Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

đề thi môn luật tố tụng dân sự (kèm lời giải) - đề 11.2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.64 KB, 5 trang )

H
L
U
2
0
1
0
P
a
g
e

5

LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ BÀI TẬP CÁ NHÂN
1
ĐỀ BÀI 11
Anh A và chị B kết hôn năm 1996 có điều kiện kết hôn và sinh sống tại
phường T quận Y Thành Phố Hà Nội. Hai vợ chồng có tài sản chung là hai căn
nhà tại phường M, quận N; phường P, quận X, thành phố Hà Nội và 3 tỷ đồng.
Sau một thời gian chung sống 2 vợ chồng phát sinh mâu thuẫn trong việc đầu tư
mở công ty kinh doanh bất động sản nên anh chị A, B đã thoả thuận với nhau về
việc chia tài sản chung để anh A tự mở công ty kinh doanh bất động sản. Tuy
nhiên, để sự thoả thuận của mình có giá trị về mặt pháp lý nên hai vợ chồng anh
A và chị B gửi đơn ra toà án nhân dân yêu cầu công nhận sự thoả thuận của
mình về việc phân chia tài sản chung.
Anh (chị) hãy xác định:
a. Theo pháp luật tố tụng dân sự hiện hành thì toà án nhân dân có thẩm
quyền giải quyết yêu cầu của vợ chống anh A chị B theo thủ tục tố tụng dân sự
hay không? Tại sao? Quan điểm cá nhân của anh chị về vấn đề này.
b. Sau khi tự thoả thuận với nhau về việc phân chia tài sản chung thì chị B đi


Úc học tập chương trình dài hạn 2 năm. Sau đó vợ chồng anh chị A, B hát sinh
mâu thuẫn nên trong hai tuần nghỉ phép chị B về nước gửi đơn kiện ra toà án
nhân dân quận Y yêu cầu xử lý li hôn với anh A. Hỏi TAND quận Y có thẩm
quyền giải quyết yêu cầu của chị B hay không? Tại sao?
BÀI LÀM
a. Theo pháp luật tố tụng dân sự hiện hành thì toà án nhân dân không
có thẩm quyền giải quyết yêu cầu của vợ chống anh A chị B theo thủ tục tố
tụng dân sự. Vì:
Thứ nhất, theo quy định tại điều 28 Luật TTDS về những yêu cầu về hôn
nhân gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án không có điều khoản nào
ghi nhận việc Toà án nhân dân có thẩm quyền giải quyết yêu cầu chia tài sản của
vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Luật TTDS chỉ công nhận thẩm quyền giải
KT32B029 Nguyễn Thị Hồng Nhung
H
L
U
2
0
1
0
P
a
g
e

5

LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ BÀI TẬP CÁ NHÂN
1
quyết việc chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân trong trường hợp hai bên vợ

chồng có tranh chấp tại khoản 2 điều 27 Luật TTDS.
Thứ hai, điều 29 luật HNGĐ năm 2000 quy định, khi hôn nhân tồn tại,
trong trường hợp vợ chồng đầu tư kinh doanh riêng, thực hiện nghĩa vụ dân sự
riêng hoặc có lý do chính đáng khác thì vợ chồng có thể thoả thuận chia tài sản
chung, việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản; nếu không thoả thuận
được thì có quyền yêu cầu toà án giải quyết.
Theo các quy định của pháp luật TTDS và pháp luật HNGĐ như trên thì
việc chia tài sản trong thời ký hôn nhân mà pháp sinh tranh chấp thì mới là tranh
chấp thuộc thẩm quyền của TAND. Còn nếu như việc chia tài sản trong thời kỳ
hôn nhân mà không có tranh chấp thì thuộc thẩm quyền của cơ quan khác (cơ
quan công chứng thụ lý theo thủ tục công chứng chứng thực) chứ không thuộc
thẩm quyền của TAND.
Trong trường hợp này, vợ chồng anh A, chị B đã thoả thuận được với
nhau về việc chia tài sản trong thời ký hôn nhân, mục đích của việc chia tài sản
là để anh A đầu tư mở công ty kinh doanh bất động sản. Do đó, lý do chia tài
sản là hợp pháp, anh chị cũng đã thoả thuận được việc chia tài sản, không có
tranh chấp phát sinh trong việc chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân. Như vậy,
TAND không có thẩm quyền giải quyết yêu cầu của vợ chống anh A chị B theo
thủ tục tố tụng dân sự; để sự thoả thuận của mình có giá trị về mặt pháp lý thì
hai vợ chồng anh A và chị B cần lập thành văn bản việc chia tài sản trong thời
kỳ hôn nhân với đầy đủ các nội dung quy định tại khoản 1 điều 6 Nghị định
70/2001/NĐ-CP và mang văn bản đi công chứng tại cơ quan công chứng có
thẩm quyền.
* Quan đểm cá nhân về vấn đề này:
Có thể nói quy định của pháp luật TTDS sự hiện hành về việc TAND chỉ
có thẩm quyền giải quyết vụ việc chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân của vợ
chồng khi phát sinh tranh chấp là hợp lý. Vì thực tế, việc hai vợ chồng đã thoả
thuận được với nhau về việc chia tài sản trong thời ký hôn nhân rồi thì không
nhất thiết cần phải mở một phiên toà để công nhận sự thoả thuận đấy, như vậy
KT32B029 Nguyễn Thị Hồng Nhung

