Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

đề cương chi tiết môn học pháp luật đại cương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (241.03 KB, 45 trang )

Bài 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NHÀ NƯỚC
1.Nguồn gốc của nhà nước :
1.1.Một số học thuyết phi Macxit về nhà nước:
- Thuyết thần học:
Những người theo thuyết thần học cho rằng thượng đế là người sắp đặt mọi
trật tự xã hội. Nhà nước là do thượng đế sáng tạo ra để bảo vệ trật tự chung. Vì vậy
nhà nước là lực lượng siêu nhân và quyền lực nhà nước là vĩnh cửu và sự tuân theo
quyền lực nhà nước là vĩnh cửu, là tất yếu.
- Thuyết gia trưởng:
Cho rằng nhà nước ra đời là kết quả phát triển của gia đình và quyền gia
trưởng là hình thức tổ chức tự nhiên của con người. Vì vậy nhà nước cũng như gia
đình tồn tại trong mọi xã hội quyền lực. Nhà nước cũng như quyền lực gia trưởng.
- Thuyết khế ước xã hội:
Cho rằng sự ra đời của một nhà nước là kết quả của một khế ước với hợp
đồng được ký kết giữa những con người sống ở trạng thái tự nhiên. Vì vậy nhà
nước phản ánh lợi ích của các thành viên trong xã hội.
-Thuyết bạo lực:
-Thuyết tâm lý:
Nhìn chung do hạn chế về mặt lịch sử và nhận thức còn thấp kém và hạn chế
bởi giai cấp, họ đã cố tình giải thích sai lệch đi nguyên nhân đích thực làm phát
sinh nhà nước, nhằm che đậy đi bản chất nhà nước…
1.2. Học thuyết Mác-Lênin về nguồn gốc nhà nước
Nhà nước là một phạm trù lịch sử có q trình phát triển, tiêu vong. Nhà
nước là một lực lượng nảy sinh từ xã hội. Nhà nước chỉ ra đời khi xã hội có sự
phân chia giai cấp và đấu tranh giai cấp không thể điều hòa được, khi xã hội phát
triển đến một giai đoạn nhất định nhà nước sẽ tiêu vong (khi điều kiện khách quan
cho sự tồn tại của nhà nước mất đi).
1.2.1.Chế độ Cộng sản nguyên thủy và quyền lực thị tộc.
- Là hình thái kinh tế - xã hội đầu tiên của lồi người. Ở đó khơng có giai
cấp vì vậy chưa xuất hiện nhà nước.


- Cơ sở kinh tế:
Là sở hữu tập thể công xã đối với tư liệu sản xuất và phân phối bình đẳng
của cải. Vì vậy trong xã hội chưa có giai cấp và đấu tranh giai cấp.
- Tổ chức xã hội:
+ Thị tộc: được tổ chức theo huyết thống, nền tảng là sở hữu tập thể và
quyền sở hữu công cộng. Hội đồng thị tộc là tổ chức quyền lực cao nhất của thị
tộc. Người đứng đầu là tù trưởng, thủ lĩnh quân sự để thực hiện quyền lực chung.
+ Bào tộc: các thị tộc liên kết với nhau.
+ Bộ lạc: các bào tộc liên kết với nhau.
+ liên minh bộ lạc: là sự tổng hợp của các đơn vị cơ sở của xã hội có cùng
nền tảng kinh tế.
Tóm lại: chế độ Cộng sản ngun thủy là chế độ khơng có nhà nước, các
quan hệ xã hội được duy trì nhờ sức mạnh của phong tục tập quán.


1.2.2. Sự tan rã của chế độ Cộng sản nguyên thủy và sự xuất hiện của
nhà nước.
Sự phát triển của lực lượng sản xuất, sự phân công lao động theo hướng
chun mơn hóa và việc con người tìm ra kim loại để chế tác công cụ lao động đã
tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của lực lượng sản xuất làm tiền đề cho sự tan
rã của chế độ Cộng sản nguyên thủy và nhà nước xuất hiện.
- Cuối đời nguyên thủy xã hội loài người trải qua 3 lần phân công lao động:
+ Chăn nuôi tách ra khỏi trồng trọt.
+ Thủ công nghiệp tách ra khỏi nông nghiệp.
+ Buôn bán và thương nghiệp xuất xuất hiện.
- Các ngành kinh tế phát triển sản phẩm làm ra ngày càng nhiều và việc phân
công lao động đã tạo khả năng chiếm đoạt sản phẩm dư thừa làm của riêng, đây là
nguồn gốc nảy sinh chế độ tư hữu.
- Chế độ hơn nhân một vợ một chồng làm cho gia đình tách khỏi ra đình lớn
hình thành các đơn vị kinh tế độc lập.

Trong xã hội hình thành giai cấp, mâu thuẫn giữa hai giai cấp thống trị và bị
trị ngày càng quyết liệt làm phá vỡ sự tồn tại của thị tộc. Để điều hành và quản lý
xã hội mới địi hỏi phải có một tổ chức mới khác trước về chất. Giai cấp thống trị
về kinh tế lập ra một tổ chức để duy trì trật tự và bảo vệ lợi ích của mình. Tổ chức
đó là nhà nước.
2.Bản chất của nhà nước.
2.1.Tính giai cấp của nhà nước:
- Nhà nước chỉ xuất hiện và tồn tại trong xã hội có giai cấp và ln mang
bản chất giai cấp sâu sắc. Đó là vấn đề cơ bản của mọi thời đại.
- Nhà nước là một bộ máy thống trị của giai cấp này đối với giai cấp khác, là
bộ máy duy trì quyền lực và lợi ích của giai cấp thống trị (chính trị, kinh tế, tư
tưởng,…).
- Nhà nước là sản phẩm của xã hội có giai cấp, biểu hiện các mâu thuẫn đối
kháng khơng thể điều hịa được.
- Nhà nước là cơng cụ cơ bản của quyền lực chính trị trong xã hội có giai
cấp, nó tồn tại để bảo vệ lợi ích chủ yếu của giai cấp thống trị.
- Thơng qua nhà nước ý chí và lợi ích của giai cấp thống trị được hợp pháp
hóa thành ý chí của nhà nước buộc các giai cấp khác phải tuân theo.
2.2.Vai trò của nhà nước:
- Vai trò đối nội: Nhà nước thể hiện vai trò đối nội trong việc giải quyết các
công việc của xã hội phục vụ lợi ích chung của xã hội như: phát triển kinh tế, đảm
bỏa các chế độ phúc lợi xã hôị …
- Vai trò đối ngoại: thực hiện chức năng này nhà nước bảo vệ chủ quyền
lãnh thổ, trao đổi với các quốc gia khác ….
2.3. Các dấu hiệu đặc trưng của nhà nước.
- Thứ nhất: nhà nước thiết lập một quyền lực công cộng đặc biệt hầu như
tách khỏi xã hội, quyền lực cơng này là quyền lực chính trị chung.
- Thứ hai: Nhà nước phân chia dân cư theo các đơn vị hành chính, lãnh thổ.
- Thứ ba: Nhà nước có chủ quyền quốc gia.



- Thứ tư: nhà nước ban hành pháp luật và quản lý bắt buộc đối với mọi thành
viên trong xã hội.
- Thứ năm: Nhà nước quy định và tiến hành thu các loại thuế dưới hình thức
bắt buộc.
* Khái niệm nhà nước:
Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, có bộ máy chun
làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực thi các chức năng quản lý xã hội, nhằm thể hiện
và bảo vệ trước hết lợi ích giai cấp thống trị trong xã hội có giai cấp đối kháng, của
giai cấp công nhân, nhân dân lao động trong Xã hội chủ nghĩa.
3. Các kiểu lịch sử của nhà nước
3.1.Khái niệm kiểu nhà nước:
Kiểu nhà nước là tổng thể các đặc điểm cơ bản của nhà nước thể hiện bản
chất giai cấp, vai trò xã hội, điều kiện phát sinh, tồn tại và phát triển của nhà nước
trong một hình thái kinh tế có giai cấp nhất định.
3.2.Các kiểu nhà nước:
- Kiểu nhà nước chủ nô.
- Kiểu nhà nước phong kiến.
- Kiểu nhà nước tư sản.
- Kiểu nhà nước Xã hội chủ nghĩa.
3.3. Nhà nước XHCN và nhà nước CHXHCNVN
4. Chức năng của nhà nước.
a. Khái niệm chức năng:
Chức năng của nhà nước là những phương diện ( hay những mặt ) hoạt động cơ
bản của nhà nước thể hiện bản chất và vai trò của nhà nước.
b.Phân loại chức năng:
-Chức năng đối nội: là những mặt hoạt động chủ yếu của nhà nước trong nội bộ đất
nước, bao gồm:
.Tổ chức quản lý kinh tế.
.Tổ chức và quản lý nền văn hóa , giáo dục, khoa học.

. Giữ gìn an ninh trật tự xã hội…
-Chức năng đối ngoại: là những hoạt động của nhà nước đối với các quốc gia và
các dân tộc khác ngoài đất nước.
5.Bộ máy nhà nước.
Bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa
phương được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc chung, thống nhất nhằm thực
hiện nhiệm vụ và chức năng của nhà nước vì lợi ích của giai cấp thống trị.
-Mỗi kiểu nhà nước có cách tổ chức riêng tùy thuộc vào bản chất giai cấp, nhiệm
vụ, chức năng và mục tiêu hoạt động của nhà nước.
Trong lịch sử tồn tại 4 kiểu nhà nước do đó cũng tồn tại 4 kiểu tổ chức bộ máy nhà
nước:
+Bộ máy nhà nước chủ nô: được tổ chức đơn giản theo mơ hình qn sự -hành
chính đứng đầu là vua, dưới vua là các cơ quan cưỡng chế như là cảnh sát, tòa án,
nhà tù và một số cơ quan khác.
+Bộ máy nhà nước phong kiến: bộ máy nhà nước phong kiến thì phát triển hơn cả
về số lượng lẫn chất lượng. Nhà nước phong kiến phát triển qua hai giai đoạn chủ


yếu là nhà nước quân chủ phân quyền cắt cứ và nhà nước quân chủ trung ương tập
quyền.
Tổ chức theo vua (đứng đầu )-> triều đình ( các quan lại thân tín,…) -> hệ thống
cơ quan hành chính và các quân đội, cảnh sát, tòa án,..
_Bộ máy nhà nước tư sản: nhìn chung các nhà nước Tư sản được tổ chức khá
giống nhau và đều dựa theo nguyên tắc phân quyền: Lập pháp- Tư pháp – hành
chính.
_Bộ máy nhà nước XHCN: được tổ chức theo nguyên tắc chung thống nhất quyền
lực nhưng có sự phân cơng lao động một cách khoa học, cụ thể.
6.Hình thức nhà nước:
Hình thức nhà nước bao gồm hai yếu tố cấu thành là hình thức chính thể và hình
thức cấu trúc nhà nước.

