Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

DE TAI PHU DAO HS YEU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.01 KB, 15 trang )

A- PHẦN MỞ ĐẦU :
I/- BỐI CẢNH ĐỀ TÀI :
Trong những năm gần đây, cùng với công cuộc đổi mới của đất nước ta,
sự nghiệp Giáo dục – Đào tạo cũng phát triển không ngừng và được Đảng,
Nhà nước, nhân dân xem đó là một trong những vấn đề quan trọng để tiến
hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Đại hội Đại biểu tòan quốc lần thứ VIII của Đảng đã quyết định đẩy
mạnh công nghiệp hóa , hiện đại hóa nhằm mục tiêu “ Dân giàu nước mạnh,
xã hội công bằng dân chủ, văn minh” vững bước đi lên xã hội chủ nghĩa.
Muốn tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa thắng lợi phải phát triển giáo
dục đào tạo. Phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản của sự phát triển
nhanh và bền vững.
Để thực hiện Nghị quyết Đại hội VIII, Hội nghị lần thứ hai Ban chấp
hành trung ương Đảng khóa VIII quýêt định phát triển giáo dục và đào tạo
trong thời kỳ này với nhiệm vụ cơ bản là xây dựng con người mới và thế hộ
thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội , có đạo đức
trong sáng, có tinh thần đòan kết , có ý thức cộng đồng, phát huy tính tích cực
của cá nhân làm chủ tri thức, khoa học công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo,
kĩ năng thực hành giỏi, có tính tổ chức kỷ luật, có sức khỏe.
Muốn vậy ta phải nâng cao mặt bằng dân trí phải đầu tư ngay từ bậc học
cơ bản của hệ thống giáo dục quốc dân . Đó là bậc tiểu học.

Trang 1
II/- LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
Năm học 2009 – 2010 là năm học tiếp tục thực hiện Nghị quyết Đại hội
X của Đảng và cũng là năm học tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Nói không
với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”. Cũng là năm
thứ hai thực hiện “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”,
“Trường xanh, sạch đẹp”. Thấm nhuần cuộc vận động : “Hai không” của
ngành mỗi chúng ta những người làm công tác giảng dạy và giáo dục học sinh
đều phải lo lắng, trăn trở, tập trung nâng cao chất lượng dạy học nhằm đáp


ứng mục tiêu giáo dục. Cũng như các môn học khác, môn Toán có vai trò hết
sức quan trọng trong việc hình thành nhân cách con người lao động. Vì vậy,
mỗi giáo viên cần có trách nhiệm dạy và học sao cho học sinh của mình tiếp
thu được những kiến thức và kĩ năng mà chương trình giáo dục tiểu học qui
định. Tuy nhiên, không phải mọi học sinh đều học tập dễ dàng như nhau, có
thể có những học sinh nắm kiến thức Toán học rất nhanh chóng và sâu sắc mà
không cần có sự cố gắng đặc biệt, trong khi đó một số em khác không thể đạt
được kết quả như vậy, mặc dù đã cố gắng rất nhiều. Đó chính là các em yếu,
kém về môn Toán. Vì thế, việc dạy các em yếu , kém Toán lên trình độ trung
bình là một vấn đề không đơn giản. Giải quyết được vấn đề này tức là góp
phần vào khắc phục tình trạng học sinh yếu, kém ở Tiểu học. Bằng kinh
nghiệm bản thân, trong quá trình phụ đạo học sinh lớp 5 yếu, kém môn Toán.
Với mong muốn nâng cao chất lượng đại trà môn Toán lớp 5 tôi chọn
đề tài “ Một số biện pháp phụ đạo học sinh yếu Tóan”.
Trang 2
III/- PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU :
Biện pháp khắc phục học sinh yếu môn Tóan lớp Năm
4
trường Tiểu học
Lương Quới – Huyện Giồng Trôm tỉnh Bến Tre.
IV/- MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU :
Rút kinh nghiệm trên cơ sở thực tiễn của quá trình dạy học đối với tất
cả học sinh nói chung, học sinh yếu nói riêng, thanh tóan những lỗ hổng kiến
thức môn Tóan của học sinh ở lớp Năm
4
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục
và hiệu quả đào tạo.
Áp dụng các biện pháp cụ thể trong công tác dạy học và phụ đạo học
sinh yếu , một mảng của quá trình dạy học mà GV chưa quan tâm đúng mức .
Công tác phụ đạo học sinh yếu có hiệu quả thì dần dần giảm tỉ lệ học sinh thi

