Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

nghệ thuật biểu hiện và nghệ thuật tổng hợp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (627.25 KB, 19 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA : NGỮ VĂN – LỚP VĂN HỌC 2B
MÔN : LÍ LUẬN VĂN HỌC 3 – MĨ HỌC
ĐỀ TÀI
NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN VÀ
NGHỆ THUẬT TỔNG HỢP
GVHD: T.S NGUYỄN HOÀI THANH
NHÓM THỰC HIỆN: NHÓM 7
TP.HỒ CHÍ MINH, THÁNG 5 NĂM 2014
DANH SÁCH NHÓM:
Trương Thị Huỳnh Như k38.606.014 : nghệ thuật biểu hiện
Văn Thị Ngọc Dung k38.606.003 : nghệ thuật tổng hợp
Phạm Thị Thúy k37.606.100 : làm word, in bài
I. NỘI DUNG
1. Nghệ thuật biểu hiện
Nghệ thuật biểu hiện không nhằm tái tạo hiện thực mà bày tỏ tâm tư,
khát vọng của con người về hiện thực, gợi lên những suy nghĩ về hiện
thực. Nghệ thuật biểu hiện bao gồm: âm nhạc và múa
1.1 Âm nhạc
Âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật dùng âm thanh (chiều ngang là giai
điệu, chiều dọc là hòa thanh để diễn đạt tình cảm, xúc cảm của con
người.Thuộc tính cơ bản của âm nhạc là cao độ và trường độ, tức là độ
trầm bổng và độ nhanh chậm. Bộ môn nghệ thuật này có một sức mạnh
kì diệu là tác động trực tiếp và mạnh mẽ lên tình cảm cả con người và
thông qua đó thể hiện những tư tưởng.Ưu thế này khó có bộ môn nào có
được. “Sau sự im lặng, thứ thể hiện được nhất điều không thể diễn tả
chính là âm nhạc” (Aldous Huxley).
Nó được chia ra hai thể loại chính: thanh nhạc và khí nhạc. Thanh nhạc
là âm thanh của giọng hát con người, hai yếu tố nhạc và lời kết hợp chặt
chẽ vào nhau, nương tựa lẫn nhau cùng góp phần tạo nên hiệu quả nghệ
thuật cho nhau. Thanh nhạc dựa trên lời hát thể hiện rõ ý tưởng và tình


cảm. Còn khí nhạc là âm nhạc dựa trên âm thanh thuần tuý của các nhạc
cụ như: đàn, sáo, trống…, nên trừu tượng, gây cảm giác và sự liên
tưởng. Trên thực tế, thanh nhạc và khí nhạc luôn kết hợp hài hòa với
nhau; lời hòa vào nhạc, nhạc lôi cuốn, chắp cánh cho lời bay cao hơn và
xa hơn. Điều đó cũng lý giải phần nào việc thường sử dụng sóng đôi hai
từ ca và nhạc trong ngôn ngữ hoặc việc ca sĩ có thể vừa hát hay vừa sử
dụng nhạc cụ giỏi.
Ký hiệu âm nhạc là toàn bộ các dấu hiệu cũng như chữ viết được dùng
để ghi lại âm thanh với các đặc tính của chúng. Môn ký âm là ghi âm
thanh lại bằng các ký hiệu âm nhạc trên giấy và môn xướng âm là đọc
lên những ký hiệu âm nhạc (đã được ký âm) đúng cao độ và trường
độ của chúng. Có các ký hiệu âm nhạc và khoá nhạc dùng để quy định
cao độ, trường độ, cường độ cho bản nhạc.
Trong nhiều nền văn hóa, âm nhạc được xem là một phần quan trọng
của cuộc sống.
Âm nhạc có sức ảnh hưởng lớn lao đến đời sống con người Người ta
khuyên rằng nên cho trẻ em nghe nhạc để phát triển trí tuệ của chúng.
Trong chiến tranh, âm nhạc được biết đến như một sức mạnh tinh thần
cho đồng đội: "tiếng hát át tiếng bom". Chỉ trong giây lát, âm nhạc có
thể làm cho con người chuyển đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác,
ví dụ như: đang vui nghe một bài hát buồn cũng khiến ta trở nên tâm
trạng hơn hoặc đang buồn rầu lại nghe được một bản nhạc vui vẻ, sôi
động cũng khiến tinh thần phấn chấn Người ta cũng cho rằng âm nhạc
làm dịu tinh thần. Một liệu pháp chữa bệnh được áp dụng kết hợp cho
các bệnh nhân tâm thần là dùng âm nhạc làm giảm các cơn phấn khích,
đưa người bệnh vào trạng thái buồn ngủ.
Trước đây, các chiến binh trước khi ra trận thường được nghe các khúc
nhạc mạnh mẽ mang tích chất cổ vũ, khích lệ để họ lấy được tinh
thần chiến đấu dũng cảm. Khi giao tranh, để cổ vũ cho tinh thần binh
sỹ người ta cũng thường đánh trống, khua chiêng một cách dồn dập để

