Tải bản đầy đủ (.doc) (113 trang)

NHẬN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI CỦA SINH VIÊN TP.HỒ CHÍ MINH VỚI VẤN ĐỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 113 trang )

Khóa luận Tốt nghiệp Cử nhân Khoa Địa Lý
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
NHẬN THỨC - THÁI ĐỘ - HÀNH VI
CỦA SINH VIÊN TP. HỒ CHÍ MINH
VỚI VẤN ĐỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Trường hợp điển cứu:
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên,
Đại học Bách Khoa,
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,
Đại học Nông Lâm
Thành phố Hồ Chí Minh
GVHD: Phạm Gia Trân SVTH: Nguyễn Thị Thanh Nga
Khóa luận Tốt nghiệp Cử nhân Khoa Địa Lý
Phần
MỞ ĐẦU
GVHD: Phạm Gia Trân SVTH: Nguyễn Thị Thanh Nga
Khóa luận Tốt nghiệp Cử nhân Khoa Địa Lý
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
BĐKH (BĐKH) mà trước hết là sự nóng lên toàn cầu và mực nước biển dâng,
là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ 21, tại cuộc
họp cấp cao quan trọng nhất trong khuôn khổ Hội nghị Liên hợp quốc về BĐKH lần
thứ 14 ở Pô-dơ-nan, Ba Lan, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc - Ban Ki Moon nói:
"Khủng hoảng kinh tế là rất nghiêm trọng, song khi kết hợp cùng với những ảnh
hưởng từ tình trạng BĐKH, cái giá mà chúng ta phải trả cao hơn rất nhiều. Tác
động từ khủng hoảng khí hậu ảnh hưởng trực tiếp tới sự thịnh vượng và cuộc sống
của các dân tộc, cả hiện tại và trong tương lai xa"[B-32]. Báo cáo phát triển con
người 2007/2008 của Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) cũng nhận
định BĐKH gây ra cho nhân loại 5 bước thụt lùi: năng suất nông nghiệp giảm; suy
giảm an ninh về nước ngày càng cao; nguy cơ đối mặt với ngập lụt vùng duyên hải
và các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt gia tăng; suy thoái các hệ sinh thái; nguy cơ


về sức khỏe ngày càng tăng.
BĐKH đang đe dọa nghiêm trọng đến lợi ích sống còn của nhiều dân tộc,
nhiều quốc gia trên khắp hành tinh này. Hội nghị Liên hợp quốc về BĐKH lần thứ
14 ở Pô-dơ-nan, Ba Lan, công bố báo cáo mới nhất về chỉ số rủi ro khí hậu toàn
cầu, trong đó Việt Nam đứng thứ 8 trong số 10 nước chịu thiệt hại nặng nhất do
thiên tai năm 2007, với 346 người thiệt mạng và tổn thất 1.639 triệu USD Theo
tính toán của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam là nước thứ 2 trong 5 quốc gia (Ai
Cập, Việt Nam, Băng-la-đét, Su-ri-nam và Ba-ha-mát) chịu ảnh hưởng nặng nề nhất
do BĐKH. Báo cáo về phát triển con người 2007-2008 của UNDP cho biết, nếu
nhiệt độ trên trái đất tăng thêm 2
0
C, và nước biển dâng lên 1m thì 22 triệu người ở
Việt Nam sẽ mất nhà; và 70% đến 90% diện tích đất nông nghiệp ở vùng Đồng
bằng sông Cửu Long sẽ ngập chìm trong nước biển, thiệt hại ước tính trên 17 tỉ
USD/năm (20% GDP)[B-32]. Vùng Đồng bằng sông Hồng và toàn bộ dân cư sống
dọc theo 3200 km bờ biển cũng bị ảnh hưởng lớn. Bộ TN&MT tổng kết khoảng 10
năm trở lại đây, Việt Nam đã phải gánh chịu tác động lớn của BĐKH, bằng chứng
là các hiện tượng thời tiết cực đoan: thiên tai liên tục xảy ra, gia tăng về cường độ,
quy mô và mức độ, gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Tính riêng năm 2006, thiệt
hại do bão gây ra ở Việt Nam lên đến 1,2 tỉ USD. Đặc biệt, mùa đông năm 2007-
2008, thời tiết rét đậm, rét hại kéo dài 38 ngày đã làm chết hơn 53.000 gia súc,
khoảng 34.000 ha lúa xuân đã cấy và hàng chục nghìn ha mạ ở tất cả miền núi phía
Bắc và Bắc Trung bộ bị mất trắng. Thiệt hại ước tính hơn 11.600 tỉ đồng và 723.900
lượt hộ với hơn 3 triệu nhân khẩu rơi vào cảnh thiếu ăn. Dịch cúm gia cầm, bệnh
lợn tai xanh đã bùng phát ở nhiều nơi và tái diễn dai dẳng.
Theo nghiên cứu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), TP.HCM
nằm trong danh sách 10 thành phố bị đe dọa nhiều nhất bởi BĐKH; nhiệt độ đang
tăng lên khoảng 0,02
0
C từ năm 1960 đến 2005 trong đó từ năm 1991 đến 2005 tăng

GVHD: Phạm Gia Trân SVTH: Nguyễn Thị Thanh Nga
Khóa luận Tốt nghiệp Cử nhân Khoa Địa Lý
lên khoảng 0,03
0
C. Hiện tại có 154 xã phường của TP.HCM đã thường xuyên ngập
úng. Đến năm 2050, dự báo con số này sẽ lên đến 177, chiếm 61% diện tích TP.
Cuối tháng 11/2009, triều cường tại TP.HCM đã đạt mức đỉnh trong vòng 50 năm
qua - 1,57m[B-2].
Nhằm ứng phó với những thách thức đó, Chính phủ Việt Nam đã phê chuẩn
Công ước khung về BĐKH của Liên Hợp Quốc (UNFCCC) vào năm 1994 và Nghị
định Thư Kyoto (KP) vào năm 2002; thông qua Chương trình Mục tiêu Quốc gia về
ứng phó với BĐKH vào tháng 12/2008 (QĐ số 158/2008/QĐ-TTg); hoàn thành
Kịch bản BĐKH, nước biển dâng cho Việt Nam (công bố ngày 09/9/2009). Hậu quả
của BĐKH đối với Việt Nam là rất nghiêm trọng và là một nguy cơ hiện hữu cho
mục tiêu xoá đói giảm nghèo, cho việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ và sự
phát triển bền vững của đất nước. Các nỗ lực trên của chính phủ cũng đủ chứng tỏ
cho ta thấy tính chất nghiêm trọng của BĐKH mà chúng ta đang phải đối mặt. Vấn
đề đặt ra hiện nay là BĐKH đã và đang hàng ngày hàng giờ tác động mạnh mẽ tới
các hoạt động sống của người dân, đe dọa nghiêm trọng đến lợi ích sống còn của họ
nhưng liệu chính họ đã nhận thức được hay chưa về vấn đề này.
Trong đông đảo quần chúng nhân dân, đội ngũ thế hệ trẻ được đánh giá rất
cao, Bí thư Đoàn Thanh niên Bộ TN&MT Trương Đức Trí phát biểu: “Thế hệ trẻ
hiện nay có bản lĩnh cao, sáng tạo, có nhiều điều kiện để tiếp cận thông tin và công
nghệ hiện đại trong bối cảnh hội nhập quốc tế, đó là cơ hội tốt để tiến hành các
nghiên cứu, thực thi các chính sách, thực hiện hiệu quả các mô hình BVMT trong
cả nước”[B-3]. Sinh viên là đội ngũ tri thức với sự nhiệt tình năng động, sáng tạo và
sức trẻ, cũng là đội ngũ nhạy cảm nhất trong các vấn đề xã hội, là lứa tuổi sẽ có
những đóng góp thực tế tới việc cải thiện môi trường. TP.HCM có hơn 8 triệu dân
sinh sống học tập và làm việc trong đó có một lực lượng đông đảo khoảng 401.000
sinh viên đại học, cao đẳng đang đứng trước mối đe dọa chung của cả nước và thế

giới về BĐKH.
Chính vì tất cả những lẽ trên mà chúng tôi quyết định chọn đề tài tìm hiểu
“nhận thức, thái độ, hành vi của sinh viên TP.HCM về BĐKH” làm đề tài nghiên
cứu. Từ đó đánh giá một cách khách quan tình hình nhận thức, thái độ, hành vi của
lực lượng trẻ này làm nền tảng, cơ sở để đưa ra các kiến nghị cụ thể về việc nâng
cao nhận thức cho sinh viên TP.HCM về BĐKH. Phát hiện nghiên cứu sẽ cung cấp
những thông tin cơ sở để các cơ quan chức năng: Bộ GD&ĐT, Bộ Văn hóa - Thông
tin… và các đoàn thể xã hội: Đoàn Thanh niên – Hội Sinh viên các cấp, các CLB
đội nhóm tình nguyện vì môi trường… có phương thức xây dựng và điều chỉnh các
chiến lược và giải pháp trong hoạt động nâng cao nhận thức cho sinh viên về thích
ứng, giảm nhẹ và chống BĐKH. Ngoài ra, kết quả đề tài còn góp phần giúp các nhà
nghiên cứu, các sinh viên có thêm thông tin tham khảo để phát triển thêm đề tài này
với quy mô rộng hơn trong thời gian tới.
GVHD: Phạm Gia Trân SVTH: Nguyễn Thị Thanh Nga
Khóa luận Tốt nghiệp Cử nhân Khoa Địa Lý
Câu hỏi nghiên cứu:
 Hiểu biết của sinh viên về BĐKH và các hoạt động thích ứng, giảm thiểu với
BĐKH hiện nay?
 Sinh viên biết về những thông tin có liên quan BĐKH qua những nguồn nào?
 Lượng kiến thức về BĐKH mà nhà trường cung cấp cho sinh viên hiện nay
ra sao, có cần bổ sung thêm không? Và nếu cần bổ sung thì là những thông tin gì về
BĐKH?
 Sinh viên đã nhận thức được sự tồn tại của BĐKH ở Việt Nam và TP.HCM
hay chưa?
 Nhận thức của sinh viên về tính nghiêm trọng của BĐKH ở Việt Nam và
TP.HCM ở mức độ nào?
 Sinh viên có nhận thức được hành vi sinh hoạt của cá nhân có nguy cơ gây ra
và làm tăng tác động của BĐKH không?
 Nhận thức về chi phí và lợi ích trong việc tiết kiệm điện của sinh viên hiện
nay ra sao?