lại, học sinh lưu ban, học sinh bỏ học hàng năm và nâng cao chất lượng giảng
dạy.
Dạy học được xem là khách thể nghiên cứu . Việc nghiên cứu dạy học ở
đây chỉ tập trung vào việc nâng chất lượng học sinh yếu- một đối tượng
nghiên cứu của đề tài này.
V/- ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU :
Đề ra các biện pháp nâng cao cải tiến công tác dạy phụ đạo học sinh yếu
trong các năm học sắp tới, những biện pháp khả thi, sát hợp với tình hình thực
tế của lớp .
Trang 3
B . PHẦN NỘI DUNG :
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN :
Điều 2 Luật Giáo dục nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có ghi
rõ: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển tòan diện, có
đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng
độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách,
phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Hay
Điều 27- mục 2 : “Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành
những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, tri
thức, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinnh tiếp tục học trung
học cơ sở”.
Điều 3 – Luật Phổ cập Giáo dục Tiểu học có ghi: “ Giáo dục tiểu học
phải đảm bảo cho học sinh nắm vững các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết, tính
tóan có những hiểu biết về thiên nhiên , xã hội và con người; có lòng nhân ái,
hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, yêu quý anh chị em; yêu lao động, có kỷ luật, có
nếp sống văn hóa; có thói quen rèn luyện thân thể và giữ gìn vệ sinh; yêu quê
hương đất nước, yêu hòa bình”.
Đặc điểm của học sinh yếu, kém về môn Toán và nguyên nhân dẫn đến

tình trạng yếu, kém này. Như ta đã biết sự yếu kém về môn Toán của học sinh
có biểu hiện dưới nhiều hình thức, nhiều vẻ khác nhau, nhưng nhìn chung
thường có đặc điểm sau đây :
-Có nhiều lỗ hổng về kiến thức và kĩ năng.
-Tiếp thu kiến thức hình thành kĩ năng chậm.
-Phương pháp học tập chức tốt.
-Năng lực tư duy yếu.
Trang 4
-Có thái độ thờ ơ đối với học tập, ngại cố gắng, thiếu tự tin.
Với những đặc điểm trên, chúng ta có thể khẳng định rằng học sinh
yếu, kém môn Toán cần được sự quan tâm, hỗ trợ dạy học một cách đặc biệt.
Thế nhưng, giáo viên chưa chú ý đúng mức đến đối tượng này, chính vì
giáo viên chưa theo dõi sát sao và xử lí kịp thời các biểu hiện sa sút của học
sinh mà nhiều em đã kém lại càng kém thêm, lỗ hỏng kiến thức ngày càng
nhiều hơn. Một số giáo viên chỉ chú ý đến học sinh khá giỏi, thích tổ chức các
hoạt động trên lớp với những học sinh khá giỏi để tránh các tình huống phức
tạp. Tốc độ giảng dạy kiến thức mới và luyện tập còn nhanh khiến cho học sinh
yếu, kém không theo kịp.
Mặt khác, chưa có sự kết hợp chặt chẽ giữa giáo viên chủ nhiệm và gia
đình học sinh nên giáo viên chưa hiểu hết hoàn cảnh của từng em. Chính vì
vậy, trên thực tế vẫn tồn tại một số học sinh yếu, kém vế môn Toán ở Tiểu
học.
II . THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ :
Đặc điểm tình hình :
1/- Thuận lợi :
Được sự quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi của Ban
giám hiệu nhà trường.
Bản thân Giáo viên luôn chấp hành tốt chủ trương của ngành, thực hiện
đúng qui chế chuyên môn.
Đa số học sinh đạt yêu cầu về Kiến thức kĩ năng .