các chiến binh xông lên. Giai đoạn cuối của các cuộc giao tranh
giữa Hán và Sở, Trương Lương là một nhà chính trị, tư tưởng kiệt xuất
thời đó cũng đã dùng tiêu để thổi một khúc nhạc dưới ánh trăng vàng,
khiến hàng vạn quân Sở do Hạng Vũ chỉ huy bỏ trốn và đầu hang Hàn
Tín làm quân của hai bên không bị đổ máu quá nhiều.
Sáng tạo cái đẹp trong âm nhạc là việc làm không hề dễ dàng bởi vì
dường như âm nhạc là một thứ ngôn ngữ chung của loài người, không
phân biệt ranh giới quốc gia, màu da, chủng tộc, tín ngưỡng, ý thức
hệ.v.v…một bản nhạc đích thực tấu lên, thì hầu như mọi con người đều
có thể lắng nghe, và trong chừng mức nào đó, thưởng thức. Đương
nhiên, cũng chỉ trong ý nghĩa tương đối, hơn nữa cũng còn tùy vào “lỗ
tai thính âm nhạc, con mắt cảm thấy cái đẹp của hình thức” (C.Mác) thì
mới có sự cảm thụ được cái “ngôn ngữ chung” ấy. Hơn nữa, cũng chính
C.Mác lưu ý đến: “chỉ có âm nhạc thức tỉnh cảm giác âm nhạc của con
người; đối với lỗ tai không thính âm nhạc thì âm nhạc hay nhất cũng
không có ý nghĩa gì cả, đối với nó, âm nhạc phải là đối tượng…cảm giác
của tôi trải ra với mức nào thì ý nghĩa của một đối tượng nào đó đối với
tôi cũng trải ra đúng với mức ấy”. Vậy mà, theo V.Hugo thì “âm nhạc là
âm thanh biết suy nghĩ “thì lại càng khó khăn đến nhường nào trong
sáng tác, sáng tạo cũng như trong cảm thụ, thưởng thức. Mà đâu chỉ có
thế, cuộc sống càng phát triển thì âm nhạc cũng phải phát triển theo để
bằng “âm thanh biết suy nghĩ” ấy mà biểu đạt sự phong phú và đa dạng
của cuộc sống con người, đặc biệt là đời sống tinh thần của con người.
1.2 Múa
Cùng là nghệ thuật biểu hiện nhưng khác với âm nhạc, múa lấy âm
thanh làm chất liệu, hướng về hình thể, động tác của con người lấy đó
làm chất liệu thể hiện. Động tác của người múa thường mang tính tượng
trưng, ước lệ và cách điệu cao.
Múa là một bộ môn nghệ thuật biểu diễn sử dụng ngôn ngữ hình thể để
phản ánh tình cảm, hiện tượng của cuộc sống. Nguồn gốc của nghệ thuật

