Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Một số biện pháp Phụ đạo HS yếu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.45 KB, 6 trang )

TRƯỜNG TH HÒA XUÂN NAM.
NĂM HỌC: 2005-2006.
-----------
CHUYÊN ĐỀ :
PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU TOÁN-
TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC.


1
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
1. Thực trạng – nguyên nhân:
- Tình hình thực tế chất lượng HS yếu ở mọi lúc, mọi nơi nói chung và ở Trường nói riêng là
đáng báo động, đáng để các nhà quản lí, GV chúng ta phải lưu tâm và trăn trở.
- Tình hình HS ngồi nhầm lớp mà báo, đài phản ánh nơi này, nơi khác . Đó mới chỉ là tảng băng
nổi, còn thực tế thì mỗi người công tác trong ngành giáo dục đã đau lòng khi nhìn HS “ sáng ngồi
lớp 1 chiều ngồi lớp 5”.
- Căn bệnh chạy thành tích của từng lớp, từng trường đã “lậm” vào chúng ta lúc nào rồi!
- Thực tế tại Trường qua khảo sát từng đợt, từng kì cho thấy HS yếu quá nhiều, trãi đều ở các
lớp, nhất là hai môn Toán và Tiếng Việt ( Rơi vào kĩ năng tính toán 4 phép tính: Cộng, trừ, nhân,
chia. Đọc, viết yếu so với yêu cầu mặt bằng kiến thức chung).
2. Mục đích- Ý nghĩa:
- Tìm hiểu, thấy được nguyên nhân chủ yếu của sự sa sút chất lượng đọc, viết và tính toán cơ
bản của HS .
- Nghiên cứu kĩ lại cấu trúc nội dung chương trình của từng lớp, từng chương, từng bài,… Từ đó
GV xác định đúng nội dung trọng tâm, cơ bản của khối lớp, chương bài,… mà xoáy sâu, kĩ để một
HS gọi là “Trung bình” có thể làm bài đủ đạt yêu cầu.
- Rà soát lại hệ thống các phương pháp GV đã sử dụng có phù hợp với từng đối tượng HS
không? , có phù hợp với từng bài dạy hay không? Để từ đó GV điều chỉnh cho sát, hợp.
- Đề ra vài biện pháp nhỏ góp phần hạn chế HS yếu và tái yếu trong nhà Trường ở 2 môn Toán (
chủ yếu 4 phép tính cộng, trừ, nhân, chia, biểu thức, tìm x ) và Tiếng việt ( đọc thành thạo, viết đúng
chính tả).


- Lập kế hoạch chung toàn Trường, từng lớp, từng đối tượng HS.
* Song song với việc vận động, lo cho trẻ đến trường, giảm tỉ lệ bỏ học ( đảm bảo về số) thì cần
đặc biệt quan tâm đến chất lượng, coi chất lượng là sự sống còn của mỗi nhà trường và của cả bậc
học( đảm bảo về chất). Với mặt bằng kinh tế, văn hoá, xã hội còn chênh lệch giữa thành thị và nông
thôn,… chất lượng HS có sự phân hoá vùng, miền, ngay trong cùng một vùng và cả trong một
trường nữa. Đó là sự phân hoá phù hợp quy luật, sự phân hoá tích cực, lành mạnh. Chúng ta căn cứ
vào đó để có giải pháp xử lí thoã đáng để vừa rút ngắn khoảng cách vừa nâng dần chất lượng ắt sẽ
tạo bước phát triển.
Không thể vì một lí do gì mà bỏ qua mặt bằng tối thiểu, bỏ qua một cách tội nghiệp những HS
yếu kém so với bạn bè cùng trang lứa. Ta phải hiểu rằng mỗi HS có điều kiện sống, học tập khác
nhau, trình độ nhận thức khác nhau,… Nhưng trong các em đều tiềm ẩn khả năng phát triển, mà ta
chưa đánh thức, chưa khơi gợi. Thái độ chủ quan của HS không chỉ được hướng dẫn mà còn được
giáo dục hình thành bởi người khác, bởi tập thể,… Nếu thái độ đúng đắn đối với việc học đã được
hình thành hay nói cách khác những động cơ học tập được gắn liền với ý thức được hình thành nó sẽ
thúc đẩy con người học tập trong suốt những năm về sau. Nếu người lớn say mê đọc sách và tìm
thấy ở đó một niềm vui sướng thì trẻ em cũng cảm thấy ở đó niềm vui sướng . Vì thế việc hình thành
hứng thú học tập ở HS là việc làm quan trọng.
Đa số HS yếu đều chưa có thái độ đúng đắn với việc học, còn lơ là, thậm chí còn sợ .chán ghét
môn học.
Việc học tập không hứng thú và chỉ do sức mạnh cưỡng bức sẽ giết chết mọi ham muốn nắm tri
thức của HS.
2
Thầy lên lớp làm tròn phần bài dạy theo chương trình, chưa thật sự quay lại giảng giãi kĩ, sâu
hơn khi phát hiện lổ hổng kiến thức của một HS, bởi ngại mất thời gian tiết học của lớp, biết bao
HS khác phải chờ đợi một cá nhân nào đó.
II. NỘI DUNG-BIỆN PHÁP:
1. Nội dung:
a. Tìm hiểu nội dung chương trình sách giáo khoa Toán và Tiếng việt từ lớp 1-5.
-Môn Toán: Những yêu cầu cơ bản về kiến thức, kĩ năng mà mỗi lớp cần đạt được.
+ Lớp1: - Học các số tự nhiên và tính cộng, trừ (không nhớ) trong phạm vi 100.