 Thái độ của sinh viên về trách nhiệm cá nhân với vấn đề BĐKH?
 Thái độ của sinh viên về hành vi sử dụng năng lượng và bảo vệ môi trường?
 Thái độ của sinh viên về hậu quả của BĐKH?
 Hiện nay các hành vi của sinh viên đã thể hiện việc tiết kiệm điện hay chưa?
 Hành vi tìm kiếm thông tin và thực hiện truyền thông về BĐKH của sinh
viên ở mức độ nào?
 Tình hình hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức cho sinh viên
TP.HCM về BĐKH hiện nay như thế nào?
 Cần kiến nghị những nội dung gì? Cho các cơ quan đoàn thể nào để việc
nâng cao nhận thức về BĐKH cho sinh viên đạt hiệu quả?
II. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
II.1. Mục tiêu tổng quát
Góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của truyền thông nâng cao nhận
thức về BĐKH cho đối tượng sinh viên TP. HCM.
II.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá thực trạng kiến thức, nhận thức, thái độ, hành vi của sinh viên trên
địa bàn TP.HCM đối với vấn đề BĐKH.
- Tìm hiểu và đánh giá các hoạt động nâng cao nhận thức về BĐKH cho sinh
viên trên địa bàn TP.HCM.
- Đưa ra các kiến nghị giúp việc nâng cao nhận thức cho sinh viên trên địa bàn
TP.HCM được hiệu quả hơn trong thời gian tới.
GVHD: Phạm Gia Trân SVTH: Nguyễn Thị Thanh Nga
Khóa luận Tốt nghiệp Cử nhân Khoa Địa Lý
III. TỔNG QUAN TƯ LIỆU
III.1. Các khái niệm có liên quan
Theo Chương trình Mục tiêu Quốc gia Ứng phó với BĐKH, 2008, Bộ
TN&MT đã định nghĩa:
Thời tiết: là các điều kiện khí quyển tại một địa điểm nhất định gồm tổ hợp các
yếu tố nhiệt độ, áp suất, độ ẩm, tốc độ gió và mưa
Khí hậu: thường được định nghĩa là trung bình theo thời gian của thời tiết

(thường là 30 năm, WMO).
Biến đổi khí hậu: là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình
và/hoặc dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài
thập kỷ hoặc dài hơn. BĐKH có thể là do các quá trình tự nhiên bên trong hoặc các
tác động bên ngoài, hoặc do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của
khí quyển hay trong khai thác sử dụng đất.
Khả năng bị tổn thương do tác động của BĐKH: là mức độ mà một hệ thống
(tự nhiên, xã hội, kinh tế) có thể bị thương do BĐKH, hoặc không có khả năng ứng
phó với những tác động bất lợi của BĐKH.
Ứng phó với BĐKH: là các hoạt động của con người nhằm thích ứng và giảm
nhẹ BĐKH.
Thích ứng với BĐKH: là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc con người đối
với hoàn cảnh hoặc môi trường thay đổi, nhằm mục đích giảm khả năng bị tổn
thương do dao động và biến đối khí hậu hiện hữu hoặc tiềm tàng và tận dụng các cơ
hội do nó mang lại.
Giảm nhẹ BĐKH: là các hoạt động nhằm giảm mức độ hoặc cường độ phát
thải khí nhà kính.
Kịch bản BĐKH: là giả định có cơ sở khoa học và tính tin cậy về sự tiến triển
trong tương lai của các mối quan hệ giữa nền kinh tế - xã hội, GDP, phát thải khí
nhà kính, BĐKH và mực nước biển dâng. Lưu ý rằng, kịch bản BĐKH khác với dự
báo thời tiết và dự báo khí hậu là nó đưa ra quan điểm về mối ràng buộc giữa phát
triển và hành động.
Nước biển dâng: là sự dâng mực nước của đại dương trên toàn cầu, trong đó
không bao gồm thủy triều, nước dâng do bão… Nước biển dâng tại một vị trí nào
đó có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với trung bình toàn cầu vì có sự khác nhau về
nhiệt độ của đại dương và các yếu tố khác.
Khí nhà kính: là các thành phần khí của khí quyển, gồm cả các khí tự nhiên và
nhân tạo, hấp thụ và thải ra phóng xạ ở các bước sóng cụ thể trong vùng quang phổ
hồng ngoại do bề mặt trái đất, khí quyển và mây tạo ra. Khí này gây ra hiệu ứng nhà
kính. Hơi nước (H

2
O), carbon dioxide (CO
2
), nitrous oxide (N
2
O), methane (CH
4
như sulphur hexafluoride (SF
6
), hydrofluorocarbons (HFCs) và perfluorocarbons
(PFCs). (IPCC) [B-33].
GVHD: Phạm Gia Trân SVTH: Nguyễn Thị Thanh Nga
Khóa luận Tốt nghiệp Cử nhân Khoa Địa Lý
Biến đổi khí hậu: là sự thay đổi của khí hậu mà hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp
do tác động của hoạt động con người dẫn đến thay đổi thành phần khí quyển toàn
cầu và ngoài ra là những biến thiên tự nhiên của khí hậu được quan sát trên một chu
kỳ thời gian dài (Công ước Khung của Liên hợp Quốc về BĐKH).
Nghị định thư Kyoto: Nhằm tăng cường cơ sở pháp lý về trách nhiệm thực
hiện Công ước khung của Liên hợp quốc về BĐKH (UNFCCC), Hội nghị các Bên
lần thứ 3 của UNFCCC tại Kyoto, Nhật Bản, tháng 12 năm 1997 đã thông qua Nghị
định thư Kyoto (KP). KP đưa ra nghĩa vụ pháp lý đối với các Bên nước thuộc Phụ
lục I, trong thời kỳ 2008-2012 đạt phát thải khí nhà kính thấp hơn mức năm 1990
khoảng 5,2%. Sáu khí nhà kính được kiểm soát trong KP là: CO
2
, CH
4
, N
2
O, HFCs,
PFCs và SF

6
. KP cũng đưa ra được các biện pháp khuyến khích các Bên thuộc Phụ
lục I giảm phát thải khí nhà kính trong quá trình phát triển nền kinh tế của nước
mình. Các nước này có thể giảm chi phí trong việc đáp ứng chỉ tiêu giảm phát thải
của mình bằng việc đạt được giảm phát thải với chi phí thấp hơn tại các nước khác
thay vì thực hiện giảm phát thải trong nước. (Cục Khí tượng Thủy văn và BĐKH
Bộ TN&MT Việt Nam) [B-4].
Theo Từ Điển Tiếng Việt Phổ Thông, Biên soạn: TS. Chu Bích Thu, PGS.TS.
Nguyễn Ngọc Trâm, TS. Nguyễn Thị Thanh Nga, TS. Nguyễn Thúy Khanh, TS.
Phạm Hùng Việt, 2011, Nxb: Thành Phố Hồ Chí Minh
Nhận thức:
1. (Danh từ) Quá trình và kết quả phản ánh và tái hiện hiện thực vào trong tư
duy, quá trình con người nhận biết, hiểu biết thế giới khách quan hoặc kết quả của
quá trình đó.
2. (Động từ) Nhận ra và biết được.
Thái độ: (danh từ)
1. Tổng thể nói chung những biểu hiện ra bên ngoài (bằng nét mặt, cử chỉ,
hành động, lời nói) của ý nghĩ, tình cảm của người nói đối với người hoặc việc.
2. Cách nghĩ, cách nhìn và cách hành động theo một hướng nào đó trước một
vấn đề, một tình hình.
Ý thức:
1. Là khả năng của con người phản ánh và tái hiện hiện thực vào trong tư duy.
2. Sự nhận thức trực tiếp, nhất thời về hoạt động tâm lý của bản thân mình, sự
hiểu biết trực tiếp về những việc bản thân mình làm.
3. Sự nhận thức đúng đắn, biểu hiện bằng thái độ, hành động cần phải có.
Hành vi: (danh từ)
Toàn bộ nói chung những phản ứng, cách ứng xử, biểu hiện ra ngoài của một
người trong một hoàn cảnh cụ thể nhất định.
GVHD: Phạm Gia Trân SVTH: Nguyễn Thị Thanh Nga
Khóa luận Tốt nghiệp Cử nhân Khoa Địa Lý

