Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

CÔNG TÁC QUẢN LÝ THƯ VIỆN potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.21 KB, 18 trang )

I. KHÁI QUÁT CÔNG TÁC QUẢN LÝ THƯ VIỆN
1. Nhận thức về vai trò của sách, báo và thư viện
Xã hội càng phát triển thì vai trò của sách, báo và thư viện càng quan trọng. Lê-nin nói: “Không
có sách thì không có tri thức - không có tri thức thì không có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản”.
Bác Hồ dạy cán bộ: “Học ở trường, học trong sách, học lẫn nhau và học dân”.
Tuyên ngôn của UNESCO về thư viện năm 1994 có đoạn viết: “Thư viện công cộng mở ra cơ hội
cho người dân ở cơ sở tiếp cận tới tri thức, đảm bảo cho họ học tập liên tục và tự quyết định sự phát
triển văn hoá của mình, của nhóm cộng đồng”.
Trải qua hàng vạn năm, cho tới cách đây mấy nghìn năm, tại các trung tâm văn minh của thế giới,
như Ai Cập, Hy Lạp, La Mã, Ấn Độ, Trung Quốc, con người mới sáng tạo ra được chữ viết. Nhờ có chữ
viết, con người mới ghi chép được những điều hiểu biết, những thông tin cần thiết trên vỏ cây, trên da
thú, trên đất nung… Về sau, người ta đã tập hợp những tri thức để viết thành sách.
Sách là sản phẩm quan trọng để bảo lưu, truyền bá và phát triển tri thức. Chính vì vậy, từ xa xưa
các quốc gia đều rất coi trọng sách. Người Trung Quốc có câu: “Để cho con bao nhiêu tài sản, không
bằng để cho con một cuốn sách”. Để bảo quản sách, cách đây hơn 2000 năm, các triều đại, các trung
tâm tôn giáo đều thành lập thư viện. Bước sang thời cận đại, xuất hiện thêm loại hình thư viện trong
trường học và thư viện cá nhân. Thời kỳ hiện đại, xuất hiện thêm loại hình thư viện công cộng và thư
viện của các cơ quan, đơn vị chuyên ngành. Thư viện ngày nay khác xa so với thư viện truyền thống.
Trong thư viện không những có sách, mà còn có sách điện tử, có báo, tạp chí và nhiều vật mang tin
khác. Thư viện ngày càng được ứng dụng công nghệ thông tin và các tiến bộ kỹ thuật khác để hoạt
động. Thư viện không chỉ phục vụ cho đối tượng trí thức và các tầng lớp trên, mà còn là nơi phục vụ
rộng rãi cho mọi tầng lớp trong xã hội. Nói một cách khác, thư viện ngày càng trở nên gần gũi và thiết
thực cho đông đảo nhân dân. Hiện nay, nhiều người lầm tưởng phương tiện thông tin phát triển thì
không cần sách là không đúng, vì thông tin nhiều bao nhiêu chăng nữa, nhưng không có kiến thức cơ
bản thì việc phân tích và khai thác, sử dụng thông tin cũng rất hạn chế. Chỉ có trường học và sách mới
cung cấp cho ta kiến thức cơ bản và sách còn là điều kiện cho ta học tập suốt đời, từ đó mà tri thức
ngày càng được nâng lên.
Pháp lệnh Thư viện Việt Nam xác định vị trí vai trò của thư viện như sau: “Thư viện có chức
năng, nhiệm vụ giữ gìn di sản thư tịch của dân tộc; thu thập, tàng trữ, tổ chức việc khai thác và sử dụng
chung vốn tài liệu trong xã hội nhằm truyền bá tri thức, cung cấp thông tin phục vụ nhu cầu học tập,
nghiên cứu, công tác và giải trí của mọi tầng lớp nhân dân; góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân


lực, bồi dưỡng nhân tài, phát triển khoa học, công nghệ, kinh tế, văn hóa, phục vụ công cuộc công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.”
Trong quá trình vận động cách mạng, Đảng và Bác Hồ rất coi trọng vai trò của sách, báo đối với
công tác giác ngộ quần chúng. Từ sau ngày hoà bình lập lại đến nay sách, báo được xác định là công
cụ rất qua trọng để phục vụ công tác tư tưởng và văn hoá. Trong Nghị quyết của các kỳ Đại hội đại biểu
toàn quốc, Đảng ta đều đề cập đến công tác báo chí, xuất bản và việc phát triển hệ thống thư viện từ
trung ương đến cơ sở.
Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ III của Đảng (1960) đã ghi: “Về công tác thư viện, cần mở
rộng các thư viện hiện có, xây dựng thêm một số thư viện ở các khu công nhân, các thị xã và mở rộng
phong trào quần chúng đọc sách”
Nghị quyết Đại hội lần thứ IV (1976) đã ghi: “Nhà nước cùng với sự đóng góp của nhân dân sẽ
xây dựng những trung tâm văn hoá tỉnh, thành phố, huyện và các cơ sở văn hoá nông thôn, các thư
viện, nhà văn hóa… làm cho việc đọc sách báo, nghe đài… trở thành nếp sống hằng ngày ở khắp nơi,
kể cả những vùng xa xôi hẻo lánh”. “Phát triển hệ thống thư viện từ trung ương, tỉnh, thàn phố đến
huyện và cơ sở”.
Nghị quyết Đại hội lần thứ VI (1986) đã ghi: “Xây dựng và sử dụng các hệ thống thư viện, câu lạc
bộ, nhà văn hoá… từ trung ương đến cơ sở, ở các ngành và các địa phương… Đưa đến tận các đơn vị
cơ sở những giá trị văn hoá, nghệ thuật của dân tộc và thế giới, những kiến thức phổ thông và hiện đại
về khoa học, kinh tế. Đưa văn hoá, văn nghệ đến vùng rừng núi và vùng nông thôn hẻo lánh”
Nghị quyết Đại hội lần thứ X (2006) đã ghi: “Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống nhà văn
hoá, bảo tàng, thư viện, phòng đọc, điểm bưu điện văn hoá xã… bảo vệ và phát huy giá trị của tài liệu
lưu trữ”.
Thực hiện chủ trương của Đảng và để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về thư viện, ngày
28/12/2000 Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh Thư viện, trong đó có nêu: cần tăng
cường đầu tư của nhà nước, kết hợp với đẩy mạnh xã hội hoá, để phát triển cả về số lượng và chất
lượng các loại hình thư viện.
Ngày 6/10/1998 Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động thư viện trường
phổ thông. Ngày 4/10/2007 Bộ VHTT phê duyệt quy hoạch phát triển ngành Thư viện Việt Nam đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020. Ngày 10/3/2008 Bộ VH, TT & DL ban hành quy chế mẫu về tổ chức
và hoạt động thư viện các trường đại học.