múa chính là những hành động của con người trong đời sống, trong quá
trình lao động cộng với sự quan sát thiên nhiên. Từ đó, các động tác múa
có những thay đổi, cải tiến, đi đến khái quát nghệ thuật. Trong tiếng
Việt, tùy tính chất của tứng loại hình mà được gọi bằng các tên khác
nhau như: nhảy, múa, khiêu vũ , trong đó khiêu vũ thường hướng đến
dùng hoạt động cơ thể để diễn đạt theo âm nhạc nhằm chuyển tải những
nội dung, tình cảm, suy nghĩ và ý tưởng.
Đặc trưng của múa là động tác, đội hình đều cách điệu. Múa thường đi
đôi với âm nhạc.
Nghệ thuật múa Việt Nam từ khi hình thành đã mang dấu ấn của cư dân
nông nghiệp gắn bó với thiên nhiên, muông thú với các vũ điệu tả cảnh
sản xuất, săn bắn. Những hình ảnh đời thường đi vào múa được cách
điệu hay đúng hơn là nghệ thuật hoá bằng tài năng của người nghệ
sĩ. Cho nên nghệ thuật múa giữ vị trí quan trọng và là một thành tố trong
văn hoá Việt Nam. Đời sống cộng đồng, cộng cảm được thể hiện rõ nét
qua múa, vì nó không phải là sự diễn tấu của một người mà là hoạt động
của một nhóm người sử dụng nghệ thuật để phục vụ quần chúng.
Múa dân gian là hình thái múa phổ biến của cộng đồng các dân tộc ở
Việt Nam. Múa dân gian là do dân chúng sáng tạo được lưu truyền từ
đời này qua đời khác. Múa dân gian được sử dụng rộng rãi trong sinh
hoạt văn hoá cộng đồng. Nó tiêu biểu cho bản sắc văn hoá của từng cộng
động và là cơ sở để phát triển các hình thái múa khác.
Mỗi tộc người đều có những điệu múa dân gian đặc trưng của mình.
Người Việt có múa rồng, trống, sênh, mõ, sư tử ; người Mường có múa
sạp, chàm đuống, chàm thau ; người Tày có múa quạt, nhạc, giã gạo ;
người Thái có múa xoè, nón, nhạc, khăn, xoè vòng ; người Khmer có
múa Xayăm, mạt nạ, rồm vông ; người Chăm có múa quạt Pì diền, chà
prông, đoa pụ ; người Ê Đê có múa khiên, trống ; người Ba Na có
múa khiên, soang
2. Nghệ thuật tổng hợp

Bao gồm hai bộ môn: sân khấu và điện ảnh.
Chúng sử dụng khả năng và phương tiện của tất cả các bộ môn nghê
thuật còn lại, là kết quả sáng tạo của tác giả, kịch bản, đạo diễn, diễn
viên, họa sĩ, người hóa trang, ánh sáng, người quay phim…Hai nghệ
thuật điện ảnh và sân khấu có nhiều điểm gần gũi nhau.
2.1 Sân khấu (drama): là một nhánh của nghệ thuật trình
diễn. Dù một vài loại trình diễn được xem là sân khấu –
như một nghệ thuật trình diễn, nó thường được xem là
những buổi biểu diễn trực tiếp mang tính kịch. Một sự
trình diễn mang tính kịch tạo ra sự ảo tưởng cho khán
giả.Theo định nghĩa trên thì sân khấu đã tồn tại từ buổi
bình minh của loài người, như một sự phát triển của quá
trình kể chuyện.
Với sự kết hợp của nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau như văn
chương, hội họa, kiến trúc, âm nhạc, múa, và hiện nay còn bao
gồm điện ảnh. Sân khấu đã tạo nên những hình tượng nghệ thuật
sống động đối với công chúng nghệ thuật. Ngôn ngữ đặc trưng là
hành động (hành động hình thể, hình thể tâm lý, hành động ngôn
ngữ) thông qua diễn xuất của diễn viên. Hành động sân khấu là
hành động kịch, hành động mang tính xung đột, nhằm biểu hiện tư
tưởng của kịch mang tính nhất quán chứ không phải bất kỳ hành
động mang tính ngẫu nhiên nào.
Kịch bản văn chương là cơ sở của chủ đề tư tưởng, là cái cốt của
tác phẩm sân khấu, và diễn viên là người biểu hiện ý đồ của vở
diễn nhưng họ có vai trò đặc biệt quan trọng đến sự thành công
hoặc thất bại của vở diễn. Ngoài ra, nghệ thuật sân khấu còn có
những phương tiện như: âm nhạc, múa, trang trí,đạo cụ hỗ trợ cho
diễn xuất.
Là một nghệ thuật phức hợp, nên cần tách ra hai thành phần để
nghiên cứu:

- Kịch bản văn học, kịch bản âm nhạc
- Nghệ thuật sân khấu: diễn viên, điêu khắc - hội họa (dựng cảnh,
hóa trang, phục trang), ánh sáng, âm nhạc minh họ, âm thanh tiếng
động, kĩ thuật khác.
Ở đây, chúng ta chỉ chú ý phần kịch bản văn học của thể loại kịch
nói.
Kịch xuất hiện sớm nhất có lẽ ở Hi Lạp thời cổ đại - khoảng thế kỉ
5 trước Công nguyên .Theo nhà mĩ học Aristote (384 - 322 trước
C.N) viết trong cuốn Thi pháp (Poetics), một vở kịch có 6 thành
phần cơ bản.
1.Cốt truyện
2. Tính cách
3. Lời thoại (đài từ)
4. Ca khúc của dàn đồng ca
5. Trang trí
6. Tư tưởng
Cốt truyện có ba phần chính :
- Thắt nút
- Cao trào
- Mở nút
Vở kịch bảo đảm theo công thức / qui tắc “ tam nhất”:
- một hành động chính (hành động xuyên)
- một không gian (một địa điểm xảy ra câu chuyện)
- một ngày (câu chuyện kịch xảy ra không quá một ngày)
* Phân loại: tạm đưa ra ba cách phân loại kịch:
A / Phân loại theo hình thức:
- Kịch hát dân tộc (kịch dân ca)
- kịch thơ
- kịch nói (drama)
- kịch múa (ballet)

- kịch hát (opera)
- kịch câm (pantomime)
- kịch rối / múa rối
B / Phân loại theo cảm hứng chủ đạo:
- Bi kịch
- Hài kịch
- Chính kịch
C / Kịch hiện đại với nhiều biến đổi, thể nghiệm chưa thể phân loại
ổn định.
Một số thể loại sân khấu tiêu biểu:
 Chèo là hình thức kể chuyện bằng sân khấu, lấy sân khấu và
diễn viên làm phương tiện giao lưu với công chúng. Nội
dung của các vở chèo lấy từ truyện cổ tích, truyện Nôm,
mang giá trị hiện thực và tư tưởng sâu sắc, đồng thời thể hiện
tính dân tộc Việt. Sân khấu chèo đơn giản, với các diễn viên
có thể không chuyên, biểu diễn ngẫu hứng. Loại hình nghệ
thuật dân gian này được phát sinh và phát triển ở nông thôn
Việt Nam, chủ yếu ở đồng bằng Bắc Bộ. Nó đạt đỉnh cao
phát triển vào thời kỳ từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 19. Đến thế kỷ
19, chèo nhận ảnh hưởng của tuồng. Đầu thế kỷ 20, chèo
được đưa lên sân khấu thành thị.Và cho đến nay, nếu không
có nghệ thuật chèo thì không thể hình dung được đời sống
của nông dân Việt Nam.Đã từ lâu , nghệ thuật chèo đối với
người nông dân Việt Nam vừa là sân khấu ,vừa là thơ ca âm
nhạc và là nguồn duy nhất trong đời sống tinh thần của mình.
Một vai trò quan trọng trong chèo là âm nhạc . Ở Việt Nam
người ta thường nói “ đừng diễn chèo” mà phải là “hát
chèo” .Âm điệu trong chèo ngày càng hấp dẫn ,nó có cả màu
sắc âm nhạc dân tộc và hiện đại độc đáo.
 Tuồng (còn gọi là hát Bội hay hát Bộ) là môn nghệ thuật từng

