Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Phụ đạo Hs Yếu kém 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.23 KB, 6 trang )

Kế hoạch phụ đạo học sinh yếu-kém Giáo viên: Mai Văn Giang
I - ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
1 - Thuận lợi
- Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên quan tâm, giúp đỡ đến việc dạy và
học của thầy và trò.
- Nhà trường có đội ngũ cán bộ giáo viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ
tốt, có lòng yêu nghề mến trẻ, đoàn kết 1 lòng vì mục tiêu chung.
- Đa số học sinh trong trường chịu khó học tập và làm bài tập ở nhà nên ngay
từ đầu năm học 100% học sinh có sách giáo khoa, tập bản đồ và các thiết bị học
tập khác.
- Qua khảo sát chất lượng đầu năm thấy các em đã có một số kỹ năng học và
làm bài.
- Nhà trường đã có kế hoạch ngay từ đầu năm học là “ Phụ đạo học sinh yếu
kém” và “Bồi dưỡng học sinh khá giỏi”…
2 - Khó khăn
- Do nhiều đồ dùng phục vụ cho việc dạy và học tuy đã được bổ xung nhưng
vẫn chưa được đầy đủ.
- Đa số các em HS đều là con em gia đình nhà nông kinh tế còn nhiều khó
khăn nên điều kiện phục vụ cho các em học tập còn nhiều hạn chế, nhiều gia
đình chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con em mình.
- Đa số học sinh yếu kém bị thiếu hụt kiến thức từ những lớp dưới, một số
học sinh còn chưa nắm được kiến thức cơ bản, những kỹ năng cần thiết để học
môn Địa lý
- Một số gia đình học sinh còn ít quan tâm đến việc học tập của con em
mình, thời gian lao động ở nhà của các em quá nhiều nên không có thời gian học
tập.
- Hầu hết học sinh vào diện yếu kém chưa chịu khó học tập (Nhiều nhất là
những học sinh nam)
- Bản thân những học sinh yếu kém lại có những mặc cảm với bạn bè nên
ngại tham gia lớp bồi dưỡng này
3 - Chất lượng khảo sát cụ thể


Lớp TSHS
Giỏi Khá
Trung
bình
Yếu
SL % SL % SL % SL %
9A
9B
9C
9D
II - NHIỆM VỤ
Căn cứ vào nhiệm vụ năm học, hưởng ứng cuộc vận động “Hai không”
với 4 nội dung cũng nhưn việc thực hiện khẩu hiệu năm học “Nhà trường thân
1
Kế hoạch phụ đạo học sinh yếu-kém Giáo viên: Mai Văn Giang
thiện-học sinh tích cực- môi trường xanh, sạch, đẹp”. Căn cứ vào học sinh từng
lớp, đặc trưng của bộ môn, mục tiêu chương trình cần thực hiện các yêu cầu sau:
- Thông qua các buổi phụ đạo, cho học sinh ôn lại các đơn vị kiến thức
Địa lý cơ bản
- Rèn luyện một số kỹ năng Địa lý và làm bài tập cho học sinh
- Tạo không khí thoải mái đề các em có hứng thú với môn học, động viên
các em tham gia đầy đủ các buổi học, tiết học…
- Bổ sung, hoàn thiện các kỹ năng cần thiết cho học sinh
- Rèn luyện, củng cố và hình thành ở mức độ cao hơn các kĩ năng trong khi
học địa lí, đó là:
- Kĩ năng phân tích văn bản.
- Kĩ năng đọc và khai thác kiến thức từ bản đồ, lược đồ.
- Kĩ năng xử lí số liệu thống kê theo các yêu cầu cho trước.
- Kĩ năng vẽ biểu đồ các dạng khác nhau và rút ra nhận xét từ biểu đồ.
- Kĩ năng sưu tầm và phân tích tài liệu từ các nguồn khác nhau( báo chí,

tranh ảnh..) bao gồm cả tài liệu in trên giấy và tài liệu điện tử( đĩa tra cứu) .
- Kĩ năng viết và trình bày báo cáo ngắn.
- Kĩ năng xây dựng sơ đồ cấu trúc và so đồ thể hiện mối quan hệ qua lại
giữa các hiện tượng tự nhiên, KTXH.
- Kĩ năng liên hệ thực tế địa phương, đất nước.
III - CHỈ TIÊU PHẤN ĐẤU VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1 - Chỉ tiêu phấn đấu giảm tỷ lệ yếu - kém
Thời gian
Mục tiêu
Tháng
9
Tháng
10
Tháng
11
Tháng
12
Tháng
01
Tháng
02
Tháng
03
Tháng
04
Tháng
05
Dự kiến học
sinh thoát yếu
- kém