III.2. Các nghiên cứu trước đây
Vấn đề BĐKH đang được xem là vấn đề nóng trên các phương tiện thông tin
đại chúng hiện nay tuy nhiên việc tìm hiểu và nghiên cứu về kiến thức, nhận thức,
thái độ, hành vi của người dân về vấn đề BĐKH vẫn là một đề tài mới mẻ. Qua quá
trình tìm kiếm tài liệu liên quan đến nội dung đề tài nhóm nghiên cứu đã phát hiện
một số đề tài có nội dung liên quan sau:
1. Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP), Báo cáo phát triển con
người 2007/2008. ( chương I, trang 71)
Tài liệu có đề cập tới các cuộc khảo sát thái độ người dân ở cấp quốc gia, đã
nêu ra một số ý kiến của người dân tại tại các nước như Anh, Mỹ, Pháp, Đức về vấn
đề BĐKH. Điều này cho ta nhìn nhận được một cách tổng quát mức độ nhận thức
của người dân trên tầm nhìn quốc gia và châu lục.
2. Khôi Nguyên, Cập nhật 05/2009, Vô cảm với hiểm họa BĐKH?[B-5]
Mở đầu bài viết tác giả đã nêu lên tình trạng đại bộ phận dân cư hiện nay đang
thiếu thông tin về thiên tai và BĐKH, không được tiếp cận đầy đủ về các chính sách
của Chính phủ liên quan đến phòng chống thiên tai và BĐKH. Đó là những thông
tin do Tổ chức Đông Tây hội ngộ (EMWF) vừa công bố trong kết quả nghiên cứu
việc thích ứng với BĐKH ở tỉnh Quảng Nam. Thông tin được nhắc tới trong bài viết
là một phần kết quả nghiên cứu nằm trong khuôn khổ một dự án do Quỹ FORD.
3. Bộ Giao thông vận tải Vương quốc Anh, 2006, Một xem xét lại thái độ của
công chúng thay đổi khí hậu và giao thông: báo cáo tóm tắt [B-6].
Bài viết có đề cập tới một điều tra của Bộ Giao thông vận tải Vương quốc Anh
về kiến thức và nhận thức về BĐKH liên quan đến vận tải, cũng đã có một số kết
luận về nhận thức, thái độ và niềm tin của người dân đứng trước vấn đề BĐKH hiện
nay.
Nhìn chung các tài liệu nêu trên đã có cái nhìn khái quát, tập trung nhiều vào
những tác động của BĐKH. Tuy nhiên chưa đi sâu vào nghiên cứu nhận thức, thái
độ, hành vi của một đối tượng cụ thể đối với vấn đề BĐKH.
4. Tuấn Hà, 13/10/2009, Nâng cao nhận thức để hành động [B-9]
Tác giả bài viết cho biết tác giả vừa tham gia cuộc Hội thảo với nội dung

“Nâng cao nhận thức và ứng phó với những thách thức của BĐKH” tổ chức tại
ĐHSP Hà Nội trong hai ngày 12 và 13/10/2009.
Trong bài viết tác giả có nhắc qua các hậu quả do BĐKH mang lại, và có nêu
nhận định rằng: nhận thức người dân Việt Nam chưa đáp ứng được tính cấp bách
của BĐKH. Bài báo có đoạn viết: “Thậm chí, tầng lớp “có học” nhất là những sinh
viên thì - theo PGS, TS Trần Đức Tuấn, Trung Tâm nghiên cứu và hỗ trợ giáo dục
vì sự phát triển bền vững, ĐHSP – khoảng 40% trong số họ chưa có khái niệm về
hiểm họa này”. Ngoài ra bài báo cũng nói lên một nội dung mà buổi hội thảo đề cập
tới là: “Việt Nam cần làm gì trong giáo dục BĐKH?”. Bài viết tuy chỉ mới đưa ra
GVHD: Phạm Gia Trân SVTH: Nguyễn Thị Thanh Nga
Khóa luận Tốt nghiệp Cử nhân Khoa Địa Lý
một ý ngắn để nhận định chung về nhận thức của người dân Việt Nam với BĐKH
cũng như nêu ra định hướng của việc thực hiện giáo dục BĐKH trong nhà trường,
nhưng đã có nhiều ý gợi mở cho đề tài chúng tôi khi đi sâu nghiên cứu nhận thức
của sinh viên về BĐKH và các vấn đề liên quan trong đề tài.
5. Theo bao báo Lao Động, 06/07/2009, Chống BĐKH tại Việt Nam: Cần biến
đổi nhận thức trước tiên [B-7].
Bài báo tác giả nêu lên khá nhiều những tác động của BĐKH tới kinh tế xã hội
Việt Nam kèm theo các thông tin về thiệt hại cũng như dự báo của các tổ chức thế
giới như: Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á. Cuối bài báo, tác giả
có đưa ra ý kiến của ông Trần Thục - Viện trưởng Viện Khoa học Khí tượng, Thuỷ
văn và Môi trường để nói lên quan điểm về sự yếu kém về nhận thức lẫn kiến thức
BĐKH của các cấp ban ngành hiện nay. Bài viết chưa chú tâm vào một nội dung cụ
thể mà chỉ nêu khái quát tình hình cũng như đánh giá chung chung về nhận thức
BĐKH các cấp, các ngành mà chưa nói về nhận thức của người dân nói chung và
tầng lớp sinh viên nói riêng.
6. Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam, 2010, Kỷ yếu tọa đàm “Sinh viên
Việt Nam với BĐKH”, 2010, Thành phố Hồ Chí Minh.
Nằm trong chương trình phối hợp giữa Trung ương Hội sinh viên Việt Nam và Văn
phòng Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH. Cuốn kỷ yếu tập trung

5 bài tham luận của 5 trường đại diện khu vực phía Nam gồm các trường: ĐH Lạc
Hồng, ĐH Bình Dương, ĐH BK, ĐH KHTN, ĐH Cần Thơ. Phần lớn các bài tham
luận nói về nguyên nhân, hậu quả và tác động của BĐKH. Trường ĐH BK với bài
tham luận “mỗi sinh viên Việt Nam hãy là một Sứ giả xanh vì một Hành tinh xanh”
đã phần nào nói lên vai trò quan trọng của sinh viên trong việc thích ứng và giảm
nhẹ BĐKH. Trường ĐH KHTN cũng đã nêu lên một số hoạt động tiêu biểu của
trường nhằm nâng cao nhận thức cho sinh viên về vấn đề BVMT, chống BĐKH
Các trường đều nêu lên quan điểm là phải nâng cao nhận thức sinh viên, mặc
dù chưa thật cụ thể, chi tiết nêu ra nội dung và phương thức hoạt động nhưng cũng
là một tài liệu tham khảo có ích cho đề tài của chúng tôi.
GVHD: Phạm Gia Trân SVTH: Nguyễn Thị Thanh Nga
Khóa luận Tốt nghiệp Cử nhân Khoa Địa Lý
IV. KHUNG NGHIÊN CỨU
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
V.1. Các phương pháp thu thập dữ liệu
V.1.1. Dữ liệu sơ cấp
Dữ liệu sơ cấp được thu thập qua công cụ bảng hỏi cấu trúc và phương pháp
quan sát thực địa.
V.1.1.1. Bảng hỏi cấu trúc thu thập ý kiến của sinh viên
a. Đối tượng chọn mẫu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sinh viên năm 3 và năm 4 thuộc các trường
đại học trên địa bàn TP.HCM.
b. Địa bàn lấy mẫu
Địa bàn thu thập thông tin mà chúng tôi chọn là 4 trường đại học đóng trên địa
bàn TP.HCM:
1. ĐH BK TP.HCM
2. ĐH KHTN TP.HCM
3. ĐH KHXH&NV TP.HCM
4. ĐH NL TP.HCM
c. Tiêu chí chọn mẫu

GVHD: Phạm Gia Trân SVTH: Nguyễn Thị Thanh Nga
HÀNH VI
- Tiết kiệm
điện
- Tìm kiếm
thông tin
BĐKH
- Truyền
thông về
BĐKH
THÁI ĐỘ
- Trách nhiệm
cá nhân với
BĐKH
- Hành vi tiết
kiệm
- Hậu quả
BĐKH
KIẾN NGHỊ
MỨC ĐỘ
HIỂU BIẾT
VỀ BĐKH
ĐẶC ĐIỂM
KT – VH – XH
CỦA CÁ NHÂN
NHẬN THỨC
- Sự tồn tại
của BĐKH
- Tính nghiêm
trọng của