Chương trình phát triển sự nghiệp văn hoá - thông tin giai đoạn 2006-2010 của Tỉnh uỷ Bắc
Giang đã đề ra chỉ tiêu 20% số xã có thư viện, 10% số làng, bản, khu phố có tủ sách.
2- Khái quát công tác quản lý thư viên:
Th ư viện là một đơn vị sự nghiệp, có thể là đơn vị độc lập (có con dấu và tài khoản riêng) hoặc đ
ược ghép trong đơn vị sự nghiệp lớn hơn, như Trung tâm văn hoá, Nhà văn hoá… Cũng như các đơn
vị sự nghiệp khác, công tác quản lý th ư viện vừa tuân thủ khoa học về quản lý và nguyên tắc của quản
lý nhà n ước, đồng thời vừa có yếu tố đặc thù của hoạt động chuyên môn.
+ Về quản lý đơn vị sự nghiệp nói chung, đều có 3 vấn đề:
- Quản lý kinh phí và tài sản của đơn vị.
- Quản lý hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của đơn vị.
- Xây dựng, quản lý và sử dụng đội ngũ cán bộ.
+ Về quản lý Thư viện:
Thư viện đ ược xác định có 4 yếu tố cấu thành:
- Nhà và các trang bị, như giá sách (hoặc tủ) bàn, ghế v.v
- Vốn tài liệu (ở cơ sở chủ yếu là sách và báo)
- Cán bộ thư viện có chuyên môn phù hợp với quy mô của th ư viện
- Bạn đọc và phong trào đọc sách báo
Bốn yếu tố này có liên quan chặt chẽ với nhau và không thể thiếu đi một yếu tố nào đ ược, vì
thiếu đi một yếu tố thì sẽ không thành thư viện, sẽ không tồn tại th ư viện, và thư viện muốn phát triển,
muốn hoạt động tốt đều liên quan đến cả 4 yếu tố.
Do đó, nói đến quản lý thư viện nghĩa là phải quan tâm chăm lo đến 4 yếu tố này. Và 4 nội dung
quản lý thư viện cũng hoàn toàn thống nhất với 3 vấn đề quản lý đơn vị sự nghiệp nói chung, nh ư đã
trình bày ở trên.
Việc quản lý kinh phí và tài sản của thư viện cũng giống như các đơn vị sự nghiệp khác mà
nguyên tắc quản lý tài chính đã quy định. Chúng tôi không đi sâu vào cách quản lý mà chỉ xin lưu ý một
số điểm như sau:
- Về kinh phí: thư viện cấp huyện, thư viện xã, thư viện trường học cần được bố trí nguồn ngân
sách ổn định, để hằng năm bổ sung sách, báo và tiến hành một số hoạt động. Ngoài ngân sách nhà
nước, các thư viện (nhất là thư viện cơ sở) cần vận động nhân dân đóng góp và đẩy mạnh các hình
thức xã hội hoá để có thêm kinh phí hoạt động.

- Về trụ sở: Trụ sở thư viện tốt nhất là được độc lập. Nếu trụ sở ghép cũng phải đảm bảo cho
hoạt động thuận lợi. Trụ sở cần đặt ở nơi trung tâm đông dân, tiện đường đi lại, vị trí tiện cho dân đến
đọc và mượn. Trụ sở đảm bảo diện tích để làm kho và phòng đọc, mượn theo quy mô của từng cấp.
(thư viện xã, thư viện trường học: 40 – 60m
2
). Nhà thư viện phải đảm bảo không dột, không ẩm thấp, đủ
ánh sáng và thoáng mát.
- Trang bị chuyên dùng, gồm: giá đựng sách cho khổ lớn, khổ vừa (những nơi mới thành lập,
sách còn ít có thể đựng trong tủ cho cả 2 loại khổ); giá để báo, tạp chí; bàn cho thủ thư làm việc và cho
bạn đọc; tủ mục lục; tủ trưng bày sách và một số thiết bị khác.
Việc quản lý sách, báo:
Sách báo là tài sản có giá trị lớn cả về tinh thần và kinh phí, cần phải được đăng ký sổ sách và
theo dõi chặt chẽ trong quá trình hoạt động. Bên cạnh sự quản lý trực tiếp của cán bộ thư viện, phải có
sự giám sát của kế toán và lãnh đạo cơ quan chủ quản thư viện.
Quản lý hoạt động chuyên môn của thư viện nghĩa là phải biết thư viện có những nhiệm vụ gì, ý
nghĩa tầm quan trọng của từng nhiệm vụ, nhiệm vụ đó được tiến hành thế nào, yêu cầu phải đạt được
và điều kiện cần thiết để thực hiện. Từ đó, người quản lý vừa chỉ đạo, vừa tạo điều kiện để cán bộ thư
viện phải làm và làm cho tốt. Có nhiều vấn đề người quản lý chưa nắm chắc, chưa hiểu sâu, thì trước
khi giao nhiệm vụ, hoặc quyết định, cần phải trao đổi thêm với cán bộ thư viện, hoặc tham khảo cơ
quan chuyên môn về thư viện của cấp trên.
Về quản lý cán bộ: Cán bộ thư viện vừa là người trực tiếp quản lý thư viện, vừa là cán bộ chuyên
môn, vừa là người phục vụ quần chúng, vận động quần chúng (cán bộ khác ít khi đảm đương nhiều
chức năng thế này). Cán bộ thư viện có những tiêu chuẩn cụ thể chúng tôi sẽ trình bày phần sau.
Từ những hiểu biết về tính chất, tiêu chuẩn cán bộ thư viện, lãnh đạo cơ quan chủ quản thư viện
quan tâm lựa chọn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thư viện cho phù hợp. Ngoài ra, lãnh đạo còn cần biết
công việc của cán bộ thư viện để chỉ đạo, tạo điều kiện và động viên vật chất, tinh thần để họ làm tốt
phận sự được giao.
II- QUẢN LÝ VÀ BẢO QUẢN SÁCH, BÁO.
1- Khái niệm: Quản lý sách. báo là việc thư viện tiến hành các biện pháp cần thiết để sách báo
không bị mất mát, hư hỏng bởi con người và điều kiện tự nhiên gây ra. Sách và báo, tạp chí là hai loại

tài liệu của thư viện, có nội dung, hình thức và giá trị phục vụ khác nhau nên phải có những cách thức
quản lý và bảo quản khác nhau.
2- Quản lý sách:
a) Đăng ký sách: Muốn quản lý được sách, khâu đầu tiên là phải đăng ký sách vào sổ đăng ký
tổng quát và sổ đăng ký cá biệt. Hai loại sổ này vừa là sổ theo dõi tài sản, vừa là sổ nghiệp vụ, do đó
phải được quản lý chặt chẽ, không được để mất, không được xé trang hoặc thay trang khác. Việc đăng
ký sách vào sổ còn là cơ sở để cán bộ thư viện tiến hành các khâu nghiệp vụ tiếp theo.
Sổ đăng ký tổng quát (SĐKTQ). Nếu hiểu nôm na, đây là sổ theo dõi nhập sách. Sổ đăng ký tổng
quát có các cột theo dõi chính là: Thứ tự lượt nhập sách, ngày tháng năm nhập, nguồn gốc sách (mua,
hoặc cơ quan tập thể cấp, biếu, tặng…), số lượng bản sách từng đợt, giá trị tiền của lô sách. Khi nhập
một lô sách, cán bộ thư viện phải ghi sổ ngay. Mỗi lô sách được ghi một dòng, đủ nội dung đã nói trên
vào sổ tổng quát. Xem sổ tổng quát, cán bộ thư viện và người quản lý thư viện nắm được tổng số bản
sách và giá trị kho sách có trong thư viện.
Sổ đăng ký cá biệt (SĐKCB): Nếu hiểu nôm na, sổ ĐKTQ là sổ cái, thì đây là sổ con. Sau khi vào
sổ ĐKTQ, cán bộ thư viện tiến hành vào sổ đăng ký cá biệt. Đăng ký cá biệt là đăng ký từng bản sách
khi vào thư viện. Mỗi bản được ghi vào một dòng và mang một số đăng ký riêng. Mỗi trang sổ có 25
dòng ghi đủ 25 bản sách. Mỗi cuốn sổ được quy định đăng ký 2000 bản sách. Hết cuốn thứ nhất thì ghi
vào cuốn thứ hai. Tổng số bản sách ghi trong sổ này phải bằng đúng tổng số bản ghi ở SĐKTQ. Cách
ghi sổ như sau: Cột 1 ghi ngày đăng ký, cột 2 ghi số đăng ký cá biệt, cột 3 ghi tên tác giả và tên sách,
cột 4 có nhiều cột nhỏ để kiểm kê, cột 5 ghi giá trị tiền và một số cột khác… Ghi sổ đăng ký phải rõ
ràng, sạch sẽ, cấm tẩy xóa.
Đóng dấu thư viện vào sách: Sách nhập vào thư viện phải được đóng dấu thư viện vào trang tên
sách và trang thứ 17 để khẳng định đây là sách của thư viện.
Viết và dán nhãn sách: Sau khi vào SĐKCB, cán bộ thư viện phải làm nhãn sách. Nhãn sách ghi
ký hiệu kho, môn loại, và SĐKCB. Số ở nhãn phải đúng với số ghi ở sổ đăng ký cá biệt.
Nhãn sách là cơ sở để xếp sách lên giá, để tiện cho việc tra tìm và theo dõi sách trong quá tình
phục vụ. Nếu viết nhãn không đúng hoặc xếp sách không đúng vị rí, sẽ không tìm được sách và bản
sách đó tuy không mất, nhưng sẽ là sách chết trong kho.
b) Quản lý sách trong qúa trình phục vụ:
Quá trình phục vụ dù cho đọc tại chỗ hay mượn về nhà, thư viện vẫn phải có biện pháp bảo đảm

