Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tâm lý lứa tuổi - Phần 6 docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.18 KB, 5 trang )


Tập cho trẻ tính tự chủ

Ngay từ khi còn bé, bạn hãy tập cho con tính tự chủ, tự giác thực hiện mọi sinh
hoạt cá nhân, không phụ thuộc vào người lớn. Việc luyện cho con đức tính này đòi
hỏi thời gian, sự kiên nhẫn của bố mẹ. Dưới đây là một vài chú ý khi dạy con.
4-5 tuổi: Hãy cho trẻ một chút thời gian để dọn đồ chơi cho ngăn nắp. Bạn nên
đưa ra một số quy tắc như bộ đồ ăn phải để vào túi sạch, bộ xếp hình phải để vào
balô, làm một vài lần để trẻ học tập.
Ở độ tuổi này, bạn có thể nhờ trẻ giúp mình những chuyện lặt vặt. Hãy nhớ là việc
này phải thật khéo, đừng nói kiểu ra lệnh, áp đặt. Trẻ thường rất kiêu ngạo khi
hoàn thành một việc gì đó. Bố mẹ nên khen ngợi, động viên con tiếp tục làm.
Từ 7 tuổi: Liên tiếp mỗi tối, bạn hãy soạn sách vở vào cặp cho con, tạo cho trẻ
quen với nếp sinh hoạt này. Nếu thấy cha mẹ quá bận bịu, trẻ có thể tự giác giúp
một số việc như rót nước, lấy thức ăn, nhặt rau.
Đến tuổi này, bạn hãy giao cho con ít tiền và bảo nó đi mua đồ ở cửa hàng tạp hóa
gần nhà. Đây cũng là thời gian bạn giới thiệu cho con các công việc bếp núc. Trẻ
có thể làm đổ vỡ một vài đồ bếp, bạn đừng quá tiếc mà quát mắng con. Hãy động
viên con lần này làm hỏng, lần sau sẽ tiến bộ hơn.
Trẻ sẽ trở nên tháo vát, tự chủ hơn nếu bạn biết cách giao phó cho nó những việc
vừa với sức mình. Đừng để trẻ tự mày mò, phá phách.



Thế giới tưởng tượng của bé
Đứa con 4 tuổi của bạn sống trong một thế giới vừa khác lạ vừa thú vị: Ví dụ, cháu
nghĩ mình có thể bay, cháu có một đứa em hay cười (thực ra cháu có một người
chị); có một người bạn thân lúc nào cũng ở cạnh cháu và kiên nhẫn lắng nghe
những câu chuyện cháu kể, cháu có tấm thảm thần…! Dĩ nhiên đó chỉ là thế giới
tưởng tượng của cháu.
Nhiều người cùng cháu đắm chìm vào những mơ tưởng sáng tạo và vô hại ấy. Rồi


tự hỏi không biết mình làm như vậy có gì khác thường không?
Tưởng tượng – bài thực hành giao tiếp của bé
Các nhà nghiên cứu tâm lý cho rằng “Nhiều cha mẹ nhận thấy đó là những biểu
hiện hơi khác thường. Nhưng khả năng tưởng tượng về một thế giới cho riêng
mình là bước cần thiết trong giai đoạn phát triển của bé."
Những câu chuyện tưởng tượng phản ánh hiểu biết của bé về thế giới xung quanh.
Khi bé giả làm bác sĩ hay xem cái hộp như một chiếc tàu, nghĩa là bé đang hội
nhập và đang trong bước chuyển tiếp đến giai đoạn tiếp xúc với các loại biểu
tượng (từ ngữ hay con số). Khi một nhóm bé cùng chơi đóng kịch với nhau, những
khó khăn trong việc phân vai hay xây dựng vở kịch sẽ làm cho các em biết chia sẻ,
hợp tác và cùng gánh vác trách nhiệm.
Bé trước tuổi đến trường đã có thể phân biệt giữa tưởng tượng và thực tế. Nhưng
bé không xem cái nào quan trọng hơn cái nào. Bé thích đóng kịch tưởng tượng vì
bé có thể điều khiển câu chuyện theo ý thích của mình, không phải tuân theo bất
kỳ nguyên tắc nào. Làm như vậy bé không chỉ thỏa mãn sở thích của mình, mà
còn tự rèn luyện những giao tiếp xã hội, tình cảm và các kỹ năng tri thức vốn có
trong đời thường.
Chỉ khi bé 3 hoặc 4 tuổi, bắt đầu hội nhập vào thế giới bên ngoài như đi học, tiếp
xúc, làm quen - thì điều khác thường này mới trở nên đáng ngại.
Tưởng tượng – bài học tìm hiểu tâm trạng người khác
“Tưởng tượng hiếm khi có hại cho bé. Thực tế, sự thiếu tưởng tượng mới là dấu
hiệu của những trục trặc tâm lý đáng ngại như chứng phiền muộn hay tự kỷ”.
Tưởng tượng mình đang ở trong một thế giới nào đó hoặc đóng giả thành nhiều
nhân vật khác nhau giúp khơi dậy sự đồng cảm nơi bé, từ đó giúp bé tìm hiểu
những tình cảm như hờn dỗi, sợ hãi, can đảm
Tuy nhiên nếu bé thường tưởng tượng những điều không tốt, bạn nên trao đổi sự
việc này với bác sĩ nhi khoa. Trong trường hợp này, hãy chỉ rõ cho bé thấy khi nào
thì tưởng tượng sẽ ảnh hưởng không tốt đến sinh hoạt của bé và những người xung
quanh. Bạn cố gắng đừng biểu hiện thái độ bực dọc đối với bé, nếu không bé sẽ
mặc cảm. Nếu không khéo léo, bạn sẽ khiến bé trở nên khép kín.

Bạn cũng không nên tự ý tham gia vào trò chơi tưởng tượng của bé nếu lúc đó bé
chưa sẵn sàng, vì cách tưởng tượng và hành động của bạn có thể không giống với
cách của bé. Tốt nhất là: “Hãy chờ cho đến khi bạn được mời tham gia”.
Những hành động bắt chước lắm lúc là cách bày tỏ suy nghĩ và tình cảm của bé.
Ngày sinh nhật của bé Ti (4 tuổi) trùng vào ngày Tết truyền thống, và gia đình
thường chỉ tặng quà cho bé mà không tổ chức tiệc. Một hôm, ba mẹ Ti thấy bé
đang tổ chức sinh nhật cho con búp bê của mình, và bé tỏ ra buồn rầu vì búp bê
không có bạn bè đến dự. Hiểu ra, bố mẹ Ti đã tổ chức lại cho bé một bữa tiệc sinh
nhật và mời đầy đủ bạn bè của bé đến dự.
Hãy nhớ: “Một trong những điều quý giá nhất mà bố mẹ có thể làm cho con cái
của mình là hiểu con trẻ muốn gì qua những hành vi tưởng tượng và trân trọng khả
năng thể hiện của trẻ”.


×