BĐKH
- Hành vi
nguy cơ gây
BĐKH
Khóa luận Tốt nghiệp Cử nhân Khoa Địa Lý
- Biến số độc lập: tuổi, giới tính, trường, khoa.
- Biến số phụ thuộc: về kiến thức, nhận thức, thái độ, hành vi của sinh viên
TP.HCM về BĐKH và thực trạng truyền thông về BĐKH trên địa bàn TP.HCM.
- Nguyên tắc chọn mẫu định tính: chọn mẫu phi xác suất theo chỉ tiêu
Từ đó các mẫu được chọn như sau:
Chọn 120 mẫu được chia đều cho 4 trường đại học mỗi trường chọn 30 mẫu
trong đó có 50% là sinh viên khoa môi trường và 50% là sinh viên không thuộc
khoa môi trường.
d. Nội dung bảng hỏi
Đặc điểm bảng hỏi gồm 67 câu chia làm 3 phần:
Phần 1: đặc điểm dân số nghiên cứu
Phần 2: kiến thức, nhận thức, thái độ hành vi của học sinh viên với vấn đề
BĐKH
Phần 3: truyền thông về BĐKH
V.1.1.2. Phỏng vấn sâu
- Quá trình phỏng vấn sâu tiến hành thực hiện 8 mẫu:
+ 4 mẫu cho lãnh đạo đoàn/hội sinh viên trong 4 trường nghiên cứu
+ 2 mẫu đại diện CLB hoạt động vì môi trường
+ 1 mẫu đại diện ban lãnh đạo Thành đoàn TP.HCM
+ 1 mẫu đại diện ban lãnh đạo Hội Sinh viên TP.HCM
- Nội dung phỏng vấn sâu:
 Trong hai năm trở lại đây đơn vị đã có những hoạt động nào có liên quan đến
vấn đề BVMT / BĐKH? ( tên hoạt động, mục tiêu, đối tượng, nội dung, hình thức).
 Đơn vị đánh giá hiệu quả của những hoạt động đó như thế nào?
 Những thuận lợi và khó khăn của đơn vị khi thực hiện những hoạt động đó?

 Đơn vị nhận xét về nhận thức, thái độ, hành vi của sinh viên hiện nay đối với
vấn đề môi trường, BĐKH hiện nay ra sao?
 Cần có những giải pháp gì để nâng cao hiệu quả truyền thông, nâng cao nhận
thức của sinh viên với vấn đề BĐKH?
 Định hướng thời gian tới của đơn vị về các chương trình hoạt động BVMT /
BĐKH như thế nào?
V.1.1.3. Phương pháp điều tra quan sát thực địa
Việc thực hiện đề tài được tiến hành qua quá trình tiếp xúc với sinh viên 4
trường đại học nhằm tìm hiểu nhận thức, thái độ, hành vi của họ vấn đề BĐKH. Bên
cạnh đó, thăm dò, tìm hiểu các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức cho sinh
viên về BĐKH tại 4 trường hiện nay. Quá trình tìm kiếm dẫn chứng, tài liệu liên
quan bằng phương pháp nghiên cứu quan sát thực địa này chỉ là những kết quả điều
tra ban đầu làm cơ sở cho việc đánh giá và thẩm định lại trong quá trình nghiên cứu.
V.1.2. Dữ liệu thứ cấp
GVHD: Phạm Gia Trân SVTH: Nguyễn Thị Thanh Nga
Khóa luận Tốt nghiệp Cử nhân Khoa Địa Lý
V.1.2.1. Nội dung thu thập
- Các thông tin về đặc điểm tự nhiên, hành chính, kinh tế, xã hội địa bàn
nghiên cứu.
- Thông tin về các trường đề tài chọn làm địa bàn lấy mẫu (lịch sử hình thành,
các đơn vị đào tạo và đội ngũ cán bộ viên chức).
- Các bản báo cáo, kế hoạch chương trình truyền thông có liên quan đến
BĐKH.
- Các bài viết có nội dung liên quan đến BĐKH, các hoạt động của sinh viên.
V.1.2.2. Nguồn thu thập
- Số liệu từ cục thống kê
- Từ sách, báo, tạp chí chuyên đề, các cuốn kỷ yếu có liên quan về BĐKH
- Thu thập thông tin trên internet, các phương tiện truyền thông …
Qua đó, lựa chọn, tổng hợp những ý chính có liên quan đến nội dung đề tài
quan tâm và triển khai phân tích vấn đề.

V.2. Các phương pháp xử lý số liệu
V.2.1. Dữ liệu sơ cấp
- Xử lý bảng hỏi cấu trúc với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 11.5 và phân tích
theo phương pháp thống kê mô tả.
- Các thông tin thu thập được từ phỏng vấn sâu, hình ảnh quan sát và chụp lại
được tổng hợp lại theo đề mục định sẵn để chứng minh, minh họa thêm cho các
nhận định, mong đợi và ý kiến của các đối tượng điều tra.
V.2.2. Dữ liệu thứ cấp
- Các tài liệu tìm kiếm được có liên quan đến vấn đề trong nước và thế giới có
nguồn gốc, đáng tin cậy, có ích cho đề tài nghiên cứu sẽ được tổng hợp, sắp xếp,
đánh giá theo đúng chương mục một cách khoa học.
VI. GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU
- Đề tài chỉ chú ý nghiên cứu trọng tâm về nhận thức, thái độ, hành vi của sinh
viên đối với vấn đề BĐKH.
- Một số nội dung thông tin bị hạn chế do khó khăn trong việc thu thập:
Khi chúng tôi phỏng vấn, có một số ít sinh viên đã không nhiệt tình trong việc trả
lời các câu hỏi trong bảng hỏi mà chúng tôi nêu ra nên có thể một số thông tin
chúng tôi thu thập của các cá nhân đó có độ chính xác không cao.
VII. KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU
GVHD: Phạm Gia Trân SVTH: Nguyễn Thị Thanh Nga
Khóa luận Tốt nghiệp Cử nhân Khoa Địa Lý
GVHD: Phạm Gia Trân SVTH: Nguyễn Thị Thanh Nga
Thời gian
Tiến hành
2010 2011
1/12 30/12 1/3 20/3 30/4 30/5 13/6
1. Xây dựng, chỉnh sửa đề
cương luận văn
2. Thu thập dữ liệu, tài liệu
liên quan, khảo sát thực tế.

3. Nhập và xử lý số liệu
4. Phân tích và thuyết minh
5. Viết luận văn hoàn chỉnh
6. Sửa chữa, hoàn tất đề tài
7. Nộp đề tài
Khóa luận Tốt nghiệp Cử nhân Khoa Địa Lý
Phần
NỘI DUNG
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC
VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về đặc điểm tự nhiên, hành chính, kinh tế, xã hội Thành phố
Hồ Chí Minh
1.1.1. Đặc điểm tự nhiên
1.1.1.1. Vị trí địa lý
TP.HCM có tọa độ 10°10' – 10°38' Bắc và 106°22' – 106°54' Đông. Phía Bắc
giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh
Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh
Long An và Tiền Giang. Nằm ở miền Nam Việt Nam, TP.HCM cách Hà Nội 1.730
GVHD: Phạm Gia Trân SVTH: Nguyễn Thị Thanh Nga
Khóa luận Tốt nghiệp Cử nhân Khoa Địa Lý
km theo đường bộ, trung tâm thành phố cách cách bờ biển Đông 50 km theo đường
chim bay. Với vị trí tâm điểm của khu vực Đông Nam Á, TP.HCM là một đầu mối
giao thông quan trọng về cả đường bộ, đường thủy và đường không, nối liền các
tỉnh trong vùng và còn là một cửa ngõ quốc tế.
1.1.1.2. Địa hình
Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu
Long, địa hình thành phố thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây. Vùng
cao nằm ở phía Bắc - Đông Bắc và một phần Tây Bắc, trung bình 10 đến 25 m. Xen
kẽ có một số gò đồi, cao nhất lên tới 32m như đồi Long Bình ở quận 9. Ngược lại,
vùng trũng nằm ở phía Nam - Tây Nam và Ðông Nam thành phố, có độ cao trung