thâm nhập vào cuộc sống cung đình và dần dà, có nhiều gánh
hát đã được chuyên nghiệp hóa. Chữ tuồng có người cho là
bởi chữ tường mà ra; tức hình dung dáng dấp, cử chỉ của
người đời xưa. Thế kỷ 19 là thời hoàng kim của nghệ thuật
tuồng. Tại từng địa phương ở Việt Nam còn có trường phái
tuồng riêng, như tuồng Quảng Nam, tuồng Bình Định (tuồng
Bình Định phát triển mạnh một phần nhờ ông Đào Duy Từ và
ông Đào Tấn).
Tuồng là một loại hình nghệ thuật sân khấu cổ truyền đặc sắc
ở Việt Nam, được hình thành trên cơ sở ca vũ nhạc và các trò
diễn xướng dân gian vốn có từ lâu đời và rất phong phú của
Việt Nam.
Thông thường để có một vở diễn ra mắt công chúng ,trước
hết phải có kịch bản, đạo diễn, và một dàn diễn viên có tay
nghề. Đặc biệt đối với tuồng phải có những đaò kép chính
thật xuất sắc và kịch bản phải hay thì mới thu hút được công
chúng.
Về phân loại tuồng thì có lúc người ta phân thành: tuồng thầy
(mẫu mực), tuồng ngự (cho vua xem), tuồng cung đình (diễn
trong cung đình), tuồng pho (có nhiều hồi diễn nhiều đêm)
,tuồng đồ (phóng tác, không có trong sử sách), tuồng tân thời
(chuyển thể từ các tiểu thuyết) Nhưng tựu trung lại có thể
chia làm hai loại chính: tuồng kinh điển và tuồng dân
gian.Ngày nay có ba lưu phái tuồng: Bắc Bộ, Trung Bộ và
Nam Bộ. Trong đó tuồng Trung Bộ mang đậm màu sắc dân
tộc và phong phú hơn cả, Bình Định là cái nôi của tuồng, trở
thành đất tuồng với các tên tiêu biểu sau này: Đào Tấn
,Nguyễn Hiển Dĩnh
Đặc điểm hóa trang trong nghệ thuật tuồng:
Người diễn viên, ngoài khả năng ca xướng, vũ đạo, diễn xuất