- Bước đầu làm quen các khái niệm, yếu tố hình học, đơn vị đo.
- Giải toán có lời văn (1 phép tính ).
+ Lớp 2:- Học đọc, viết các số tự nhiên, tính cộng, trừ có nhớ không quá 2 lần trong phạm vi
1000. Nhân, chia trong bảng (từ bảng 2 đến bảng 5).
- Tiếp tục học một số khái niệm toán, hình học, đơn vị đo( mức độ nâng lên).
- Bước đầu làm quen phân số. Tìm thành phần chưa biết (số hạng, số trừ, số bị trừ,
thừa số, số bị chia.)
- Giải toán có lời văn (1 phép tính dạng nhiều hơn, ít hơn).
+ Lớp 3:- Học đọc, viết các số tự nhiên, tính cộng, trừ trong phạm vi 100 000. Bảng nhân,
chia(từ bảng 6 đến bảng 9). Nhân, chia số có 3,4,5 chữ số với (cho) số có 1 chữ số.
- Làm quen , tính giá trị biểu thức.
- Học các yếu tố của một hình (diện tích, chu vi,…).
- Học một số đơn vị đo diện tích, tiền Việt Nam, thời gian,…
- Học toán có lời văn (2 phép tính, rút về đơn vị,…)
+ Lớp 4:- Tiếp tục học đọc, viết các số tự nhiên thứ tự, so sánh các số trong dãy số, tính cộng,
trừ số có nhiều chữ số trong hệ thập phân; tính chất của phép tính cộng, trừ. Nhân, chia cho số có
2; 3 chữ số; tính chất của phép nhân, dấu hiệu chia hết cho 2; 5; 3; 9.
- Phân số, các kĩ năng rút gọn, qui đồng, so sánh, cộng, trừ, nhân, chia phân số.
- Học biểu thức, biểu thức có chứa1; 2; 3 chữ.
- Về hình học: Học, thực hành vẽ 2 đường thẳng song song, vuông góc. Góc nhọn,
bẹt, tù. Học thêm hình bình hành, hình thoi, diện tích các hình đó.
- Tiếp tục học đơn vị đo khối lượng, thời gian, diện tích.
- Làm quen biểu đồ,tỉ số, tỉ lệ bản đồ.
- Các dạng toán: Trung bình cộng, tổng tỉ, hiệu tỉ, tổng hiệu
+ Lớp 5: (Chương trình cũ)
- Các dấu hiệu chia hết cho 2 ; 3 ; 5 ; 9. Các phép tính trên phân số, số thập phân.
- Bảng đơn vị đo diện tích, thể tích. Chu vi, diện tích của một hình: Tam giác, hình
thang, hình tròn ; thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương, hình trụ.
- Số đo thời gian, các phép tính số đo thời gian; Toán chuyển động đều.
- Môn Tiếng việt: Nhìn chung nội dung SGK được sắp xếp theo chủ đề, chủ điểm. Các phân