bình trên dưới 1 m, nơi thấp nhất 0,5 m. Các khu vực trung tâm, một phần các quận
Thủ Đức, quận 2, toàn bộ huyện Hóc Môn và quận 12 có độ cao trung bình, khoảng
5 tới 10 m
1.1.1.3. Thủy văn
Nằm ở vùng hạ lưu hệ thống sông Ðồng Nai - Sài Gòn, TP.HCM có mạng lưới
sông ngòi kênh rạch rất đa dạng. Sông Ðồng Nai bắt nguồn từ cao nguyên Lâm
Viên, hợp lưu bởi nhiều sông khác, có lưu vực lớn, khoảng 45.000 km, hàng năm
cung cấp 15 tỷ m³ nước, và là nguồn nước ngọt chính của thành phố. Sông Sài Gòn
bắt nguồn từ vùng Hớn Quản, chảy qua Thủ Dầu Một đến TP.HCM, với chiều dài
200 km và chảy dọc trên địa phận thành phố dài 80 km. Một con sông nữa là sông
Nhà Bè, hình thành ở nơi hợp lưu hai sông Đồng Nai và Sài Gòn, chảy ra biển
Đông bởi hai ngả chính Soài Rạp và Gành Rái. Trong đó, ngả Gành Rái chính là
đường thủy chính cho tàu ra vào bến cảng Sài Gòn. Ngoài các con sông chính,
TP.HCM còn có một hệ thống kênh rạch chằng chịt: Láng The, Bàu Nông, Rạch
Tra, Bến Cát, An Hạ Hệ thống sông, kênh rạch giúp TP.HCM trong việc tưới tiêu,
nhưng do chịu ảnh hưởng dao động triều bán nhật của biển Ðông, thủy triều thâm
nhập sâu đã gây khó khăn tới sản xuất nông nghiệp và hạn chế việc tiêu thoát nước
ở khu vực nội thành
1.1.1.4. Khí hậu
Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, TP.HCM có nhiệt độ cao đều
trong năm và hai mùa mưa – khô rõ rệt: mùa mưa được bắt đầu từ tháng 5 tới tháng
11, còn mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau. Trung bình, TP.HCM có 160 tới
270 giờ nắng một tháng, nhiệt đó trung bình 27°C, cao nhất lên tới 40°C, thấp nhất
xuống 13.8°C. Lượng mưa trung bình của thành phố đạt 1.949 mm/năm, một năm ở
thành phố có trung bình 159 ngày mưa, tập trung nhiều nhất vào các tháng từ 5 tới
11, chiếm khoảng 90%, đặc biệt hai tháng 6 và 9. Trên phạm vi không gian thành
phố, lượng mưa phân bố không đều, khuynh hướng tăng theo trục Tây Nam – Ðông
Bắc. Cũng như lượng mưa, độ ẩm không khí ở thành phố lên cao vào mùa mưa
GVHD: Phạm Gia Trân SVTH: Nguyễn Thị Thanh Nga
Khóa luận Tốt nghiệp Cử nhân Khoa Địa Lý

(80%) và xuống thấp vào mùa không mưa (74.5%). Trung bình, độ ẩm không khí
đạt bình quân/năm 79.5%.
TP.HCM chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính là gió mùa Tây – Tây Nam
và Bắc – Ðông Bắc. Gió Tây – Tây Nam từ Ấn Độ Dương, tốc độ trung bình 3.6m/s
vào mùa mưa, gió Bắc – Ðông Bắc từ biển Đông, tốc độ trung bình 2.4m/s vào mùa
khô. Ngoài ra còn có gió tín phong theo hướng Nam – Đông Nam vào khoảng tháng
3 tới tháng 5, trung bình 3.7 m/s. Có thể nói TP.HCM thuộc vùng không có gió bão.
1.1.2. Hành chính
TP.HCM hiện nay là một trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương của Việt
Nam, về mặt hành chính, thành phố được chia thành 19 quận và 5 huyện.
Theo định hướng phát triển: trong giai đoạn từ năm 2011-2015 huyện Củ Chi
sẽ chuyển thành thị xã, toàn bộ 2 huyện Hóc Môn và Nhà Bè (trung tâm là khu đô
thị cảng Hiệp Phước) nâng cấp thành quận; đồng thời 5 xã đang "đô thị hóa" phía
nam của huyện Bình Chánh (gồm: Bình Hưng, Phong Phú, Hưng Long, An Phú Tây
và Đa Phước) được tách ra lập quận Nam Sài Gòn (tên dự kiến đặt, có thể thay đổi)
mới. Như thế, đến năm 2015 TP.HCM sẽ có 25 đơn vị hành chánh trực thuộc, bao
gồm: 1 thị xã, 22 quận và 2 huyện.
Bảng 1: Diện tích và dân số các quận, huyện TP.HCM năm 2009
Tên đơn vị hành chính Đơn vị trực
thuộc
Diện tích
(km
2
)
Dân số năm
2004
Dân số
năm 2009
QUẬN/ HUYỆN NỘI THÀNH
Quận 1 10 phường 7.73 198.032 180.225

Quận 2 11 phường 49.74 125.136 147.490
Quận 3 14 phường 4.92 201.122 190.553
Quận 4 15 phường 4.18 180.548 180.980
Quận 5 15 phường 4.27 170.367 171.452
Quận 6 14 phường 7.19 241.379 249.329
GVHD: Phạm Gia Trân SVTH: Nguyễn Thị Thanh Nga
Khóa luận Tốt nghiệp Cử nhân Khoa Địa Lý
Quận 7 10 phường 35.69 159.490 244.276
Quận 8 16 phường 19.18 360.722 408.772
Quận 9 13 phường 114 202.948 256.257
Quận 10 15 phường 5.72 235.231 230.345
Quận 11 16 phường 5.14 224.785 226.854
Quận 12 11 phường 52.78 290.129 405.360
Quận Gò Vấp 16 phường 19.74 452.083 522.690
Quận Tân Bình 15 phường 22.38 397.569 421.724
Quận Tân Phú 11 phường 16.06 366.399 398.102
Quận Bình Thạnh 20 phường 20.76 423.896 457.362
Quận Phú Nhuận 15 phường 4.88 175.293 174.535
Quận Thủ Đức 12 phường 47.76 336.571 442.177
Quận Bình Tân 10 phường 51.89 398.712 572.132
Tổng quận nội thành 259 phường 494.01 5.140.412 5.880.615
QUẬN/ HUYỆN NGOẠI THÀNH
Huyện Củ Chi 20 xã. 1 thị trấn 434.5 288.279 343.155
Huyện Hóc Môn 11 xã. 1 thị trấn 109.18 245.381 349.065
Huyện Bình Chánh 15 xã. 1 thị trấn 252.69 304.168 420.109
Huyện Nhà Bè 6 xã. 1 thị trấn 100.41 72.740 101.074
Huyện Cần Giờ 6 xã. 1 thị trấn 704.22 66.272 68.846
Tổng huyện ngoại thành 58 xã, 5 thị trấn 1.601 976.839 1.282.249
Toàn thành phố 259 phường, 58
xã, 5 thị trấn

2.095.01 6.117.251 7.162.864
(Nguồn: Cục Thống kê TP.HCM)
1.1.3. Kinh tế
TP.HCM giữ vai trò đầu tàu kinh tế của cả Việt Nam. Thành phố chiếm 0.6%
diện tích và 8.34% dân số của Việt Nam nhưng chiếm tới 20.2% tổng sản phẩm,
27.9% giá trị sản xuất công nghiệp và 34.9% dự án nước ngoài. Năm 2010, thu
nhập bình quân đầu người ở thành phố đạt 2.800 USD/năm, cao hơn nhiều so với
trung bình cả nước, 1168 USD/năm. Tổng GDP cả năm 2010 đạt 418.053 tỷ đồng
(tính theo giá thực tế khoảng 20.902 tỷ USD), tốc độ tăng trưởng đạt 11.8%.
Cơ cấu kinh tế của thành phố, khu vực nhà nước chiếm 33.3%, ngoài quốc
doanh chiếm 44.6%, phần còn lại là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Về các
ngành kinh tế, dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất chiếm 51.1%, công nghiệp và xây
dựng chiếm 47.7%, nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chỉ chiếm 1.2%.
Về thương mại, Chợ Bến Thành là biểu tượng về giao lưu thương mại từ xa
xưa của thành phố, hiện nay vẫn giữ một vai trò quan trọng. Những thập niên gần
đây, nhiều trung tâm thương mại hiện đại xuất hiện như Saigon Trade Centre,
Diamond Plaza
GVHD: Phạm Gia Trân SVTH: Nguyễn Thị Thanh Nga
Khóa luận Tốt nghiệp Cử nhân Khoa Địa Lý
Mức tiêu thụ của TP.HCM cũng cao hơn nhiều so với các tỉnh khác của Việt
Nam và gấp 1.5 lần thủ đô Hà Nội. Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM, có mã
giao dịch là VN-Index, được thành lập vào tháng 7 năm 1998. Tính đến ngày 31
tháng 12 năm 2007, toàn thị trường đã có 507 loại chứng khoán được niêm yết,
trong đó có 138 cổ phiếu với tổng giá trị vốn hóa đạt 365 nghìn tỷ đồng.
1.1.4. Xã hội
1.1.4.1. Dân cư
Theo kết quả điều tra dân số ngày 01/04/2009 TP.HCM có dân số 7.162.864
người (chiếm 8.34% dân số Việt Nam), mật độ trung bình 3.419 người/km² (tuy
nhiên nếu tính những người cư trú không đăng ký thì dân số thực tế của thành phố
vượt trên 8 triệu người), gồm 1.824.822 hộ dân trong đó: 1.509.930 hộ tại thành thị