còn phải biết tự vẽ mặt mình, khi thủ bất cứ vai nào. Phẩm
liệu hóa trang gồm son, phấn, lọ, ngân (một loại bột màu đỏ
pha vàng) ,bột màu xanh ,vàng với các dụng cụ tăm ,móng
,cùng một số cọ nhỏ và bút lông .Bằng cả hai bàn tay điêu
luyện ,người diễn viên sử dụng các dụng cụ một cách khéo
léo để tạo ra những đường nét sắc sảo trên gương mặt
mình ,như những họa sĩ tài ba.Nhờ những gương mặt được
hóa trang ,khán giả có thể đoán biết ngay tâm lí ,tính cách
,địa vị xã hội của nhân vật khi người diễn viên vừa bước ra
sân khấu.Ví dụ như :
Màu đỏ son hay đỏ ngân : người anh hùng trung trinh tiết liệt.
Màu trắng mốc :kẻ gian thần dua nịnh.
Màu đen :người chân phác ,bộc trực ,nóng nảy nhưng ngay
thẳng và chân thực.
Màu xám dợt :người tuổi tác ,kẻ bần dân
Tóm lại nghệ thuật tuồng – một loại hình sân khấu độc đáo
của Việt Nam ẩn chứa những giá trị văn hóa ,tinh thần của
dân tộc ,những giá trị nghệ thuật mang tính chất bền vững
đã ,đang và sẽ là người bạn tri âm ,tri kỷ của các tầng lớp
nhân dân Việt Nam.
 Cải lương là một nghệ thuật kịch hát của miền nam Việt Nam, trên
cơ sở dân ca miền đồng bằng sông Cửu Long và nhạc tế lễ. Nghệ
thuật này ra đời vào năm 1917, chịu nhiều ảnh hưởng của âm nhạc
Tây phương hơn so với các nghệ thuật thuần túy như hát chèo và
hát bội. Đề tài của các tuồng cải lương thường liên quan đến các
điển tích và những vấn đề xã hội. Hiện nay cải lương vẫn còn thịnh
hành, đặc biệt là tại miền nam Việt Nam.
Giải thích chữ cải lương theo nghĩa Hán Việt ,giáo sư Trần Văn
Khê cho rằng : cải lương là sửa đổi cho trở nên tốt hơn ,được biểu
hiện qua sân khấu biểu diễn ,đề tài kịch bản ,nghệ thuật biểu

diễn ,dàn nhạc và bài bản.Ở đây ,cải lương là cải cách ,đổi mới
nghệ thuật hát bội .Từ một động từ theo nghĩa thông thường đã trở
thành một danh từ riêng.Thực ra thì , trên cơ sở từ đờn ca tài tử đến
lối ca ra bộ rồi mới hình thành nên cải lương.
Diễn viên cải lương diễn xuất như kịch nói .Chỉ khác là diễn viên
ca chứ không nói .Cử chỉ và điệu bộ phù hợp với lời ca ,chứ không
cường điệu như hát bội.Hát bội tượng trưng nhiều và la lối nhiều
,còn cải lương thì cứ rỉ rả cho thêm muồi.Sau này (khoamngr
những năm 60),cải lương có pha thêm những cảnh múa ,đu bay
,diễn võ nhưng cốt chỉ để làm sinh động.
Về y phục và tranh cảnh thì các tuồng tích xưa hay lấy cốt truyện ở
nước noài nên y phục của diễn viên và cảnh trên sân khấu phải
được chọn lựa sao cho gợi được bối cảnh nơi xảy ra câu chuyện
,nhưng cũng chỉ mang tính ước lệ chứ không hoàn toàn đúng với
hiện thực.Còn trong các vở diễn về đề tài xã hội ,các diễn viên ăn
măc như người ngoài đời.
Có thể nói đây là một loại hình nghệ thuật đã ăn sâu vào tim óc
người dân Việt Nam nói chung và người dân Nam Bộ nói
riêng.Chính vì thế mà cải lương cũng như những loại hình nghệ
thuật cổ truyền của dân tộc cần phải được bảo tồn và phát triển.
2.2 Điện ảnh
Điện ảnh là một khái niệm lớn bao gồm các bộ phim tạo bởi những
khung hình chuyển động (phim); kỹ thuật ghi lại hình ảnh, âm
thanh và ánh sáng để tạo thành một bộ phim (kỹ thuật điện ảnh);
hình thức nghệ thuật liên quan đến việc tạo ra các bộ phim và cuối
cùng ngành công nghiệp và thương mại liên quan đến các công
đoạn làm, quảng bá và phân phối phim ảnh (công nghiệp điện
ảnh).
Trong tiếng Việt, điện ảnh đôi khi còn được gọi là Xi-nê, xuất phát
từ "cinéma" (điện ảnh trong tiếng Pháp) cái tên được Léon