không mất sách, hoặc hư hỏng, rách nát. Muốn vậy, thư viện phải tuân thủ một số quy định sau đây:
- Thư viện phải có nội quy, trong đó phải có những quy định trách nhiệm của bạn đọc đối với thư
viện và nhất là việc bảo vệ sách, báo.
- Cấp thẻ bạn đọc: Thư viện có trách nhiệm phục vụ mọi đối tượng nhưng không thể để ai cũng
tự do ra vào thư viện. Bạn đọc phải đăng ký làm thẻ và mỗi lần đến thư viện phải trình thẻ thì mới được
mượn, đọc sách, báo. Thẻ bạn đọc được cấp năm nào thì chỉ có giá trị trong năm đó. Đối với thư viện
cơ sở, nếu bạn đọc chưa đông và chủ yếu là cán bộ, nhân dân trong địa phương, thì có thể chỉ lập sổ
đăng ký bạn đọc, không cấp thẻ.
- Làm sổ theo dõi mượn, trả sách: Cán bộ thư viện làm cho mỗi bạn đọc một cuốn sổ theo dõi,
ghi dõ họ tên, địa chỉ và số thẻ đã đăng ký. Sổ này làm cùng khi cấp thẻ. Bạn đọc đổi thẻ mới lại làm sổ
mượn mới. Sổ có các cột: ngày mượn, tên sách, số đăng ký, ngày trả. Sổ do thủ thư giữ, khi bạn đọc
mượn thì ghi các nội dung trên, khi bạn đọc trả sách thì ký, hoặc đóng dấu thư viện vào cột đã trả.
Đối với thư viện cơ sở có thể làm một cuốn sổ chung và dành cho mỗi người một trang.
- Khi phục vụ bạn đọc tại chỗ, thủ thư phải ghi chép vào một cuốn sổ riêng, ghi các thông tin: tên
bạn đọc, tên sách và khi ban đọc ra về thì phải thu lại sách, rồi đánh dấu vào cột đã trả. Việc ghi chép
vừa để quản lý sách, vừa để thống kê hiệu quả phục vụ.
- Khi thu sách của bạn đọc trả (kể cả đọc tại chỗ) thủ thư phải kiếm tra sách, tránh để bạn đọc xé
mất trang, hoặc viết vẽ bậy vào sách.
c) Kiểm kê sách:
Kiểm kê sách là biện pháp quan trọng để quản lý kho sách. Định kỳ từ 3 đến 5 năm, hoặc khi
thay đổi thủ thư, lũ lụt, hỏa hoạn, mất cắp thì phải tổ chức kiểm kê.
- Thủ tục tiến hành: Trước khi kiểm kê, cơ quan chủ quản phải ra quyết định quy định nhiệm vụ,
quyền hạn, trách nhiệm và thành phần ban kiểm kê. Đối với thư viện huyện, thành phần phải có đại diện
của Phòng Văn hóa, Thông tin & Thể thao, đại diện của Trung tâm văn hóa, nếu trực thuộc TTVH-TT,
cán bộ thư viện và nếu kiểm kê bàn giao thì phải có thêm người nhận bàn giao. Đối với thư viện cơ sở,
cần có đại diện cơ quan chủ quản thư viện, kế toán (hoặc trưởng phòng hành chính) và cán bộ thư
viện, nếu bàn giao có thêm người nhận bàn giao.
Khi kết thúc kiểm kê, phải có biên bản, ghi rõ tổng số bản sách hiện có trong kho, số bạn đọc
chưa trả, số bị mất và lý do. Tất cả thành viên kiểm kê đều ký vào biên bản. Biên bản được lập thành
nhiều bản để bàn giao cho cơ quan chủ quản 1 bản, kế toán 1 bản, người giao 1 bản, người nhận 1

bản.
- Phương pháp kiểm kê: Kiểm kê theo sổ đăng ký cá biệt là đơn giản nhất, thuận tiện nhất. Kho
sách xếp theo số ĐKCB thì đối chiếu từ bản thứ nhất trở đi. Nếu theo môn loại thì bỏ sách xuống xếp
theo số ĐKCB rồi kiểm kê. Cách kiểm kê: Một người rút sách trên giá đọc số ĐKCB ghi ở nhãn sách,
một người cầm sổ ĐKCB đánh dấu vào cọc kiểm kê. Khi soát hết kho sách ta sẽ thấy bản sách nào
không đánh dấu trong sổ ĐKCB là không có trong kho sách.
d) Thanh lý sách: Khi thanh lý sách bị rách nát, lạc hậu, hoặc cần xuất tặng thư viện cấp dưới,
thì cơ quan chủ quản ra quyết định thanh lý, quyết định tặng sách. Những bản sách thanh lý, hoặc tặng
phải được ghi vào cột ghi chú ở sổ ĐKCB. Tất cả biên bản thanh lý và biên bản kiểm kê, cơ quan chủ
quản, cán bộ thư viện phải lưu giữ lâu dài, không được để mất.
3- Quản lý báo tạp chí.
Sau khi đặt báo, tạp chí phải lập hồ sơ theo dõi nhận báo. Mỗi loại báo, tạp chí có một đến vài
trang theo dõi riêng. Ở đầu trang ghi tên báo, cơ quan xuất bản tờ báo, định kỳ ra báo và số lượng thư
viện đặt. Trang theo dõi nhận báo ít nhất phải có 12 dòng dùng cho 12 tháng và đủ số cọc để theo dõi
các số báo của tháng. Khi báo về, ta ghi số lượng bản (hoặc số thứ tự tờ báo đã in ở báo) vào đúng ô
ngày tháng báo phải ra.
Nếu không có báo so với định kỳ ra báo, cán bộ thư viện phải yêu cầu nơi cung cấp báo bù ngay.
Nếu không có báo bù thì khi đặt báo quý sau, thư viện phải yêu cầu bưu điện thanh toán trừ tiền các số
báo thiếu.
Để tiện thanh toán với bưu điện nên có nhật ký nhập báo, ghi tên các báo và số lượng nhập từng
ngày, yêu cầu bưu tá ký vào.
Đối với các báo do tập thể, cá nhân tặng cũng nên ghi ở sổ theo dõi.
Trong quá trình phục vụ, khi báo hết tính thời sự, thủ thư tạm thời cất báo đi (báo ngày hết tuần,
báo tuần hết tháng, tạp chí hết quý). Hết năm, những báo tạp chí quan trọng cần được đóng thành
quyển (hoặc xếp vào một hộp) để lưu. Báo lưu phải được lập sổ ĐKCB và xử lý nghiệp vụ từng quyển
như với sách. Những báo không cần lưu, thư viện đề nghị cơ quan chủ quản thanh lý.
4- Bảo quản sách, báo:
a) Các nguyên nhân dẫn đến làm hỏng sách, báo
- Sách, báo hầu hết được làm từ giấy nên dễ bị hư hỏng do tác động của môi trường: ẩm thấp,
nhiệt độ, chuột, côn trùng, nấm mốc…, đặc biệt là nước và lửa.

