Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tâm lý lứa tuổi - Phần 28 potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.59 KB, 6 trang )

Tránh cho con khỏi bị lạc
Giữa nơi công cộng, chỗ đông người, trẻ từ 3 đến 7 tuổi rất dễ bị lạc. Việc tìm
kiếm khá vất vả. Vài lời khuyên giúp bạn tránh gặp phải tình huống này.
- Cha mẹ hãy tập cho trẻ thói quen nhớ tên và địa chỉ nhà. Dạy trẻ cách nhờ người
khác gọi giúp số điện thoại của gia đình mình.
- Trong đám đông, bạn hãy tập cho con biết làm dấu mốc. Ví dụ, để đi đến trường,
phải qua bưu điện, nếu bị lạc thì con phải đứng đợi ở bưu điện.
- Mặc cho con những thứ quần áo ngộ nghĩnh hoặc màu sắc bắt mắt để bạn dễ
nhận ra nó giữa nơi đông người. Dặn con rằng nếu bị lạc thì nên hỏi các chú công
an, cô bán hàng hoặc các bà mẹ có con nhỏ, không được nghe ai rủ đi đâu đó.
- Dù bạn đã cố gắng dạy con những kỹ năng trên nhưng nó vẫn bị lạc thì cũng
đừng trách mắng. Làm vậy trẻ sẽ càng sợ hãi. Bạn hãy vỗ về trẻ và tận hưởng
niềm sung sướng khi hai mẹ con gặp nhau. Đợi cho con qua khỏi nỗi sợ hãi, lúc ấy
mới bắt đầu công việc dạy dỗ.
Nguồn: Phụ Nữ
Tránh ngộ độc hóa chất (-T)
Trẻ em dưới 5 tuổi thường hay dễ bị ngộ độc với các thuốc và hóa chất trong nhà.
Các em ở tuổi này rất tò mò thích lục lọi và hay bỏ đồ vào miệng. Thống kê của
National Safety Council cho thấy có các hóa chất để lau chùi nhà và cho xe hơi,
thuốc men và thuốc giết sâu bọ là các chất mà trẻ em thường hay bị ngộ độc nhất.
Hãy phòng ngừa để giúp các trẻ em không bị ngộ độc bằng cách:
 Cất các hóa chất chùi nhà, thuốc giết sâu bọ, dầu xe và các thuốc men trong
tủ riêng có khóa
 Ðể các thuốc men và các hóa chất trên trong hai tủ riêng biệt
 Các thuốc và hóa chất nên để trong chai lọ nguyên thủy có nhãn hiệu dán
đàng hoàng bên ngoài chai. Ðừng có san xẻ qua chai lọ khác vì thường sẽ
quên đi là chai nào đựng chất nào
 Mỗi 6 tháng nên coi lại tủ thuốc và tủ đựng hóa chất để liệng đi các thuốc
hay hóa chất đã hết hạn
 Ðóng các chai đựng thuốc hay hóa chất thật cẩn thận sau khi dùng
 Dặn dò bảo con trẻ thường xuyên phải hỏi và xin phép người lớn trước khi


uống bất cứ thuốc gì.






Trẻ con cũng có lòng tự trọng
Có người vẫn nghĩ: đối với con trẻ thì cần gì phải giữ ý tứ từng lời ăn tiếng nói.
Thậm chí, khi chúng sai trái điều gì, cha mẹ cứ thản nhiên rầy con hoặc phê phán
một cách thẳng thắn trước mặt bạn bè và vẫn cho đó là chuyện bình thường, bởi
chúng là con nít. Nhưng thực ra, mọi việc không như thế.
Chị Nga bạn tôi, có con gái đang học cấp II. Là một học sinh gương mẫu, cháu
học rất giỏi, cuối năm được xếp nhất lớp. Bé phấn khởi về nhà khoe ngay với mẹ.
Thay vì khen ngợi để khuyến khích con, chị xẵng giọng:
- Ăn hết tiền hết của nhà này mà không đạt loại giỏi mới lạ chứ. Có gì hay ho đâu
mà khoe với chả khoe.
Bé Linh bỗng dưng xịu mặt xuống, vẻ buồn buồn.
Lần khác, một đám bạn của Linh cả nam lẫn nữ đến nhà chơi. Chị đem tội của
con bé ra kể:
- Con gái gì mà ăn ở luộm thuộm, bẩn thỉu chỉ mặc bộ đồ đẹp khi ra đường thôi,
còn cái phòng nó ở chẳng khác gì ổ chuột. Lớn rồi mà không biết dọn dẹp gì hết.
Quá bị "quê", Linh ngồi ôm mặt khóc, các bạn cũng lần lượt ra về.
Những lúc gặp nhau, Linh thường than: Con học giỏi, các bạn đều nể phục, cô
giáo con cũng thế mà vui lây. Chỉ có mẹ là xem thường con thôi. Mẹ đã không ghi
nhận những cố gắng của con trong thời gian qua. Với mẹ, dẫu con có giỏi thế nào
vẫn chưa đủ Con đến nhà các bạn chơi, thấy ba mẹ các bạn đối xử với con cái
mình mà con thật thích và lại càng tủi thân cho mình. Tụi con tuy còn nhỏ nhưng
cũng có lòng tự trọng chứ! Chẳng lẽ mẹ con không hiểu điều đó. Chán lắm cô ạ!
Lời than vãn có vẻ người lớn của cháu làm tôi thấy chạnh lòng. Mỗi con người