Học sinh có cùng một độ tuổi, có tinh thần tự giác, tích cực trong học
tập.
2/- Khó khăn :
Qua tìm hiểu phụ huynh học sinh lớp cho thấy :
Trang 5
-Đa phần phụ huynh có con học yếu, kém chưa thực sự quan tâm đến
việc học tập của con cái, phó mặc cho trường, cho giáo viên. Bên cạnh đó
cũng có nhiều phụ huynh rất quan tâm đến việc giúp đỡ con cái học tập nhưng
không nắm được cách giải Toán ở Tiểu học khiến cho trẻ không hiểu và thếu
tin tưởng. Mặc khác, một số gia đình vì điều kiện kinh tế khó khăn, phải đi làm
ăn xa để con lại cho ông bà, con cái thiếu sự chăm sóc của bố mẹ.
Một số học sinh chậm tiếp thu kiến thức, bị hỏng kiến thức các lớp dưới nên
không theo kịp trình độ học tập chung của cả lớp.
Đầu năm học, khi nhận lớp có 2 học sinh học lực yếu đặc biệt là môn Tóan,
các em không biết thực hiện phép tính cộng, trừ, nhân, chia số tự nhiên, không
thuộc bảng nhân, bảng chia …
Từ thực trạng tình hình học sinh yếu nêu trên, để giúp các em đạt Chuẩn
kiến thức kĩ năng từng bước nâng chất lượng học sinh trong năm học tôi đã
thực hiện các biện pháp sau :
III- BIỆN PHÁP THỰC HIỆN :
Việc làm đầu tiên của tôi là theo dõi thường xuyên, cụ thể kết quả học
tập của học sinh trên lớp, phát hiện ra các trường hợp học sinh có khó khăn
trong học tập và đi sâu tìm hiểu từng trường hợp cụ thể, phân tích đúng
nguyên nhân đưa đến tình trạng yếu, kém.
-Ngay từ đầu năm tôi tiến hành khảo sát chất lượng HS về môn Toán,
kết quả là :
Tổng
số HS
Điểm 9-10 Điểm 7-8 Điểm 5-6 Điểm 1-4
SL TL SL TL SL TL SL TL

32 10 31,3 10 31,3 7 21,8 5 15,6
Trang 6
Tôi lập danh sách và phân loại học sinh yếu, kém về môn Toán theo
những nguyên nhân chủ yếu sau :
+ Do hỏng kiến thức kĩ năng từ lớp dưới .
+ Do năng lực tư duy kém .
+ Do thái độ thờ ơ đối với học tập, ngại cố gắng, thiếu tự nhiên
trong học tập.
Khi nắm được nguyên nhân trên tôi lập kế hoạch, nội dung, chương
trình phụ đạo HS yếu, kém cụ thể là :
+ Thời gian phụ đạo chủ yếu vào buổi 2 của ngày thứ 2, thứ
6.Lồng ghép chương trình với một số tiết hoạt động tập thể.
+ Lập kế hoạch dạy học phù hợp với đối tượng HS.
+ Đặc biệt giúp các em nhớ được kiến thức cơ bản ở lớp dưới
như : Bảng cộng, trừ, nhân chia số tự nhiên, các phép tính trên phân số hay các
quy tắc về tính chu vi, diện tích.
+Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc học của các em dưới nhiều
hình thức như : Kiểm tra miệng, kiểm tra dưới hình thức trò chơi… nhưng
không gây áp lực cho học sinh.
+Kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường thường xuyên đến
thăm gia đình, gặp gỡ trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập.
+Thường xuyên quan tâm đến sự tiến bộ của các em để khen kịp
thời, tránh tình trạng trách móc nhiều mà cần có sự khéo léo trong khi chê.
Ví dụ như em đó làm việc riêng khi Giáo viên giảng bài thì giáo viên
nên mời em đó nhắc lại ý vừa nói. Nếu em đó nhắc lại được thì giáo viên nên
khen ngợi , nếu không nói được thì giáo viên gọi em ngồi kế bên nhắc lại giúp
em. Sau đó mời em nhắc lại và giáo viên khéo léo nhắc nhở em ngồi trật tự
nghe giảng bài thì sẽ học giỏi như các bạn . Như thế làm cho em bị khiển trách
Trang 7
không thấy xấu hổ, không cảm thấy tự ti mà cảm thấy tự tin vào bản thân, thấy