- Trong quá trình sử dụng, do con người kém ý thức nên sách, báo dễ bị rách bìa, mất bìa, rách
trang, nhầu nát…
b. Các biện pháp bảo quản sách, báo.
- Nhà thư viện phải được đảm bảo không dột, không ẩm thấp, không nóng, có cửa chính, cửa sổ
phù hợp để thông không khí.
- Giá đựng sách, báo phải có chân cao ít nhất 10 - 15 cm và xếp sách không quá chật.
- Phải luôn chú ý phòng cháy (có đường điện đảm bảo, có bình chữa cháy, không để xăng, dầu
trong kho, không được đun nấu trong kho…)
- Chú ý diệt chuột, diệt mối và các công trùng khác.
- Định kỳ vệ sinh kho sách và lau bụi từng bản sách.
- Giáo dục mọi người có ý thức giữ gìn sách.
- Những sách bị rách, long bìa, long tay sách phải gia cố lại ngay.
III- CHỈ ĐẠO HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ CỦA THƯ VIỆN.
1- Bổ sung sách, báo.
a) Khái niệm: Bổ sung là việc lựa chọn đưa vào thư viện những cuốn sách, báo, tạp chí có nội
dung tư tưởng tốt, có giá trị về văn hóa, khoa học, nghệ thuật phù hợp với đối tượng bạn đọc của thư
viện.
b) Tầm quan trọng: Sau khi thư viện khai trương, nếu không thường xuyên bổ sung thì kho
sách, báo sẽ bị nghèo nàn, dần dần trở nên lạc hậu, dẫn đến kém hấp dẫn đối với bạn đọc và thư viện
sẽ đi vào suy thoái.
c) Nguồn bổ sung:
- Thư viện dùng kinh phí do nhà nước cấp, hoặc nhân dân đóng góp, cá nhân tài trợ… để mua
sách của các NXB, cửa hàng sách, báo vv…
- Vận động cán bộ và nhân dân ủng hộ sách, báo.
- Các tổ chức, cá nhân tặng sách, báo cho thư viện.
- Tận dụng nguồn sách, báo trang bị cho lãnh đạo địa phương sau khi họ đã đọc.
- Tiếp nhận sách tài trợ của cấp trên.
- Tiếp nhận sách luân chuyển của thư viện cấp trên, thư viện bạn để phục vụ bạn đọc của mình,
sau một thời gian đem trả lại nơi luân chuyển (sách này là sách mượn, không thuộc tài sản của thư
viện, nên không đuợc ghi vào sổ đăng ký tổng quát và sổ đăng ký cá biệt).

d) Hình thức bổ sung: Có 3 hình thức.
- Bổ sung ban đầu: Là bổ sung trong quá trình gây dựng thư viện cho đến khi khai trương. Lượng
sách, báo ban đầu này là hạt nhân để thu hút bạn đọc và là cơ sở để tồn tại và phát triển thư viện sau
này.
- Bổ sung thường xuyên: Hằng năm, căn cứ vào nguồn kinh phí của mình, căn cứ vào thị trường
sách, báo hiện hành, nhu cầu bạn đọc và nhiệm vụ chính trị của địa phương, của cơ quan mình, thư
viện lập danh mục sách, báo cần mua, trình cơ quan chủ quản phê duyệt rồi tiến hành mua. Mua xong,
nộp chứng từ cho kế toán để làm các thủ tục thanh toán.
Ngoài sách, báo mua, thư viện cần đẩy mạnh xã hội hóa để bổ sung nguồn sách báo mới vào thư
viện (như đã nói ở trên).
- Bổ sung hoàn chỉnh: Là hình thức bổ sung những bản sách, cuốn sách đã xuất bản từ trước,
nhưng rất cần thiết mà thư viện chưa có.
2- Phân loại sách
Định nghĩa: Phân loại sách là phân chia sách theo từng môn loại tri thức dựa trên cơ sở nội
dung của chúng, gắn cho chúng một ký hiệu phân loại nhất định và sắp xếp chúng theo một trình tự
nhất định.
Mục đích: Trong thư viện có rất nhiều sách, người ta phải phân nó ra theo ngành, lĩnh vực để làm
cơ sở xếp sách lên giá và tổ chức hệ thống tra cứu. Nhờ vậy, thủ thư và bạn đọc tìm được cuốn sách
cần tìm, một cách nhanh chóng và chính xác.
Bảng phân loại: Khi phân loại sách cần chú ý nội dung cuốn sách đó để định cho nó một ký hiệu
phân loại phù hợp. Thư viện càng nhiều sách thì việc phân loại càng đòi hỏi tỷ mỉ hơn, phức tạp hơn.
Đối với thư viện huyện, cơ sở mỗi môn loại chỉ chia đến 2 lớp hoặc hoặc có khi chỉ cần 1 lớp. Dưới đây
là nội dung cụ thể của 20 môn loại, được rút gọn từ bảng phân loại thập tiến Dewey.
0 - TỔNG LOẠI
Khoa học nói chung, lịch sử khoa học, tiểu sử thân thế sự nghiệp các nhà khoa học. Dự báo tiên
đoán khoa học, các sách nói về lĩnh vực xuất bản, thưu viện, thư mục, bách khoa thư từ điển, các sách
nói về lĩnh vực báo chí.
1- TRIẾT HỌC - TÂM LÝ HỌC - LÔGÍC HỌC
Triết học Mác Lênin, chủ nghĩa duy vật biện chứng, CNDV lịch sử, Chủ nghĩa cộng sản khoa học,
đạo đức học, lịch sử triết học xã hội học, tâm lý học, lôgíc học.

2- CHỦ NGHĨA VÔ THẦN - TÔN GIÁO
Chủ nghĩa Mác Lê-nin bàn về tôn giáo, khoa học về tôn giáo, các tôn giáo hiện đại, các tôn giáo
thời nguyên thuỷ.
3K- CHỦ NGHĨA MÁC LÊ-NIN
Chủ nghĩa Mác Lê-nin, các đảng cộng sản, Hồ Chí Minh, học thuyết Mác Lê-nin về Đảng, cương
lĩnh điều lệ của Đảng CSVN, các đại hội. Lịch sử Đảng CSVN, tiểu sử các nhà hoạt động của Đảng
CSVN phong trào cộng sản quốc tế, phong trào thanh niên, các đại hội, hội nghị của đoàn thanh niên
CSHCM, Đội Thiếu niên tiền phong HCM, Thiếu nhi Việt Nam, thiếu nhi và phong trào thiếu nhi nước
ngoài.
3- CÁC KHOA HỌC XÃ HỘI - CHÍNH TRỊ
Xã hội học, thống kê, hạch toán, phân tích tình hình kinh tế, dân số. Chế độ chính trị xã hội ở Việt
Nam, các tổ chức chính trị xã hội, công đoàn, mặt trận tổ quốc, Hội từ thiện, Hội Cựu chiến binh, đối
ngoại của Việt Nam. Di dân, kinh tế, lao động, tài chính tín dụng, lưu thông tiền tệ, thương mại, luật
pháp, quân sự, bảo trị xã hội, bảo hiểm, giáo dục, văn hoá.
4- NGÔN NGỮ
Ngôn ngữ học, phương pháp luận về ngôn ngữ tiếng Việt, ngôn ngữ các nước ngoài, các nhóm
ngôn ngữ.
5- KHOA HỌC TỰ NHIÊN- TOÁN HỌC
Các khoa học tự nhiên, toán học, thiên văn học, vật lý học, địa lý tự nhiên học, vật lý địa cầu, địa
chất học, cơ sinh vật học, sinh vật học, thực vật học, động vật học.
5A- NHÂN LOẠI HỌC
GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ HỌC NGƯỜI
Nhân trắc học, nguồn gốc và phát triển con người, di truyền học, các tộc người, giải phẫu học và
sinh lý học người các cơ quan và quá trình hoạt động; Hệ tim mạch, hô hấp tiêu hoá, bài tiết, sinh sản,
thần kinh.
61- Y HỌC - Y TẾ
Công tác y tế, y tế cộng đồng, vệ sinh học, bệnh lý học đại cương, chẩn đoán học đại cương,
điều trị học đại cương. Các bệnh nội khoa, ngoại khoa, nhi khoa, phụ khoa, đông y, y học dân tộc.
6 - KỸ THUẬT
Tiến bộ kỹ thuật, phát minh sáng chế, cách mạng KHKT, giáo dục tuyên truyền và phổ biến kiến

