Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

kịch bản kỹ năng sư phạm (kịch bản 3)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.61 KB, 11 trang )

Chương II:
CÁC QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC
BÀI 3 MỤC TIÊU NỘI DUNG
CẢM GIÁC

TRI GIÁC
Sau bài học này, học sinh có thể:
1. Phát biểu định nghĩa cảm giác và tri giác
2. So sánh được sự giống nhau và khác nhau của cảm giác và tri giác
3. Trình bày được các quy luật của cảm giác và tri giác
4. Vận dụng những hiểu biết vào thực tiễn
1. Cảm giác
a. Định nghĩa
b. Đặc điểm
c. Các loại cảm giác
d. Các quy luật của cảm giác
2. Tri giác
a. Định nghĩa
b. So sánh cảm giác và tri giác
c. Các loại tri giác
d. Các quy luật của tri giác
1. Cảm giác
NỘI DUNG-THÔNG TIN SỰ KIỆN HOẠT ĐỘNG
a. Định nghĩa: Cg là quá
trình tâm lý p/á từng thuộc
tính bên ngoài của svht
đang trực tiếp tác động vào
ta
• Là quá trình TL
• Phản ánh từng thuộc
tính bên ngoài


• Trực tiếp tác động
Các yêu cầu:
• Chà tay lên mặt bàn hoặc tờ
giấy trước mặt bạn
• Ngồi tựa lưng vào ghế tựa
• Nhìn ô màu này:
• Lấy ngòi bút đâm nhẹ vào
cánh tay


Bạn hãy thực hiện các yêu cầu rồi trả lời các câu hỏi, các nhận xét, kết luận
sau:
1. Cảm nhận của bạn khi …
o Chà tay lên mặt bàn thì thấy (nhẵn / sù sì)
o Ngồi tựa lưng vào thành ghế thấy (sức ép mạnh / sức ép nhẹ) ở lưng
o Nhìn ô màu trước mặt thấy nó màu (xanh / đỏ)
o Lấy ngòi bút đâm nhẹ vào cánh tay bạn thấy (đau / hơi đau)
2. Hiện tượng bạn cảm nhận được khi thực hiện các yêu cầu trên thường diễn ra
trong thời gian ngắn, có mở đầu và kết thúc rất rõ ràng, nên đó là ( quá trình / trạng
thái / thuộc tính) tâm lý
3. Từng thuộc tính bạn cảm nhận được bằng các giác quan như: nhẵn, sù sì; sức ép
mạnh, sức ép nhẹ; màu xanh, màu đỏ; đau, hơi đau là những thuộc tính ( bên
ngoài / bản chất bên trong) của sự vật hiện tượng khi chúng (trực tiếp / gián tiếp)
tác động
4. Những hiện tượng trên là biểu hiện của cảm giác, hãy hoàn tất kết luận sau:
Cảm giác là ( quá trình / trạng thái / thuộc tính) tâm lý phản ánh từng thuộc tính
(bên ngoài / bản chất bên trong) của sự vật hiện tượng khi chúng ( trực tiếp / gián
tiếp) tác động vào ta
Kết luận:
Định nghĩa cảm giác: Là quá trình nhận thức phản ánh một cách riêng lẻ từng thuộc tính bên ngoài, không bản chất của sự vật hiện tượng trong

hiện thực khách quan đang trực tiếp tác động vào ta
NỘI DUNG-THÔNG TIN SỰ KIỆN HOẠT ĐỘNG
b. Đặc điểm của cảm giác:
• Là quá trình tâm lý.
• Phản ánh từng thuộc tính
• Phản ánh thuộc tính bên ngoài
• Phản ánh khi có sự tác động trực tiếp.
• Là mức độ nhận thức cảm tính
• Liện hệ trực tiếp với giác quan.
Định nghĩa
Đọc và làm bài tập:
1. Đọc lại định nghĩa cảm giác để từ đó xác định các đặc điểm sau đây
của cảm giác:
a. Là ( quá trình / thuộc tính ) tâm lý
b. Phản ánh ( từng / nhiều ) thuộc tính của sự vật
c. Phản ánh thuộc tính ( bên ngoài / bản chất ) của sự vật hiện tượng
d. Phản ánh khi sự vật, hiện tượng ( trực tiếp / gián tiếp ) tác động
e. Là mức độ nhận thức ( cảm tính / lý tính ) và liên hệ với hoạt động của
các giác quan
2. Bài tập: những hiện tượng nào sau đây là cảm giác:
a. Nghe thấy tiếng nổ / chính xác, vì sự phản ánh là riêng lẻ thuộc tính
“nổ”
b. Nghe thấy bài hát Quốc ca / không chính xác, để biết đây là bài Quốc
ca phải phản ánh mối quan hệ của chuỗi âm thanh khác nhau
c. Nhìn thấy màu xám / chính xác vì chỉ phản ánh một thuộc tính
d. Thấy cái hộp màu đỏ / không chính xác, vì để nhận ra là cái hộp đỏ
bạn phải phản ánh cả hình dáng lẫn màu sắc của nó
Kết luận:
Đặc điểm của cảm giác:
• Là quá trình tâm lý.

• Phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ của sự vật hiện tượng.
• Chỉ phản ánh những thuộc tính bên ngoài, không bản chất.
• Chỉ phản ánh những sự vật hiện tượng đang trực tiếp tác động.
• Là mức độ nhận thức cảm tính và liện hệ trực tiếp với hoạt động của các giác quan
NỘI DUNG-THÔNG TIN SỰ KIỆN HOẠT ĐỘNG
c. Các loại cảm giác
• Các cảm giác bên ngoài:
kích thích từ bên ngoài cơ
thể
 Cảm giác nhìn.
 Cảm giác nghe.
 Cảm giác ngửi.
 Cảm giác nếm.
• Tên các loại cảm
giác
• Các đặc điểm tương
ứng
c. Các loại cảm giác: đọc và ghép đặc điểm ở cột bên phải với các loại cảm giác
tương ứng ở cột bên trái:
• Các cảm giác bên ngoài: kích thích từ bên ngoài cơ thể
Các cg bên
ngoài
Đặc điểm
Cảm giác nghe phản ánh thuộc tính về màu sắc, hình dáng, khoảng cách
 Cảm giác da.
• Các cảm giác bên trong:
kích thích từ bên trong cơ
thể
 Cảm giác cơ thể.
 Cảm giác thăng

bằng.
 Cảm giác vận
động
Cảm giác nhìn. phản ánh thuộc tính về âm thanh
Cảm giác nếm. phản ánh thuộc tính về nhiệt độ, áp suất …
Cảm giác da. phản ánh thuộc tính về mùi
Cảm giác ngửi. phản ánh thuộc tính về vị
.
• Các cảm giác bên trong: phản ánh tình trạng bên trong cơ thể
Các cg bên trong Đặc điểm
Cảm giác cơ thể. Cho biết vị trí cơ thể: đứng, ngồi, thẳng hay nghiêng
Cảm giác thăng bằng. Cho biết tình trạng cử động của hệ VĐ của cơ thể …
Cảm giác vận động Cho biết tình trạng cơ thể: no, đói, dễ chịu, đau ……
Kết luận
Các loại cảm giác:
• Các cảm giác bên ngoài: nguồn kích thích gây ra cảm giác từ bên ngoài cơ thể, bao gồm:
 Cảm giác nhìn: phản ánh các thuộc tính về màu sắc, hình dáng, khoảng cách … của đối tượng
 Cảm giác nghe: phản ánh các thuộc tính về âm thanh của đối tượng
 Cảm giác ngửi: phản ánh thuộc tính về mùi của đối tượng
 Cảm giác nếm: phản ánh thuộc tính về vị của đối tuợng
 Cảm giác da: phản ánh các thuộc tính về nhiệt độ, áp suất … lên da
• Các cảm giác bên trong: nguồn kích thích gây ra cảm giác từ bên ngoài cơ thể
 Cảm giác cơ thể: cho ta biết trạng thái cơ thể (no, đói,dễ chịu, khó chịu …)
 Cảm giác thăng bằng: cho ta biết vị trí của ta trong không gian
 Cảm giác vận động: Cho biết tình trạng cử động của cơ thể
NỘI DUNG-THÔNG TIN SỰ KIỆN HOẠT ĐỘNG
d. các quy luật của cảm giác
ND:
• QL1: QL về ngưỡng: là giới hạn
mà ở đó kích thích gây ra được cảm