khuyết điểm của mình cũng có thể sửa chữa được.
-Ở lớp tôi có 02 em hỏng kiến thức ở lớp dưới vì thế đã lên đến lớp 5
mà kĩ năng tính cộng, trừ, bảng nhân, chia vẫn chưa thuộc, hay những phép
chia cho số có 2 chữ số là em phải chia mất nhiều thời gian và phải có sự kèm
cặp của giáo viên mới thực hiện được. Để các em làm thành thạo 4 phép tính
có số tự nhiên và phân số tôi xác định việc đầu tiên là phải ôn lại các kiến
thức cũ ở lớp dưới mà các em đã hỏng. Vì vậy, tuần đầu tôi giao cho các em
phải học thuộc lại bảng nhân và giao cho các bạn ngồi bên kiểm tra vào lúc 15
phút truy bài. Sau một vài tuần kiểm tra thì tôi thấy các em cơ bản thuộc bảng
nhân, chia nhưng khi tham gia các phép tính cụ thể như 126:3 hoặc 65:5 thì
các em không thực hiện được, tôi phải hướng dẫn từng bước thì phát hiện thấy
có em bất chợt hỏi từng phép tính thì các em không nhớ, nếu có nhớ thì cũng
rất lâu, nên không thể theo kịp các bạn trong lớp, dần dần không tự làm bài mà
chỉ nhìn bài của bạn hay chờ bạn chữa bài rồi chép. Hơn nữa việc các em ứơc
lượng thương những phép chia ngoài bảng cũng là một vấn đề nan giải nên tôi
tiến hành như sau :
-Vào những buổi học buổi chiều tôi viết sẵn những phép tính vào phiếu
cho em đó làm như :
5 x 6 = 6 x 9 =
30 : 5 = 54 : 9 =
35 : 5 = 56 : 9 =
Tôi hướng dẫn cho các em làm bài mẫu sau đó các em tự làm, liên tục
trong hai ngày liền tôi thấy các em đã thành thạo, tôi tiếp tục cho dạng khác.
Ví dụ : Cho phân số
20
15
em thấy tử số và mẫu số đều là số bị chia của
bảng chia mấy ? (chia 5)
Vậy 15 : 5 = ?, tương tự 20 : 5 = ?
Trang 8

Phân số
20
15
viết thành
4
3
đó cũng là cách rút gọn phân số.

Và tôi tiếp tục cho em một số bài tập chuẩn bị sẵn :
1/-Rút gọn các phân số sau :
18
12
;
18
21
;
63
18
;
50
30
2/Làm theo mẫu :
Mẫu :
3
2
= 2 x 3 = 6 ;
9
8
= 8 x 7 = ?
3 x 3 9 9 x ? 63