H
L
U
2
0
1
0
P
a
g
e

5

LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ BÀI TẬP CÁ NHÂN
1
vừa tránh được những chi phí tốn kém không cần thiết và tránh cho TAND phải
giải quyết quá nhiều vụ việc. Tuy nhiên, Luật TTDS cũng như luật HN&GĐ và
các văn bản hướng dẫn có liên quan chưa qui định cụ thể nguyên tắc chia tài sản
chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân khi việc chia tài sản chung đó thuộc
thẩm quyền của Toà án. Do đó, trong thực tiễn áp dụng, Toà án sẽ gặp khó khăn
khi vận dụng căn cứ pháp lý để giải quyết các tranh chấp phát sinh. Trước đây,
Điều 18 Luật HN&GĐ năm 1986 đã qui định: “Khi hôn nhân còn tồn tại, nếu
một bên yêu cầu và có lý do chính đáng, thì có thể chia tài sản chung của vợ
chồng theo qui định ở Điều 42 (nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn) của Luật
này”. Chính vì vậy, cần có những sửa đổi hợp lý trong pháp luật hiện hành để
đảm bảo cơ sở pháp lý cho TAND trong quá trình giải quyết vụ việc chia tài sản
trong thời kỳ hôn nhân theo thủ tục TTDS.
b. TAND quận Y không có thẩm quyền giải quyết yêu cầu của chị B.
Vì:

Thứ nhất, Yêu cầu của chị B là yêu cầu ly hôn, mục đích là giải quyết
quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng cho nên nguyên tắc áp dụng xác định thẩm
quyền của toà án giải quyết là theo nơi cư trú, làm việc của bị đơn.
Thứ hai, theo quy định tại điều 33 và điều 34 Luật TTDS về thẩm quyền
của Toà án các cấp thì TAND quận, huyện, thị xã thành phố thuộc tỉnh có thẩm
quyền giải quyết các tranh chấp, yêu cầu về hôn nhân gia đình quy định tại điều
27 Bộ luật TTDS mà không có các dấu hiệu của khoản 3 điều 33. Và TAND
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp,
yêu cầu có đấu hiệu của khoản 3 điều 33.
Thứ ba, theo quy định của khoản 3 điều 33 và được hướng dẫn cụ thể tại
khoản 4 mục I Nghị quyết 01/2005/NQ-HĐTP thì các tranh chấp, yêu cầu có
đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần uỷ thác tư pháp cho cơ quan lãnh
sự của Việt Nam ở nước ngoài, cho Toà án nước ngoài không thuộc thẩm quyền
giải quyết của TAND cấp huyện.
Thứ tư, trong trường hợp này, chị B đi Úc học tập chương trình dài hạn 2
năm và chỉ về Việt Nam nghỉ phép hai tuần cho nên nơi cư trú của chị vẫn là ở
KT32B029 Nguyễn Thị Hồng Nhung
H
L
U
2
0
1
0
P
a
g
e