2 - Biện pháp thực hiện
a. Đối với giáo viên:
- Chuẩn bị giáo án đầy đủ theo tinh thần đổi mới trước khi đến lớp.
- Chuẩn bị đồ dùng dạy học cho mỗi tiết học. Đặc biệt là trong các tiết
thực hành.
- Thường xuyên rèn luyện các kỹ năng địa lí cho học sinh.
- Tâng cường kiểm tra miệng, các bài tập để học sinh rèn luyện kỹ năng
và củng cố kiến thức.
- Thường xuyên kiểm tra sách giáo khoa, vở bài tập của học sinh
- Ra đề kiểm tra, bài tập, chấm chữa bài thường xuyên và tỷ mỉ
- Hàng tháng phân loại học sinh để tiếp tục điều chỉnh kế hoạch phụ đạo
cho kịp thời
- Tổ chức dạy học theo lịch của nhà trường
2
Kế hoạch phụ đạo học sinh yếu-kém Giáo viên: Mai Văn Giang
- Thường xuyên khích lệ những em có tiến bộ trong học tập để các em
khác noi theo. Đồng thời khéo léo phê bình những học sinh chưa chịu khó trong
học tập
b. Đối với học sinh:
- Chú ý tập trung nghe giảng bài trên lớp.
- Học bài và làm bài tập ở nhà.
- Liên hệ một số kiến thức địa lí vào thực tế cuộc sống.
IV - KẾ HOẠCH CỤ THỂ TỪNG THÁNG
1 - Tháng 9, 10
Cung cấp cho học sinh một số kỹ năng cơ bản giúp cho học sinh có thể
khai thác được kênh chữ, kênh hình trong sách giáo khoa, lược đồ bản đồ…để
tìm ra các đơn vị kiến thức cần thiết
Cho học sinh ôn lại kiến thức đã học.
2 - Tháng 11, 12

Ôn tập phần Địa lý dân cư. Hướng dẫn học sinh phân tích, đánh giá những thuận
lợi, khó khăn của dân cư như: lao động, việc làm, chất lượng cuộc sống…
Kiến thức cần đạt
- Học sinh biết về cộng đồng các dân tộc Việt Nam, những nét văn hoá và
sự phân bố các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam.
- Số dân và sự gia tăng dân số, nguyên nhân và hậu quả của sự bùng nổ
dân số.
- Hình thức sinh sống của cộng đồng dân tộc Việt Nam, sự phân bố dân
cư trên lãnh thổ nước ta.
- Với số dân và sự gia tăng dân số đã giúp cho nước ta có một nguồn lao
động lớn và dồi dào, xong vấn đề viẹc làm lại trở thành vấn đề gay gắt. Tuy vậy
chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng được cải thiện.
Kỹ năng cần đạt
- Rèn luyện kỹ năng phân tích, so sánh tháp dân số, bảng số liệu.
- Rèn luyện kỹ năng đọc bản đồ địa lí .
- Hình thành và rèn luyện kỹ năngvẽ biểu đồ dạng đường.
Thái độ, tình cảm của học sinh
-ý thức cộng đồng, rèn luyện bản thân để có kiến thức.
- Bảo vệ môi trường, tích cực trong lao động.
*Những chuẩn bị
Đối với giáo viên:
- Soạn giáo án đầy đủ theo tinh thần đổi mới trước khi lên lớp.
- Thường xuyên kiểm tra bài cũ.
- Sử dụng đồ dùng dạy học trong các tiết dạy.
Đối với học sinh:
- Chú ý nghe cô giảng bài trên lớp.
- Học bài và làm bài tập ở nhà.
- Liên hệ thực tế ở địa phương
3
Kế hoạch phụ đạo học sinh yếu-kém Giáo viên: Mai Văn Giang