Đó là về số tự nhiên, phân số còn dạy về số thập phân thì khó phân biệt,
rất khó nhớ các dạng chia về số thập phân nhất là cách lấy số dư vì thế tôi phải
giảng rất kỹ và đưa ra các trường hợp sau :
Ví dụ : 27 7 27 7 27 7
6 3 60 3,85 60 3,857
dư 6 40 40
5 50
dư 0,05 1
dư 0,001
-Điều đặc biệt cần lưu ý đối với học sinh là : khi thực hiện 4 phép tính
với số thập phân thì kết quả thường là số thập phân nên sau khi thực hiện phép
tính, các em cần lưu ý xác định chính xác vị trí của dấu phẩy để có kết quả
đúng.
Trang 9
Khi áp dụng các biện pháp trên tôi thấy các em có tiến bộ hẳn lên. Đến
tuần thi định kì lần I các gần thành thạo 4 phép tính và bắt đầu có hứng thú
học toán.
Sự tiến bộ của học sinh đã tiếp thêm niềm tin cho tôi trong việc phụ đạo
học sinh yếu về môn Toán. Tôi thường xuyên gặp gỡ phụ huynh em : Thanh-
bản thân em là một học sinh tiếp thu kiến thức và hình thành kỹ năng chậm.
Hơn nữa em lại gặp hòan cảnh gia đình khó khăn về kinh tế, bản thân em
không sống cùng cha, mẹ chỉ sống nhờ vào anh trai . Trong năm học này tôi
đã kết hợp nhà trường tặng quần áo, tập vở… giúp em khỏi mặc cảm và vươn
lên trong học tập.
Trong các buổi dạy phụ đạo, nội dung chủ yếu là kiểm tra việc lĩnh hội các
kiến thức giảng dạy trên lớp hoặc ôn tập, củng cố kiến thức để các em nắm chắc
hơn.
Trong mỗi tiết dạy tôi xác định rõ mục tiêu của từng bài, các hoạt động
của HS dưới sự hướng dẫn giúp đỡ của giáo viên.
Sau khi các em làm thành thạo 4 phép tính cộng, trừ, nhân, chia tôi đặc

biệt chú ý đến việc giải toán có lời văn. Đa số học sinh yếu, kém về môn Toán
thường gặp khó khăn trong việc giải toán có lời văn, tôi lựa chọn cách phù hợp để
học sinh dễ hiểu, dễ tiếp thu nội dung bài học, nhớ kĩ năng từng dạng toán.
Ở lớp cũng như ở nhà, tôi tổ chức cho học sinh khá, giỏi thường xuyên
giúp đỡ các bạn yếu, kém và phân công bạn học sinh giỏi giúp đỡ bạn học sinh
yếu bên cạnh.
Tôi kiên trì uốn nắn để sửa những thói quen xấu của các em như : chưa
đọc kỹ đề bài trước khi làm bài tập, tính toán cẩu thả, không nháp bài hoặc viết
lộn xộn, phát biểu không chính xác, trình bày tùy tiện, giải toán không thử lại.
Khi áp dụng các biện pháp trên, tuy vất vả nhưng tôi tìm thấy niềm vui
trong công việc và càng thấy yêu nghề hơn. Bởi giờ đây các em học sinh đã
Trang 10
tiến bộ rất nhiều, chất lượng học tập ngày càng nâng lên và không còn học
sinh yếu kém về môn Toán.
IV/- HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM :
Nhìn chung, việc phụ đạo học sinh yếu môn Tóan năm học 2009 – 2010
có tập trung chuyển biến chất lượng so với những năm học trước . Sau đây là
tổng kết chất lượng học sinh trong HKI ở lớp 5
4
như sau :
Tổng số HS
Điểm 9-10 Điểm 7-8 Điểm 5-6 Điểm 1-4
SL TL SL TL SL TL SL TL
32
GHK I 18 56,3 8 25,0 4 12,5 2
6,2
CHK I 18 56,3 11 34,4 3 9,3
Mặc dù còn một số hạn chế nhất định, tuy nhiên, việc phụ đạo học sinh
yếu trong năm học này đã có tác dụng tích cực trong việc nâng cao chất lượng
học tập và rèn luyện của học sinh trong nhà trường, kết quả đáng khích lệ.