môn: Học vần (lớp1), Tập đọc – học thuộc lòng, chính tả, tập viết, luyện từ và câu, kể chuyện, tập
làm văn. Các phân môn đều hổ trợ cho nhau.
- Dạy Tiếng Việt thông qua hoạt động giao tiếp:
+ Rèn kĩ năng sử dụng Tiếng việt (nghe, nói, đọc, viết) thông qua các hình thức luyện tập.
+ Kiến thức Tiếng Việt gồm một số hiểu biết sơ giản về ngữ âm, chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp,
… Làm cơ sở cho việc rèn 4 kĩ năng (nghe, nói, đọc, viết)
* Giai đoạn 1: Lớp 1;2;3
3
Hình thành những cơ sở ban đầu cho việc học đọc, học viết. Yêu cầu cơ bản đối với HS ở giai
đoạn này là đọc thông thạo, hiểu đúng một văn bản ngắn; Viết rõ ràng đúng chính tả, lời nói tự
nhiên, chú động, rành mạch. Vậy giai đoạn này chủ yếu là bài học thực hành đọc, nghe, nói, viết.
* Giai đoạn 2: Lớp 4;5
Phát triển các kĩ năng đọc, viết, nghe, nói lên mức độ cao hơn, hoàn thiện hơn, trong đó có
yêu cầu hoàn chỉnh một số văn bản, yêu cầu đọc hiểu được đặc biệt coi trọng. Những kiến thức cơ
bản về Tiếng Việt (ngôn ngữ, qui tắc sử dụng) làm nền móng cho sự phát triển kĩ năng.
b. Tìm hiểu chất lượng thực tế tại thời điểm. ( Như đã nêu ở phần thực trạng, nguyên nhân.)
2. Biện pháp, giải pháp:
* Bước 1: Khảo sát -phân loại đối tượng HS.
* Bước 2: Lập kế hoạch phù đạo ( Thời gian, hình thức, chọn nội dung, phương pháp).
* Bước 3: Thực hiện (phù đạo).
* Bước 4: Kiểm tra đánh giá(xem mức độ tiến bộ).
* Bước 5: Điều chỉnh lại nội dung, phương pháp.
° Sau đó ta quay vòng lại bước 1. Chu kỳ cứ thế được lặp lại nhiều lần theo kế hoạch đề ra.
a. Khảo sát, phân loại đối tượng HS:
- Ngay từ đầu năm nhà trường thống nhất ra đề sát với yêu cầu tối thiểu HS cần đạt.
- Thống nhất quan điểm: Lấy chất lượng khảo sát đầu năm làm cơ sở đánh giá chất lượng dạy-
học của GV và HS có chiều hướng phát triển không.
- Phân công coi, chấm bài khảo sát thật “nghiêm túc” : Đổi GV coi, cấm tuyệt đối không cho
HS quay cóp,… Nhằm lấy số liệu chính xác, khoán cho GV( đầu vào).
- GV, nhà trường lập sổ theo dõi, phân loại HS theo 4 đối tượng (Giỏi, khá, T.bình, yếu) từng