_Hình thức chính thể: là hình thức tổ chức các cơ quan quyền lực tối cao, cơ cấu
trình tự và mối liên hệ của chúng với nhau cũng như mức độ tham gia của nhân
dân vào việc thiết lập các cơ quan này.
Bao gồm:
+Chính thể quân chủ: chính thể quân chủ tuyệt đối và chính thể qn chủ hạn chế.
+Chính thể cộng hịa: quyền lực tối cao của nhà nước được thực hiện bởi các cơ
quan đại diện được bầu theo thời hạn nhất định:
Chính thể cộng hịa dân chủ.
Chính thể cộng hịa quý tộc.
_Hình thức cấu trúc nhà nước: là sự tổ chức nhà nước theo các đơn vị hành chính
lãnh thổ và tính chất quan hệ giữa các bộ phận cấu thành giữa cơ quan nhà nước
trung ương với địa phương.
II.Những vấn đề cơ bản về pháp luật.
1.Nguồn gốc của pháp luật
-Theo học thuyết Mác-LêNin nhà nước và pháp luật là hai hiện tượng lịch sử cơ
bản nhất của đời sống chính trị-xã hội. Cùng xuất hiện, tồn tại và phát triển và
cùng tiêu vong khi nhân loại tiến tới XHCS.
-Nguyên nhân xuất hiện nhà nước cũng là nguyên nhân xuất hiện pháp luật đó là
chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và sự phân hóa xã hội thành giai cấp.
-Chế độ Cộng sản ngun thủy khơng có nhà nước vì vậy cũng khơng có pháp luật.
Hành vi của con người được điều chình bằng tập qn và tín điều tơn giáo.
-Khi xã hội phân hóa giai cấp quy tắc tập quán trở nên bất lực trong việc điều
chỉnh hành vi của con người, địi hỏi phải có một quy tắc áp dụng bắt buộc đối với
hành vi của con người.
Con đường hình thành pháp luật.
2.Bản chất của pháp luật.
2.1.Tính giai cấp của pháp luật
Pháp luật là con đẻ của xã hội có giai cấp, bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị, thể
hiện ý chí của giai cấp vì vậy nó mang bản chất giai cấp sâu sắc.
-Pháp luật là sự biểu thị của giai cấp thống trị, nội dung ý chí đó được cụ thể hóa

thành các văn bản pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Là
cơng cụ thống trị của giai cấp thống trị.
2.2.Giá trị xã hội của pháp luật.


-Trong xã hội các hành vi của con người được số đông chấp nhận phù hợp với số
đông trong xã hội, cách xử sự này được thể chế hóa thành các quy phạm pháp luật.
-Pháp luật là thước đo hành vi của con người. Là công cụ để nhận thức và điều
chỉnh quan hệ xã hội hướng chúng tới sự phá triển của quy luật khách quan.
2.3.Tính dân tộc
Pháp luật phản ánh được những phong tục tập quán đặc điểm lịch sử, điều kiện
địa lý , trình độ văn hóa của dân tộc.
2.4.Tính mở
Pháp luật phải là hệ thống mở tiếp nhận những thành tựu văn minh của nhân
loại….
*Khái niệm pháp luật:
Pháp luật là hệ thống các quy phạm pháp luật có tính bắt buộc chung nhằm điều
chỉnh các quan hệ xã hội do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận thể hiện ý chí của
nhà nước và được đảm bảo thực hiện bằng biện pháp giáo dục và cưỡng chế bằng
bộ máy nhà nước.
3.Chức năng của pháp luật
*Chức năng điều chỉnh của pháp luật:
Là tác động trực tiếp tới các quan hệ xã hội tạo lập hành lang pháp lý để hướng
các quan hệ xã hội phát triển trong trật tự và ổn định theo mục tiêu mong muốn.
*Chức năng bảo vệ của pháp luật:
Những quy tắc là phương tiện để bảo vệ các quan hệ xã hội, nền tảng của xã hội
trước các vi phạm. Khi có hành vi vi phạm pháp luật thì sẽ bị áp dụng các biện
pháp cưỡng chế trong phần chế tài.
*Chức năng giáo dục của pháp luật:
Pháp luật tác động vào ý thức của con người làm cho con người hành động phù

hợp với cách xử sự ghi trong quy phạm pháp luật phù hợp với đạo đức tiến bộ của
xã hội, hướng hành vi của con người phù hợp với lợi ích chung của tồn xã hội.
4.Các thuộc tính của pháp luật.
.1.Tính quy phạm phổ biến.
-Là khuôn mẫu chung cho mọi người không phụ thuộc vào những yếu tố dân cư,
địa lý.
-Được áp dụng nhiều lần và trong một thời gian dài.
-Tính quy phạm phổ biến của pháp luật dựa trên ý chí của nhà nước được đề lên
thành luật.
4.2.Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
-Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức là sự thể hiện nội dung pháp luật đối với
hình thức nhất định. Nội dung xác định rõ ràng chặt chẽ khái quát trong từng điều
khoản của luật.
4.3.Tính cưỡng chế của pháp luật.
-Việc tuân theo của pháp luật khơng phụ thuộc vào ý thích chủ quan của bất kỳ
người nào.
-Nếu ai không tuân theo pháp luật thì tùy vào mức độ mà bị xử lý.
-Tính quyền lực của nhà nước là yếu tố không thể thiếu đảm bảo pháp luật được
tôn trọng, đảm bảo thực hiện.


Bài 3 : Hệ thống pháp luật và quan hệ pháp luật
I.Hệ thống pháp luật
1.hệ thống các ngành luật
Là tổng thể các quy phạm pháp luật, có mối quan hệ nội tại , thống nhất và
phối hợp với nhau được phân chia thành các chế địnhvà các ngành luật.
Hệ thống các ngành luật bao gồm 3 yếu tố ở 3 cấp độ khác nhau:
-Quy phạm pháp luật: là quy phạm quy tắc xử sự trong các trường hợp cụ
thể do nhà nước quy định có tính bắt buộc chung và được nhà nước bảo đảm thực
hiện bởi đơn vị nhỏ nhất trong hệ thống luật.

-Chế định pháp luật: là tập hợp hai hay nhiều quy phạm pháp luật, điều
chỉnh một nhóm quan hệ xã hội có tính bắt buộc chung và liên kết mật thiết với
nhau, các quy phạm này tạo ra quy phạm pháp luật mà mình cần.
-Ngành luật: là tổng hợp các chế định pháp luật điều chỉnh các nhóm quan
hệ xã hộicùng tính chất mà có thể xếp thành từng nhóm để điều chỉnh của một
ngành luật
Vd: ngành luật hơn nhân gia đình điều chỉnh nhóm quan hệ xã hội như kết hôn ly
hôn, vợ chồng,..
-Hệ thống các ngành luật nước ta:
+Luật nhà nước, luật hôn nhân – gia đình.
+Luật hành chính, luật hình sự.
+Luật tài chính, luật tố tụng hình sự.
+Luật dân sự, luật tố tụng dân sự.
+Luật đất đai, luật kinh tế.
+Luật lao động.
Ngoài ra bên cạnh hệ thống pháp luật còn tồn tại hệ thống pháp luật quốc tế:
+Công pháp quốc tế.
+Tư pháp quốc tế.
2.Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật
Hiến pháp 1992 nước ta quy định các văn bản quy phạm pháp luật có giá
trị pháp lý từ cao tới thấp như sau:
-Hiến pháp là đạo lực cơ bản có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống
quy phạm pháp luật.
-Nghị quyết của Quốc hội.
-Các đạo luật , bộ luật.
-Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban trung ương Quốc hội.
-Nghị quyết, nghị định của chính phủ.
-Nghị quyết, chỉ thị, thơng tư của bộ trưởng cơ quan ngang bộ.
-Nghị quyết của Hội đồng nhân dân các cấp.
-Quyết định chỉ thị của ủy ban nhân dân các cấp.

Sơ đồ……………………………………………………
II.Quan hệ pháp luật


1.Khái niệm, đặc điểm và phân loại.
a.Khái niệm:
Quan hệ pháp luật là hình thức pháp lý của các quan hệ xã hội xuất hiện dưới tác
động điều chỉnh của quy phạm pháp luật và sự kiện pháp lý.
b. Đặc điểm:
-Là quan hệ mang tính ý chí xuất hiện trên cơ sởpháp luật ( do phản ánh ý chí của
nhà nước ).
-Là quan hệ của tư tưởng, quan hệ của kiến trúc thượng tầng.
-Xuất hiện trên cơ sở pháp luật.
-Là quan hệ mà các bên tham gia ( các chủ thể ) quan hệ đó mang những quyền
chủ thể và nghĩa vụ pháp lý.
-Sự thực hiện quan hệ pháp luật được đảm bảo bằng cưỡng chế nhà nước, ngồi ra
cịn phụ thuộc vào ý thức tự nguyện, tự giác của các bên tham gia.
-Là loại quan hệ có tính xác định tức là chỉ xuất hiện khi có sự kiện pháp lý.
c.Phân loại:
Căn cứ vào quan hệ xã hội tồn tại trong xã hội rất đa dạng và phong phú có thể
phân loại theo căn cứ:
Phân loại theo quan hệ pháp luật tương ứng với các ngành luật theo đó chúng ta có
quan hệ pháp luật nhà nước, hành chính, hình sự..
-Căn cứ vào cách xác định quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia thì có quan hệ
pháp luật phức tạp và quan hệ pháp luật đơn giản:
+Quan hệ pháp luật phức tạp là mỗi bên tham gia có cả quyền và nghĩa vụ.
+Quan hệ pháp luật đơn giản là một bên thuần túy có quyền bên kia thuần túy có
nghĩa vụ.
-Căn cứ vào đặc trưng tác động quan hệ pháp luật được chia thành quan hệ pháp
luật và quan hệ pháp luật điều chỉnh.