Bouly đặt cho chiếc máy ghi lại hình ảnh của ông năm 1892, một
trong những mốc sự kiện khai sinh ra ngành điện ảnh.
Khi mới được phát minh, điện ảnh chỉ được coi là các bộ phim ghi
lại cảnh sinh hoạt đời thường, nhưng chỉ ít lâu sau, các bộ phim đã
được tạo ra với những ý đồ văn hóa nhất định và nhanh chóng trở
thành một loại hình nghệ thuật quan trọng. Điện ảnh cũng trở thành
một hình thức giải trí không thể thiếu trong đời sống thường nhật,
đôi khi còn phát triển thành những hiện tượng văn hóa hoặc được
sử dụng như các phương tiện tuyên truyền.
Xét trên phương diện nghệ thuật, điện ảnh thường được gọi là nghệ
thuật thứ bảy. Điện ảnh được dùng để nói đến những bộ phim trình
chiếu ở rạp, khác với những phim truyền hình. Vì lý do đó, từ
"màn bạc" hay "màn ảnh lớn" cũng được dùng để chỉ điện ảnh
(màn ảnh rạp chiếu phim có màu trắng), phân biệt với truyền hình,
được gọi là màn ảnh nhỏ.
Trong tiếng Việt, các phim điện ảnh được gọi là "phim nhựa",
phân biệt với phim video. Nhưng thực tế, phim nhựa không phải là
chất liệu duy nhất của điện ảnh. Có những phim dùng chất liệu
video đã được làm lại để trình chiếu ở rạp và ngược lại, một số
phim truyền hình cũng sử dụng chất liệu phim nhựa. Đặc biệt với
sự phát triển của kỹ thuật số, có cả những phim điện ảnh và phim
truyền hình đều dùng công nghệ này.
Khi mới được phát minh ,điện ảnh chỉ được coi là những bộ phim
ghi lại cảnh sinh hoạt đời thường ,nhưng chỉ ít lâu sau ,các bộ phim
vói những ý đồ văn hóa nhất định và nhanh chóng trở thành một
loại hình nghệ thuật quan trọng.Điện ảnh cũng trở thành một hình
thức giải trí trong đời sống thường nhật ,đôi khi còn phát triển
thành những hiện tượng văn hóa hoặc được sử dụng như các hoạt
động tuyên truyền
Đây là một loại hình nghệ thuật trẻ ,nó xuất hiện vào cuối thế kỷ

thứ XIX .Tuy nhiên sau khi ra đời nó đã trở thành một loại hình
quan trọng bậc nhất xét về tình quần chúng rộng lớn của nó ,đáp
ứng cao nhu cầu thẩm mỹ của thời đại.
Sự ra đời của điện ảnh gắn liền với sự tiến bộ của khoa học –kỹ
thuật vaf công nghệ ,nó kết hợp các thành tựu của khoa học và
công nghệ với các phương tiện của nhiều loại hình khác nhau tạo
cho điện ảnh có tính tổng hợp cao nhất.
Phương tiện ngôn ngữ của điện ảnh cũng là hành động nhưng nó
khác với sân khấu.Ở đây hành động nhân vật vẫn là yếu tố hạt
nhân ,nhưng đồng thời yếu tố quay phim ,dựng phim cũng đóng
một vai trò quan trọng .Bởi hình ảnh phim là hình ảnh không gian
đa chiều hết sức đa dạng và phong phú được đạo diễn và nghệ sỹ
quay phim biến đổi liên tục theo góc độ ,tầm cỡ ,cự ly khác nhau
để biểu đạt tư tưởng ,tính cách ,nhân vật.
Cấu trúc của tác phẩm nghệ thuật điện ảnh lệ thuộc vào nghệ thuật
dựng phim khi xét nó từ quá trình từ kịch bản văn học sang kịch
bản phim ,kịch bản phân cảnh đến dựng phim đó là cả một quá
trình sáng tạo thể hiện ý đồ của đạo diễn trong việc tao ra tác phẩm
điện ảnh.Ngoài ra còn có vô số các yếu tố nghệ thuật và kỹ thuật
khác có vai trò quan trọng dưới nhiều hình thức khác nhau :âm
nhạc và âm thanh nói chung (tiếng động) ,ánh sáng ,hội họa , trang
trí –thiết kế nhân vật và bối cảnh.Với kỹ thuật điện toán (kỹ thuật
số) ,ngày nay điện ảnh đã tiến những bước dài về kỹ xảo và những
kỹ thuật hỗ trợ cho điện ảnh.
Ngoài ra điện ảnh còn có tên gọi khác là “nghệ thuật thứ
bảy”.Người yêu thích điện ảnh ở Việt Nam lâu nay hầu hết không
biết đến cái tên đó mặc dù thỉnh thoảng trên báo vẫn hay nhắc
tới.Sở dĩ điện ảnh có tên gọi đó vì nó ra đời sau sáu nghệ thuật có
trước nó.Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Lân và tiến sĩ Trần Duy Hinh liệt
kê sáu nghệ thuật đó là : kiến trúc ,hội họa ,văn học ,âm nhạc