và 314.892 hộ tại nông thôn, bình quân 3,93 người/hộ. Phân theo giới tính: nam có
3.435.734 người chiếm 47.97%, nữ có 3.727.130 người chiếm 52.03%.
Dân số thành phố tăng nhanh, trong 10 năm từ 1999-2009 dân số thành phố
tăng thêm 2.125.709 người, bình quân tăng hơn 212.000 người/năm, tốc độ tăng
3.54%/năm, chiếm 22.32% số dân tăng thêm của cả nước trong vòng 10 năm.
Huyện Bình Chánh với 420.109 dân là huyện có dân số lớn nhất trong số các huyện
cả nước. Trong khi đó, huyện Cần Giờ với 68.846 người, có dân số thấp nhất trong
số các quận, huyện của thành phố. Không chỉ là thành phố đông dân nhất Việt Nam,
quy mô dân số của TP.HCM còn hơn phần lớn các thủ đô ở châu Âu ngoại trừ
Moscow và London.
Theo số liệu thống kê năm 2009 có 83.32% dân cư sống trong khu vực thành
thị, TP.HCM có gần một phần ba là dân nhập cư từ các tỉnh khác. Cơ cấu dân tộc,
người Kinh 6.699.124 người chiếm 93.52% dân số thành phố, tiếp theo tới người
Hoa với 414.045 người chiếm 5.78%, còn lại là các dân tộc khác. Tổng cộng có đến
52/54 dân tộc được công nhận tại Việt Nam có người cư trú tại thành phố, ngoài ra
còn 1.128 người được phân loại là người nước ngoài, có nguồn gốc từ các quốc gia
khác (India, Pakistan, Indonesia, Pháp ).
Sự phân bố dân cư ở TP.HCM không đồng đều, ngay cả các quận nội ô. Trong
khi các quận 3, 4, 5 hay 10, 11 có mật độ lên tới trên 40.000 người/km² thì các quận
2, 9, 12 chỉ khoảng 2.000 tới 6.000 người/km². Ở các huyện ngoại thành mật độ dân
số rất thấp như Cần Giờ chỉ có 96 người/km².
1.1.4.2. Y tế
TP.HCM, với dân số đông, mật độ cao trong nội thành, cộng thêm một lượng
lớn dân vãng lai đã phát sinh nhu cầu lớn về y tế và chăm sóc sức khỏe. Các tệ nạn
xã hội như mại dâm, ma túy, tình trạng ô nhiễm môi trường gây ảnh hưởng lớn tới
sức khỏe dân cư thành phố. Những bệnh truyền nhiễm phổ biến ở các nước đang
phát triển như sốt rét, sốt xuất huyết, tả, thương hàn hay các bệnh của những quốc
gia công nghiệp phát triển, như tim mạch, tăng huyết áp, ung thư, tâm thần, bệnh
GVHD: Phạm Gia Trân SVTH: Nguyễn Thị Thanh Nga
Khóa luận Tốt nghiệp Cử nhân Khoa Địa Lý

nghề nghiệp đều xuất hiện ở TP.HCM. Tuổi thọ trung bình của nam giới ở thành
phố là 71,19 và nữ giới là 75,00.
Vào năm 2005, TP.HCM có 21.780 nhân viên y tế, trong đó có 3.399 bác sĩ.
Tỷ lệ bác sĩ đạt 5.45 trên 10 nghìn dân, giảm so với con số 7.31 của năm 2002.
Toàn thành phố có 19.442 giường bệnh, 56 bệnh viện, 317 trạm y tế và 5 nhà hộ
sinh. Bên cạnh hệ thống nhà nước, thành phố cũng có 2.303 cơ sở y tế tư nhân và
1.472 cơ sở dược tư nhân, góp phần giảm áp lực cho các bệnh viện lớn.
1.1.4.3. Giáo dục
Về mặt hành chính, Sở Giáo dục TP.HCM chỉ quản lý các cơ sở giáo dục từ
bậc mầm non tới phổ thông. Các trường đại học cao đẳng phần lớn thuộc Bộ
GD&ĐT Việt Nam. Trong năm học 2008 – 2009, toàn thành phố có 638 cơ sở giáo
dục mầm non, 467 trường cấp I, 239 trường cấp II, 81 trường cấp III và 55 trường
cấp II, III. Ngoài ra, theo con số từ 1994, TP.HCM còn có 20 trung tâm xóa mù
chữ, 139 trung tâm tin học, ngoại ngữ và 12 cơ sở giáo dục đặc biệt. Tổng cộng
1.308 cơ sở giáo dục của thành phố có 1.169 cơ sở công lập và bán công, còn lại là
các cơ sở dân lập, tư thục.
Giáo dục bậc đại học cao đẳng trên địa bàn thành phố có trên 70 trường, đa số
do Bộ GD&ĐT quản lý, trong đó chỉ có 2 trường đại học công lập (Trường ĐH Sài
Gòn và Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch) do thành phố quản lý.
Bảng 2: Số trường đại học và cao đẳng trên địa bàn TP.HCM
Năm 2005 2006 2007 2008 2009
Số trường học (Trường) 58 63 68 71 71
Công lập 44 49 54 55 55
Ngoài công lập 14 14 14 16 16
(Nguồn: Cục Thống kê TP.HCM)
Là thành phố lớn nhất Việt Nam, TP.HCM cũng là trung tâm giáo dục bậc ĐH
lớn bậc nhất, cùng với Hà Nội. ĐHQG - TP.HCM với năm ĐH thành viên. Nhiều
ĐH lớn khác của thành phố như ĐH Kiến trúc, ĐH Y Dược, ĐH Ngân hàng, ĐH
Luật, ĐH Kinh tế đều là các ĐH quan trọng của Việt Nam.
Bảng 3: Số lượng sinh viên đang học đại học và cao đẳng trên địa bàn

TP.HCM
Tổng số
Năm
2007 2008 2009
357.918 363.783 401.012
GVHD: Phạm Gia Trân SVTH: Nguyễn Thị Thanh Nga
Khóa luận Tốt nghiệp Cử nhân Khoa Địa Lý
I. Trung ương 333.328 338.022 364.976
Trong đó
- ĐHQG - TP.HCM 60.764 65.828 72.385
+ ĐH BK 17.032 18.491 18.086
+ ĐH KHTN 15.758 17.102 17.315
+ ĐH KHXH&NV 27.974 30.235 26.184
- ĐH Sư phạm Kỹ thuật 18.009 20.03 17.019
- ĐH Kinh tế 51.126 55.907 48.19
- ĐH Luật 16.217 18.301 16.661
- ĐH Sư phạm 16.102 17.176 16.406
- ĐH Kiến trúc 8.538 9.32 9.914
- ĐH NL 23.98 26.175 22.932
- ĐH Y Dược 6.531 7.15 6.856
- Nhạc viện Thành phố 197 202 199
- ĐH Mỹ thuật 701 756 744
- ĐH Ngân hàng 8.981 9.705 9.531
- ĐH Thể dục Thể thao TW2 1.902 2.067 2.052
- ĐH Mở bán công 19.12 20.88 33.959
- cao đẳng Sư phạm mẫu giáo TW3 5.703 6.109 6.022
- ĐH Sư phạm Thể dục Thể thao TP.HCM 1.054 1.14 1.151
II. Địa phương 24.59 25.761 36.036
Trong đó: ĐH Sài Gòn 5.14 5.437 5.512
(Nguồn: Cục Thống kê TP.HCM)

1.2. Tổng quan về các trường đại học
1.2.1. Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh
Trường ĐH BK - ĐHQG TP.HCM là một trung tâm đào tạo cán bộ kỹ thuật
công nghệ và các nhà quản lý có trình độ ngang tầm với các nước tiên tiến trong
khu vực Đông Nam Á, đáp ứng nguồn nhân lực có chất lượng cao cho sự nghiệp
công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước cũng như khu vực phía Nam. Là trung
tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ có vai trò chủ đạo trong việc
thông tin và ứng dụng công nghệ mới của các nước tiên tiến trên thế giới và trong
khu vực, chuyển giao công nghệ cho các ngành công nghiệp thuộc khu vực phía
Nam.
1.2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Tiền thân của Trường ĐH BK ĐHQG TP.HCM là Trung tâm Quốc gia Kỹ
thuật Phú Thọ được thành lập vào ngày 29/6/1957. Đến năm 1972, Trung tâm Quốc
gia Kỹ thuật được đổi tên thành Học viện Quốc gia Kỹ thuật. Theo sắc lệnh số
010/SL/VNGDTN ngày 11/1/1974 Học viện Quốc gia Kỹ thuật được sát nhập vào
Viện ĐH BK Thủ Đức và đổi tên thành Trường ĐH Kỹ thuật. Sau ngày thống nhất
đất nước, theo quyết định số 426/Ttg ngày 2/10/1976 của Chủ tịch Hội đồng Bộ
trưởng, Trường được mang tên Trường BK TP.HCM. Trường ĐH BK TP.HCM trở
GVHD: Phạm Gia Trân SVTH: Nguyễn Thị Thanh Nga
Khóa luận Tốt nghiệp Cử nhân Khoa Địa Lý
thành một trong 09 trường thành viên của ĐHQG TP.HCM với tên gọi là Trường
ĐH Kỹ thuật. Với Quyết định số 15/2001/QĐ-TTg và Quyết định số 16/2001/QĐ-
TTg ngày 12/2/2001 của Thủ tướng Chính phủ, ĐHQG TP.HCM được tổ chức lại –
lúc này chỉ bao gồm thêm hai thành viên khác là trường ĐH KHTN và trường ĐH
KHXH&NV.
1.2.1.2. Các đơn vị đào tạo và đội ngũ Cán bộ Viên chức
Trường hiện có 11 Khoa, gồm các khoa: Khoa Cơ khí (CK - 2), Khoa Địa chất
– Dầu mỏ (DC - 3), Khoa Điện – Điện tử (DD - 4), Khoa Khoa học & Kỹ thuật máy
tính (môi trường - 5), Khoa Kỹ thuật Hóa học (HC - 6), Khoa Quản lý Công nghiệp
(QL - 7), Khoa Kỹ thuật xây dựng (XD - 8), Khoa môi trường (MO - 9), Khoa Kỹ

