Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.48 KB, 2 trang )
Hướng dẫn thủ tục giải quyết khiếu nại bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu
1/ Người được bảo hiểm:
- Khi có nguy cơ có thể dẫn đến tổn thất, Người được bảo hiểm phải thông báo ngay cho
Công ty Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (sau đây gọi là BIC) hoặc
những người đại diện hoặc Đại lý của Công ty nơi gần nhất bằng điện thoại hoặc bằng
Fax.
- Khi xảy ra tổn thất, thông báo bằng điện thoại và fax Thông báo tổn thất theo Mẫu số
01-MCO cho BIC nơi gần nhất (trong vòng 24 giờ).
- Khẩn trương tiến hành các biện pháp hạn chế tổn thất, đồng thời thông báo cho BIC
bằng điện thoại để phối hợp giải quyết.
- Thu thập toàn bộ các chứng từ liên quan đến hàng hoá tổn thất như: COR, ROROC,
CSC… (như bộ hồ sơ khiếu nại nêu dưới đây).
- Gửi bộ hồ sơ khiếu nại cho BIC
Hồ sơ Khiếu nại Người được bảo hiểm phải cung cấp:
(1) Đơn Khiếu nại bản chính theo Mẫu số 02-MCO.
(2) Đơn/Giấy chứng nhận bảo hiểm bản chính (Cả mặt trước và mặt sau).
(3) Hợp đồng mua bán/ Hợp đồng giao nhận vận chuyển.
(4) Vận đơn B/L bản chính (Cả mặt trước và mặt sau).
(5) Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice).
(6) Liệt kê hàng hoá đóng gói (Packing list).
(7) Biên bản giám định hàng hoá bản chính (Surveyor’s Report).
(8) Biên bản kết toán nhận hàng với tàu bản chính (ROROC) kèm Biên bản kiểm đếm
hàng hoá (nếu có).
(9) Biên bản xác nhận hàng hoá tổn thất bản chính (COR)
(10) Giấy chứng nhận hàng thiếu bản chính (CSC).
(11) Giấy Biên nhận và thế nhiệm (Receipt and Subrogation) theo Mẫu số 03 – MCO,
khi BIC đã đồng ý bồi thường.
Ngoài ra tùy thuộc loại hàng hoá và rủi ro bảo hiểm, người được bảo hiểm phải cung cấp thêm:
(12) Chứng từ cân hàng (nếu có).
(13) Biên bản bàn giao hàng (nếu có).
(14) Các giấy tờ khác có liên quan đến tổn thất theo yêu cầu của BIC.