Rèn luyện các kỹ năng và các đơn vị kiến thức đã được học, luyện tập kỹ
năng nhận xét bảng số liệu thống kê, những đơn vị cần rút ra qua việc phân tích
trên.
3 - Tháng 01
Ôn tập, hệ thống hóa kiến thức phần Địa lý kinh tế chung
Kiến thức học sinh cần đạt
- Học sinh hiểu biết về quá trình phát triển kinh tế nước ta, xu
hướngchuyển dịch cơ cấu kinh tế, thành tựu và khó khăn trong quá trình phát
triển
- Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp, thực
trạng phát triển nền nông nghiệp Việt Nam.
- Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phân bố, phát triển và thực trạng phát triển
nền nông nghiệp Việt Nam.
- Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển, phân bốvà thực trạng của một
số ngành như: lâm nghiệp, thuỷ sản, công nghiẹp, dịch vụ, giao thông vận tải,
bưu chính viễn thông.
Kỹ năng học sinh cần đạt
- Rèn luyện kỹ năng phân tích biểu đồ, phân tích sơ đồ ma trận.
- Rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ đường, biểu đồ cơ cấu, kỹ năng xử lí số
liệu.
- Kỹ năng đánh giá, sơ đồ hoá kinh tế về hiện tượng địa lí.
- Đọc và phân tích biểu đồ, biểu đồ nông nghiệp và công nghiệp, lâm
nghiệp, dịch vụ, giao thông vận tải…
Thái độ, tình cảm
- Giáo dục tình yêu quê hương, đất nước.
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ nền sản xuất xã hội chủ
nghĩa.
- Tuyên truyền cho mọi người ý thức cộng đồng.
- Giáo dục cho học sinh về sự lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai.
*Những chuẩn bị

Đối với giáo viên:
- Giáo viên soạn giáo án đầy đủ theo tinh thần đổi mới trước khi lên lớp
- Thường xuyên kiểm tra bài cũ của học sinh.
- Sử dụng đồ dùng dạy học một cách tích cực.
Đối với học sinh:
- Chú ý nghe cô giáo giảng bài tại lớp.
- Làm bài và học bài trước khi đến lớp.
- Liên hệ bài học vào thực tiễn cuộc sống.
Luyện tập kỹ năng vẽ biểu đồ, nhận xét biểu đồ và bảng số liệu thống kê.
Tiếp tục hoàn thiện các kỹ năng Địa lý
4
Kế hoạch phụ đạo học sinh yếu-kém Giáo viên: Mai Văn Giang
4 - Tháng 02, 03
Hướng dẫn học sinh phân tích, đánh giá và viết một bài thu hoạch về Địa
lý của một ngành kinh tế: Sự phát triển của Bưu chính viến thông, vai trò và
những ảnh hưởng của ngành này trong nền kinh tế và trong đời sống
Hướng dẫn học sinh phân tích đánh giá các thế mạnh phát triển kinh tế xã
hội Việt Nam cũng như các vùng, miền trong cả nước. Hướng dẫn học sinh viết
một bài về Địa lý kinh tế
5- Tháng 4
Hệ thống hóa kiến thức Địa lý phân theo vùng, phân tích, đánh giá những
thế mạnh phát triển kinh tế của từng vùng cũng như những khó khăn mà các
cùng đang gặp phải. Từ đó đề xuất phương án khắc phục
Kiến thứchọc sinh cần đạt
- Học sinh hiểu biết về vị trí địa lí và giới hạn lănh thổ của các vùng kinh
tế, ý nghĩa của vị trí và giới hạn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng.
- Các đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng có thuận lợi
và khó khăn gì trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của vùng.
- Các yếu tố kinh tế - xã hội đã có tác động tới quá trình phát triển kinh tế.
- Sự phát triển kinh tế có sự khác nhau giữa các vùng, mỗi vùng có thế

mạnh riêng, có tiềm năng riêng.
- Vai trò của các trung tâm kinh tế trong việc phát triển kinh tế của vùng.
Kỹ nănghọc sinh cần đạt
- Rèn luyện kỹ năng khai thác kiến thức từ bản đồ, lược đồ, sơ đồ, bảng số
liệu.
- Rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ dạng đường, biểu đồ hình cột, hình thành
sơ đồ mối quan hệ giữa các đối tượng địa lí.
- Liên hệ thực tế với bài học.
Thái độ, tình cảm:
- Giáo dục tình yêu quê hương,đát nước.
- ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ nền sản xuất.
- Giáo dục cho học sinh ý thức cộng đồng, cùng nhau chia sẻ khó khăn
vói các vùng còn khó khăn.
*Những chuẩn bị
Đối với giáo viên:
- Soạn giáo án theo phương pháp đổi mới trước khi đến lớp.
- Sử dụng có hiệu quả phương tiện dạy học.
- Sử dụng đa dạng hoá hình thức tổ chức dạy học.
- Có sự liên hệ thực tế.
Đối với học sinh:
- Chú ý nghe giảng bài trên lớp.
- Học bài và làm bài tập trước khi đến lớp.
- Thường xuyên liên hệ bài học vào thực tế.
Đánh giá tiềm năng phát triển kinh tế biển, thế mạnh và vai trò của kinh tế
biển. Những thuận lợi và khó trong quá trình phát triển kinh tế biển, giải pháp
bền vững để phát triển kinh tế biển
5

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×