Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

đề cương ôn thi nhà nước & pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.43 KB, 6 trang )

Đề cương ôn thi Nhà nước & pháp luật
Phần 1
Câu 1: Anh, chị hãy phân tích " Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam là Nhà nước pháp
quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, tất cả quyền lực thuộc về nhân
dân mà nền tảng là mối liên minh giữa g/cấp công nhân, g/cấp nông dân và đội ngũ trí
thức.
Nguồn gốc Nhà nước là sản phẩm của XH phát triển đến một giai đoạn nhất định, tức
là giai đoạn trong XH hình thành phân chia giai cấp và đấu tranh giai cấp không thể điều hoà
được thì xuất hiện nhà nước.
Cách mạng tháng 8 thành công, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, đó là
Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam á. Đó là Nhà nước kiểu mới về bản chất,
khác hẳn với các kiểu nhà nước từng có trong lịch sử. Bản chất bao trùm chi phối mọi lĩnh
vực tổ chức và hoạt động của đời sống nhà nước là tính nhân dân của nhà nước.
Theo Điều 2 Hiến pháp năm 1992 sửa đổi khẳng định: Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân. Tất cả quyền lực
Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp
nông dân và đội ngũ trí thức.
- Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước: Bằng các chế định phổ thông
nhân dân đã lập nên nhà nước.
+ Nhân dân có quyền bãi miễn những cán bộ không xứng đáng.
+ Nhân dân có quyền tham gia xây dựng các đạo luật.
+ Nhân dân nuôi bộ máy nhà nước ( bằng hình thức đóng thuế )
- Nhà nước CHXHCNVN là nhà nước của tất cả các dân tộc trên lãnh thổ VN, là biểu
hiện tập trung của khối đại đoàn kết dân tộc:
+ Hiến pháp cùng các đạo luật đều ghi nhận NN thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn
kết tương trợ giữa các dân tộc, nghiêm cấm mọi hành vi, kỳ thị chia rẽ dân tộc.
+ Tất cả các dân tộc đều có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc và
phát huy những phong tục tập quán truyền thống , văn hoá tốt đẹp của dân tộc mình.
+ Tất cả các dân tộc đều có quyền và nghĩa vụ tham gia vào việc tổ chức và hoạt động
của bộ máy nhà nước, có quyền bình đẳng về chính trị, kinh tế, Vhoá, XH.
- NNước CHXHCNVN được tổ chức và hoạt động trên cơ sở nguyên tắc bình đẳng


trong mối quan hệ giữa NN và công dân:
+ Công dân có đầy đủ các quyền tự do dân chủ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống
xh, đồng thời công dân cũng tự giác thực hiện mọi nghĩa vụ trước NN. Về phần mình NN
cũng tôn trọng các quyền tự do dân chủ của công dân, ghi nhận, đảm bảo cho các quyền đó
được thực hiện đầy đủ.
- Dân chủ bao giờ cũng gắn với pháp luật. Đó là bản chất của NN pháp quyền. Được
thể hiện như sau:
+ Toàn bộ cơ quan NN từ cơ quan Lập pháp, Hành pháp, Tư pháp đều phải được tổ
chức và hoạt động theo pháp luật, bằng pháp luật. NN ban hành pháp luật, quản lý xh bằng
pháp luật, nhưng NN và cơ quan NN phải đặt mình dưới pháp luật. Cơ quan NN “ chỉ được
làm những điều pháp luật cho phép”; bảo đảm và phát triển quyền tự do dân chủ của nhân
dân, còn nhân dân “ được làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm”.
+ NN luôn luôn hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, luật ở vị trí tối thượng. NN sử dụng
pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xh: quan hệ giữa NN với các dân tộc trong quốc gia, NN
và công dân, giữa các bộ phận trong bộ máy NN…trên tất cả các lĩnh vực chính trị, ktế, vhoá,
xh. NN sử dụng pháp luật để điều chỉnh quan hệ xh phát triển theo hướng lành mạnh và bảo
đảm định hướng xhcn.
+ NN bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân.
+ Xây dựng NN xhcn của dân, do dân và vì dân, lấy liên minh giai cấp công nhân với
giai cấp nông dân và trí thức làm nền tảng do ĐCS lãnh đạo. Thực hiện đầy đủ quyền làm chủ
của nhân dân, giữ nghiêm kỷ cương xh, chuyên chính với mọi hành động xâm phạm lợi ích
tổ quốc và nhân dân. Mọi quyền lực NN đều thuộc về nhân dân. NN ta do dân lập nên, bầu ra,
dân giám sát và bãi miễn. Sức mạnh NN bắt nguồn từ sức mạnh nhân dân.
+ Quyền lực NN là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan NN
trong việc thực chiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, quyền lực NN là thống nhất,
không phân chia và thuộc về nhân dân, khác với thuyết “ phân lập các quyền”. Nhân dân trao
quyền cho Quốc Hội.
+ Tuy nhiên có sự phân biệt và phân bố các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp
trong hệ thống bộ máy NN thống nhất. Đó xem như là sự phân công lao động hợp lý giữa
những tổ chức của NN, có sự ràng buộc, hợp tác và giám sát lẫn nhau, bảo đảm cho mọi tổ