thức về kỹ thuật thông báo kỹ thuật.
Các ngành công nghiệp: Khai thác mỏ, năng lượng, luyện kim, kim loại học, gia công kim loại, cơ
khí và chế tạo máy. Công nghiệp rừng, chế biến gỗ, công nghiệp hoá học, công nghiệp thực phẩm và
gia vị, công nghiệp nhẹ, công nghiệp in.
- Xây dựng khảo sát thiết kế xây dựng, xây dựng thuỷ lợi, đường sá, kỹ thuật vệ sinh.
- Giao thông vận tải; vận tải đường sắt, đường bộ, vận tải đô thị, vận tải đường thuỷ, đường hành
không. Vô tuyến điện tử học, viễn thông, kỹ thuật vô tuyến điện, tự động học, điều khiển từ Thần tích,
thần sắc, kỹ thuật tính máy tính điện tử.
63 - NÔNG NGHIỆP
Những vấn đề chung về nông nghiệp, trồng trọt học đại cương, bảo vệ công nông nghiệp, sâu
bệnh, cỏ dại, nghề chăn nuôi; gia súc, gia cầm, thuỷ sản, thú y.
7 - NGHỆ THUẬT
Nghệ thuật tạo hình, nghệ thuật kiến trúc, nghệ thuật điêu khắc, hội hoạ, đồ họa, nghệ thuật
nhiếp ảnh, âm nhạc, nghệ thuật điêu khắc: kịch, chèo, cải lương
7A - THỂ DỤC THỂ THAO
Các vấn đề chung của TDTT, tổ chức TDTT, điền kinh nhẹ, điền kinh nặng quyền anh, vật, đấu
kiếm, thể thao mùa đông, thể thao dưới nước, du lịch, leo núi, xe đạp, mô tô, đua ngựa, bóng các loại,
chơi cờ.
8 - NGHIÊN CỨU VĂN HỌC
Lý luận văn học: Các nhà kinh điển Chủ nghĩa Mác Lê-nin bàn về văn học, phương pháp luận
nghiên cứu văn học, phương pháp sáng tác, phong cách văn học, văn học nghệ thuật diễn thuyết, hùng
biện
- Lịch sử văn học thế giới, nền văn học của từng nước từng dân tộc.
- Văn học Việt Nam (Lịch sử và phê bình)
- Văn học cổ đại, văn học thiếu nhi.
9 - LỊCH SỬ
Lý luận và phương pháp luận của khoa học lịch sử, lịch sử thế giới: xã hội nguyên thuỷ, thế giới
cổ đại, Phương Đông cổ đại, thế giới trung đại, thế giới cận đại, thế giới hiện đại.
Lịch sử Việt Nam: Thời cổ đại, thời kỳ dựng nước, thời kỳ Bắc thuộc, thời kỳ đấu tranh giải phóng
dân tộc, Đảng cộng sản Đông Dương ra đời (1930).

- Cách mạng tháng 8/1945;
- Thời kỳ 1939 - 1945 và 1946 -1954;
- Các mạng XHCN ở miền Bắc, miền Nam đấu tranh chống chế độ Mỹ Nguỵ;
- Cuộc đấu tranh giành trọn vẹn lãnh thổ thống nhất đất nước;
- Giai đoạn 1975 - 1986;
Lịch sử từng nước ngoài;
Khảo cổ học, dân tộc học.
91 - ĐỊA LÝ
Khoa học đại lý, đất nước học, địa chí. địa lý thế giới, địa lý Việt Nam, địa lý các Châu, trắc địa
học, địa hình học, bản đồ học, các tập bản đồ địa phương chí.
K - VĂN HỌC DÂN GIAN
Nghiên cứu văn hoá dân gian Việt Nam và thế giơí, các thể loại văn học dân gian và thế giới;
truyện thần thoại, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười tiếu lâm dân gian, câu đố, đồng dao, chèo sân đình,
múa rối.
V. TÁC PHẨM VĂN HỌC VIỆT NAM
V1. Tác phẩm văn học Việt Nam trước 1945
V11. Thơ ca kể cả truyện thơ.
V12. Truyện ngắn, truyện dài, tiểu thuyết, truyện lịch sử, truyện khoa học viễn tưởng. Kịch, kịch
điện ảnh, tấn. Ký sự phóng sự, tuỳ bút, hồi ký, nhật ký
V2. Tác phẩm văn học Việt Nam sau năm 1945
V21. Thơ (gồm ca dao và truyện thơ.
V22- Kịch chèo tuồng, cải lương, vv
V23. Truyện ngắn, truỵên dài, ký sự, phóng sự, tuỳ bút, truyện tranh
N- TÁC PHẨM VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI
N1. Thơ ca (kể cả truyện thơ)
N2. Truyện ngắn, truyện dài, tiểu thuyết, tiểu thuýêt lịch sử, truyện khoa học viễn tưởng, truyện
trinh thám, truyện hình sự, ký sự, phóng sự
Đ- SÁCH THIẾU NHI
ĐV. Tác phẩm văn học thiếu nhi Việt Nam.
Thơ ca, kịch, truyện, tiểu thuyết, truyện lịch sử, kịch, ký sự, phóng sự, phóng sự tuỳ bút…

ĐN(…)1. Tác phẩm văn học thiếu nhi nước ngoài.
Thơ ca (truyện thơ), kịch, truyện, tiểu thuyết, kí, tiểu luận, tạp văn, thư tín, truyện tranh, truyện
dân gian (cổ tích, ngụ ngôn, thần thoại…)…
3- Tổ chức hệ thống tra cứu
a) Ý nghĩa mục đích. Tổ chức hệ thống tra cứu nhằm giúp bạn đọc tra tìm cuốn sách cần đọc
một cách nhanh chóng, mà không cần trực tiếp vào kho sách.
Căn cứ vào số lượng sách mà cán bộ thư viện tổ chức hệ thống tra cứu cho phù hợp. Đối với thư
viện tỉnh ngoài hệ thống mục lục, bạn đọc còn có thể tra cứu trên máy vi tính.
Ở thư viện cấp huyện nhất thiết phải có 2 loại: mục lục chữ cái và mục lục phân loại.
Ở thư viện cơ sở, vì số lượng tài liệu ít, chúng ta chỉ cần phân loại đơn giản như bảng phân loại
rút gọn đã được giới thiệu ở trên, căn cứ vào đó mà lập thành một danh sách theo từng môn loại và ghi
số đăng ký cá biệt để phục vụ bạn đọc.
b) Mô tả sách (viết phích): Muốn xây dựng mục lục sách, trước tiên phảo có phích sách (mô tả
sách).
Định nghĩa: Mô tả sách là lựa chọn những chi tiết đặc trưng của một cuốn sách và viết chúng
theo những quy tắc nhất định lên phích để giúp bạn đọc xem phích đã có những khái niệm khi chưa tiếp
cận với cuốn sách đó.
Ý nghĩa: Mỗi một cuốn sách được viết lên một tờ phích. Người ta xếp các phích lại vào ô phích
của tủ mục lục phân loại, hoặc mục lục chữ cái để bạn đọc tra tìm sách.
Phích là một miếng giấy cứng, hình chữ nhật, ở giữa gần mép dưới có một lỗ tròn đường kính
0,5cm để xuyên các tờ phích lại.