chúng ta, muốn được người khác tôn trọng thì trước hết phải có lòng tự trọng.
Lòng tự trọng của mỗi người được hình thành từ rất sớm, từ lúc bắt đầu ý thức
được thế giới xung quanh.
Con trẻ cũng cần được người khác hiểu và tôn trọng mình như người lớn chúng ta.
Cần phải động viên, khen ngợi đúng mức, đúng lúc. Khi con trẻ mắc phải lỗi lầm,
cũng cần một sự góp ý tế nhị, tránh xúc phạm gây tổn thương chúng. Có như thế,
các bậc cha mẹ mới là chỗ dựa vững chắc đối với con trẻ, dìu dắt và nâng bước
chúng theo từng bậc thang cuộc đời.




Trẻ em cần sự nghiêm khắc
Trẻ em rất cần sự nghiêm khắc. Sự nghiêm khắc sẽ xác lập những hạn chế mà nếu
không có, các em sẽ cảm thấy nhiều bất tiện. Nếu không có những hạn chế, trẻ sẽ
cố hiểu xem khi xử sự em sẽ có thể đi xa đến đâu. Thường thì điều đó dẫn đến
những kết quả đáng buồn, tiếp sau là sự trừng phạt và những sự không vui phá hủy
đời sống hài hòa của gia đình.
Bách, con thứ ba trong gia đình rất khó tính khi ăn uống. Khi người mẹ bưng lên
món nấm xào tôm nõn cả nhà thích, em nói: “Con không thích món này”! “Bách,
con cứ ăn thử xem”, người mẹ nói. “Mẹ biết là con không thích tôm cơ mà”. “Thôi
được, mẹ làm cho con món khác”, người mẹ dỗ. Trong lúc bà làm, những người
khác trong gia đình đã ăn xong và đứng dậy. Khi người mẹ và Bách ăn, hai mẹ con
trò chuyện về việc học hành ở trường.
Bách khôn khéo sử dụng tình huống đến mức chẳng những mẹ em làm cho em
món ăn riêng, bà còn dành toàn bộ sự chú ý cho em. Em đã bắt mẹ phục dịch hoàn
toàn. Ðứa trẻ có quyền không ăn món trước. Và người mẹ cần quan tâm đến cái
quyền đó. Nhưng vì muốn tỏ ra “tốt bụng”, bà đã lãnh vai trò người phục vụ. Lẽ ra,
bà có thể kiên trì và để Bách tự quan tâm đến bản thân. Ðể sự nghiêm khắc có kết
quả, cần có sự tôn trọng lẫn nhau. Phải tôn trọng quyền của trẻ em được độc lập

giải quyết một việc gì đó.
Bé Linh, ba tuổi rưỡi ốm đã hai ngày, em cần được chăm sóc ban đêm. Lúc đã
khỏi, em vẫn đòi ban đêm phải có người ngồi với em. Sau vài đêm, người mẹ
quyết định không “trực đêm” nữa. Ông bố, bà mẹ thỏa thuận với nhau về hành
động chung. Buổi tối, người mẹ hôn Linh, chúc em ngủ ngon và nói: “Ban đêm,
bố và mẹ sẽ ngủ, cho nên con đừng gọi bố mẹ, đằng nào bố mẹ cũng không nghe
thấy đâu”. Khi Linh thức giấc, gọi bố mẹ, không ai trả lời. Em thử khóc nhưng mẹ
tỏ ra cứng rắn.
Tôn trọng các nhu cầu và ý muốn của trẻ là cần thiết. Nhưng các bậc cha mẹ cần
phân biệt đâu là nhu cầu thực sự, đâu là thói đỏng đảnh của con. Nếu bố mẹ kiên
quyết giữ vững nền nếp, đứa con sẽ mau chóng hiểu ra.
Kiên quyết một cách bình tĩnh - thái độ này rất hiệu lực và cần thiết với trẻ nhỏ.
Ðôi khi chỉ cần một ánh mắt nghiêm khắc. Trẻ em rất nhạy cảm với các phản ứng
của cha mẹ.


×