chức làm đúng chức năng của mình và đúng pháp luật.
- Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.
- Đề cao tinh thần hợp hiến của hoạt động NN và tính nhân văn của pháp luật, là 1 đặc
trưng cơ bản của NN pháp quyền.
Như vậy, NN pháp quyền là “ NN quản lý xh bằng pháp luật, không ngừng tăng cường
pháp chế xhcn” Điều 12 Hiến pháp 1992.
Câu 2: Phân tích vai trò của pháp luật XHCN.
Pháp luật XHCN là hệ thống những quy tắc xử sự chung do NN XHCN ban hành hoặc
thừa nhận, thể hiện ý chí của giai cấp công nhân, nông dân, tầng lớp trí thức và những người
lao động khác dưới sự lãnh đạo của Đảng CS và được đảm bảo thực hiện bằng bộ máy NN và
phương thức tác động của NN, trên cơ sở giáo dục, thuyết phục và cưỡng chế của NN nhằm
xây dựng chế độ XHCN.
+ Pháp luật đối với kinh tế: PL là phương tiện hàng đầu của quản lý NN về kinh tế,
PL xác định địa vị Plý bình đẳng của các cá nhân, tổ chức SXKD, tạo lập các hành lang PLý
để các cá nhân, tổ chức đó hoạt động.
- NN dựa vào các chuẩn mực PL để điều khiển hoạt động SXKD.
- PL tạo môi trường thuận lợi tin cậy và chính thức cho hoạt động SXKD tiến hành có
hiệu quả.
- PL cũng cố và bảo vệ các nguyên tắc vốn có của nền kinh tế thị trường.
- PL là hình thức, công cụ, phương tiện để NN thực hiện các chính sách đối với Ktế.
- Bằng PL NN giải quyết những vấn đề NN thực hiện các chính sách đối với nền KTế.
+ Vai trò của PL đối với XH:
- PL là phương tiện điều chỉnh các quan hệ XH, PL trước hết là một trong những yếu tố
quan trọng để bảo đảm và bảo vệ sự ổn định của XH.
- Các vấn đề như: Phúc lợi XH, an toàn tính mạng, tài sản, danh dự, nhân phẩm, tự do
bình đẳng và công bằng đều gắn liền với sự điều chỉnh của PL.
+ PL đối với hệ thống chính trị:
- PL đối với Đảng CS:
* PL là phương tiện thể chế hoá đường lối lãnh đạo của Đ, làm cho đườnsg lối đó có
hiệu lực thực thi và bắt buộc chung đối với toàn XH.

* PL là phương tiện để Đảng Ktra đường lối của mình trong thực tiển.
- PL đối với NN.
* PL là phương tiện tổ chức và hđộng của bộ máy NN là sự ghi nhận về mặt Plý, trách
nhiệm của NN, là phương tiện để NN quản lý có hiệu quả đối với đời sống XH hơn bất kỳ
phương tiện nào.
* PL là phương tiện chứa đựng trong mình nó sự kết hợp giữa thuyết phục và cưỡng
chế, giữa tập trung và dân chủ, giữa năng động sáng tạo và kỷ cương kỷ luật.
- PL đối với các tổ chức chính trị XH:
* PL ghi nhận địa vị Plý và bảo vệ cho các tổ xchức đó được hoạt động bình thường
đồng thời PL bảo đảm cho quần chúng nhân dân tham gia vào quản lý NN, qlý XH thông qua
các tổ chức chính trị của mình.
Đối với hệ thống chíng trị có thể xem PL là phương tiện, thiết lập các nguyên tắc quan
trọng nhất về tổ chức và Hđộng của toàn bộ hệ thống, bảo đảm cho hệ thống ấy hđộng nhịp
nhàng ăn khớp, là thước đo về tính hợp pháp, hợp chính trị, hợp đạo lý của mọi thành viên
trong hệ thống.
- PL đối với đạo đức:
+ PL có mối quan hệ chặt chẽ với đạo đức: Bổ sung và hổ trợ nhau trong việc điều
chỉnh các quan hệ XH. Các nguyên tắc cơ bản của đạo đức mới, được thể chế hoá thành các
quy phạm PL. PL bảo vệ và ptriển đạo đức XHCN, bảo vệ tính công bằng, nhân đạo, tự do,
lòng tin, và lương tâm con người.
- PL đối với tư tưởng:
- PL là phương tiện đăng tải thế giới khoa học, các tư tưởng và giá trịcủa loài người
tiến bộ, PL XHCN có vài trò quan trọng trong việc cũng cố nâng cao nhận thức tư tưởng con
người.
Câu3: Tại sao nói NN Công hoà XHCN Việt Nam là trung tâm quyền lực trong hệ thống
chính trị:
Hệ thống Ctrị XHCN là sự tổ chức và hoạt động của Đảng CS, NN và các tổ chức CT-
XH và mối quan hệ của các thành viên hoạt động trong hệ thống đó.
NN là trung tâm quyền lực hẹ thống CT-XH vì:
* Chính quyền là vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng. Bởi vì, chỉ khi nào giành