giác
 Ngưỡng phía dưới: là độ kích thích
tối thiểu để có cảm giác
 Ngưỡng phía trên: là độ kích thích
tối đa vẫn còn cảm giác
 Ngưỡng sai biệt: độ chênh lệch tối
thiểu về cường độ hay tính chất giữa
2 kích thích để ta thấy sự khác biệt
Khoa học đã chứng minh:
• Giới hạn của âm thanh mà
tai thường có thể nghe
được là từ 16 Hz đến
20.000 Hz
• Giới hạn của ánh sáng để
mắt thường có thể nhìn
được là sóng ánh sáng có
bước sóng từ 360 µm đến
780 µm
Đọc, nhận xét, phát biểu, làm bài tập
1. Nếu tần số từ 16 Hz đến 20.000 Hz là giới hạn của kích thích âm để
nghe được. Và bước sóng từ 360 µm đến 780 µm để nhìn được – là
ngưỡng.
Hãy hoàn tất phát biểu:
Ngưỡng cảm giác là ( giới hạn / cường độ) mà kích thích gây ra được cảm
giác
2. Nếu:
• 16 Hz và 20.000 Hz là ngưỡng tuyệt đối phía dưới và phía trên của
kích thích âm thanh.
• 360 µm và 780 µm là ngưỡng tuyệt đối phía dưới và phía trên của
kích thích ánh sáng.

TT:
o Giới hạn kích thích
o Kích thích tối thiểu
o Kích thích tối đa
o Chênh lệch tối thiểu
• 1/100 là mức độ chênh lệch tối thiểu giữa các kích thích thị giác mà ta
có thể nhận biết, 1/10 là đối với các kích thích thính giác - gọi là
ngưỡng sai biệt
Hãy hoàn tất phát biểu:
Ngưỡng tuyệt đối phía dưới là độ kích thích ( tối đa / tối thiểu ) để bắt đầu
cảm nhận
Ngưỡng tuyệt đối trên là độ kích thích ( tối đa / tối thiểu ) để vẫn còn cảm
nhận
Ngưỡng sai biệt là độ chênh lệch (lớn nhất / nhỏ nhất ) giữa các kích
thích mà ta có thể phân biệt được
Bài tập 1:
1m5 là khoảng cách để ta bắt đầu nghe thấy tiếng tích tắc của chiếc đồng
hồ bàn gọi là ngưỡng (tuyệt đối trên/ tuyệt đối dưới /sai biệt) của cảm giác
nghe được xác định theo đại lượng tương đối về độ dài
Bài tập 2:
Trong căn phòng có 5 đèn chiếu sáng, ít nhất 2 ngọn đèn tăng thêm mới
giúp ta nhận ra sự tăng của ánh sáng so với lúc đầu gọi là ngưỡng (tuyệt
đối dưới/tuyệt đối trên /sai biệt )
Kết luận:
Quy luật về ngưỡng cảm giác:
Ngưỡng cảm giác: là giới hạn mà ở đó các giác quan có thể thu nhận được kích thích để có cảm giác. Có các loại ngưỡng:
o Ngưỡng tuyệt đối phía dưới: là cường độ tối thiểu của kích thích để con người bắt đầu có cảm giác.
o Ngưỡng tuyệt đối phía trên: là cường độ tối đa của kích thích để con người vẫn còn cảm giác.
o Ngưỡng sai biệt: khả năng phân biệt được sự khác nhau nhỏ nhất giữa 2 kích thích có lượng tác động khác nhau lên cùng một giác quan.
Lưu ý: trong giới hạn phản ánh được, còn có vùng phản ánh tốt nhất, ví dụ: với âm thanh là 1000 Hz, với ánh sáng là 565 µm

ND:
QL2: QL về tính thích ứng: là
sự tăng hay giảm tính nhạy cảm
với những kích thích yếu, mạnh
hay kéo dài
TT:
o Tăng/giảm nhạy cảm
o Kích thích yếu
o Kích thích mạnh
o Kích thích kéo dài
Đoạn phim về các tình
huống:
o Lớp học đèn đang sáng -
tối
o Đang tối – sáng lại
o Ngồi tựa lưng ghế lúc lâu
Xem phim và hoàn tất các nhận xét và phát biểu sau:
1. Đèn đang sáng chuyển sang tối: lúc này kích thích ánh sáng (mạnh lên / yếu
đ i) , mới đầu nhìn không rõ, sau rõ hơn, khi đó độ nhậy cảm của thị giác
( tăng / giảm)
2. Đèn đang tối lại sáng: lúc này kích thích ánh sáng (mạnh lên /yếu đi) , mới
đầu hơi lóa nhìn không rõ, sau rõ hơn, khi đó độ nhậy cảm của thị giác
(tăng/ giảm )
3. Tựa lưng vào thành ghế, lúc đầu cảm nhận về sức ép phía lưng làm ta khó
chịu, một lúc lâu hầu như không còn cảm nhận về điều đó nữa. Khi này do
kích thích kéo dài làm độ nhạy cảm của xúc giác (tăng/ giảm )
Cả 3 hiện tượng trên đều là quy luật thích ứng, hãy hoàn tất phát biểu sau:
Thích ứng của cảm giác là hiện tượng tăng độ nhạy cảm khi kích ( yếu /mạnh) và
giảm độ nhạy cảm khi kích thích (yếu/ mạnh ) hoặc kéo dài
Kết luận:

Quy luật về tính thích ứng của cảm giác: Là khả năng thay đổi độ nhậy cảm cho phù hợp với sự thay đổi của cường độ kích thích: giảm độ nhạy
cảm khi gặp kích thích mạnh và lâu, tăng độ nhạy cảm khi gặp kích thích yếu.
Hầu hết các giác quan đều có khả năng thích ứng, nhất là thị giác, khứu giác và xúc giác.
Trong một số trường hợp, thích ứng làm phản ánh đối tượng rõ hơn, trường hợp khác lại phản ánh sai lệch đi
Cần lưu ý hiện tượng đó khi ước lượng bằng giác quan
ND:
QL 3: QL về tác động lẫn nhau
của cảm giác: Là sự biến đổi
tính nhạy cảm của cảm giác này
dưới ảnh hưởng của cảm giác
khác
TT:
o Biến đổi tính nhạy cảm
o Do ảnh hưởng của cảm giác
khác
1. Bảng màu:
Xám – trắng
H.a
Và Trắng - đen
H.b

2. Phim:
Ăn kẹo - khế
Ăn chè lạnh – chè nóng
Quan sát, nhận xét, phát biểu:
Ô màu trắng trên nền ghi sáng ở hình H.a được cảm nhận không trắng bằng trên
nền đen ở hình H.b, vì:
o Tính nhạy cảm với màu trắng ( tăng /giảm) do ảnh hưởng của màu đen tương
phản với nó
o Tính nhạy cảm với màu trắng (tăng/ giảm) do ảnh hưởng của màu ghi sáng ít

tương phản hơn
o Ăn kẹo song ăn khế thấy khế rất chua, khi này tính nhậy cảm với vị chua
( tăng / giảm ) do ảnh hưởng của vị ngọt trước đó
o Cùng chén chè, khi ăn lạnh sẽ thấy ngọt hơn ăn nóng, vì khi đó độ nhạy cảm
với vị ngọt ( tăng /giảm ) do ảnh hưởng của nhiệt độ lạnh và (tăng/ giảm ) do
ảnh hưởng của nhiệt độ nóng
Tất cả những hiện tượng trên đều là biểu hiện của quy luật tác động qua lại
của cảm giác, hãy hoàn tất phát biểu sau:
Quy luật tác động qua lại của cảm giác là sự ( biến đổi / không thay đổi ) tính nhạy
cảm của cảm giác này dưới ảnh hưởng của (giác quan khác/ cảm giác khác )
Kết luận:
• Quy luật về sự tác động lẫn nhau của cảm giác: là sự biến đổi tính nhạy cảm của cảm giác này dưới ảnh hưởng của cảm giác khác
• Sự biến đổi này có thể theo các hướng: tăng hay giảm độ nhạy cảm, hoặc cũng có thể gây ra sự loạn cảm giác (như hiện tượng: nghe tiếng bánh xe
ô tô xiết trên đường nhựa, ta nổi “da gà”)
3. Tri giác
NỘI DUNG-THÔNG TIN SỰ KIỆN HOẠT ĐỘNG
ND:
a. Định nghĩa: Tg là quá trình
tâm lý phản ánh trọn vẹn các
thuộc tính bên ngoài của svht
đang trực tiếp tác động
TT:
Một số hình ảnh, đồ vật:
Cái nhà
Cái ly
Cái chén
……
Quan sát, nhận xét, phát biểu:
Quan sát các hình ảnh trước mặt bạn, để chứng tỏ đã nhận biết chúng, hãy xếp chúng
vào ô tương ứng với tên gọi:

Tòa nhà Con chó Em bé Cái cây
• Quá trình TL
• P/á trọn vẹn
• thuộc tính bên ngoài
• Đang trực tiếp tác động
o Hiện tượng bạn quan sát và nhận biết được các đối tượng trên thường diễn ra
trong thời gian ngắn, có mở đầu và kết thúc rất rõ ràng, nên đó là ( quá trình /
trạng thái / thuộc tính) tâm lý
o Để nhận biết được các đối tượng đó, bạn phải phản ánh (riêng lẻ /một tổ hợp
trọn vẹn ) các bộ phận, các thuộc tính, đặc điểm của chúng
o Những thuộc tính này là những thuộc tính ( bên ngoài /bên trong) mà các giác
quan (trực tiếp /gián tiếp ) thu nhận được như: hình dáng, màu sắc, cao thấp …
Từ những nhận xét trên, hãy hoàn tất phát biểu sau:
Tri giác là ( quá trình /trạng thái /thuộc tính ) TL phản ánh một cách (riêng lẻ / trọn
vẹn ) các thuộc tính ( bên ngoài /bên trong, bản chất) của sự vật hiện tượng trong
hiện thực khách quan đang ( trực tiếp /gián tiếp ) tác động vào ta.
Kết luận:
Định nghĩa tri giác:
• Tri giác là quá trình nhận thức phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính bên ngoài, không bản chất của sự vật hiện tượng trong hiện thực khách
quan đang trực tiếp tác động vào ta.
o Dấu hiệu của tri giác là sự nhận biết đối tượng, sự phản ánh được cấu trúc hoàn chỉnh của đối tượng
o Và cao hơn là gọi tên được đối tượng
b. So sánh cảm giác và tri
giác:
• Giống nhau
 Quá trình TL
 Phản ánh những thuộc
tính bên ngoài
 Phản ánh svht đang trực
tiếp tác động

• Khác nhau
 Phản ánh từng thuộc tính
 Phản ánh trọn vẹn các
thuộc tính
 Mức độ nhận thức cảm
tính thấp
 Mức độ nhận thức cảm
tính cao
Các đặc điểm của Cg và Tg
• Những điểm nào dưới đây là chung của cảm giác và tri giác và đặc điểm
nào là riêng:
Đặc điểm chung
(giống nhau)
Đặc điểm riêng (khác nhau)
Cảm giác Tri giác
 Là quá trình tâm lý.
 Phản ánh những thuộc tính bên ngoài.
 Phản ánh những sự vật hiện tượng đang trực tiếp tác động vào giác
quan.
 Mức độ nhận thức cảm tính thấp
 Mức độ nhận thức cảm tính cao
 Phản ánh từng thuộc tính của sự vật hiện tượng.
 Phản ánh trọn vẹn các thuộc tính
Kết luận:
So sánh cảm giác và tri giác:
Giống nhau Khác nhau
• Là quá trình tâm lý.
• Chỉ phản ánh những thuộc tính bên ngoài.
• Phản ánh những sự vật hiện tượng đang trực tiếp tác động vào giác
quan.

• Cảm giác là mức độ nhận thức cảm tính thấp
• Tri giác là mức độ nhận thức cao
• Cảm giác phản ánh từng thuộc tính của sự vật hiện tượng.
• Tri giác phản ánh trọn vẹn các thuộc tính
c. Các loại tri giác:
• Dựa vào các giác quan, có 5
loại tri giác:
 Tri giác nhìn: …
 Tri giác nghe:
 Tri giác ngửi:
 Tri giác nếm:
 Tri giác da:
• Dựa vào hình thức tồn tại của
đối tượng, có 3 loại:
 Tri giác thuộc tính thời gian
 Tri giác thuộc tính không
gian
 Tri giác sự chuyển động
• Hình ảnh 5 giác quan
Các loại tri giác tương ứng
• Hình ảnh tương ứng
của 3 loại tri giác
Các thuộc tính tương ứng:
 Nhịp điệu, độ lâu, liên
tục
 Hình dạng, khoảng
cách, màu …
 Tốc độ, hướng,
• Sau đây là 5 loại tri giác và 5 giác quan, hãy sắp xếp các loại tri giác tương
ứng với từng giác quan

MẮT TAI
Tg nhìn Tg nghe Tg ngửi Tg nếm Tg da
• Hãy sắp xếp các thuộc tính tương ứng với các loại tri giác:
 Giúp ta phản ánh các thuộc tính hình dạng, khoảng cách, màu sắc, lớn nhỏ có
tri giác (Thời gian/ Không gian /Chuyển động)
 Giúp ta phản ánh các thuộc tính độ lâu, độ nhanh, nhịp điệu, tính liên tục có
tri giác ( Thời gian /Không gian/Chuyển động)
 Giúp ta phản ánh các thuộc tính vận tốc, phương hướng, gia tốc có tri giác
(Thời gian/Không gian/ Chuyển động )
Kết luận:
Các loại tri giác:
• Dựa vào các giác quan, có 5 loại tri giác:
 Tri giác nhìn: phản ánh màu sắc, hình dáng, khoảng cách …
 Tri giác nghe: phản ánh thuộc tính âm thanh
 Tri giác ngửi: phản ánh thuộc tính về mùi
 Tri giác nếm: phản ánh thuộc tính về vị
 Tri giác da: phản ánh thuộc tính nhiệt độ, áp suất …
• Dựa vào hình thức tồn tại của đối tượng, có 3 loại:
 Tri giác thuộc tính thời gian: phản ánh các thuộc tính về độ lâu, độ nhanh, nhịp điệu, tính liên tục
 Tri giác thuộc tính không gian: phản ánh các thuộc tính về hình dạng, khoảng cách, màu sắc, lớn nhỏ
 Tri giác sự chuyển động: phản ánh các thuộc tính vận tốc, phương hướng, gia tốc
d. Các quy luật của tri giác:
• QL.1: QL về tính lựa chọn: là
khả năng tách đối tượng ra
khỏi nền để tri giác
 Đối tượng
 Nền

