Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

DE TAI GIAO DUC DAO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (51.58 KB, 4 trang )

PHÒNG GD – ĐT GIỒNG TRÔM
TRƯỜNG TIỂU HỌC LƯƠNG QÙI
Sáng kiến kinh nghiệm
Đề tài
ĐỂ HỌC SINH TIỂU HỌC
THẬT SỰ CÓ HẠNH KIỆM TỐT
Họ và tên :
Sinh ngày :
Chức vụ :
Đơn vò công tác :
I. Lý do chọn đề tài :
Hiện nay trong giai đoạn cả nước đang tiến lên con đường
công nghiệp hoá, hiện đại hoá;đang ở trước một tình thế đổi mới
sôi động và khẩn trương. Trong công cuộc xây dựng đó, Đảng ta coi
việc đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng
đầu, trong đó việc phát huy nhân tố con người là rất quan trọng, là
nguồn lực trực tiếp của sự phát triển kinh tế – xã hội. Với bối cảnh
lòch sử như thế, chúng ta không thể chỉ hướng vào việc xây dựng
con người chung chung, mà phải xây dựng những con người có đầy
đủ ý chí, năng lực, phẩm chất đạo đức tốt ngay từ lứa tu6ổi tiểu học
như người xưa thường nói “ Dạy con từ thû còn thơ”. Có như thế
mới thực hiện tốt những nhiệm vụ cụ thể của đất nước đặt ra.
Bác Hồ có dạy “ Có tài mà không có đức là người vô dụng”,
vì thế cho nên trong nhiệm vụ bồi dưỡng hay đào tạo nhân tài cho
đất nước, bên cạnh việc giáo dục văn hoá, kiến thức khoa học, kiến
thức phổ thông thì việc giáo dục đạo đức rất quan trọng.
Đặc biệt, nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho học sinh ngay khi
còn lứa tuổi tiểu học là rất cần thiết, vì chính nơi đây sẽ góp phần
rất lớn vào việc hình thành nhân cách cho các em.
Xuất phát từ tình hình trên, tôi thiết nghó ngay trong trường
tiểu học, người có vai trò quan trọng nhất trong việc giáo dục hạnh


kiểm hay đạo đức cho học sinh, đó là giáo viên chủ nhiệm. Vì
chính giáo viên chủ nhiệm là người đã trực tiếp giảng dạy, theo dõi
và luôn đi bên cạnh học sinh của mình trong suốt quá trình rèn
luyện và học tập. Là người làm công tác quản lí chuyên môn, tôi
sẽ chọn những biện pháp giáo dục học sinh có hạnh kiểm thật sự
tốt để giáo viên tham khảo thực hiện.
II. Tình hình thực tế ở trường :
Hai năm học qua, nhìn lại kết quả đánh giá về hạnh kiểm mà
các giáo viên chủ nhiệm thống kê báo cáo, số học sinh thực hiện
đầy đủ 4 nhiệm vụ của người học sinh rất cao
( 100 % ). Nhưng thực tế vẫn còn phần đông, nhất là học sinh các
lớp 3, 4, 5 chưa có ý thức đạo đức tốt trong hành vi, đối xử với bạn
bè, thầy cô hay người lớn tuổi. Mặt khác, các em còn đánh nhau,
không vâng lời cha mẹ thầy cô hoặc lấy cắp đồ của bạn ….
Vấn đề càng trở nên bức thiết khi trong xã hội ta hiện nay,
bên cạnh những gương “ người tốt, việc tốt”, những hành động cao
đẹp tiêu biểu cho phẩm chất đạo đức của con người mới, chúng ta
thấy vẫn còn không ít những tác động xấu, nhũng lối sống thấp
hèn, tiêu cực … lôi kéo các em. Vì thế, giáo dục hạnh kiểm đang là
vấn đề gây nhiều suy nghó trong xa õhội hiện nay.
Làm tốt công tác này là góp phần không nhỏ vào việc rèn
luyện phẩm chất, hình thành nhân cách cho những mầm non tương
lai của đất nước phấn đấu rèn luyện bản thân mình.
III. Những biện pháp thực hiện :
Vào đầu năm học, trong phiên họp chuyên môn, tôi triển
khai những nội dung công việc đầu tiên, cụ thể là :
 Điều không thể thiếu là tiến hành cho học sinh học tập
nội quy, quy đònh dành cho học sinh để các em nắm rõ và thông
suốt. Giáo viên chủ nhiệm học tập những qui chế về khen thưởng
cũng như xử phạt khi vi phạm.

 Người giáo viên chủ nhiệm cần phải có sự hiểu biết về
bản thân các em, về hoàn cảnh gia đình, về mối quan hệ bạn bè
… để kòp thời nhắc nhở các em. Những biểu hiện tốt cũng như
những hiện tượng vi phạm đều được ghi lại trong sổ chủ nhiệm
để nêu gương hay nhắc nhở các em trong các tiết sinh hoạt lớp.
 Muốn giáo dục hạnh kiểm cho học sinh tốt, trước hết
giáo viên chủ nhiệm phải gương mẫu về mọi mặt, phải tự mìn
rèn luyện phẩm chất đạo đức như : thực hiện giờ giấc lên lớp,
trang phục tác phong cách đi đứng, giao tiếp …. Xây dựng mối
quan hệ giữa thầy và trò hoàn thiện, mẫu mực, tìm hiểu tâm lý
lứa tuổi của các em để hướng các em có tinh thần phấn đấu.
 Xây dựng mối quan hệ với gia đình của học sinh, phải
kết hợp với gia đình để cùng giáo dục các em, nhất là những em
có biểu hiện vi phạm, để tự rèn luyện tốt hơn về hành vi đạo đức
của mình. Giáo viên cần đặt ra cho các em một động cơ phấn đấu
tốt trở thành “ con ngoan, trò giỏi” là người chủ tương lai của đất
nước.
 Kết hợp trong các tiết dạy Đạo đức hay các giờ sinh hoạt
lớp cuối tuần, giáo viên thường xuyên kể cho các em nghe một
số gương tốt như : gương giúp bạn vượt khó trong học tập, các
gương rèn luyện về phẩm chất đạo đức …. Từ đó động viên,
khuyến khích cácem phấn đấu. Vì thế, giáo viên chủ nhiệm nên
gần gũi, tâm tình, trao đổi để hiểu thêm về tâm tư tình cảm của
các em .
IV. Phần kết luận :
“ Hiền dữ phải đâu là tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên”
Thật vậy, giáo dục hạnh kiểm ở học sinh tiểu học là một
vấn đề không phải khó, đó là một quá trình bắt đầu hình thành
nhân cách cho các em. Là một nhà mô phạm, nhà giáo dục, nếu

biết chăm chút, trau dồi, rèn luyện từ buổi đầu cắp sách đến
trường thì chắc chắn lớn lên các em sẽ là người hữu dụng cho đất
nước.
Thực tế so với đầu năm, học sinh có chuyển biến, các em
ngoan ngoãn hơn, lễ phép. Với một phương pháp rõ ràng, hình
thức nhẹ nhàng, kết hợp với một tấm lòng kiên trì, bao dung của
người giáo viên sẽ mang lại kết quả thật mỹ mãn và thành công
trong việc giáo dục hạnh kiểm cho học sinh mình .
……………… , ngày 20 tháng 11 năm 2007
Người viết


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×