Nội dung của phích sách ghi các yếu tổ của cuốn sách như sau:
Nhan đề chính = nhan đề song song: thông tin liên quan đến nhan đề / Thông tin
về trách nhiệm Thông tin về lần xuất bản / Thông tin về lần xuất bản Nơi xuất bản:
Nhà xuất bản, Năm xuất bản Khối lượng (hay tổng số tập): minh họa; khổ sách+tài liệu
kèm theo (Nhan đề tùng thư = nhan đề song song: thông tin bổ sung cho nhan đề tùng
thư / Thông tin về trách nhiệm của tùng thư; Tổng số tập.
Phụ chú
Số ISBN. Kiểu đóng: giá tiền, số bản

c) Mục lục thư viện: Mục lục thư viện là tập hợp các phích vào các ô phích, các ô phích được
đựng trong một tủ mục lục, theo quy tắc nghiệp vụ, để bạn đọc tra tìm sách.
* Mục lục chữ cái: Là mục lục trong đó các phích được xếp theo trật tự chữ cái tên tác giả, hoặc
tên sách.
Các chữ cái được xếp theo thứ tự sau:
A Ă Â, B, C, D, Đ, E, Ê, G, H, I, J, K, L, M, N, O, Ô, Ơ, P, Q, R, S, T, U, Ư, V, W, X, Y, Z.
* Mục lục phân loại:
Là mục lục trong đó các phích được sắp xếp theo các ngành tri thức, các bộ môn khoa học, mà
bảng phân loại đã quy định.
Cách xếp: Ngoài phích sách, người ta còn phải làm thêm phích tiêu đề. phích tiêu đề có bề rộng
bằng phích sách nhưng chiều cao hơn từ 2 – 3cm. Phích tiêu đề để ghi các môn loại phụ. Khi xếp,
người ta xếp các phích cùng một loại vào một ô phích, giữa các ô phích cùng môn loại, có các phích
tiêu đề ngăn cách các môn loại phụ, để bạn đọc tìm sách nhanh hơn.
4- Sắp xếp tài liệu trong kho:
a- Yêu cầu:
- Đáp ứng được yêu cầu phục vụ bạn đọc nhanh chóng và chính xác.
- Đảm bảo cho cán bộ thư viện nắm vững được kho sách, để từ đó tìm hoặc hướng dẫn bạn đọc
chọn sách được dễ dàng.
b) Cách sắp xếp: có nhiều cách sắp xếp khác nhau (xếp theo môn loại,theo số đăng ký cá biệt,
theo khổ sách, địa lý…). Đối với thư viện cấp huyện và cơ sở thì sắp xếp theo 2 cách chủ yếu: Xếp theo
môn loại kết hợp với chữ cái và xếp theo số đăng ký cá biệt.
*Xếp theo số đăng ký cá biệt: (áp dụng đối với kho kín) chỉ có thủ thư được vào kho lấy sách
để cho bạn đọc mượn hoặc đọc tại chỗ.
Nguyên tắc sắp xếp cơ bản: xếp bắt đầu từ giá ở phía bên trái của kho sách trở đi, mỗi giá xếp
từ tay trái sang tay phải, xếp từ trên xuống dưới; xếp như vậy để khi cần thiết mở rộng kho thì việc bổ
sung thêm giá, thêm sách đợc thuận lợi.
Sách được xếp lên giá theo số đăng ký đã ghi ở nhãn sách từ cuốn số 01 trở đi (như phần
nguyên tắc đã nói ở trên).
Những thư viện có vài nghìn cuốn sách trở lên phải chia sách thành hai loại: khổ lớn (trên 23 cm)
và khổ vừa (22 cm trở xuống), mỗi loại vào số đăng ký cá biệt riêng và xếp sách ở giá sách khác nhau,

hoặc phân kho khác nhau.
Để tiện theo dõi, trên các giá sách cần đặt các bảng phân khu. Bảng phân khu là miếng giấy
cứng hoặc miếng tôn mỏng cao khoảng 10 cm, rộng 20 cm, trên bảng chia làm 2 phần: một phần gắn
vào sách, một phần ghi số đăng ký cá biệt của cuốn sách cuối cùng bảng phân khu. Cứ 100 đến 200
bản sách nên có một bảng phân khu.
- Xếp theo đăng ký cá biệt có ưu điểm:
+ Tiết kiệm được giá sách và diện tích kho
+ Quản lý kho chặt chẽ, ít bị mất sách.
- Nhược điểm là: sách của cùng 1 tác giả, cùng 1 môn loại lại phân tán đi nhiều nơi khác nhau
của kho sách
* Xếp theo môn loại kết hợp với chữ cái tên sách, hoặc tên tác giả:
- Cách sắp xếp này thường được áp dụng đối với kho mở (kho tự chọn) bạn đọc tự đến giá sách
chọn sách
- Tất cả sách được xếp theo từng môn loại. Trong từng môn loại lại được xếp theo thứ tự chữ cái
tên sách, hoặc tên tác giả. Cuối mỗi môn loại nên để trống một khoảng để bổ sung thêm sách mới.
- Để tiện theo dõi, trên các giá sách cần dán tên môn loại, hoặc đặt các bảng phân khu, (như đã
nói ở trên). Trên bảng chia làm 2 phần: một phần gắn vào giá sách, một phần ghi môn loại
- Xếp theo môn loại có ưu điểm tập hợp được tất cả các sách của một tác giả, một môn loại vào
cùng 1 chỗ, nhưng tốn nhiều giá và diện tích kho.
5- Tổ chức phục vụ bạn đọc:
a) Ý nghĩa, tầm quan trọng.
- Kho sách báo nói riêng, thư viện nói chung có phát huy được hiệu quả hay không, chủ yếu phụ
thuộc vào công tác phục vụ bạn đọc.
- Giúp bạn đọc trong việc lựa chọn và sử dụng tài liệu, thoả mãn nhu cầu đọc của bạn đọc
- Là môi trường gắn kết giữa bạn đọc với thư viện, từ đó tạo nên thói quen đọc sách và phong
trào đọc sách của nhân dân
b) Những yêu cầu của công tác phục vụ bạn đọc.
Để phục vụ bạn đọc được tốt và không bị mất sách, cán bộ thư viện cần phải làm tốt các việc
như sau:
- Nắm chắc nội dung kho sách, nắm chắc hệ thống và cách sắp xếp kho sách, chuẩn bị giấy tờ,