được chính quyền, giai cấp công nhân mới xác lập được nền chuyên chính của mình, tiến tới
quan điểm được quyền lực của mình trên mọi lĩnh vực của đời sống XH.
ĐCSVN ra đời từ năm 1930 cùng với sự thành lập của mặt trận, đoàn thanh niên
nhưng vẫn chưa thực hiện được quyền lực và XD XH mới theo như cương lĩnh mà phải đến
năm 1945 sau khi giành được chính quyền lập nên NN vô sản từ đó XD XH nên NN XHCN.
* Vai trò lãnh đạo của Đảng CS là toàn diện và tuyệt đối nhưng để thực hiện được
phải thông qua NN thực hiện quyền lãnh đạo và nhằm thực hiện quyền làm chủ:
+ Đảng đưa ra chủ trương chính sách và giải quyết vấn đề quan trọng của đất nước.
NN dựa vào đó đểthể chế thành PL và đưa vào cuộc sống.
+ Đảng tổ chức cán bộ của bộ máy NN và giới thiệu đoàn viên đảm nhận chức vụ
quan trọng trong bộ máy NN.
+ Thông qua NN nhằm thực hiện quyền là chủ là giới thiệu và bầu đại biểu vào Quốc
hội và HĐND các cấp để giải quyết vấn đề quan trọng của đất nước và địa phương, thay mặt
nhân dân giám sát hoạt động NN.
* NN Nắm trong tay những tư liệu sản xuất chủ yếu, những cơ sở KHKT quan trọng
nắm giữ những ngành nghề quan trọng để phá triển ktế đất nước và điều tiết nền ktế ptriển
đúng hướng. Như là Tài chính- ngân hàng, bưu điện, giao thông vận tải (đường sắt, hàng
không), VH-GDục, ytế… NN thành lập ra quân đội, công an để bảo vệ chế độ, thực hiện chức
năng trấn áp để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và bảo vệ NN XHCN. NN bảo vệ quyền tự do, dân
chủ của nhân dân, bảo vệ trật tự PL tăng cường pháp chế XHCN.
* Chỉ có NN mới có quyền ban hành VBPQ.
+ Quốc hội: - là cơ quan duy nhất lập hiến và lập pháp.
- Giám sát tốc cao mọi hoạt động và giải quyết vấn đề quan trọng đất
nước.
+ Chủ tịch nước là những người đứng đầu đất nước, thay mặt NN CHXHXN VN về
đối nội, đối ngoại.
+ CPhủ là cơ quan chấp hành, thi hành tổ chức thực hiện luật, NQ, chủ trương chính
sách được QH thông qua.
+ Toà án là trụ cột nèn tư pháp, có chức năng xét xử. Phán quyết của toà án bắt buộc
công dân phải thực hiện.