2. Cấu trúc của quan hệ pháp luật.
Quan hệ pháp luật được cấu thành bởi các yếu tố là chủ thể của quan hệ pháp
luật, nội dung của quan hệ pháp luật và khách thể của quan hệ pháp luật.
a.Chủ thể của quan hệ pháp luật:
Chủ thể của quan hệ pháp luật là người hay tổ chức có năng lực chủ thể tham gia
vào quan hệ pháp luật.
-Năng lực pháp luật là khả năng của chủ thể được các quyền chủ thể và những
nghĩa vụ pháp lý được nhà nước thừa nhận (điều kiện cần ).
-Năng lực hành vi là khả năng của chủ thể được nhà nước thừa nhận bằng hành vi
của mình thực hiện một cách độc lập các quyền của và nghĩa vụ pháp lý tham gia
vào các quan hệ pháp luật.
b. Nội dung của quan hệ pháp luật:
Nội dung của quan hệ pháp luật là quyền và nghĩa vụ của các chủ thể của quan hệ
pháp luật.:
-Quyền chủ thể có một số đặc điểm, khả năng hành động bên kia thực hiện
nghĩa vụ yêu cầu cơ quan nhà nước cưỡng chế nếu bị vi phạm.
-Nghiã vụ pháp lý không phải là khả năng ứng xử mà là cần thiết phải xử sự
của các chủ thể quan hệ pháp luật. ví dụ mua bán phải trả tiền,..


-Nghĩa vụ pháp lý có đặc điểm là bắt buộc phải xử sự nhất định như luật quy
định nhằm thực hiện quyền bên kia nếu không nhà nước phải cưỡng chế.
c. Khách thể của quan hệ pháp luật:
Khách thể của quan hệ pháp luật là cái mà chủ thể đó hướng tới, tác động đó là
những giá trị về vật chật (tài sản ) giá trị tinh thần ( danh dự, nhân phẩm )hoặc lợi
ích về chính trị.
3.Sự kiện pháp lý.
Sự kiện pháp lý là những tình huống, hiện tượng, q trình xảy ra trong đời sống
có liên quan tới sự xuất hiện thay đổi và chấm dứt các quan hệ pháp luật.
-Chúng được quy định rõ ràng trong phần giả địnhcủa các quy phạm pháp

luật.
-Căn cứ vào những quy định của quy phạm pháp luật, những sự kiện làm
nảy sinh hiệu quả pháp lý nhất định.
III. Thực hiện pháp luật và áp dụng pháp luật
Bài4: Vi phạm pháp luật – trách nhiệm pháp lý và vấn đề tăng cường pháp
chế
I/ Vi phạm pháp lý và trách nhiiệm pháp luật
Vi phạm pháp luật là hành vi (hành động hoặc không hành động) trái với
pháp luật và có lỗi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện xâm hại
tới các quan hệ xã hội dược pháp luật bảo vệ.
Hành vi của con người được pháp luật chia làm 2 loại:
+ Hành vi hợp pháp là những hành vi đúng pháp luật là nhừng điều pháp luật cho
phépkhông làm những điều pháp luật cấm.
+ Hành vi bất hợp pháp(hành vi vi phạm pháp luật) là hành vi không phù hợp với
quy định pháp luật.
Vi phạm pháp luật phải có đủ 4 yếu tố sau:
+ Vi phạm pháp luật luôn là hành vi(hành động hoặc không hành động)xác định
của con người được biểu hiện ra bên ngoài.
+ Hành vi đó phải trái với các quy định của pháp luật xâm hại tới các quan hệ xã
hội được pháp luật bảo vệ.
+ Hành vi trái với pháp luật phải chứa đựng lỗi(vơ ý hoặc cố ý)của chủ thể hành
vi đó.
+ Chủ thể hành vi vi phạm pháp luật phải có năng lực trách nhiệm pháp lý tức là
người đó có khả năng nhận thức điều khiển được việc làm của mình và chịu trách
nhiệm hành vi đó.
- Hiện tượng vi phạm pháp luật được chia làm 4 loại :
+ Vi phạm hình sự (là tội phạm )Là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định
trong bộ luật hình sự do người có năng lực trach nhiệm hình sự gây ra 1 cách cố ý
hoặc vô ý.
+ Vi phạm hành chính là hành vi do cá nhân hay tổ chức thực hiện 1 cách cố ý

hay vô ý xâm hại tới các quy tắc quản lý của nhà nước(không phải là tội phạm hình
sự )mà bị xử phạt hành chính.
+ Vi phạm dân sự là hành vi trái với pháp luật liên quan tới quan hệ nhân thân tài
sản và quan hệ nhân thân vi tài sản.


+ Vi phạm kỷ luật là hành vi có lỗi trái với quy chế quy tắc trong nội bộ cơ quan
xí nghiệp trường học.
2 Trách nhiệm pháp lý
a. Khái niệm và đặc điểm:
+ Khái niệm: Trách nhiệm pháp lý là một loại quan hệ pháp luật đặc biệt giữa nhà
nước(thông qua các cơ quan có thẩm quyền)với chủ thể vi phạm pháp luật. Trong
đó bên vi phạm pháp luật phải gánh chịu những hậu quả bất lợi, những biện pháp
cưỡng chế của nhà nước quy định ở chế tài các quy phạm pháp luật.
+ Đặc điểm:
- Cơ sở của việc truy cứu trách nhiệm pháp lý là vi phạm pháp luật
- Trách nhiệm pháp lý là sự lên án của nhà nước đối với xã hội đối với chủ thể
vi phạm pháp luật, là sự phản kháng của nhà nước đối với hành vi vi phạm
pháp luật.
- Trách nhiệm pháp lý liên quan mật thiết với tính cưỡng chế nhà nước.
- Cơ sở của việc truy cứu trách nhiệm pháp lý là quyết định có hiệu lực của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền (cơ quan quản lý nhà nước tòa án).
b: Các loại trách nhiệm pháp lý
+ Trách nhiệm hình sự được tịa án áp dụng đối với những người có hành vi
phạm tội được quy định trong bộ luật hình sự .
+ Trách nhiệm dân sự được tịa án áp dụng đối với các chủ thể vi phạm pháp
luật (cá nhân hay tổ chức).Các chế tài trách nhiệm hình sự chủ yếu mang tính
chất bồi hồn thiệt hại .
+ Trách nhiệm hành chính chủ yếu được các cơ quan quản lý nhà nước áp dụng
đối với cá nhân hay tổ chức thực hiện vi phạm hành chính . Chế tài trách nhiệm

hành chính (phạt tiền, cảnh cáo )so với chế tài hình sự ít nghiêm khắc hơn.
+ Trách nhiệm kỷ luậtdo thủ trưởng các cơ quan giám đốc các xí nghiệp áp
dụng đối với cán bộ, nhân viên, người lao động nói chung khi họ vi phạm kỷ luật
lao động.
+ Mơ hình về vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý.
/………………………………………………
III/ Pháp chế xã hội chủ nghĩa
1.Khái niệm pháp chế XHCN:
-Pháp chế XHCN là một yêu cầu về sự hiện diện của một hệ thống pháp luật
cần và đủ để điều chỉnh các quan hệ xã hội làm cơ sở cho sự tồn tại một trật tự
pháp luật và kỷ luật, là sự tuân thủ và thực hiện đầy đủ pháp luật trong tổ chức và
trong hoạt động của cơ quan nhà nước, đơn vị tổ chức và đối với công dân (xét về
mặt bản chất và ý nghĩa xã hội).
-Xét về mặt hình thức: pháp chế XHCN là một chế độ đặc biệt của đời sống
chính trị-xã hội. Trong đó tất cả các cơ quan nhà nước , tổ chức kinh tế, tổ chức xã
hội, nhân viên nhà nước, tổ chức và mọi công dân đều phải tôn trọng và tuân thủ
pháp luật một cách nghiêm chỉnh và triệt để.
2.Những yêu cầu( nguyên tắc) cơ bản của pháp chế XHCN
-Tơn trọng tính tối cao của hiến pháp và pháp luật.
-Đảm bảo tính thống nhất của pháp chế trên quy mơ tồn quốc.


-Các cơ quan xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện và bảo vệ pháp luật phải hoạt
động tích cực, chủ động và có hiệu quả.
-Khơng tách rời pháp chế với văn hóa.
3.Vấn đề tăng cường pháp chế XHCN
-Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với công tác pháp chế.
-Đẩy mạnh cơng tác xây dựng và hồn thiện hệ thống pháp luật XHCN.
-Tăng cường công tá tổ chức và thực hiện pháp luật trong đời sống.
-Tăng cường kiểm tra giám sát, xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp

luật.