tháng, từng đợt,từng kì,….Cụ thể cả kiến thức bị hổng (đánh vần yếu, đọc còn đánh vần, chưa chia
được số 2 chữ số,….)
- Ta cũng cần chú ý đến HS ở ngưỡng T.Bình bởi nguy cơ giảm sút, tái yếu rất lớn đối với
những HS này.
b. Lập kế hoạch:
- GV tự lập kế hoạch cho phù hợp từng đối tượng HS (quan trọng GV nắm chắc đối tượng đó
yếu cụ thể là những gì?) nghĩa là HS A nhân yếu do chưa thuộc bảng nhân thì đầu tư vào, hoặc nhân
chưa được do chưa biết đặt tính ,… Nhưng phải củng cố mạch kiến thức mang tính hệ thống , cái gì
cần trước thì làm trước. Vậy kế hoạch được thể hiện trên sổ sách.
c. Thực hiện:
- Đầu tiên là làm công tác tư tưởng, giáo dục, khuyến khích, động viên, khen,…. HS kịp thời
dù chỉ một việc nhỏ như phát biểu đúng một câu đơn giản…. Nhằm khơi gợi niềm vui, cảm thấy
sảng khoái khi được thầy, cô, bạn bè khen. Dần dần bản thân HS tự tin hơn, thích học môn đó hơn,
thái độ học tập đúng từ đó sẽ hình thành....Tránh rầy la trách phạt.-Cần nhẹ nhàng, tình cảm.
- GV chọn nhiều hình thức: Trên lớp, ngoài giờ: ở trường (khác buổi hoặc thứ 7, chủ nhật) ở
nhà HS – Tránh hình thức tổ chức dạy thêm thu tiền.
- Dạy những gì mà mỗi HS cần (kiến thức cũ đã bị mai một, HS tiếp thu chưa được, kĩ năng
thực hành chưa có,…)- Sự lựa chọn, chắt lọc.
- HS đọc yếu không những luyện đọc , viết, nói, nghe trong môn Tiếng Việt mà còn cần cho
đọc thường xuyên trong tất cả các môn học khác. Khi HS đọc, nói, viết không đúng phải hướng dẫn
ngay không nên bỏ qua, GV lắng nghe HS đọc, nói, viết như thế nào để sửa sai- Không nóng vội,
yêu cầu cao hơn mà ta nên nhớ rằng đó là HS yếu . Đòi hỏi có sự kiên nhẫn của GV.
4
- Trong khi HS nói không thành câu, không diễn đạt được ý thì việc rèn nói, viết lặp đi lặp lại
những câu mẫu, câu của bạn là cần thiết nhằm giúp các em dựa vào đó tương tự đặt câu. Cũng như
bài mẫu trong môn toán, đó là điểm tựa rất tốt, cần thiết cho một HS yếu tương tự mà thực hành.
- Luyện viết lại những bài tập đọc, chính ta û(tập chép thêm ở vở riêng) GV thường xuyên kiểm
tra- Tính thường xuyên, liên tục.
d. Kiểm tra đánh giá lại:
- GV kiểm tra lại xem HS có tiến bộ không. Việc này luôn luôn thực hiện trong quá trình phụ

đạo HS yếu . GV là người nắm rõ nhất tiến bộ của từng HS.
- Nhà trường khảo sát, đánh giá lại .
* Chú ý: Đánh giá lần sau dựa vào cơ sở lần đánh giá trước để so sánh có tiến bộ hay không.
Nhưng đến kì, cuối năm thì yêu cầu kiến thức của lớp đó cơ bản là HS hoàn thành. Trong thực tế
hiện nay HS lớp 5 vẫn chưa đọc, 4 phép tính làm chưa được( nhất là X, :), vì thế cần xoáy vào việc
rèn đọc và tính toán. Ngay từ bây giờ lớp nào thực hiện chắc lớp đó thì lên lớp trên việc phụ đạo HS
yếu sẽ nhẹ nhàng hơn. Sự nhiệt tình, trách nhiệm.
e. Điều chỉnh lại nội dung, phương pháp:
- Kiến thức, kĩ năng nào GV đã dạy lại (thật kỹ) mà HS đó đã thực hành được thì ta có tiếp tục
dạy loại khác . Chú ý tính hệ thống kiến thức trước hổ trợ cho kiến thức sau.
- Một khi kiến thức, kĩ năng đã dạy lại rồi nhưng HS chưa nắm, thực hành được thì ta xem lại
nguyên nhân: Do phương pháp dạy hay do ta chọn nội dung chưa phù hợp – Có nghĩa là đốt cháy
giai đoạn, kiến thức hổng này chưa được củng cố mà đã củng cố lổ hổng kiến thức kia mà kiến thức
trước làm cơ sở cho kiến thức sau. Tính hệ thống.
* Ta có thể tóm tắt như sau:
Khảo sát, kiểm tra Lập kế hoạch Thực hiện Khảo sát kiểm tra lại Điều
chỉnh lại nội dung, phương pháp Tiếp tục thực hiện.
-Biểu diễn lổ hổng kiến thức HS yếu qua mô hình sau:
Vòng 1
NỘI DUNG
Vòng 2
KHẢO SÁT- KIỂM TRA PHƯƠNG PHÁP
Vòng 3
THỰC HIỆN

- Vòng 1: Lổ hổng kiến thức đậm và lớn. Từ khảo sát phân loại HS– chọn nội dung – chọn
phương pháp – thực hiện phù đạo.
- Vòng 2: Lổ hổng kiến thức nhạt hơn và nhỏ hơn nghĩa là kiến thức dần được củng cố qua phù
đạo.
- Vòng 3: Lổ hổng kiến thức tiếp tục thu hẹp và xoá dần. Cứ thế vòng tròn càng ngày càng thu

nhỏ; Tức là HS yếu qua phù đạo đã tiến tới gần ngưỡng yêu cầu trung bình.
5

×