+ VKSát thực hành quyền công tố, nhằm đưa kẻ pham tội ra xét xử và buộc tội tại
phiên toà.
* Trong quan hệ quốc tế NN là chủ thể duy nhất: cũng cố, tăng cường tình hữu nghị,
ủng hộ các phong trào quốc tế dân tộc, chống chiến tranh, chạy đua vũ trang nhằm bảo vệ
biên giới lãnh thổ và thực hiện các công nghệ, ktế, ctrị, XH với các nước khác.
* Đối với các Tổ chức ctrị XH: NN ghi nhận địa vị pháp lý và bảo vệ scho các tổ chức
đó được hoạt động bình thường. Đồng thời bảo đảm cho nhân dân tham gia vào quản lý NN,
quản lý XH thông qua các tổ chức CT-XH của mình.
Như vậy, trong hệ thống chính trị thì NN giữ vai trò trong toàn quyền lực đảm bảo cho
toàn bộ hệ thống ctrị được tổ chức và hoạt động một cách nhịp hàng ăn khớp, NN có những
công cụ thiết lập nên các nguyên tắc quan trọng trong XH tạo nên tính hợp pháp, hợp lý, hợp
đạo lý của mọi thành viên trong hệ thống.
Câu 4: Phân tích đặc điểm Nhà nước pháp quyền XHCN
Nguồn gốc Nhà nước là sản phẩm của XH phát triển đến một giai đoạn nhất định, tức
là giai đoạn trong XH hình thành phân chia giai cấp và đấu tranh giai cấp không thể điều hoà
được thì xuất hiện nhà nước.
Cách mạng tháng 8 thành công, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, đó là
Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đong Nam á. Đó là Nhà nước kiểu mới về bản chất,
khác hẳn với các kiểu nhà nước từng cs trong lịch sử. Bản chất bao trùm chi phối mọi lĩnh
vực tổ chức và hoạt động của đời sống nhà nước là tính nhân dân của nhà nước.
Theo Điều 2 Hiến pháp năm 1992 sửa đổi khẳng định: Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân. Tất cả quyền lực
Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp
nông dân và đội ngũ trí thức.
Dân chủ bao giờ cũng gắn với pháp luật. Đó là bản chất của NN pháp quyền. Được thể
hiện như sau:
- Toàn bộ cơ quan NN từ cơ quan Lập pháp, Hành pháp, Tư pháp đều phải được tổ
chức và hoạt động theo pháp luật, bằng pháp luật. NN ban hành pháp luật, quản lý xh bằng
pháp luật, nhưng NN và cơ quan NN phải đặt mình dưới pháp luật. Cơ quan NN “ chỉ được
làm những điều pháp luật cho phép”; bảo đảm và phát triển quyền tự do dân chủ của nhân

dân, còn nhân dân “ được làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm”.
- NN luôn luôn hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, luật ở vị trí tối thượng. NN sử dụng
pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xh: quan hệ giữa NN với các dân tộc trong quốc gia, NN
và công dân, giữa các bộ phận trong bộ máy NN…trên tất cả các lĩnh vực chính trị, ktế, vhoá,
xh. NN sử dụng pháp luật để điều chỉnh quan hệ xh phát triển theo hướng lành mạnh và bảo
đảm định hướng xhcn.
- NN bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân.
- Xây dựng NN xhcn của dân, do dân và vì dân, lấy liên minh giai cấp công nhân với
giai cấp nông dân và trí thức làm nền tảng do ĐCS lãnh đạo. Thực hiện đầy đủ quyền làm chủ
của nhân dân, giữ nghiêm kỷ cương xh, chuyên chính với mọi hành động xâm phạm lợi ích
tổ quốc và nhân dân. Mọi quyền lực NN đều thuộc về nhân dân. NN ta do dân lập nên, bầu ra,
dân giám sát và bãi miễn. Sức mạnh NN bắt nguồn từ sức mạnh nhân dân.
- Quyền lực NN là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan NN
trong việc thực chiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, quyền lực NN là thống nhất,
không phân chia và thuộc về nhân dân, khác với thuyết “ phân lập các quyền”. Nhân dân trao
quyền cho Quốc Hội.
- Tuy nhiên có sự phân biệt và phân bố các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp
trong hệ thống bộ máy NN thống nhất. Đó xem như là sự phân công lao động hợp lý giữa
những tổ chức của NN, có sự ràng buộc, hợp tác và giám sát lẫn nhau, bảo đảm cho mọi tổ
chức làm đúng chức năng của mình và đúng pháp luật.
- Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.
- Đề cao tinh thần hợp hiến của hoạt động NN và tính nhân văn của pháp luật, là 1 đặc
trưng cơ bản của NN pháp quyền.
Như vậy, NN pháp quyền là “ NN quản lý xh bằng pháp luật, không ngừng tăng cường
pháp chế xhcn” Điều 12 Hiến pháp 1992.
Câu 5: Bằng lý luận và thực tiễn, hãy chứng minh pháp luật XHCN là kiểu pháp luật tốt
đẹp nhất trong lịch sử.
Pháp luật ra đời cùng với NN, là công cụ sắc bén để thực hiện quyền lực NN, duy trì
và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị, nhà nước ban hành ra pháp luật và bảo đảm cho pháp
luật được thực hiện. Nhà nước và pháp luật là sản phẩm của sự phát triển đến một trình độ