sổ sách cần thiết, phiếu yêu cầu…
- Trực tiếp xem tài liệu, xác định nội dung của tất cả tài liệu trong kho từ đó giới thiệu tóm tắt cho
bạn đọc những tài liệu họ cần thiết.
- Thực hiện đúng thời gian qui định mở cửa (sáng, chiều) và lịch phục vụ đã được thông báo
- Thái độ phục vụ phải chu đáo, nhiệt tình, luôn tạo điều kiện thuận lợi cho bạn đọc trong việc tìm
và tra cứu tài liệu. Giới thiệu với bạn đọc những tài liệu mới được bổ sung.
- Yêu cầu bạn đọc (mượn, đọc tài liệu) phải thực hiện đúng nội quy của thư viện đề ra.
c) Tổ chức phục vụ bạn đọc:
Có 2 hình thức chính: Cho mượn về nhà và đọc tại chỗ
* Hình thức cho mượn về nhà ( kho sách thường là kho kín)
Tại phòng mượn cán bộ thư viện phải thực hiện công việc sau:
+ Chọn và giới thiệu sách, hoặc hướng dẫn bạn đọc tra tìm sách, rồi viết phiếu yêu cầu.
+ Sau khi bạn đọc viết phiếu yêu cầu, thủ thư vào kho tìm, lấy sách cho bạn đọc.
+ Ghi chép vào sổ mượn sách của bạn đọc (như đã nói ở phần quản lý sách)
+ Nhận sách bạn đọc trả và ghi đã trả vào sổ mượn của bạn đọc
+ Khi nhận sách bạn đọc trả, cán bộ thư viện phải xem xét hiện trạng của sách (tránh rách, nát,
vẽ bậy…). Mỗi lần, chỉ cho bạn đọc mượn từ 2 đến 3 cuốn sách và yêu cầu trả đúng thời gian do thư
viện quy định.
* Hình thức cho đọc tại chỗ (có thể là kho kín hoặc kho mở)
* Đối với kho kín: cách phục vụ gần như cho mượn về nhà
- Với kho mở: bạn đọc vào kho tìm sách theo thứ tự trên giá. Muốn chọn sách thuộc môn loại
nào thì vào chỗ môn loại đó chọn, nhưng không được làm lộn xộn sách trên giá giữa môn loại này với
môn loại khác.
- Bạn đọc tìm được sách ghi vào phiếu yêu cầu và đưa cho thủ thư để thư thư ghi chép và lấy
sách. Bạn đọc đọc xong, trả sách cho thủ thư, để thủ thư xếp sách lên vị trí cũ.
Tại phòng đọc một lần bạn đọc có thể mượn từ 1 đến 2 cuốn, đọc tại chỗ, đọc xong trả lại mượn
tiếp theo quy định của thư viện.
* Phục vụ đọc báo: Đối với báo, tạp chí nên để bạn đọc tự chọn, nhưng thủ thư phải chú ý quan
sát để khỏi mất hoặc bị cắt xén
Từng thư viện căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh của mình và đối tượng bạn đọc cụ thể, mà quy

định cho phù hợp. Tuy nhiên 1 nguyên tắc chung là phải tạo điều kiện thuận lợi cho bạn đọc và quản lý
tài liệu được chặt chẽ
Cùng với việc phục vụ bạn đọc, cán bộ thư viện cần phải theo dõi việc đọc và thu thập ý kiến bạn
đọc về vốn tài liệu. về cách thức phục vụ , về thời gian mở cửa, đóng cửa đã hợp lý chưa? Từ đó hoàn
thiện các khâu nghiệp vụ của thư viện.
d- Thống kê hiệu quả phục vụ bạn đọc.
Khâu cuối cùng trong công tác phục vụ bạn đọc là thống kê kết quả phục vụ.
Khi bạn đọc vào phòng đọc, phòng mượn thì cán bộ phải thống kê lượt bạn đọc. Một ngày bạn
đọc đến 2 lượt thì thống kê 2 lượt. Một lượt bạn đọc 3 cuốn sách hoặc 3 tờ báo thì ghi 3 lượt luân
chuyển tài liệu
Hết một ngày, thống kê lượt bạn đọc và lượt sách luân chuyển, cộng lại rồi ghi vào sổ theo dõi
(thống kê lượt bạn đọc riêng và lượt sách luân chuyển riêng). Hết tháng thì cộng kết quả phục vụ trong
tháng. Hết năm cộng từng tháng lại là kết quả trong năm. Vì vậy, mỗi phòng phục vụ phải có một cuốn
sổ nhật ký theo dõi kết quả phục vụ bạn đọc.
6- Công tác tuyên truyền và xây dung phong trào đọc sách, báo.
6.1- Công tác tuyên truyền:
a) Ý nghĩa: Sách, báo rất quý nhưng nó chỉ phát huy tác dụng khi được nhiều người đọc và được
vận dụng vào cuộc sống. Hiện nay, dân ta nhiều người chưa ham đọc sách, chưa có thói quen đọc
sách. Vì vậy, để có nhiều người đến với thư viện, chúng ta cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền.
b) Hình thức, cách làm.
- Tuyên truyền trực quan:
+ Việc đầu tiên cần làm là phải có biển thư viện, các câu khẩu hiệu, các câu của lãnh tụ nói về
tầm quan trọng của sách và thư viện, để thu hút sự quan tâm của công chúng.
+ Trưng bày sách mới; trưng bày sách theo chủ đề kết hợp với các panô, khẩu hiệu để tuyên
truyền nhân các ngày lễ, ngày kỷ niệm, các sự kiện chính trị…
- Giới thiệu sách:
+ Lập danh mục sách, viết thông báo sách trên bảng (hoặc trên panô) theo chủ đề để tuyên
truyền nhân ngày lễ, ngày kỷ niệm, các sự kiện chính trị, khi không đủ điều kiện trưng bày sách.
+ Tổ chức mời diễn giả nói chuyện chuyên đề, hoặc giới thiệu về một cuốn sách, một chùm sách.
+ Giới thiệu sách mới, giới thiệu sách theo chủ đề trên phương tiện thông tin đại chúng.

- Thủ thư giới thiệu sách:
Trong quá trình phục vụ, thủ thư căn cứ khả năng hiểu biết của mình, nắm chắc vốn sách trong
kho và nhu cầu, tâm lý của bạn đọc để giới thiệu cho họ những cuốn sách cần quan tâm.
6.2- Xây dựng phong trào đọc sách, báo:
a) Ý nghĩa: Công tác tuyên truyền của thư viện có tác dụng thu hút người đọc, nhưng chưa thể
thu hút được đa số nhân dân, do đó cần có thêm nhiều biện pháp khác để tạo thành phong trào đọc và
thói quen đọc sách, báo.
b) Hình thức, cách làm:
- Tổ chức thi đọc sách, báo: Lựa chọn những ngày kỷ niệm, đợt sinh hoạt chính trị để phát động
đọc một số cuốn sách, hoặc đọc sách theo một chủ đề. Ban tổ chức cuộc thi đặt ra thể lệ cuộc thi, câu
hỏi để nhân dân tìm đọc sách, báo rồi vận dụng trả lời câu hỏi, sau đó Ban tổ chức sẽ chấm thi và trao
giải (có thể thi viết, hoặc thi trả lời trực tiếp).
- Thành lập câu lạc bộ những người yêu sách nói chung, hoặc theo nhóm đối tượng, hoặc theo
lứa tuổi để giới thiệu sách cho nhau, hoặc cùng mạn đàm về một vấn đề mà họ quan tâm. Ví dụ: Câu
lạc bộ người cao tuổi yêu sách giới thiệu sách, hoặc mạn đàm về bệnh tật, về cách bảo vệ sức khoẻ…
Câu lạc bộ phụ nữ yêu sách giới thiệu sách, hoặc mạn đàm về chế biến thức ăn, bảo quản thực
phẩm….
- Tổ chức các cuộc tọa đàm giữa thư viện với những người yêu sách để trao đổi về công tác thư
viện và thư viện định hướng cho người đọc.
- Tổ chức tạo đàm kết hợp với giới thiệu sách, báo giữa các tác giả, nhóm tác giả, hoặc nhà
chuyên môn, cơ quan chuyên môn với người đọc.
6.3- Phân công trách nhiệm trong công tác tuyên truyền và xây dung phong trào đọc sách,
báo.
a, Việc tuyên truyền giới thiệu sách:
Việc này do cán bộ thư viện làm là chủ yếu. Có việc đơn giản trong tầm tay, như lập danh mục
sách, trưng bày sách mới…cán bộ thư viện có thể chủ động làm. Một số việc khác cần phải có kinh phí,
cần các phương tiện nhưng thư viện không có, hoặc phải giao dịch với cơ quan, cá nhân vượt tầm cán
bộ thư viện, thì cán bộ thư viện xây dựng kế hoạch, báo cáo xin ý kiến cơ quan chủ quản. Sau đó, cơ
quan chủ quản phê duyệt kế hoạch, vừa tạo điều kiện vừa hỗ trợ để cán bộ thư viện thực thi kế hoạch.
b, Việc xây dựng phong trào đọc sách, báo.