Phần II: Các ngành luật cơ bản trong hệ thống pháp luât Việt nam
Bài 4: Luật nhà nước
I.Khái niệm Luật nhà nước và đối tượng điều chỉnh của luật nhà nước.
1.Khái niệm:
Luật nhà nước là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật bao gồm tổng
thể các quy phạm pháp luật được nhà nước ban hành trong các văn bản pháp luật
như: hiến pháp, các luật về tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước cùng
điều chỉnh các nhóm quan hệ xã hộiliên quan đến tổ chức quyền lực nhà nước như
chế độ kinh tế , văn hóa,quyền và nghĩa vụ cơ bản của cơng dân ,..các nguyên tắc
tổ chức và hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước.
2. Đối tượng điều chỉnh.
Đối tượng điều chỉnh của luật nhà nước là những nhóm quan hệ xã hội quan trọng
nhất thể hiệnquyền làm chủ của nhân dân như chế độ chính trị, quyền và nghĩa vụ
cơ bản của công dân, chế độ kinh tế, văn hóa,..Luật nhà nước ( Hiến pháp ) là đạo
luật gốc (mẹ ) của các ngành luật khác.
-Điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản nhất là nền tảng chính trị của một nhà nước.
-Củng cố cơ sở kinh tế, các quan hệ cơ bản trong lĩnh vực kinh tế, chế độ sở
hữu,thành phần kinh tế, chiến lược, mục tiêu.
-Điều chỉnh quan hệ cơ bản giữa nhà nước và công dân.
Điều chỉnh những quan hệ cơ bản thuộc chủ quyền quốc gia ( ví dụ như tên nước,
quốc huy,..)
3.Phương pháp điều chỉnh:
Vì luật nhà nước là luật gốc tạo cơ sở cho mọi quan hệ xã hội, vì vậy luật nhà
nước sử dụng phương pháp điều chỉnh bắt buộc, quyền uy để điều chỉnh quan hệ
xã hội.
4.Nguồn của luật nhà nước
-Hiến pháp là nguồn cơ bản nhất.
-Luật tổ chức Quốc hội.

-Luật tổ chức chính phủ.
-Luật tổ chức Tịa án nhân dân và Viện Kiểm soát nhân.


-Luật tổ chức Hội đồng nhân dân.
Ngoài các văn bản trên cịn có các văn bản khác như pháp lệnh, nghị quyết của
các cơ quan về việc tổ chức nhà nước là nguồn của luật nhà nước.
II.Một số nội dung cơ bản của Hiến pháp 1992
Hiến pháp 1992 được Quốc hội thơng qua ngày 15/4/1992 khóa VII và được
Quốc hội khóa IX kỳ họp thứ X ngày 25/12/2001 sửa đổi và bổ sung gồm 12
chương 147 điều.
1.Về chế độ chính trị (Điều 1-14)
Chế độ chính trị thực chất là chế độ thực hiện quyền lợi nhà nước. Chế độ chính
trị thơng qua hoạt động của hệ thống chính trị đó là Đảng lãnh đạo, nhà nước
quản lý, nhân dân làm chủ.
-Điều 4 Hiến pháp: “ĐCSVN đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam,
đại biểu trung thành của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân
tộctheo chủ nghĩa Mác-LêNin và tư tưởng Hồ Chí Minh là lực lượng lãnh đạo
nhà nước và xã hội..” Đảng lãnh đạo thơng qua hình thức đề ra chủ trương,
đường lối đào tạo càn bộ, giới thiệu đảng viên ưu tú vào các cơ quan nhà nước
bằng giáo dục thuyết phục.
-nhà nước Việt nam là nhà nước thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống, nhà
nước thực hiện chính sách bình đẳng, đồn kết, tương trợ giữa các đồng bào,
nghiêm cấm hành vi kỳ thị dân tộc (Điều 5).
-Quy định phương thức sử dụng, quyền lực của nhân dân thông qua Quốc hội và
Hội đồng nhân dân các cấpdo nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân
dân.( Điều 6).
-Quy định chế độ bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp là bỏ phiếu kín
(Điều 7).
-Khẳng định quyền dân tộc cơ bản: Nhà nước CHXHCNVN là nhà nước độc lập

có chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ bao gồm đất liền và các vùng hải
đảo (Điều1).
2.Chế độ kinh tế (15-29)
Hiến pháp 1992 khẳng định có 3 hình thức sở hữu:
-Sở hữu nhà nước(sở hữu toàn dân).
-Sở hữu tập thể.
-Sở hữu tư nhân.
Trên cơ sở các hình thức sở hữu ở nước ta trong thời kỳ qua độ lên CNXH thì
xuất hiện các thành phần kinh tế tương ứng:
-Kinh tế quốc doanh.
-Kinh tế tập thể.
-Kinh tế cá thể tiểu chủ.
-Kinh tế tư nhân.
-Kinh tế tư bản nhà nước.
-Kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi.
Nhà nước thực hiện chính sách nhất qn lâu dài, chính sách kinh tế thị trường
định hướng XHCN.
3.Chính sách văn hóa, giáo dục, khoa học, cơng nghệ


-(Điều 30) Nhà nước và xã hội bảo tồn và phát triển nền văn hóa Việt nam, dân
tộc, hiện đại,nhân văn, kế thừa và phát huy những giá trị của nền văn hiến các
dân tộc Việt nam, tư tưởng, đạo đức,…tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, phát
huy mọi tài năng sáng tạo trong nhân dân.
-( Điều 36 ) Giáo dục là quốc sách hàng đầu, nhà nước phát triển giáo dục nhằm
nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
-(Điều 37) Nhà nước xây dựng và thực hiện chính sách khoa học và cơng nghệ
quốc gia, xây dựng nền khoa học công nghệ, tiên tiến.
4.Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
-Các quyền về chính trị: cơng dân có quyền bầu cử, ứng cử, tham gia quản lý nhà

nước, xã hội, kiến nghị, biểu quyết khi nhà nước thực hiện trưng cầu dân ý.
-Các quyền về kinh tế, văn hóa, xã hội:
+Cơng dân có quyền tự do kinh doanh theo pháp luật, quyền sở hữu những thu
nhập hợp pháp, của để dành, tư liệu sản xuất, vốn và tài sản.
+Các tổ chức và công dân có quyền sở hữu đất lâu dài, quyền chuyển nhượng
quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
+Mọi cơng dân có quyền học tập, nghiên cứu khoa học, nghệ thuật, bảo hộ quyền
tác giả,..,bảo vệ sức khỏe, bình đẳng nam nữ, bảo vệ hơn nhân gia đình.
-Quyền về tự do dân chủ, tự do cá nhân:
Tự do ngôn luận, báo chí, hội họp, tập hội, biểu tình theo quy đinh của pháp luật,
tự do tín ngưỡng, tơn giáo, bất khả xâm phạm thân thể, chỗ ở,..,thư tín.
Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân.
-Nghĩa vụ:
+Công dân phải trung thành với Tổ quốc( 76).
+Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân(77).
5.2.Bộ máy nhà nước Việt nam theo Hiến pháp 1992
……………………………………sơ đồ
Bài 5: Luât hành chính
I.Khái niệm luật hành chính:
1. Khái niệm luật hành chính và cơ quan hành chính nhà nước:
a.Khái niệm:
Luật hành chính bao gồm tồn bộ các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ
xã hội phát sinh trong quá trình hoạt động, quản lý của nhà nước trên tất cả các
lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội.
-Khái niệm hoạt động hành chính nhà nước hay hoạt động quản lý nhà nước là
khái niệm hoạt động chấp hành và điều hành.
-Hành chính được hiểu là quản lý, lãnh đạo về hoạt động công vụ hàng ngày
trong các cơng sở của bộ máy nhà nước.
b.Cơ quan hành chính nhà nước:
-Cơ quan hành chính nhà nước là một loại cơ quan trong bộ máy nhà nước hoạt

động thường xuyên, liên tục, có vị trí tương đối ổn định, đưa đường lối, chính
sách của Đảng vào cuộc sống.
-Cơ quan hành chính chia làm 2 loại:
+Chính phủ-bộ, ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền chung:
.Cơ quan nhà nước Trung ương ( chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ).


.Cơ quan nhà nước địa phương (ủy ban nhân dân, sở cục, chi cục ).
+Các vụ, sở, phòng ban là cơ quan chuyên môn.
c. Đối tượng điều chỉnh:
-Là những quan hệ xã hội mang tính chấp hành, điều hành phát sinh giữa chủ thể
tham gia hoạt động của nhà nước.
-Hoạt động quản lý nhà nước được thực hiện bởi nhà nước hoặc nhân danh nhà
nước mà đối tượng là các hoạt động chấp hành, điều hành của cơ quan quản lý
hành chính nhà nước.
d.Phương pháp điều chỉnh:
Là xuất phát từ quyền uy phục tùng đó là phương pháp mệnh lệnh đơn phương,
một bên nhân danh nhà nước ra các quyết định hành chính có tính chất mệnh lệnh
bắt buộc thi hành và một bên là đối tượng quản lý có nghĩa vụ phục tùng mệnh
lệnh đó.
e. Hệ thống luật hành chính:
Hệ thống luật hành chính bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật nằm rải rác
trong các văn bản khác nhau quy định về nhiều lĩnh vực của tổ chức quản lý nhà
nước. Những văn bản đó bao gồm nhiều nhóm quy phạm chia thành 2 phần của
luật hành chính:
-Phần chung bao gồm những nhóm quy phạm mệnh lệnh và bắt buộc.
-Phần riêng bao gồm những quy phạm quy định từng lĩnh vực quản lý hành chính
nhà nước về chun mơn như: tài chính kế hoạch, giá cả, tín dụng, hoặc các lĩnh
vực của đời sống, văn hóa, kinh tế.
II.Trách nhiệm hành chính-Vi phạm hành chính-Xử lý vi phạm hành chính

1.Trách nhiệm hành chính:
Trách nhiệm hành chính là loại trách nhiệm pháp lý được áp dụng trong hoạt
động quản lý nhà nước đó là những biện pháp cưỡng chế hành chính mang tính
xử phạt hoặc khơi phục lại những quyền lợi bị xâm hại được quy định trong chế
tài của quy phạm pháp luật hành chính nhà nước. Thực chất nó là hậu qủ mà cá
nhân hay tổ chức vi phạm hành chính phải ghánh chịu.
-Cơ sở của việc truy cứu trách nhiệm hành chính là vi phạm hành chính.
-Trách nhiệm hành chính được áp dụng bởi cơ quan nhà nước, người có thẩm
quyền.
-Người đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hành chính về mọi hành vi do cố
ý hay vô ý của bản thân , từ 14 tuổi phải chịu thách nhiệm hành chính về hành vi
cố ý.
-Cơ quan nhà nước, đơn vị kinh tế phải chịu trách nhiệm hành chính.
-Quân nhân, người thuộc lực lượng vũ trang.
-Cá nhân, tổ chức nước ngoài vi phạm hành chính trong phạm vi lãnh thổ Việt
nam.
2.Vi phạm hành chính
( pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 02-07-2002 )
Vi phạm hành chính là những hành vi ( hành động hoặc không hành động ) trái
pháp luật do các chủ thể của luật hành chính thực hiện một cách cố ý hay vô ý
xâm hại tới các quan hệ xã hội do luật hành chính bảo vệ và theo quy định phải
xử phạt hành chính.