,múa ,sân khấu.
Người đầu tiên dùng cụm từ “nghệ thuật thứ bảy” là Ricciotto
Canudo (1829-1923).Ông là người Pháp gốc Ý ,là nhà văn ,nhà thơ
,nhà biên kịch ,nhà nghiên cứu văn học nghệ thuật.
3. KẾT LUẬN
Về nhóm nghệ thuật biểu hiện, sự sáng tạo nghệ thuật được tiến hành
bằng cách tạo nên những sự kết hợp giữa các đường nét, hình dáng, âm
điệu và vận động. Nghệ thuật biểu hiện không chỉ biểu hiện cuộc sống
tâm hồn tình cảm nhất định mà nó tạo hình gián tiếp thông qua những
tính cách, ý nghĩ, cảm xúc, tâm trạng, ước mơ mà nó bộc lộ. Trong bất
kì nghệ thuật biểu hiện nào, bên cạnh những thủ pháp biểu hiện cũng có
sử dụng dù là ít những thủ pháp nghệ thuật khác (tạo hình).
Về hai bộ môn trên thuộc nghệ thuật tổng hợp vì chúng sử
dụng khả năng và phương tiện của tất cả các bộ môn nghệ
thuật còn lại, do đó chúng có nhiều điểm gần gũi với nhau.
Những năm gần đây, nước ta xuất hiện một số loại hình như:
kịch- điện ảnh, phim truyền hình, kịch truyền hình là điều dễ
hiểu, mỗi nghệ sĩ có thể vừa là diễn viên điện ảnh vừa là diễn
viên tryền hình. Tuy gần gũi với nhau nhưng chúng vẫn khác
biệt nhau về khả năng phản ánh các phương diện khác nhau
của cuộc sống. Ít bị hạn chế về không gian và thời gian, điện
ảnh có khả năng trình bày nhiều mặt của cuộc sống phong
phú và đa dạng hơn. Nó phản ánh bao quát, toàn diện hơn
hoàn cảnh cuộc sống, thiên nhiên, trực diện bản thân quá
trình vận động, hiện thực. Ngược lại, sân khấu tập trung chú
ý thể hiện những cảm xúc, tình cảm trong nội tâm con người,
biểu hiện của tâm tưởng. Các sự việc của sân khấu phải thể
hiện súc tích, ngắn gọn bởi không có không gian rộng lớn
như điện ảnh, thời gian lại ngắn, không hợp với những cảnh
đông người. Điện ảnh “đời” hơn sân khấu bởi diễn xuất của

diễn viên gần gũi với đời thường, không mang tính ước lệ
như sân khấu, những cảnh quay cũng chân thật tạo cảm giác
thật. Nhưng điện ảnh lại thiếu sự tiếp xúc trực tiếp của diễn
viên tới người xem nhằm đem lại sự lôi cuốn, hấp dẫn và sức
mạnh của vở dễn như ở sân khấu.

×