thuật Giao thông (GT - G), Khoa công nghệ Vật liệu (VL - V), Khoa Khoa học Ứng
dụng (UD – K). Theo số liệu quy mô đào tạo năm học 2009-2010 trường có tổng số
24.910 sinh viên.
Bảng 4: Số lượng sinh viên theo khoa của trường ĐH BK (2009 - 2010)
Khoa CK DC DD GT HC MO MT QL UD VL XD
ĐHCQ
(sinh viên)
2573 748 2702 629 1634 777 1651 1180 635 946 3497
KCQ
(sinh viên )
494 1885 187 428 154 57 1737
(Nguồn: Niên Giám 2010- ĐH. Bách Khoa TP.HCN)
1.2.1.3. Điều kiện học tập và sinh hoạt
Trường ĐH BK - ĐHQG TP.HCM có cơ sở chính rộng 14,5 ha nằm tại nội
thành TP.HCM – thuộc phường 14 Quận 10. Trường có 117 phòng học (14.479 m
2
),
96 phòng thí nghiệm (12.197 m
2
), 3 xưởng thực hành (6.950 m
2
), 1 thư viện (1.145
m
2
- cho đại học và sau đại học). Cơ sở thứ hai của Trường rộng 26 ha là nơi sinh
viên năm thứ nhất nhập học – quy hoạch trong khu của ĐHQG TP.HCM thuộc địa
phận quận Thủ Đức TP.HCM và huyện Dĩ An tỉnh Bình Dương.
Kí túc xá: tọa lạc tại số 497 Hòa Hảo, phường 7, quận 10, TP.HCM. Tổng diện
tích xây dựng khoảng 38.000 m
2

với kinh phí đầu tư hơn 120 tỷ đồng. Có 307
phòng dành cho sinh viên Việt Nam, tổng sức chứa là 2.456 người. Ngoài ra, kí túc
xá còn có 20 phòng ở tầng 11 dành cho sinh viên nước ngoài với sức chứa là 80
người, đầy đủ tiện nghi. Sinh viên của trường cũng được sử dụng hệ thống kí túc xá,
thư viện và các tiện ích chung trong khu của ĐHQG TP.HCM.
Thư Viện: toàn bộ các môn học của trường đều có giáo trình và tài liệu tham khảo,
trong đó 55% (509 tên sách) là giáo trình do cán bộ giảng viên nhà trường biên
soạn. Thư viện đã có 277 tên tạp chí (191 tạp chí ngoại văn, 86 tạp nội văn), số đầu
sách: 9.460 tên với 36.555 cuốn, có 30 máy tính để truy cập Internet và tài liệu thư
viện miễn phí. Hàng năm thư viện được đầu tư trên 1 tỷ đồng để mua tài liệu, in
giáo trình.
GVHD: Phạm Gia Trân SVTH: Nguyễn Thị Thanh Nga
Khóa luận Tốt nghiệp Cử nhân Khoa Địa Lý
1.2.2. Đại học Khoa học Tự nhiên Thành phố Hồ Chí Minh
1.2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Trường Cao Đẳng Khoa Học trực thuộc Viện ĐH Đông Dương đặt tại Hà Nội
được thành lập theo sắc lệnh ngày 26/7/1941. Trong Bản Hiệp ước văn hóa Pháp -
Việt, ký kết ngày 30/12/1949, Viện ĐH Đông Dương biến đổi thành Viện ĐH hỗn
hợp Pháp - Việt lấy tên là Viện ĐH Hà Nội, gồm 2 trung tâm: một Trung tâm ở Hà
Nội và một Trung tâm ở Sài Gòn.
Ngày 11/5/1955 thành lập Viện ĐH Quốc gia Việt Nam và được đặt dưới sự
điều hành của một Viện Trưởng người Việt Nam. Tháng 3/1957, đổi tên thành Viện
ĐH Sài Gòn; cũng từ đó trường ĐH Khoa học được mang tên Trường ĐH Khoa học
Sài Gòn.
Trường ĐH Tổng hợp TP.HCM được thành lập ngày 30/4/1977 theo quyết
định của Bộ ĐH và trung học chuyên nghiệp hợp nhất từ hai trường ĐH Văn Khoa
và ĐH Khoa học (của Viện ĐH Sài Gòn cũ) với mục tiêu đào tạo cán bộ nghiên cứu
KHTN và xã hội, đào tạo giảng viên giảng dạy khoa học cơ bản cho các trường
trong khu vực.
Năm 1996, Trường ĐH KHTN được chính thức thành lập theo quyết định

1236/GDĐT của Bộ GD&ĐT ngày 30/3/1996 trên cơ sở tách ra từ Trường ĐH
Tổng hợp TP.HCM để tham gia vào ĐHQG TP.HCM.
1.2.2.2. Các đơn vị đào tạo và đội ngũ Cán bộ Viên chức
Trường hiện có 09 Khoa, 15 trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học - chuyển
giao công nghệ và 2 bộ môn trực thuộc gồm: Khoa Toán – Tin học, Khoa công
nghệ Thông tin, Khoa Vật Lý - Vật lý kỹ thuật, Khoa Hóa học, Khoa Sinh học,
Khoa Địa chất, Khoa môi trường, Khoa Điện tử - Viễn thông, Khoa Khoa học Vật
liệu, Bộ môn Ngoại ngữ, Bộ môn giáo dục thể chất…
Trường đào tạo các văn bằng: Tiến sĩ, Thạc sĩ, Cử nhân đại học Cử nhân hệ
Cao đẳng, Cử nhân 2, Hoàn chỉnh, Từ xa, Vừa học vừa làm. Hằng năm trường có
trên 2.000 Cử nhân và gần 80 Thạc sĩ, Tiến sĩ ra trường, cung cấp đội ngũ cán bộ
khoa học tự nhiên cho TP.HCM và các tỉnh trong toàn quốc.
1.2.2.3. Điều kiện học tập và sinh hoạt
Trường đã được nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động Hạng I năm
2000, năm 2003 Trường vinh dự được tặng thưởng Huân chương độc lập hạng III
và mới đây Trường đã vinh dự đón nhận Huân chương độc lập hạng II (năm 2009).
Đặc biệt, ngày 11/09/2010, Chủ tịch nước đã ký quyết định phong tặng danh hiệu
Anh hùng Lao động cho tập thể cán bộ viên chức, giảng viên và sinh viên Trường
ĐH KHTN TP.HCM.
Kí túc xá 135B Trần Hưng Đạo, Q.1 cách trường 1.5km. kí túc xá có một
phòng tự học 250 chỗ, một hội trường 300 chỗ, có ti vi phục vụ nhu cầu cho sinh
GVHD: Phạm Gia Trân SVTH: Nguyễn Thị Thanh Nga
Khóa luận Tốt nghiệp Cử nhân Khoa Địa Lý
viên, có căn tin 60 – 80 chỗ. Thường xuyên tổ chức các hội thi, các hoạt động văn
hóa văn nghệ, thể dục thể thao, hiến máu nhân đạo,… đáp ứng nhu cầu vui chơi,
học tập và hoạt động xã hội của sinh viên. Ngoài ra sinh viên có tỉnh xây dựng của
trường còn được sử dụng kí túc xá của ĐHQG tại Linh Trung – Thủ Đức.
Thư viện: được xây dựng trên nền tảng Thư viện Cao học - Một mô hình thư
viện hiện đại theo dự án với sự đầu tư ban đầu của Vụ sau đại học Bộ GD&ĐT và
ĐH Tổng hợp TP.HCM. Thành lập vào ngày 11/5/1995. Đáp ứng yêu cầu thông tin