3.Xử phạt vi phạm hành chính:
*Pháp luật quy định xử phạt hành chính chủ yếu thuộc thẩm quyền của các cơ
quan nhà nước được tiến hành theo thủ tục hành chính:
-Xử lý vi phạm hành chính phải do người có thảm quyền tiến hành, đó là : chủ
tịch ủy ban nhân dân từ xã trở lên, xã, huyện, tỉnh, thành phố, chiến sĩ cảnh sát,
nhân viên thuế, thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ, đội thi hành án.

-Các vi phạm hành chính xảy ra ở địa phương do chủ tịch ủy ban nhân dân xử lý,
lĩnh vực chuyên ngành do cơ quan chuyên môn xử lý.
*Nguyên tắc xử lý:
-Việc xử lý vi phạm hành chính phải do người có thẩm quyền tiến hành.
-Chỉ bị xử phạt khi có vi phạm.
-Vi phạm hành chính chỉ bị xử lý một lần, kịp thời, cơng minh, nhanh chóng theo
đúng luật định.
-Khơng xử lý hành chính trong các trường hợp cấp thiết, phịng vệ chính đáng,
hoặc bất ngờ.
4.Các hình thức xử phạt hành chính
-Cảnh cáo.
-Phạt tiền.
-Tước quyền sử dụng giấy phép.
-Tịch thu tang vật.
-Buộc khơi phục lại tình trạng ban đầu.
-Buộc khắc phục khác.
-Bồi thường thiệt hại.
-Buộc tiêu hủy vật phẩm độc hại.
Ngồi ra cịn áp dụng xử phạt hành chính khác như giáo dục tại xã, phường, đưa
vào cơ sở giáo dục, giáo dưỡng, chữa bệnh, quản chế hành chính.
III.Viên chức, công chức, quyền hạn và trách nhiệm, khen thưởng và kỷ luật
1.Viên chức nhà nước:
Viên chức nhà nước là công dân Việt nam làm việc trong các cơ quan nhà nước
do được tuyển dụng, bầu hoặc bổ nhiệm giữ một chức vụ nhất định hoặc bằng
hoạt động của chính mình góp phần vào thực hiện một chức vụ nhất định và được
trả lương theo chức vụ của họat động đó.
Viên chức nhà nước được chia thành 2 loại:
-Viên chức nhà nước là công chức.
-Viên chức nhà nước không là công chức như sĩ quan, hạ sĩ quan, bộ đội biên
phòng, người giữ chức vụ trong cơ quan quyền lực nhà nước, hành chính, xét xử,

người hoạt động trong các đơn vị sản xuất kinh doanhcủa bộ máy quản lý nhà
nước.
2.Công chức nhà nước:
Công chức nhà nước là công dân Việt nam được tuyển dụng giữ một chức vụ
thường xuyên, lâu dài trong công sở nhà nước từ trung ương đến địa phương (ở
trong nước hay ngoài nước ) được xếp vào ngạch công chức và được hưởng
lương theo ngạch, bậc lương nhất định.
Bao gồm:


-Người làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa
phương.
-Người làm việc trong các đại sứ quán, lãnh sự quán của nước ta ở nước ngoài.
-Người làm việc trong các trường học, bệnh viện, cơ quan khoa học nhận lương
từ ngân sách.
-Nhân viên trong cơ quan bộ quốc phòng.
-Người được bổ nhiệm giữ một chức vụ thường xuyên trong cơ quan tư pháp,
kiểm sát, xét xử, quốc hội và hội đồng nhân dân.
3.Quyền hạn, trách nhiệm, khen thưởngvà kỷ luật
a.Quyền hạn và trách nhiệm:
-Công chức khi được tuyển dụng phải trung thành với nhà nước và chế độ, phải
làm tròn nhiệm vụ được giao.
-Quyền ra mệnh lệnh hành chính đối với cơ quan nhân viên dưới quyền.
-Quyền kháng nghị, kiến nghị của kiểm soát viên.
-Công chức phải chịu trách nhiệm khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mà
quy định trong bộ luật hình sự.
-Phải chịu trách nhiệm dân sự nếu gây ra những thiệt hại cho nhà nước và tập thể,
nhân dân trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao.
-Chịu trách nhiệm hành chính nếu vi phạm luật hành chính.
b.Khen thưởng và kỷ luật:

* Danh hiệu:
-Anh hùng lao động.
-Chiến sĩ thi đua.
-Lao động tiên tiến, giỏi, hoặc nhà giáo ưu tú.
* huy hiệu:
-Huân chương, bằng khen, giấy khen.
*Kỷ luật:
-Khiển trách.
-Cảnh cáo.
-Hạ bậc công tác, hạ bậc kỹ thuật, chuyển công tác.
-Buộc thôi việc.
Bài 6 :Luật lao động
I.Khái niệm luật lao động, các quan hệ pháp luật lao động và hợp đồng lao động.
1.Khái niệm:
Luật lao động là tổng hợp những quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành nhằm
điều chỉnh quan hệ lao động giữa người lao động làm công ăn lương với người sử
dụng lao độngvà các quan hệ xã hội liên quan trực tiếp với quan hệ lao động.
2. Đối tượng điều chỉnh:
Đối tượng điều chỉnh của luật lao động là quan hệ lao động hay quan hệ về sử
dụng lao động và quan hệ liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.
3.Các quan hệ pháp luật lao động:
a.Khái niệm và đặc điểm:
-Quan hệ pháp luật l động ( hay cị gọi là quan hệ pháp lý về sử dụng lao động )
là quan hệ pháp lý trong quá trình tuyển chọn và sử dụng lao động của người lao


động trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, tại các cơ quan nhà
nước và các tổ chức xã hội.
-Đặc điểm:
+Quan hệ pháp luật lao động được thiết lập chủ yếu trên cơ sở giao kết hợp đồng

lao động.
+Khi tham gia quan hệ pháp luật lao động người lao động tự đặt hoạt động của
mình vào sự quản lý của người sử dụng lao động.
+Có sự tham gia của cơng đồn với tư cách là đại diện cho tập thể người lao động.
b. Nội dung của quan hệ pháp luật lao động
Bao gồm: các quyền và nghĩa vụ của chủ thể tham gia quan hệ ( cá nhân, người sử
dụng lao động, tổ chức ).
*Quyền và nghĩa vụ của người lao động:
-Quyền: người lao động có quyền tự do giao kết hợp đồng lao động với người sử
dụng lao động, quyền được đảm bảo tiền lương, tiền thưởng, quyền đảm bảo an
toàn lao động, quyền được bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật, được nghỉ
ngơi theo quy định của pháp luật và theo sự thỏa thuận của các bên .
-Nghĩa vụ: người lao động có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao
động tập thể, chấp hành các nội quy của đơn vị, thực hiện các quy định về an toàn
vệ sinh lao động, chấp hành kỷ luật lao động.
*Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động:
-Quyền: người sử dụng lao động có quyền tuyển chọn, bố trí và điều hành lao động
theo nhu cầu sản xuất kinh doanh, quyền khen thưởng và xử lý vi phạm kỷ luật lao
động theo quy định của pháp luật.
-Nghĩa vụ: người sử dụng lao động phải thực hiện đúng hợp đồng lao động, thỏa
ước lao động tập thể và các thỏa thuận khác đối với người lao động, đảm bảo trả
lương và các chế độ khác, quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần cho người
lao động.
c. Một số quan hệ pháp luật khác có liên quan
-Quan hệ pháp luật giữa tổ chức cơng đồn đại diện cho tập thể người lao động với
người sử dụng lao động.
-Quan hệ pháp luật về bảo hiểm xã hội:
+quan hệ pháp luật trong việc tạo lập quỹ bảo hiểm xã hội.
+Quan hệ pháp luật trong việc chi trả trợ cấp bảo hiểm xã hội.
-Quan hệ pháp luật về bồi thường thiệt hại vật chất:

+Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng.
+Bồi thường thiệt hại về tình trạng sức khỏe , tính mạng người lao động.
-Quan hệ pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động.
3. Hợp đồng lao động.
Theo điều 26 chương IV của bộ luật lao động quy định thì chỉ được coi là hợp
đồng lao động khi có đủ các điều kiện, yếu tố sau:
-Có sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động.
-Có việc làm cụ thể, có trả cơng theo cơng việc đã thỏa thuận.
-Có thảo thuận về điều kiện lao động ( thời gian lao động, thời gian nghỉ ngơi,
thưởng phạt, an toàn vệ sinh lao động, bảo hiểm xã hội,..).