Trang 11
C- PHẦN KẾT LUẬN
I/- NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM :
Để thực hiện có hiệu quả công tác phụ đạo học sinh yếu , trước hết
người giáo viên cần :
- Có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc dạy và học theo
Chuẩn kiến thức kĩ năng, có tinh thần trách nhiệm và xem việc nâng chất
lượng học sinh là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác giảng dạy của mình.
- Có lòng yêu nghề, kiên trì , tận tụy với công việc và hết lòng thương
yêu học sinh .
- Tìm cho được nguyên nhân và xác định đúng những kiến thức mà học
sinh bị hỏng .
- Áp dụng biện pháp phụ đạo thích hợp từng đối tượng học sinh .
- Chú trọng việc dạy học theo đối tượng học sinh ngay trong giờ học
trên lớp.
- Chú ý khen thưởng, động viên học sinh có tiến bộ trong học tập trước
lớp và tòan trường.
II/- Ý NGHĨA CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM :
Trang 12
Gỉai quyết tốt vấn đề học sinh yếu kém về môn Tóan lớp Năm sẽ đảm
bảo chất lượng dạy học trong năm học và tòan cấp học, làm nền tảng để các
em tiếp tục học lên Trung học cơ sở, đồng thời cũng nâng cao uy tín trong
giảng dạy của giáo viên, giảm tỉ lệ học sinh chán học dẫn đến bỏ học, phục vụ
tốt nhiệm vụ Phổ cập giáo dục Tiểu học, đồng thời giúp Hiệu trưởng giải
quyết được những khó khăn về biện pháp nâng chất lượng học sinh yếu.
III/- KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG, TRIỂN KHAI :
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, có thể nói rằng việc phụ đạo học sinh
yếu ở lớp 5
4
trường tiểu học Lương Quới đã phần nào mang lại hiệu quả thiết

thực. Đây là một nhiệm vụ quan trọng đối với tất cả các trường phổ thông nói
chung, trường tiểu học nói riêng, các biện pháp nêu trên đều dễ dàng thực hiện
được ở tất cả các khối lớp trong cả cấp học .
Tóm lại :
Nâng cao chất lượng dạy học là một mục tiêu rất quan trọng của người
giáo viên , giải quyết tốt việc nâng chất lượng học sinh yếu kém không chỉ
góp phần hòan thành chỉ tiêu kế họach năm học mà còn giúp học sinh theo
đuổi cấp học, làm giảm bớt những bất công nghịch lí đời thường, đó là hiện
tượng đáng thương trong những gia đình lao động nghèo ,vì khó khăn, thiếu
thốn mà phải lao động trước tuổi để kiếm sông và có nguy cơ bỏ học , cho nên
chúng ta ần quan tâm đúng mức việc nâng cao chất lượng học sinh yếu để góp
phần thực hiện mục tiêu “ Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng
nhân tài” cho đất nước.
IV/- NHỮNG ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ :
Trang 13
* Đối với Giáo viên :
- Giáo viên từng khối lớp phải đặc biệt quan tâm đến đối tượng học sinh
yếu, không để các em “ngồi ngòai” họat động học tập của học sinh cả lớp.
- Thực hiện có hiệu quả việc dạy học theo Chuẩn kiến thức kỹ năng để
tránh học sinh không đạt chuẩn ở khối lớp mà các em đang theo học.
- Thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả cuộc vận động “ Hai không” của
ngành .
* Đối với Ban giám hiệu trường :
- Xem việc nâng chất lượng học tập của học sinh là một mục tiêu quan
trọng trong kế họach của nhà trường.
- Quan tâm chỉ đạo và kịp thời tháo gỡ khó khăn cho Giáo viên trong
công tác phụ đạo học sinh .
-Có biện pháp thiết thực để tất cả GV đều làm tốt việc dạy và học theo
Chuẩn kiến thức kĩ năng .
Người viết sáng kiến

Leâ Vaên Coâng

Trang 14
Trang 15

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×