• QL.2: QL về tính ý nghĩa:
khi tri giác sự vật, hiện tượng

con người thường nhận biết
nó liên quan với kinh
nghiệm, hiểu biết cá nhân
 Nhận biết
 Kinh nghiệm cá nhân
• Quy luật về tính ổn định: đối
tượng tri giác không thay đổi
khi ta thay đổi môi trường,
khoảng cách, góc độ tri giác .
 Đối tượng không thay đổi
 Thay đổi môi trường
 Thay đổi khoảng cách
 Thay đổi góc độ
• 2 Hình ảnh:
 Cô gái – Bà già
 Mặt người – bình hoa
• Tình huống;
 Thí nghiệm: một giọt
mực loang trên tờ giấy
trắng, nếu hỏi những
người khác nhau xem
nó “giống hình gì?”, ta
sẽ nhận được các câu
trả lời không giống
nhau.
 Bác sĩ nhìn đâu cũng
thấy vi trùng
• Phim:
Trang tập dưới ánh sáng
đèn màu đỏ

Cuốn tập để nghiêng
Cuốn tập để cách xa
Quan sát, nhận xét, phát biểu
• QL 1:
Khi quan sát H1:
 Nếu ta nhận ra đó là mặt cô gái: khi ấy mảng a,b là (đối tượng / nền) của tri giác.
Phần còn lại là (đối tượng / nền)
 Nếu ta nhận ra đó là mặt bà già: khi ấy mảng a,b là (đối tượng / nền) của tri giác.
Phần còn lại là (đối tượng / nền)
Khi quan sát H2:
 Nếu ta nhận ra đó là lọ hoa: khi ấy mảng màu đen là (đối tượng /nền) của tri giác,
phần còn lại là (đối tượng /nền)
 Nếu ta nhận ra đó là hai mặt người nhìn nghiêng: khi ấy mảng màu đen là (đối
tượng /nền) của tri giác, phần còn lại là (đối tượng /nền)
Hoàn chỉnh phát biểu sau:
Ta chỉ nhận ra được ( đối tượng /đặc điểm) tri giác khi ta tách được nó ra khỏi ( nền /
quá trình) xung quanh
• Đọc, phán đoán, giải thích
 Nhìn vết mực loang lổ, họa sĩ nhận thấy nó giống bông hoa, có người thấy giống
hạt gấc, sinh viên ngành cơ khí thấy giống bánh răng bị lỗi. Có sự khác nhau đó
do ( kinh nghiệm cá nhân / đặc điểm thần kinh) ở mỗi người khác nhau
 Hiện tượng bác sĩ nhìn đâu cũng nhận thấy vi trùng là do ảnh hưởng của ( kinh
nghiệm nghề nghiệp / tập quán dân tộc)
Hoàn tất giải thích sau:
Khi tri giác sự vật hiện tượng, con người thường (nhận biết /phản ánh) nó liên quan
với những gì đã có trong (kinh nghiệm cá nhân /kinh nghiệm xã hội)
• Xem phim và nhận xét, phát biểu
 Môi trường ánh sáng màu đỏ, trang tập cũng có màu đỏ, nhưng ta biết trang tập
đó là (<<<<)
 Cuốn tập khi để nghiêng một góc, ảnh của nó trên võng mạc có hình bình hành,