-có quy định về quyền và nghĩa vụ của cácbên tham gia thực hiện hợp đồng lao
động.
-Có năng lực pháp lý và năng lực hành vi.
*Nguyên tắc khi giao kết hợp đồng lao động:
-Tự do, tự nguyện.
-Bình đẳng.
-Khơng trái pháp luật và thỏa ước lao động tập thể.
-Giao kết trực tiếp giữa người lao động và người sử dụng lao động hoặc với người
đại diện hợp pháp của người lao động.
-giao kết giữa đại diện của một nhóm người lao động với người sử dụng lao động.
III. Quyền và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động
1.Quyền và nghĩa vụ của người lao động:
Khi tham gia quan hệ lao động người lao động có các quyền cơ bản sau:
-Được trả công theo số lượng và chất lượng lao động và hiệu quả lao động, tiền
lương ngang nhau cho công việc như nhau.
-Được bảo hộ lao động toàn diện, được làm việc trong điều kiện an toàn cho tính
mạng và sức khỏe.
-Được gnhỉ ngơi theo chế độ của nhà nước quy định như nghỉ hàng năm, ngày lễ,

nghỉ hàng tuần, .. mà vẫn hưởng lương.
-Được hưởng chế độ bảo hiểm khi ốn đau, thai sản, giảm mất khả nămg làm việc,
rủi ro hết tuổi lao động hoặc mất việc làm.
-Được hưởng phúc lợi tập thể và các quyền lợi khác.
-Được đình cơng theo quy định của pháp luật.
b. Nghĩa vụ của người lao động:
- Làm tròn trách nhiệm theo đúng hợp đồng lao động đã ký kết.
- Chấp hành kỷ luật lao động và nội quy lao động
- Tuân thủ sự quản lý và điều hành hợp pháp của người sử dụng lao động
2. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động
a. Quyền của người sử dụng lao động
- Quyền tuyển chọn bố trí và điều hành hoạt độngtheo nhu cầu sản xuất công tác
- Quyền được cử đại diện để thương lượng ký kết thỏa ước lao động tập thể trong
doanh nghiệp hoặc trong ngành
- Quyền khen thưởng và kỷ luật vi phạm hợp đồng lao động theo pháp luật
- Quyền được chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp nhất định
b. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động
- Thực hiện hợp đồng lao động thỏa ước lao động tập thể và các thỏa thuận khác
với người lao động
- Đảm bảo an toàn vệ sinh lao động và các điều kiện lao động khác
- Đảm bảo kỷ luật lao động
- Tôn trọng nhân phẩm và đối xử đúng đắn với người lao động đồng thời quan tâm
đến đời sống của họ và gia đình
III Bảo hiểm xã hội vai trị quyền hạn của tổ chức cơng đồn trong quan hệ với
người lao đọng và người bảo hiểm xã hội
1.Bảo hiểm xã hội
a. Loại hình


- Có 2 lại hình bảo hiểm xã hội là bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiễm xã hội tự

nguyện
- Theo điều 140 khoản 2 của luật lao động về nguyên tắc: các lọai bảo hiểm xã
hội bắt buộc hoăc tự nguyện được áp dụng đối với từng loại đối tượng và từng lọai
doanh nghiệp để đảm bảo cho người lao động được hưởng các chế độ bảo hiểm xã
hội thích hợp
+ Loại bảo hiểm xã hội bắt buộc (điều 141 Bộ luật lao động ) được áp dụng đối
với các doanh nghiệp cơ quan tổ chức có sử dụng lao động làm việc theo hợp đồng
lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên và hợp đồng không xác định thời hạn
. Người sự dụng lao động phải đóng bảo hiểm xã hội 15 % so với tổng quỹ lương
. Người lao động đóng 5% tiền lương và được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội
ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thai sản, hưu trí, tử tuất…
+ Loại hình bảo hiểm xã hội tự nguyện áp dụng cho người lao động theo hợp đồng
lao động có thời hạn dưới 3 tháng
. Người tham gia bảo hiểm xã hội theo hình thức tự nguyện hoặc tự lo liệu về bảo
hiểm
Khi hết hợp đồng lao động người sử dụng lao động tiếp tục sử dụng thì sẽ áp dụng
theo điều 141 khoản 1 Bộ luật lao động
d. Chế độ bảo hiểm xã hội
- Hiện nay ở nước ta đang áo dụng 5 chế độ bảo hiểm xã hội
+ Chế độ trợ cấp ốm đau áp dụng khi người lao đông bị ốm đau thì được khám
bệnh và điều trị tại cơ sở y tế theo chế độ bảo hiểm y tế
+ Chế độ trợ cấp khi bị tai nạn lao động bị bệnh nghề nghiệp
+ Chế độ trợ cấp thai sản (Điều 114 )
+ Chế độ trợ cấp hưu trí (Điều 145 ): Nam đủ tuổi đời là 60 tuổi và đủ 30 năm
đóng bảo hiểm xã hội, nữ 55 tuổi và đóng đủ 25 năm
. Người lao động đủ tuổi dời nhưng chưa đủ thời gian 20 năm đóng bảo hiểm xã
hội, trường hợp này người lao động phải có ít nhất 15 năm đóng bảo hiểm xã hội
sẽ được trợ câp hưu trí hàng tháng thấp hơn
. Người lao động đủ điều kiện đóng bảo hiểm xã hội là 20 năm nhưng chưa đủ điều
kiện tuổi đời trường hợp này nam phải đủ 50 tuổi nữ 45 tuổi ngoài ra khi về hưu

sức khỏe phải suy giảm 61% trở lên
. Người lao động nặng nhọc độc hại thì khơng giới hạn về độ tuổi nhưng phải đủ
điều kiện đóng bảo hiểm xã hội từ 20 năm trỏ lên và suy giảm khả năng lao động
từ 61% trở lên.
Lưu ý: Người lao động không đủ điều kiện hưởng chế độ lao động hàng tháng theo
quy định tại khoản 1 và khoản 2 điều 145 Bộ luật lao động thì được hưởng trợ cấp
1 lần
+ Chế độ trợ cấp tử tuất
2. Vai trò quyền hạn của tổ chức cơng đồn
a. Vai trị của tổ chức cơng đồn :
*Khái niệm:
Cơng đồn là một tổ chức chính trị xã hội và rộng lớn nhấtcủa giai cấp công nhân
Việt nam và nhân dân lao động được thành lập và hoạt động theo quy định của
pháp luật.


-Tham gia quản lý nhà nước về lao động, quản lý sản xuất kinh doanh, thực hiện
quyền làm chủ tập thể.
-Chăm lo cải thiện đời sống người làm việc, bảo vệ quyền và lợ ích hợp pháp của
người lao động được pháp luật quy định
b. Quyền hạn của tổ chức cơng đồn trong quan hệ của người lao động và người sử
dụng lao động (Điều 144 )
. Quyền tham gia quản lý xây dựng quy chế lao động trong đơn vị
. Cùng với người sử dụng lao động tổ chức công nhân viên chức
. Than gia cải thiện và nâng cao đời sống cho người lao động đảm bảo nguyên tắc,
đúng quy định của pháp luật và phù hợp với điều kiện đơn vị sử dụng lao động
. Quyền thay nặt người lao động kiểm tra việc chấp hành pháp luật của người sử
dụng lao động
. Quyền tham gia và quản lý sử dụng quỹ khen thưởng quỹ phúc lợi của cơ quan xí
nghiệp.

.Quyền tham gia xử lý kỷ luật lao động và tranh chấp lao động theo quy định của
pháp luật.
.Quyền đại diện ký kết thỏa ước lao động tập thể.
.Qquyền tổ chức đình cơng theo quy định của pháp luật .
Điều173 khoản 2
LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ___________ .
1.LUẬT HÌNH SỰ.
1/khái niệm.
Nhằm thực hiện nhiêm vụ bảo vệ chế độ xã hội,trật tự xã hội,nhà nước dùng
nhiều biện pháp vừa có tính thuyết phục vừa có tính cưỡng chế để đấu tranh ngăn
ngừa những hành vi.khi sự vi phạm có tính nguy hiểm cho xã hội chưa cao cho xã
hội :như giết người , cướp của ,phá hủy cơng trình…thì nhà nước phải dùng những
biện pháp xử lý manh mẽ và nghiêm khắc nhất-các biện pháp hình sự.
* luật hình sự là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam,bao
gồm tổng thể những quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành,xác định những
hành vi nào nguy hiểm cho xã hội là tội phạm , đồng thời quy định hình phạt đối
với tội phạm ấy.
Trong hệ thống pháp luật của nước CHXHCNVN chỉ có luật hình sự mới quy
định về tội phạm và hình phạt các quy phạm pháp luật hình sự được chia làm hai
loại :
(1)loại quy định những nguyên tắc ,nhiệm vụ của luật hình sự,những vấn đề chung
về tội phạm và hình sự -những quy phạm này hợp hợp thành phần chung của tội
phạm.
(2)Loại quy định dấu hiệu pháp lý của những tội phạm cụ thể và mức hình phạt có
thể áp dụng đối với tội phạm ấy.Những quy phạm này hợp thành các tội phạm của
LHS Vnam.
=>phần chung và phần các tội phạm liên quan mật thiết với nhau ,chúng đều có
chung một nhiệm vụ quan trọng là giải quyết một cách khoa học các vấn đề về tội
phạm và hình phạt.