5


LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ BÀI TẬP CÁ NHÂN
1
Úc, chị B vẫn là người Việt Nam ở nước ngoài. Mà theo tình huống bài tập, chị
B đã nộp đơn trực tiếp tới TAND quận Y yêu cầu giải quyết vụ việc ly hôn của
chị với anh A, tuy nhiên, theo quy định tại điều 167 BLTTDS thì toà sẽ ra quyết
định thụ lý đơn khởi kiện trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận đơn khởi kiện
chứ không phải thụ lý ngay say khi đương sự nộp đơn khởi kiện, theo đó có hai
khả năng có thể xảy ra:
Một là, tại thời điểm toà án có thẩm quyền thụ lý vụ việc li hôn của chị B
thì chị B đã trở lại Úc để tiếp tục công việc học tập. Trường hợp này theo quy
định tại điểm a, khoản 4.1, điều 4 mục I Nghị quyết 01/2005/NQ-HĐTP là
trường hợp đương sự ở nước ngoài, là tranh chấp về hôn nhân và gia đình có dấu
hiệu tại khoản 3, điều 33 BLTTDS. Cho nên trường hợp này sẽ không thuộc
thẩm quyền của TAND quận Y.
Hai là, tại thời điểm toà án thụ lý vụ việc Ly hôn của chị B, chị B vẫn ở
Việt Nam, trường hợp này sẽ không có dấu hiệu đương sự ở nước ngoài theo
quy định tại khoản 3 điều 33, tuy nhiên chị B chỉ về phép trong 2 tuần sau đó lại
tiếp tục sang học tập tại Úc, mà thời hạn tiến hành giải quyết vụ việc dân sự lại
kéo dài hơn hai tuần (chỉ riêng thời gian chuẩn bị xét xử đã là 4 tháng kể từ ngày
thụ lý vụ án – theo khoản 1 điều 179 BLTTDS) nên trong quá trình giải quyết vụ
việc ly hôn giữa hai anh chị, chị B không thể có mặt tại Việt Nam trong suốt quá
trình giải quyết. Do đó có thể cần phải tiến hành một hoặc một số hoạt động
TTDS ở nước ngoài mà Toà án Việt Nam không thể thực hiện được (như cần
phải uỷ thác tư pháp lấy lời khai của đương sự ở nước ngoài qua con đường
ngoại giao…). Điều này đòi hỏi người xét xử phải nắm vững pháp luật trong
nước, am hiểu Luật quốc tế, Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia, mà những
việc này nếu giao cho TAND Huyện sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Cho nên cũng
có thể coi trường hợp này có dấu hiệu của khoản 3 điều 33 (cần uỷ thác tư pháp
cho toà án nước ngoài) nên cũng sẽ không thuộc thẩm quyền giải quyết của

TAND quận Y.
Từ những phân tích trên có thể khẳng định, yêu cầu yêu cầu xử lý li hôn
với anh A của chị B có dấu hiệu tại khoản 3 điều 33 Luật TTDS, do đó thẩm
KT32B029 Nguyễn Thị Hồng Nhung
H
L
U
2
0
1
0
P
a
g
e

5

LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ BÀI TẬP CÁ NHÂN
1
quyền giải quyết yêu cầu của chị B phải là TAND Thành phố Hà Nội chứ không
phải là TAND quận Y.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường đại học luật Hà Nội, Giáo trình Luật Tố tụng dân sự Việt Nam,
Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2009.
2. Bộ luật Tố tụng dân sự 2004.
3. Nghị quyết của hội đồng thẩm phán toà án nhân dân tối cao số
01/2005/NQ-HĐTP ngày 31/3/2005 hướng dẫn thi hành một số quy định trong
phần thứ nhất “Những quy định chung” của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004.
4. TS. Nguyễn Văn Cừ, Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp luật hôn

nhân và gia đình Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội năm 2008.
5. Nguyễn Thị Thuý, Thực tiễn xét xử sơ thẩm vụ án li hôn có một bên
đương sự ở nước ngoài theo Luật tố tụng dân sự Việt Nam, Hà Nội 2004.
6. ThS. Nguyễn Hồng Hải, Bàn thêm về chia tài sản chung của vợ chồng
trong thời kỳ hôn nhân theo pháp luật Hôn nhân và Gia đình hiện hành, tạp chí
Luật học số 5 năm 2003.
7. Chế độ tài sản theo thoả thuận của vợ chồng liên hệ từ pháp luật nước
ngoài đến pháp luật Việt Nam. Tạp chí Luật học số 11 năm 2009.
8. />dinh/2009/6654/Ban-them-ve-chia-tai-san-chung-cua-vo-chong-trong-thoi.aspx

KT32B029 Nguyễn Thị Hồng Nhung

×