nhất định của XH. Cả hai hiện tượng đều là sản phẩm của cuộc đấu tranh giai cấp
Pháp luật XHCN là hệ thống những quy tắc xử sự chung do NN XHCN ban hành hoặc
thừa nhận, thể hiện ý chí của giai cấp công nhân, nông dân, tầng lớp trí thức và những người
lao động khác dưới sự lãnh đạo của Đảng CS và được đảm bảo thực hiện bằng bộ máy NN và
phương thức tác động của NN, trên cơ sở giáo dục, thuyết phục và cưỡng chế của NN nhằm
xây dựng chế độ XHCN.
Bản chất pháp luật XHCN cũng được thể hiện ở tính giai cấp và tính XH như các kiểu
pháp luật tồn tại trong lịch sử, nhưng sự biểu hiện bản chất đó có những quan điểm khác với
bản chất pháp luật nói chung đó là:
- Dưới xã hội XHCN, pháp luật là sản phẩm của hoạt động NN XHCN – NN kiểu mới
– NN của dân, do dân, vì dân, mang bản chất của giai cấp công nhân. Vì vậy, pháp luật
XHCN mang bản chất của giai cấp công nhân.
- Cũng như NN XHCN, pháp luật XHCN không chỉ có tính giai cấp công nhân mà còn
mang tính nhân dân, tính dân tộc. Bởi vì hơn ở đâu hết, trong giai đoạn quá độ lên CNXH
hiện nay ở nước ta, lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của toàn thể dân tộc
cơ bản là thống nhất. Việc lựa chọn con đường đi lên CNXH ở nước ta không chỉ là sự lựa
chọn của giai cấp công nhân, mà là sự lựa chọn của toàn thể nhân dân lao động Việt Nam.
ở VN, bản chất này của pháp luật là do bản chất NN và mục tiêu xây dựng một nước
VN "dân giàu, nước mạnh, XH công bằng, dân chủ, văn minh" qui định. Mục tiêu đó không
chỉ là nguyện vọng riêng của giai cấp công nhân mà còn là nguyện vọng của toàn thể nhân
dân lao động và toàn dân tộc.
Pháp luật XHCN mang tính nhân đạo XHCN. Bất kỳ pháp luật nào cũng có tính
cưỡng chế, tức là tính bắt buộc đối với người thực hiện. Tuy nhiên, pháp luật XHCN có bản
chất nhân đạo sâu sắc. Pháp luật XHCN một mặt nghiêm khắc trong việc ngăn chặn, đấu tranh
chống lại mọi hành vi vi phạm pháp luật, mặt khác rất khoan hồng đối với những người phạm
tội khi biết hối cải, trở thành người công dân lương thiện.
So sánh với pháp luật XHCN, thì trong chế độ nô lệ và phong kiến, pháp luật quy định
đặc quyền đặc lợi cho tầng lớp chủ nô và giai cấp phong kiến; đồng thời, nó phủ nhận hoàn
toàn quyền con người đối với nô lệ (trong chế độ chiếm hữu nô lệ) và hạn chế mức tối đa
quyền lợi của người nông dân (trong xã hội phong kiến). Pháp luật tư sản so với pháp luật

phong kiến có bước tiến bộ lớn, nhưng vẫn hạn chế bởi bản chất giai cấp của nó. Trong xã hội
tư bản, pháp luật bảo vệ quyền chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và quyền tự do bán sức
lao động. Cho nên, pháp luật ấy xét đến cùng không thể bình đẳng và đảm bảo công ltý cho
mọi thành viên trong xã hội.
Từ so sánh với các kiểu pháp luật khác, pháp luật XHCN bao giờ cũng là kiểu pháp
luật tốt đẹp nhất, thể hiện ý chí của giai cấp công nhân, nông dân, tầng lớp trí thức và những
người lao động khác dưới sự lãnh đạo của Đảng CS.
Việc nghiên cứu bản chất của pháp luật nói chung và pháp luật XHCN nói riêng có thể
tiếp cận dưới nhiều góc độ và bình diện khác nhau. Tuy nhiên, bản chất chung nhất của pháp
luật bao giờ cũng biểu hiện tính giai cấp và tính XH của nó.

×