nhưng ta biết cuốn tập đó là (<<<<<)
 Cuốn tập của ta để ở xa, ảnh của nó trên võng mạc sẽ nhỏ đi nhiều lần, nhưng ta
vẫn nhận ra cuốn tập đó là (,<<<<<)
Các từ để điền vào chỗ trống: “màu trắng” – “hình chữ nhật” – “của mình”
Hoàn tất phát biểu:
Đối tượng tri giác (thay đổi/ không thay đổi ) khi ta thay đổi (các điều kiện /các
• Quy luật về tính trọn vẹn: là
khả năng phản ánh đối tượng
một cách toàn vẹn đem lại
cho ta hình ảnh hoàn chỉnh
về đối tượng đó
 Phản ánh toàn vẹn
 Hình ảnh hoàn chỉnh
• Hình ảnh: (tr.103, 104)
Hình tam giác được tạo
bởi:
 3 dấu chấm
 3 đoạn không liền
loại) tri giác
• Quan sát, nhận xét, kết luận:
 Ba dấu chấm trong H1 được ta nhận biết như ( ba dấu riêng biệt / hình tam giác )
 Ba đoạn thẳng trong H2 được ta nhận biết như (ba đoạn tách rời / hình tam giác )
Hãy hoàn tất kết luận:
Tri giác có xu hướng phản ánh ( trọn vẹn / riêng lẻ) đối tượng, tạo ra hình ảnh (hoàn
chỉnh / không hoàn chỉnh) của đối tượng đó.
Kết luận: các quy luật của tri giác:
• QL về tính lựa chọn: là khả năng tách đối tượng cần tri giác ra khỏi bối cảnh xung quanh. Chỉ khi nào tách được đối tượng ra khỏi nền ta mới tri
giác được. Đây là tính tích cực và hiệu quả tri giác của con người.
• QL về tính ý nghĩa: khi tri giác sự vật hiện tượng, con người thường nhận biết nó liên quan đến những gì đã có trong kinh nghiệm, vốn hiểu biết
trước đây. QL này giải thích các hiện tượng “con mắt nghề nghiệp”, “linh tính nghề nghiệp”

• QL tính ổn định: là khả năng phản ánh sự vật hiện tượng tương đối ổn định khi điều kiện tri giác thay đổi (điều kiện môi trường, khoảng cách,
góc độ tri giác …). Kinh nghiệm của con người tham gia vào hiện tượng này rất nhiều.
• QL về tính trọn vẹn: tri giác phản ánh sự vật hiện tượng một cách trọn vẹn, thể hiện ở hình ảnh hoàn chỉnh về đối tượng. Điều này phụ thuộc vào
kinh nghiệm, tri thức của con người về đối tượng đó.
Câu hỏi ôn tập bài 3: Hãy chọn đáp án đúng hơn cả
1. Đặc điểm nào sau đây là của cảm giác
a. Phản ánh thuộc tính đang trực tiếp tác động, tạo ra hình ảnh trọn vẹn / cảm giác chưa phản ánh được trọn vẹn các thuộc tính
b. Phản ánh thuộc tính không bản chất, giúp ta gọi tên được đối tượng /cảm giác chưa phản ánh được đủ thuộc tính nên ta chưa thể gọi tên
được
c. Là nhận thức cảm tính, có tác động là có phản ánh, giúp ta xếp loại đối tượng / mức độ cảm giác chưa thể giúp ta xếp loại đối tượng
d. Là mức độ nhận thức đầu tiên, phản ánh riêng lẻ từng thuộc tính bên ngoài / chính xác, đây là các đặc điểm của cảm giác
2. Người thợ máy chỉ cần nghe tiếng động cơ máy nổ là có thể phân biệt được tình trạng máy bình thường hay không bình thường. Quy luật
nào của cảm giác có thể giải thích hiện tượng này:
a. Quy luật ngưỡng tuyệt đối / ngưỡng tuyệt đối là giới hạn lớn nhất và nhỏ nhất để có cảm giác!
b. Quy luật tính thích ứng / ở đây không nói gì tới hiện tượng tăng hay giảm độ nhạy cảm
c. Quy luật tác động qua lại / phải có hai loại cảm giác tác động lẫn nhau
d. Quy luật về ngưỡng sai biệt / chính xác! Đây chính là sự phân biệt 2 kích thích có cường độ khác nhau
3. Đặc điểm nào sau đây làm cho cảm giác khác với tri giác:
a. Phản ánh từng thuộc tính của sự vật / chính xác, vì cảm giác mới giúp ta phản ánh riêng lẻ các thuộc tính
b. Phản ánh khi sự vật trực tiếp tác động / tri giác cũng có đặc điểm này
c. Phản ánh các thuộc tính bề ngoài của sự vật / đây cũng đồng thời là đặc điểm của tri giác
d. Phản ánh thuộc tính không bản chất của sự vật / quá trình nhận thức cảm tính nào cũng có đặc điểm này
4. Vận dụng quy luật về sự tác động qua lại giữa các cảm giác, giáo viên cần phải:
a. Sử dụng ngôn ngữ nói với ngữ điệu sinh động / bạn mới dùng cảm giác nghe
b. Sử dụng nhiều màu phấn khi viết bảng / chưa phải đáp án tốt nhất vì mới chỉ sử dụng thị giác
c. Tác động đến nhiều kênh thông tin như: hình ảnh, âm thanh, vận động / chính xác vì bạn phải huy động ít nhất 3 loại cảm giác
d. Nhấn mạnh những kiến thức quan trọng / bạn hãy chọn lại !
5. Lớp học được đặt ở nơi yên tĩnh, bảng màu thật sẫm và phấn được chọn là màu thật sáng. Quy luật nào của cảm giác đã được vận dụng:
a. Quy luật về tính thích ứng / đây không phải hiện tượng thích ứng
b. Quy luật về ngưỡng cảm giác / chưa chính xác, bạn hãy suy nghĩ về ảnh hưởng của cảm giác này đến cảm giác khác

