
phạt này dễ khiến trẻ bị tổn thương về mặt tâm hồn, sẽ khắc sâu trong trẻ ý thức và
giá trị món ăn.
Nguy hại do thói tham ăn
Nhiều gia đình quan niệm đời sống vật chất khá, con cái ăn được là tốt, không nên
tiếc, chỉ sợ trẻ biếng ăn. Thực ra điều này không hoàn toàn đúng, cần nhìn nhận ăn
tham là thói xấu, ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển nhân cách trẻ. Đứa trẻ
tham ăn sẽ hình thành tính ích kỷ, tự tôn, không biết chia sẻ, đồng cảm với mọi
người.
Về góc độ sinh học, tham ăn rất nguy hiểm:
- Khi ăn nhiều, lượng máu cung cấp cho đường ruột nhiều dẫn tới thiếu máu ở khu
vực não, đại não mệt mỏi.
- Tham ăn làm trí lực ngày càng kém. Ăn quá nhiều buộc đại não của khu vực liên


quan thường xuyên trong tình trạng hưng phấn, các khu vực lân cận cũng bị ức chế.
Ăn uống nhiều cũng làm đại não chóng suy yếu, ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và
phát triển của trí năng.
- Trẻ em ăn quá nhiều thực phẩm có chất bổ, thiếu chất xơ dễ táo bón mạn tính.
- Việc ăn uống dư thừa dễ dẫn tới béo phì, rất khó chữa. Béo phì là nguyên nhân
đầu tiên của bệnh về tim mạch, mỡ trong máu, trẻ bị trì trệ đần độn, mất khả năng
hòa nhập với cuộc sống bình thường.

Thuận tay trái hay phải?
Việc trẻ em thuận tay trái hay tay phải hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến hành vi
của đứa trẻ và nó cũng không xác định mức độ khéo léo hoặc cơ may thành công
của trẻ.
Không có chuyện bên này tốt và bên kia không tốt, khi mọi việc đều ổn thỏa thì
bậc cha mẹ không nên can thiệp vào.
Việc thuận một bên xuất hiện ngay từ khi trẻ được 6 tháng tuổi và phải đợi về sau,
người ta mới xác định chắc chắn. Một số trẻ chỉ xác định được lúc lên 4, khi nhu
cầu chơi xếp hình hoặc vẽ đòi hỏi phải có sự chính xác. Trẻ xác định thuận tay nào
sớm sẽ luôn sử dụng tay đó để cầm nắm, sờ mó, đưa lên miệng
Phía tay thuận sẽ được tập luyện thường xuyên hơn tay kia. Vì vậy mà trẻ có
những động tác thực hiện dễ dàng hơn. Ở một số trường hợp hiếm hơn, trẻ thuận
cả hai bên; tức mỗi bên làm những công việc đặc thù. Một bên là sự vận động
chung, còn bên kia thì là sự vận động tinh tế như: ăn, cất đồ và vẽ bằng tay phải.
Việc trẻ thuận cả hai bên là hoàn toàn thuận lợi. Nhất là khi tay và mắt cùng được
điều hành bởi một bên và phối hợp với nhau tốt. Và sau cùng là những trường hợp
luôn thay đổi bên thuận, kể cả khi thực hiện cùng một công việc. Một số phụ
huynh không mấy quan tâm về điều này bởi vì nó không gây trở ngại cho sinh
hoạt của các em. Nhưng điều đó cho thấy là một bên tay không được tập luyện đầy
đủ thì sẽ gây khó khăn cho trẻ khi các em bắt đầu học vẽ hoặc xếp theo mô hình.
Trẻ sẽ lúng túng khi hình thành những chữ số đầu tiên: lộn ngược các con số, khó
định hướng trong không gian

Ở lứa tuổi lên 5, đứa trẻ phải chọn tay nào để cầm bút viết cho thuận tiện. Thông
thường, do trẻ có thể sử dụng cả hai tay nên các em lúng túng không biết chọn bên
nào. Điều quan trọng là phụ huynh phải giúp trẻ xác định bên nào thuận hơn.
Nhưng trong tất cả mọi tình huống, phải để cho trẻ tự xoay xở một mình, trừ khi
nào trẻ gặp khó khăn thật sự. Người phụ huynh thuận tay phải của đứa trẻ thuận
tay trái sẽ rất là cực nhọc trong việc dạy cho trẻ thực hiện những động tác có vẻ
đơn giản như cột dây giày chẳng hạn. Vì vậy, giải pháp tốt nhất là nhờ sự giúp đỡ
của một người lớn thuận tay trái.
Cũng tương tự đối với trường hợp ngược lại. Nhưng quý vị phụ huynh đừng vì
chuyện đó mà kết luận rằng có sự "khác biệt".
Chuyện chẳng có gì mà phải lo lắng khi con trẻ thuận tay trái hay tay phải.

×