Những việc này không thể giao phó cho cán bộ thư viện được. Cơ quan chủ quản cần phối hợp
với các ngành đoàn thể có liên quan để tổ chức. Trước, trong và sau khi tổ chức các việc này, có thể
phải lập ban điều hành, hoặc ban chỉ đạo. Trong đó, cán bộ thư viện vừa là thành viên, có trách nhiệm
tham mưu và thực thi một cách tích cực.
IV- CÁN BỘ THƯ VIỆN, NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM.
1- Vị trí vai trò của cán bộ thư viện.
Ngày nay, cán bộ thư viện không đơn thuần chỉ là người trông coi kho sách, mà cán bộ thư viện
được ví như cầu nối giữa kho thông tin (tài liệu thư viện) với bạn đọc và là người dẫn đường, hướng
dẫn bạn đọc tìm kiếm thông tin, tư vấn cho bạn đọc nên tìm và chọn những tài liệu nào để đọc cho phù
hợp với trình độ, và đáp ứng được nhu cầu của họ. Đây là vấn đề quyết định sự thành công hay không
thành công của bất kì một thư viện nào. Mục đích cuối cùng của các hoạt động thư viện là tài liệu (sách,
báo, các vật mang tin) có trong thư viện phải đến được với người đọc một cách thuận lợi, nhanh, chính
xác theo nhu cầu.
2- Nhiệm vụ của cán bộ thư viện trong công tác chuyên môn, nghiệp vụ.
Cán bộ thư viện có nhiệm vụ bổ sung tài liệu, phân loại tài liệu, vào sổ đăng ký (đăng ký tổng
quát, đăng ký cá biệt), đóng dấu thư viện (trang tên sách và trang 17 của tài liệu) viết phíc, dán và ghi
nhãn, tổ chức hệ thống mục lục, đưa tài liệu lên giá sách. Khi tài liệu được đưa lên giá sách, cán bộ thư
viện tiến hành phục vụ bạn đọc.
Khi phục vụ bạn đọc, cán bộ thư viện phải có phương pháp, có nhiệt tình, có sự say mê, sáng tạo
mới tìm và chọn tài liệu nhanh, chính xác, đáp ứng nhu cầu của bạn đọc và đây cũng là cả một loạt các
kĩ năng mà người cán bộ phải thao tác và thực hiện để người đọc có được tài liệu theo nhu cầu của
mình.
Muốn có nhiều người đọc đến với thư viện tìm, chọn và mượn, đọc tài liệu, cán bộ thư viện phải
thực hiện công tác tuyên truyền giới thiệu về vị trí, vai trò của sách báo, tài liệu, giới thiệu những tài liệu
có trong thư viện bằng các hình thức, nội dung và phương pháp khác nhau như: Tổ chức các cuộc
trưng bày triển lãm giới thiệu sách theo từng chuyên đề, các cuộc nói chuyện chuyên đề, thi đọc sách,
thư mục
Như vậy, cán bộ thư viện là người trực tiếp phục vụ bạn đọc và thực hiện các nhiệm vụ chuyên
môn thư viện, như đã trình bày ở trên. Chính họ là linh hồn của thư viện. Sách báo (các tài liệu có trong
thư viện) có phát huy được vai trò, tác dụng tích cực hay không, tác dụng của cơ sở vật chất, trang thiết

bị chuyên dùng có được sử dụng và khai thác một cách triệt để hay không, kết quả phục vụ bạn đọc cao
hay thấp, trước hết phụ thuộc vào trình độ, khả năng và lòng nhiệt tình của người cán bộ thư viện.
3- Yêu cầu tài, đức của người cán bộ thư viện.
Trong điều kiện hiện nay, với xu thế hội nhập, để hoàn thành tốt nhiệm vụ và để sự nghiệp thư
viện phát triển, người cán bộ thư viện cần phải rèn luyện và phấn đấu theo những yêu cầu sau:
Về trình độ: Có vốn tri thức rộng để hiểu được nội dung và đánh giá chất lượng của sách báo (tài
liệu) từ đó chọn lọc, bổ sung, tuyên truyền sách báo với bạn đọc, hướng dẫn người đọc, giúp bạn đọc
lĩnh hội nội dung tri thức và giá trị nghệ thuật của sách, báo. Cán bộ thư viện nắm được chuyên môn
thư viện, thành thạo các khâu công tác nghiệp vụ thư viện.
Về phẩm chất: Ham đọc sách, yêu quí sách báo, thiết tha với việc đọc sách của quần chúng nhân
dân, lấy kết quả đọc sách báo của bạn đọc làm niềm vui, tâm huyết với nghề, tận tình, chu đáo với bạn
đọc. Cán bộ thư viện là người có tác phong nhanh nhẹn, hoạt bát, nhưng cũng rất cần cù, cẩn thận, tỷ
mỷ, khoa học, chu đáo trong chuyên môn. Cán bộ thư viện phải là người có văn hóa trong giao tiếp,
ứng xử, phải thể hiện vẻ đẹp về tình cảm và tâm hồn, đồng thời là tấm gương về tác phong, lối sống
văn hóa trước bạn đọc.
Về năng khiếu: Có khả năng nói và viết tốt để tuyên truyền sách báo, vận động quần chúng nhân
dân tham gia đọc sách báo; có khả năng tổ chức các hoạt động bề nổi của thư viện, và thu hút đông
đảo bạn đọc đến đọc, mượn sách báo tại thư viện.
4- Quan tâm cán bộ cho thư viện.
Muốn có bệnh viện tốt, phải có bác sỹ tốt. Muốn có trường học tốt, phải có giáo viên tốt. Muốn
thư viện hoạt động tốt và phát triển, phải có cán bộ thư viện tốt. Do đó, lãnh đạo các cơ quan chủ quản
thư viện cần lưu ý một số vấn đề như sau:
Chọn người có đủ khả năng (như đã nói ở trên) để cho đi đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thư viện.
Bố trí để họ ổn định công việc, yên tâm công tác, gắn bó lâu dài với sự nghiệp thư viện.
Quan tâm cho cán bộ thư viện đi đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nhận thức chính trị, kiến thức văn
hóa, trình độ chuyên môn thư viện và tin học, ngoại ngữ.
Chăm lo giáo dục cán bộ thư viện để họ trở thành người có văn hóa cao đẹp.
Đáp ứng các điều kiện đầy đủ, kịp thời để cán bộ thư viện làm tốt nhiệm vụ.
Quan tâm chăn lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ thư viện. Trong đó, cần chú ý giải quyết
cho cán bộ có thu nhập đảm bảo và các chính sách riêng cho cán bộ thư viện (chế độ độc hại, và bồi

dưỡng độc hại) mà Nhà nước đã ban hành.
Thực hiện khen thưởng động viên kịp thời khi cán bộ có thành tích tốt.

×