c. Quy luật về sự tác động qua lại / chính xác, màu sẫm làm tăng nhạy cảm với màu trắng, sự yên tĩnh làm tăng nhạy cảm với tiếng nói
d. Quy luật về ngưỡng cảm giác / ngưỡng là giới hạn cảm nhận được
6. Khi giảng đến những nội dung trọng tâm, giáo viên có thể làm cho học sinh nhận thức tốt hơn bằng cách nhắc lại hoặc thay đổi ngữ điệu.
Quy luật nào của tri giác đã được vận dụng:
a. Tính lựa chọn / chính xác, vì đó là cách để tạo ra sự nổi bật giữa nội dung quan trọng với các nội dung khác
b. Tính ý nghĩa / chỉ đúng khi ta liên hệ được kiến thức mới với vốn hiểu biết của các em
c. Tính ổn định / ta đang nói về biến đổi đối tượng tri giác chứ không phải điều kiện tri giác
d. Tính toàn vẹn / bạn hãy chọn lại đáp án khác
7. Quy luật về tính trọn vẹn của tri giác thể hiện trong trường hợp nào sau đây:
a. Gắn kiến thức mới với vốn kinh nghiệm đã có của học sinh / đây là quy luật về tính ý nghiã
b. Học sinh nhận biết được thông qua hình vẽ hoặc sơ đồ / chính xác! Vì chỉ qua sơ đồ mà vẫn nhận ra được đối tượng hoàn chỉnh
c. Sử dụng màu sắc đặc biệt với các chi tiết quan trọng trong bản vẽ / đây là quy luật về tính lưa chọn
d. Việc quan sát mô hình không bị ảnh hưởng khi học sinh ngồi ở bàn đầu hay bàn cuối / thay đổi điều kiện mà đối tượng tri giác không đổi là
quy luật ổn định
8. Đặc điểm nào dưới đây không phù hợp với tri giác:
a. Phản ánh khi đối tượng trực tiếp tác động /đây là đặc điểm của tri giác
b. Phản ánh các thuộc tính không bản chất của đối tượng / là nhận thức cảm tính nên tri giác có đặc điểm này
c. Phản ánh đầy đủ các thuộc tính bên ngoài của đối tượng / nhờ đặc điểm này mà tri giác giúp ta nhận biết được đối tượng
d. Phản ánh những kích thích ngoài phạm vi giác quan cảm nhận / chính xác! nhận thức cảm tính không có khả năng này
9. Khả năng phản ánh trọn vẹn của tri giác phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố nào sau đây:
a. Kinh nghiệm và vốn hiểu biết của cá nhân /chính xác, có kinh nghiệm và hiểu biết ta mới bổ sung để đối tượng được phản ánh đầy đủ
b. Đặc điểm của hệ thần kinh / đây không phải nguyên nhân chủ yếu
c. Những yêu cầu của xã hội / yêu cầu của xã hội không ảnh hưởng tới khả năng phản ánh trọn vẹn
d. Đối tượng tri giác / không phải yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến tính trọn vẹn
10. Những thuộc tính nào dưới đây là kết quả của tri giác không gian:
a. Gia tốc, vận tốc, quỹ đạo và phương hướng / đây là tri giác sự chuyển động
b. Hình dáng, khoảng cách, màu sắc, độ lớn / chính xác! đây là kết quả của tri giác không gian
c. Sự thay đổi vị trí của vật trong không gian / tri giác sự chuyển động phản ánh thuộc tính này
d. Nhanh dần đều, chậm dần đều / là thuộc tính do tri giác chuyển động phản ánh

×