2) Đối tượng điều chỉnh .
Là những quan hệ xã hội phát sinh giữa nhà nươc và người phạm tội ,khi
người này thực hiện phạm tội.
Như vậy trong quan hệ phát sinh hình sự có hai chủ thể với những vị trí pháp lý
khác nhau.
(1)Nha nước:là chủ thể của qhệ pháp luật HS với tư cách là người bảo vệ pháp luật
và lợi ích của tồn xã hội .Nhà nước có quyền truy tố và xết xử kẻ phạm tội buộc
kẻ phạm tội phải gánh chịu những hình phạt nhất định,tương ứng với tính chất mức
đọ tội phạm mà họ gây ra.
(2)Người phạm tội :người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự
hỏi là tội phạm có trách nhiệm chấp hành các biện pháp cưỡng chế mà nhà nước áp
dụng với mình đồng thời họ cũng có quyền yêu cầu nhà nước bảo vệ lợi ích hợp
pháp của mình.
*phương pháp điều chỉnh của luật hình sự là phương pháp quyền uy .
Đó là phương pháp sử dụng quyền lực nhà nước trong việc điều chỉnh các quan
hệ pháp luật hình sự giữa nhà nước và kẻ phạm tội. Nhà nước với tư cách là người
quản lý xã hội và điều chỉnh xã hội được coi là người trực tiếp có quyền buộc kẻ
phạm tội chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm mà họ gây ra.Việc buộc chủ thể
chịu trách nhiệm hình sự này được thể hiện bằng quyền lực nhà nước. Nhà nước có
quyền áp dụng các biện pháp hình sự nhất định ( các chế tài hình sự ) đối với kẻ
phạm tội mà không bị một sự cản trở nào của cá nhân, xã hội.
3. Tội phạm và các yếu tố cấu thành tội phạm
a.khái niệm:
Điều 8 luật hình sự nước CHXHCNVN đã đưa ra khái niệm tội phạm như sau: tội
phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong bộ luật hình sự do
người có năng lực hình sự thực hiện một cách cố ý hay vơ ý xâm phạm tới độc lập
chủ quyền, xâm pạhm tới chế độ chính trị, chế dộ kinh tế, nền văn hóa, quốc phịng
an ninh, trật tự an tồn xã hội, quyền , lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm hại tới
tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền và lợi ích hợp

pháp của công dân, xâm hại tới những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội
xhủ nghĩa.
Từ định nghĩa đầy đủ có thể định nghĩa khái quát như sau: Tội phạm là hành vi
nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, trái pháp luật hình sự, và phải chịu trách nhiệm hình
sự.
-Tính nguy hiểm cho xã hội về mặt khách quan có nghĩa là gây ra hoặc đe dọa gây
ra thiệt hại đáng kể cho các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ. Tính
Nguy hiểm cho xã hội là dấu hiệu cơ bản quan trọng nhất quyết định những dấu
hiệu khác của tội phạm một hành vi sở dĩ bị quy định trong bộ luật hình sự là tội
phạm và phải chịu trách nhiệm hình sự vì có tính nguy hiểm cho xã hội
-Tính có lỗi của tội phạm: Một người được coi là có lỗi khi thực hiện một hành vi
nếu hành vi đó là kết quả của sự tự lựa chọn quyết định của chủ thể khi có đủ điều
kiện lựa chọn và quyết định một xử sự khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội. Trong
bộ luật hình sự Việt Nam tính có lỗi được nêu trong định nghĩa về tội phạm là một
dấu hiệu độc lập cùng với tính nguy hiểm trong xã hội nhưng không phải để tách


có lỗi ra khỏi tính nguy hiểm cho xã hội mà để nhấn mạnh tính có lỗi. Luật hình sự
Việt Nam không chấp nhận việc quy tội khách quan
tức là quy trách nhiệm một người chỉ căn cứ vào việc người đó đã thực hiện một
hành vi gây thiệt hại cho xã hội mà không căn cứ vào lỗi của họ chúng ta áp dụng
một hình phạt khơng phải để trừng trị một hành vi mà để trừng trị người đã thực
hiện tội phạm nhằm cải tạo giáo dục họ mục đích giáo dục cải tạo này chỉ có thể
đạt được nếu hình phạt được áp dụng cho người có lỗi. Đối với người khơng có lỗi
hình phạt khơng thể phát huy được tác dụng giáo dục đào tạo
-Tính trái pháp luật: Theo luật hình sự Việt Nam một hành vi nguy hiểm cho xã hội
chỉ bị coi là tội phạm khi xâm hại tới các khách thể của luật hình sự bảo vệ.Như
vậy tính được quy định trong bộ luật hình sự mang tính trái pháp luật hình sự là
dấu hiệu địi hỏi phải có ở những hành vi coi là tội phạm. Vì vậy mà luật quy định
chỉ người nào phạm một tội đã được luật hình sự quy định mới phải chịu trách

nhiệm hình sự.
-Tính chịu hình phạt: Có nghĩa là bất cứ hành vi phạm tội nào cũng đều bị đe dọa
phải chịu một hình phạt. Đây là một loại biện pháp cưỡng chế nhà nước có tính
nghiêm khắc nhất trong hệ thống các biện pháp cưỡng chế của nhà nước. Nhưng
điều đó khơng có nghĩa là việc áp dụng và thi hành trong thực tế một hình phạt cụ
thể là có tính bắt buộc tuyệt đối cho mọi trường hợp trong thực tế có trường hợp
người phạm tội khơng phải chịu hình phạt cụ thể đó là những trường hợp được
miễn trách nhiệm hình sự được miễn hình phạt hoặc được miễn trách nhiệm hình
phạt( Chương 15 điều 61)
b. Các yếu tố cấu thành tội phạm:
-Khách thể của tội phạm: Là những quan hệ xã hội bị tội phạm xâm hại. Bất cứ
một hành vi phạm tội nào cũng đều gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho một
hoặc một số quan hệ xã hội nhất định được luật hình sự quy định. Ví dụ: Giết
người xâm hại tới quan hệ nhân thân, Tội tham ô tài sản xã hội chủ nghĩa xâm hại
tới sở hữu xã hội chủ nghĩa.
-Chủ thê của tội phạm: Là con người cụ thể đã thực hiện một hành vi phạm tội
,chủ thể của tội phạm đòi hỏi phải có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi
nhất định. Năng lực hình sự là người có năng lực nhận thức được tính nguy hiểm
cho xã hội hành vi của mình và có khả năng điều khiển được hành vi ấy.Người
mắc bệnh tâm thần hoặc một số bệnh khác mất khả năng nhận thức thì khơng bị
truy cứu trách nhiệm hình sự. Người say rượu thực hiện hành vi phạm tội có lỗi
cũng phải chịu trách nhiệm vì lỗi đó ngo ra những tội nhất định chủ thể địi hỏi
phải có dấu hiệu khác.
-Mặt khách quan của tội phạm: Là những biểu hiện bên ngoài của tội phạm gồm:
Hành vi của tội phạm phải có tính nguy hiểm cho xã hội nếu khơng có tính nguy
hiểm cho xã hội thì khơng phải là tội phạm.Ví dụ: Đe dọa giết người nhưng khơng
thực hiện thì khơng phải là tội phạm trừ khi người đe dọa đó gây nên được hậu quả
gì.Hậu quả của tội phạm do hành vi phạm tội gây ra gồm thiệt hại về vật chất, thiệt
hại về thể chất và thiết hại về tinh thần.Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu
quả có nghĩa là anh A đâm anh B bị thương nhưng trên đường đi cấp cứu anh B…

Mặt chủ quan của tội phạm là những biểu hiện tâm lý bên trong của tội phạm
gồm: Lỗi,mục đích, động cơ phạm tội


+Lỗi: - lỗi cố ý trực tiếp
-Lỗi cố ý gián tiếp
-Lỗi vô ý do quá tự tin
-Lỗi vô ý do cẩu thả
+Mục đích:
-Là mốc trong ý thức của người phạm tội được đặt ra cho hành vi phạm tội
phải đạt đến. Ví dụ mục đích của anh A là đánh chết B,nhưng anh B chỉ bị thương
+Động cơ là yếu tố tinh thần người phạm tội.Ví dụ: Động cơ phịng vệ chính đáng
là dấu hiệu định khung được phản ánh trong chế tài,tội phạm giảm nhẹ của tội cố
ý gây thương tích.
3. Hình phạt các loại hình phạt:
a.khái niệm:
-Hình phạt là biện pháp cưỡng chế của nhà nước do tòa án áp dụng đối với người
thực hiện tội phạm theo quy định của tội phạm tước bỏ hoặc hạn chế những
quyền và lợi ích nhất định của người bị kết án. Nhằm mục đích cải tạo giáo dục
người phạm tội và ngăn ngừa tội phạm.
-Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất. Tính nghiêm khắc của hình
phạt thể hiện ở chỗ nó có thể tước bỏ những quyền và lợi ích thiết thực của người
bị kết án như quyền tự do, quyền chính trị, quyền sở hữu thậm chí cả quyền sống.
Ngồi ra hình phạt bao giờ cũng để lại cho người bị kết án hậu quả pháp lý là án
tích trong thời hạn do luật quy định.
-Hình phạt được luật hình sự quy định và do tịa án áp dụng:
Mức độ nghiêm khắc của hình phạt được quy định trong luật hình sự phụ thuộc
vào tính chất và mức độ nghiêm trọng của tội phạm. Hình phạt là biện pháp cưỡng
chế do tòa án nhân dân nhân danh nhà nước quy định áp dụng đối với người phạm
tội. Hình phạt đã được tịa án tun đối với người phạm tội thể hiện sự lên án của

nhà nước đối với họ và hành vi do họ gây ra.
-Hình phạt chỉ cí thể áp dụng đối với người có hành vi phạm tội
Hình phạt chính là sự thực hiện quan hệ pháp luật hình sự nảy sinh giữa người có
hành vi phạm tội và nhà nước. Do vậy chỉ có thể áp dụng với người có hành vi
phạm tội. Hình phạt khơng thể áp dụng đối với các thành viên trong gia đình cũng
như người thân khác của người phạm tội ngay cả trong trường hợp người phạm tội
lẩn tránh hình phạt. Hình phạt có liên quan đến tài sản cũng chỉ áp dụng đối với tài
sản thuộc quyền sở hữu của người có hành vi phạm tội.
b. Các loại hình phạt:
*Các hình thức phạt chính:
-Cảnh cáo: là sự khiển trách cơng khai của nhà nước do tịa tuyen án với người bị
kết án.
Điều 29 luật hình sự quy định: cảnh cáo được áp dụng đối người phạm tội ít
nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ nhưng chưa đến mứca miễn phạt.
-Phạt tiền: là hình phạt tước đoạt của người bị kết án một khoản tiền nhất định
xung công quỹ nhà nước.
Điều 30: phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính đối với người phạm tội ít
nghiêm trọng xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, trật tự cơng cộng, trật tự hành
chínhvà một số tội phạm khác do luật quy định.