cho mọi đối tượng sinh viên, giảng viên, nhà nghiên cứu, doanh nghiệp
1.2.3. Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh
ĐH NL TP.HCM ngày nay là một trường đa ngành, đa lĩnh vực với mũi nhọn
là thế mạnh về các chuyên ngành nông lâm ngư nghiệp, trực thuộc Bộ GD&ĐT, tọa
lạc trên khu đất rộng 118ha, thuộc khu phố 6, phường Linh Trung, quận Thủ Đức,
TP.HCM và huyện Dĩ An (tỉnh Bình Dương).
1.2.3.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Tiền thân là Trường Quốc gia Nông lâm mục Bảo Lộc (1955), Trường cao
đẳng Nông lâm súc (1963), Học viện Nông nghiệp (1972), Trường ĐH Nông
nghiệp (thuộc Viện ĐH BK Thủ Đức - 1974), Trường ĐH Nông nghiệp 4 (1975),
Trường ĐH Nông lâm nghiệp TP.HCM (1985), trên cơ sở sát nhập hai Trường cao
đẳng Lâm nghiệp (Trảng Bom - Đồng Nai) và Trường ĐH Nông nghiệp 4 (Thủ Đức
- TP.HCM), Trường ĐH NL (thành viên ĐHQG - TP.HCM 1995), Trường ĐH NL
TP.HCM trực thuộc Bộ GD&ĐT (2000). Trải qua hơn 55 hoạt động, Trường đã đạt
nhiều thành tích suất sắc về đào tạo, nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật
nông lâm ngư nghiệp, chuyển giao công nghệ, quan hệ quốc tế. Trường đã vinh dự
được nhận Huân chương Lao động Hạng ba (năm 1985), Huân chương lao động
Hạng nhất (năm 2000), Huân chương Độc lập Hạng ba (năm 2005).
1.2.3.2. Các đơn vị đào tạo và đội ngũ Cán bộ Viên chức
Trường đã không ngừng phát triển mạnh về số lượng và chất lượng đội ngũ và
cơ sở vật chất để đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ chính trị, với lực lượng trên 850
thầy cô giáo và cán bộ công chức, trong đó 65% có trình độ sau ĐH hoạt động tại
01 viện nghiên cứu, 17 khoa và bộ môn trực thuộc: Khoa Công nghệ Thông tin;
Quản lý Đất đai; Chăn nuôi - Thú Y; Ngoại ngữ; Công nghệ Thực phẩm; Cơ khí
công nghệ; Thuỷ sản; Nông học; Môi trường và Tài nguyên; Lâm nghiệp; Kinh tế,
Bộ môn Sư phạm Kỹ thuật; Công nghệ Hóa; Công nghệ Sinh học; Công nghệ
Thông tin Địa lý (Khoa Môi trường và Tài nguyên); Lý luận Chính trị; Cảnh quan
và Kỹ thuật hoa viên (Khoa Môi trường và Tài nguyên).
Hiện nay, trường có số lượng sinh viên học sinh đang theo học gần 20.000,
trong đó hệ chính quy có trên 12.000. Năm học 2010-2011, với gần 9.000 chỉ tiêu

tuyển mới trong đó tuyển 4.400 hệ đại học cao đẳng chính quy, 1.500 trung cấp
chuyên nghiệp, 3.400 hệ đại học văn bằng hai, vừa làm vừa học và đào tạo liên
GVHD: Phạm Gia Trân SVTH: Nguyễn Thị Thanh Nga
Khóa luận Tốt nghiệp Cử nhân Khoa Địa Lý
thông cao đẳng lên đại học; trường cũng được phép tuyển sinh đào tạo 52 ngành và
chuyên ngành bậc đại học và 5 ngành bậc cao đẳng. Từ 2005, trường được phép của
Bộ GD&ĐT, mở phân hiệu tại Gia Lai để đào tạo nhân lực phục vụ cho phát triển
hai tỉnh Gia Lai, Kon Tum.
1.2.3.3. Điều kiện học tập và sinh hoạt
Khuôn viên chính của trường nằm ở quận Thủ Đức, cách trung tâm TP.HCM
khoảng 17 km về hướng Đông Bắc, nằm dọc theo đường Xuyên Á, giáp với huyện
Dĩ An – Bình Dương.
Giảng đường: trường có 5 khu giảng đường chính với tổng diện tích là
5.30m2, gồm 86 phòng học, trang bị đủ phương tiện nghe nhìn, với sức chứa 60 –
180 sinh viên/ phòng và 3 hội trường có sức chứa 250 – 550 người, dành cho các
hội nghị, hội thảo chuyên đề, các sinh hoạt chính trị, các hoạt động văn hóa văn
nghệ.
Kí túc xá: gồm 5 nhà đánh số A, B, C, D (CX nữ), E (CX An Giang), tổng
diện tích 6.637 m2 (đang mở rộng) với trên 350 phòng, sức chứ trên 3.000 sinh viên
và học viện được trang bị đủ tiên nghi với 3 sân bóng, gần căn tin nhà ăn sinh viên,
nhà thi đấu thể thao và bệnh xá. Liên tục trong nhiều năm kí túc xá trường được
công nhận là kí túc xá văn hóa. Trường có chính sách ưu tiên ở xa (thuộc các tỉnh
chưa xây kí túc xá tại TP.HCM) miễn giảm lệ phí ở đối với các sinh viên huộc diện
chính sách – xã hội.
Thư viện: trường đã xây dựng mạng LAN nội bộ, trên 1000 máy tính được nối
mạng nội bộ và Internet. Năm học 2008-2009, Trường đã đưa vào sử dụng thư viện
điện tử với kinh phí đầu tư ban đầu là 24 tỷ đồng góp phần nâng cao năng lực
nghiên cứu và tự học sinh viên. Thư viện hiện có 14.500 đầu sách (74.785 bản),
bình quân có 380 đầu sách/ngành, có 190 đầu báo, tạp chí.
1.2.4. Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh

1.2.4.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Trường ĐH KHXH&NV có tiền thân là Trường ĐH Văn khoa, thuộc Viện
ĐH Sài Gòn, thành lập năm 1957. Tháng 4/1977 Trường ĐH Văn khoa hợp nhất
với Trường ĐH Khoa học thành Trường ĐH Tổng hợp TP.HCM. Ngày 30/3/1996,
ĐH KHXH&NV được thành lập trên cơ sở tách ra từ Trường ĐH Tổng hợp
TP.HCM và là một trong những trường đại học thành viên của ĐHQG TP.HCM.
ĐH KHXH&NV có vai trò quan trọng trong nền giáo dục đại học của Việt Nam, là
trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học có chất lượng cao ở địa bàn các tỉnh phía
Nam và đang phấn đấu vươn lên ngang tầm với các trường đại học trong khu vực và
thế giới.
1.2.4.2. Các đơn vị đào tạo và đội ngũ Cán bộ Viên chức
Trường hiện có 26 Khoa và Bộ môn, gồm các khoa: Triết học; Văn học và
Ngôn ngữ; Lịch sử; Địa lý; Việt Nam học; Đông Phương học; Xã hội học; Giáo
GVHD: Phạm Gia Trân SVTH: Nguyễn Thị Thanh Nga
Khóa luận Tốt nghiệp Cử nhân Khoa Địa Lý
dục; Thư viện - Thông tin; Ngữ văn Anh; Ngữ văn Pháp; Ngữ văn Nga; Ngữ văn
Trung Quốc; Ngữ văn Đức; Văn hoá học; Báo chí - Truyền thông; Nhân học, Quan
hệ Quốc tế; và các bộ môn (trực thuộc trường): Công tác Xã hội; Tâm lý học; Đô thị
học; Giáo dục Thể chất.
Trường qui tụ một đội ngũ gồm trên 630 cán bộ công nhân viên; trong đó có 450
cán bộ giảng dạy và nghiên cứu gồm: 28 Giáo sư và Phó Giáo sư; 93 Tiến sĩ khoa
học và Tiến sĩ; 282 Thạc sĩ, được đào tạo trong nước và nước ngoài. Qui mô đào tạo
của trường là trên 31.000 sinh viên, học viên thuộc các loại hình đào tạo khác nhau;
trong đó 12.000 sinh viên chính qui và 1.500 học viên sau ĐH.
1.2.4.3. Điều kiện học tập và sinh hoạt
Ngoài cơ sở 1: 10-12 Đinh Tiên Hoàng, phường Bến Nghé, quận 1, TP.HCM
vừa được xây dựng thêm nhà chính diện khang trang cao 6 tầng, Trường cũng đang
dần hoàn thành việc xây dựng cơ sở 2: khu phố 6, phường Linh Trung, quận Thủ
Đức, TP.HCM, rộng trên 23 ha, thành một cơ sở đào tạo hiện đại, nằm trong khu
qui hoạch của ĐHQG - TP.HCM. Cơ sở tại 10-12 Đinh Tiên Hoàng cũng sẽ được

tiếp tục xây dựng, cải tạo phục vụ cho đào tạo sau đại học cho hệ đào tạo cử nhân
tài năng, và các hoạt động quốc tế, các trung tâm dịch vụ.
Thư viện: ngoài các thư viện chuyên ngành tại các khoa/bộ môn, Trường có 1
thư viện lớn với hàng trăm ngàn đầu sách và tạp chí, báo khác nhau tại cơ chính ở
10-12 Đinh Tiên Hoàng và một chi nhánh tại cơ sở Linh Trung, Thủ Đức. Thư viên
của Trường đang tiến hành số hoá các tài liệu theo hướng thư viện điện tử để có thể
phục vụ tốt hơn cho giảng viên, sinh viên của trường. Có 3 phòng Lab có khả năng
tiếp nhận nhiều sinh viên cùng lúc học ngoại ngữ theo phương pháp thính thị.
Phòng vi tính được trang bị 100 máy vi tính, phòng Multimedia trang bị trên 50
máy tất cả được nối mạng và có thể khai thác internet.
Kí túc xá: sinh viên năm nhất đến năm 3 học ở cơ sở Linh Trung – Thủ Đức sẽ
được xét ở trong kí túc xá ĐHQG nếu là diện sinh viên thuộc tỉnh có đóng góp xây
dựng, ngoài ra các sinh viên có hoàn cảnh khó khăn cũng được tạo điều kiện được
xét ở. sinh viên năm tư học trên cơ sở Đinh Tiên Hoàng – quận 1 được xét vào ở kí
túc xá 35 Trần Hưng Đạo - quận 1.
GVHD: Phạm Gia Trân SVTH: Nguyễn Thị Thanh Nga

×