-Cải tạo không giam giữ:
Điều 31: cải tạo không giam giữ được áp dụng từ 6 tháng đến 3 năm đối với người
phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng do bộ luật này quy định mà
đang có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi thường trú rõ ràng nếu xét thấy không
càn thiết phải cách ly người ấy với xã hội..
-Trục xuất:
Điều 32: trục xuất là buộc người nước ngoài bị kết án phải rời khỏi lãnh thổ nước
CHXHCNVN.
-Tù có thưịi hạn:

Điều 33: tù có thời hạn là việc buộc người bị kết án phải chấp hành hình phạt tại
trại giam trong một thời gian nhất định. Tù có thời hạn đối vời người phạm một tội
có mức tối thiểu là 3 tháng và tối đa là 20 năm.
Lưu ý: Điều 50 : quy định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội hình phạt
chung khơng q 30 năm đối với hình phạt có thời hạn.
-Tù chung thân:
Điều 34: tù chung thân là hình phạt tù không thời hạn đối với người phạm tội đặc
biệt nghiêm trọng nhưng chưa đến mức tử hình, khơng áp dụng tù chung thân đối
với người chưa thành niên phạm tội.
-Tử hình:
Điều 35: tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt
nghiênm trọng, khơng áp dụng tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội,
phụ nữ có thai hoặc phụ nữ ni co dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi xét
xử.Trường hợp này án tử hình được chuyển xuống chung thân.Trong trường hợp
người bị kết án tử hình được ân giảm thì hình phạt tử hình được chuyển thành
chung thân
*Hình phạt bổ xung.
(1)-Cấm đảm nhiệm chức vụ và cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất
định(điều 36).
(2)-Cấm cư trú (điều 37).
-Quản chế (đ38).
-Tước một số quyền công dân (đ34).
-Tịch thu tài sản (điều 40).
-Phạt tiền và trục xuất.
* Một số hình phạt tư pháp.
(1) Tịch thu tài sản, tang vật trực tiếp liên quan đến tội phạm (đ41).
(2) Trả lại tài sản ,sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại,hoặc xin lỗi công khai(đ 42).
(3) Bắt buộc chữa bệnh (đ 43).
4) TỘI PHẠM CỤ THỂ (trang 429 môn pháp luật).
(1)-Các tội phạm xâm hại an ninh quốc gia(đượ quy định từ điều 78 đến điều 91 và

điều 92 là hình phạt bổ xung).
(2)-Các tội phạm tính mạng ,sức khoẻ ,nhân phẩm ,danh dự của con người (được
quy định từ điều 93->122).
(3) –Các tội xâm phạm quyền tự do dân chủ của công dân (được quy định từ điều
123 - 145)


-Các tơị phạm đến chế độ hơn nhân gia đình (Điều 146 – 152 )
-Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế (điều 153-181).
-Các tội phạm về môi trường (điều 182- 191).
-Các tội về ma tuý (điều 192 – 201).
-Các tội xâm phạm đến an tồn cơng cộng (điều 202 – 256).
-Các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính (điều 257- 276).
-Các tội phạm về tham nhũng(điều 278- 284 ).
-Các tội phạm khác về chức vụ (điều 285-297).
-Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp (điều 292-314).
-Các tội xâm phạm nghĩa vụ trách nhiệm quân nhân (điều 315- 340).
-Các tội phá hoại hồ bình, chống lồi người, tội phạm chiến tranh(điều 341-344).
II.Luật Tố tụng hình sự
1.Khái niệm:
Luật tố tụng hình sự là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật , tổng hợp
các quy phạm pháp luật điều chỉnh caca quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động
khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án.
Luật tố tụng hình sự là một ngành luật độc lập có đối tượng điều chỉnh và phương
pháp điều chỉnh riêng trong quá trình giải quyết một vụ án hình sự, giữa cơ quan
điều tra tố tụng và những người tham gia tố tụng phát sinh một quan hệ nhất định.
Ví dụ: để thu thập chứng cứ của một vụ án cơ quan điều tra phải tiến hành các hoạt
động hỏi cung bị can, nhân chứng,.. và như vậy phát sinh mối quan hệ giữa cơ
quan điều tra với vị can với người làm chứng .. Khi tiến hành các hoạt động khác
cũng phát sinh các mối quan hệ tương tự. Luật tố tụng hình sự điều chỉnh mối quan

hệ đó.
-Đối tượng điều chỉnh của luật tố tụng hình sự là những quan hệ xã hội phát sinh
trong quá trình điều tra, khởi tố, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự.
-Phương pháp điều chỉnh: là phương pháp quyền uy và phối hợp chế ước.
+phương pháp quyền uy là phương pháp đặc trưng của luật tố tụng hình sự , quyền
uy thể hiện ở chỗ giữa cơ quan tiến hành truy tố và những người tham gia tố tụng,
các quyết định của cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tồ án có tính chất bắt buộc đối
với cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và mọi cơng dân. Quyền uy khơng có nghĩa
là cơ quan điều tra muốn làm gì thì làm mà phải thực hiện quyền lực của mình theo
đúng pháp luật.
+Phương pháp phối hợp ước chế: điều chỉnh mối quan hệ giữa các cơ quan điều
tra, viện kiểm sát, toà án. Các cơ quan này có nhiệm vụ phối hợp với nhau tiến
hành các hoạt động của mình theo bộ luật của tố tụng hình sự. Cơ quan này làm sai
thì cơ quan khác có quyền phát hiện tự mình sửa chữa hoặc đề nghị sửa chữa
những sai xót đó.
2. Các khâu tố tụng hình sự:
-Khởi tố vụ án hình sự: là giai đoạn mở đầu của tố tụng hình sự trong đó cơ quan
có thẩm quyền xác có hay không dấu hiệu tội phạm để quyết định khởi tố hay
không khởi tố.
Trường hợp khẩn cấp, bắt quả tang phạm tội thì bắt người trước khi khởi tố.
+Cơ quan điều tra của cảnh sát và lực lượng an ninh gồm: cục trưởng, trưởng
phịng điều tra cấp tỉnh, trưởng cơng an huyện, thủ trưởng các cục, các phòng cảnh


sát trực tiếp đấu tranh chống tội phạm, ban giám thị trại giam ở cấp tỉnh và trại
giam.
+Cơ quam điều tra trong quân đội nhân dân khởi tố vụ án hình sự các tội phạm
thuộc thẩm quyền xét xử của toà án quân sự.
+cơ quan điều tra của viện kiểm sát khởi tố vụ án trong trường hợp pháp luật quy
định..

+Viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự thẩm quyền thuộc viện trưởng viện kiểm sát
các cấp.
+toà án khởi tố vụ án hình sự thẩm quyền trong hội đồng xét xử .
+Đơn vị bộ đội biên phòng, cơ quan hải quan, cơ quan kiểm lâm khởi tố vụ án hình
sự.
-Điều tra vụ án hình sự:
Là giai đoạn tố tụng hình sự trong đó cơ quan điều tra áp dụng mọi biện pháp do
bộ luật tố tụng hình sự quy định để xác định tội phạm và người thực hiện hành vi
phạm tội làm cơ sở cho việc xét xử của toá án.
Nhiệm vụ của cơ quan điều tra là xác định tội phạm và người thực hiện hành vi
phạm tội, xác định thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra tạo điều kiện cần thiết cho
việc giải quyết vụ án, xác định nguyên nhân, điều kiện phạm tội, yêu cầu cơ quan
tổ chức áp dụng biện pháp ngăn ngừa.
Lưu ý:
Luật tố tụng hình sự quy định thời hạn điều tra vụ án hình sự khơng q 4 tháng kể
từ ngày khởi tố vụ án, nếu do tính chất phức tạp phải điều tra thêm trước khi hết
hạn 10 ngày thì phải làm văn bản gửi viện trưởng viện kiểm sát tỉnh hoặc quân khu
cấp này có quyền ra hạn thêm 4 tháng đối với vụ án do cấp dưới hoặc cấp mình
điều tra.
Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền ra hạn thêm hai lần đối với
vụ án cấp mình điều tra và một lần đối với cấp dưới mình. Trường hợp đặc biệt nếu
điều tra chưa kết thúc viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền ra hạn
thêm một lần nữa nhưng khơng q 4 tháng . Như vậy nói chung thời hạn điều tra
tối đa cấp tỉnh , cấp quân khu là 16 tháng, đối với cấp huyện là 12 tháng.
-Truy tố vị can ra trước tòa: đây vừa là nghĩa vụ vừa la quyền của viện kiểm sát
thực hiện quyền công tố được nhà nước giao sau khi nhận được hồ sơ vụ án do cơ
quan điều tra chuyển sang . Trong thời hạn 30 ngày viện kiểm sát phải quyết định
việc khởi tố hay không truy tố vị can.
Nếu truy tố thì ra quyết đình bằng văn bản cáo trạng, khơng truy tố thì có thể ra
quyết định trả lại hồ sơ để điều tra bổ xung, đình chỉ hay tạm đình chỉ.

-Xét xử sơ thẩm:
+Thẩm quyền của toà án nhân dân cấp huyện và toà án quân sự năm 1981 là tội
không nghiêm trọng 5 năm tù, đến 1986 nâng lên là 7 năm tù giam , năm 2003 là
10 năm tù giam.
+Thẩm quyền của toà án nhân dân tỉnh và toà án quân sự quân khu là xét xử sơ
thẩm những vụ án không thuộc thẩm quyền cấp huyện và khu vực.
+toà án nhân dân tối cao và quân sự trung ương xét xử so thẩm đổng thời là chung
thẩm những vụ án đặc biệt nghiêm trọng và phức tạp( bản án có hiệu lực ngay)


×