Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

Báo cáo “Phân tích và thiết kế các biện pháp cắt giảm lãng phí tại nhà máy nhôm Đông Anh” potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.01 MB, 69 trang )

Luận văn
Phân tích và thiết kế các biện
pháp cắt giảm lãng phí tại nhà
máy nhôm Đông Anh
§å ¸n tèt nghiÖp GVHD: TS. NguyÔn Danh Nguyªn
MỤC LỤC
i
Luận văn i
Phân tích và thiết kế các biện pháp cắt giảm lãng phí tại nhà máy nhôm Đông
Anh i
MỤC LỤC ii
Danh sách các bảng biểu iii
Danh sách các hình vẽ, sơ đồ, biểu đồ iv
LỜI MỞ ĐẦU v
NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ SẢN XUẤT VÀ LÃNG PHÍ
TRONG SẢN XUẤT vii
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SẢN XUẤT VÀ LÃNG PHÍ TẠI NHÀ
MÁY NHÔM ĐÔNG ANH xxiii
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẮT GIẢM LÃNG PHÍ TRONG SẢN XUẤT TẠI NHÀ
MÁY NHÔM ĐÔNG ANH xlix
KẾT LUẬN 66
Tài liệu tham khảo 68
Phụ lục 69
Sinh viªn: KhuÊt Hång Qu©n – QLCN K49 ii
§å ¸n tèt nghiÖp GVHD: TS. NguyÔn Danh Nguyªn
Danh sách các bảng biểu
Bảng 1.1: Mối liên hệ giữa công cụ và mục tiêu của loại bỏ lãng phí xxii
Bảng 2.2: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh từ năm 2005 – 2008 xxvii
Bảng 2.3 : Các chỉ tiêu tài chính cơ bản xxviii
Bảng 2.4: Chỉ tiêu khả năng sinh lợi xxix
Bảng 2.5 : Bảng phân tích các bộ phận xảy ra lãng phí xxxvi


Bảng 2.6: Lãng phí do sản phẩm hỏng tại phân xưởng ép xxxix
Bảng 2.7 Lãng phí do khuyết tật sản phẩm tại xưởng Anode và sơn Film xl
Bảng 2.8: Báo cáo sản lượng sản xuất năm 2008 xli
Bảng 2.9 : Chi phí đơn vị lưu kho sản phẩm xlii
Bảng 2.10. Bảng xuất nhập vật tư trong kỳ năm 2008 xliii
Bảng 2.11 Tổng hợp các loại lãng phí xlvii
Bảng 3.12. Tính toán chi phí sản xuất theo giá thành đơn vị sản phẩm 51
Bảng 3.13. Nguyên nhân gây lỗi sản phẩm ép 52
Bảng 3.14 Phân tích sai lỗi sản phẩm ép 54
Bảng 3.15. Thống kê lỗi sản phẩm tại phân xưởng Anode 55
Bảng 3.16 . Thời gian nguyên công sửa khuôn 58
Bảng 3.17 . Ma trận mức độ quan trọng của các bộ phận xưởng ép 61
Sinh viªn: KhuÊt Hång Qu©n – QLCN K49 iii
§å ¸n tèt nghiÖp GVHD: TS. NguyÔn Danh Nguyªn
Danh sách các hình vẽ, sơ đồ, biểu đồ
Hình 2-1: Nhà máy nhôm Đông Anh – DAA ( Dong Anh Aluminium) xxiii
Hình 2-2: Dây chuyền đùn ép nhôm thanh định hình 1350T xxxi
Hình 2-3: Mặt cắt của máy ép nhôm định hình xxxiii
Hình 3-4 : Mặt bằng sau khi qui hoạch 63
Sinh viªn: KhuÊt Hång Qu©n – QLCN K49 iv
§å ¸n tèt nghiÖp GVHD: TS. NguyÔn Danh Nguyªn
LỜI MỞ ĐẦU
Trong kinh tế học vi mô, chi phí sản xuất chiếm một vị trí quan trọng và có quan
hệ với nhiều vấn đề khác nhau của một doanh nghiệp cũng như của xã hội. Chi phí sản
xuất không chỉ là mối quan tâm của doanh nghiệp, của nhà sản xuất mà còn là mối
quan tâm của người tiêu dùng và của xã hội. Giảm chi phí sản xuất làm tăng lợi nhuận
của doanh nghiệp, tăng tính cạnh tranh của hàng hóa, đồng thời cũng làm tăng lợi ích
cho người tiêu dùng đó là điều mà không chỉ quản lý sản xuất hướng đến.
Mục tiêu của quản lý sản xuất là: rút ngắn thời gian cung cấp sản phẩm, tăng
cường độ tin cậy bằng chất lượng sản phẩm, tăng cường tính linh hoạt của doanh

nghiệp, góp phần động viên khuyến khích người lao động để họ quan tâm tới kết quả
chung của doanh nghiệp. Và một trong những yếu tố quan trọng khác nữa là giảm chi
phí sản xuất (các loại lãng phí trong sản xuất, mua sắm, trả lương, khấu hao máy móc
thiết bị, chi phí tài chính…)
Lãng phí trong sản xuất xảy ra khi mà các hoạt động sản xuất được thực hiện mà
không tạo ra giá trị tăng thêm cho sản phẩm. Theo một nghiên cứu của Trung tâm
nghiên cứu Lean (Lean Enterprise Institute) tại Mỹ chỉ ra rằng có đến hơn 60% hoạt
động ở một công ty sản xuất đặc trưng có khả năng được loại bỏ. Trong thời đại ngày
nay, các nhà sản xuất đang phải đối mặt với những thách thức về cải tiến, nâng cao
công tác phục vụ khách hàng với yêu cầu thực hiện nhanh hơn, phản ứng nhanh hơn
và giảm mạnh mẽ các chi phí. Do đó, việc cắt giảm các lãng phí được xem như là một
mục tiêu đầu tiên và quan trọng khi doanh nghiệp muốn tồn tại và nâng cao khả năng
cạnh tranh của mình .
Do tính chất quan trọng của việc cắt giảm lãng phí và qua thực tế tìm hiểu ở nhà
máy sản xuất nhôm Đông Anh, em quyết định chọn đề tài “Phân tích và thiết kế các
biện pháp cắt giảm lãng phí tại nhà máy nhôm Đông Anh”.
Mục tiêu của đề tài :
- Hệ thống hóa những kiến thức về quản lý sản xuất và lãng phí trong sản xuất tại
các doanh nghiệp công nghiệp theo triết lý sản xuất LEAN.
- Phân tích, tính toán các lãng phí mà nhà máy nhôm Đông Anh gặp phải trong
quá trình sản xuất.
- Đưa ra các biện pháp nhằm cắt giảm lãng phí tại nhà máy nhôm Đông Anh.
Sinh viªn: KhuÊt Hång Qu©n – QLCN K49 v
§å ¸n tèt nghiÖp GVHD: TS. NguyÔn Danh Nguyªn
Phương pháp nghiên cứu của đề tài:
Sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp, thống kê toán và khảo sát thực tế.
Những đóng góp thực tiễn :
- Xác định được các vấn đề gây ra lãng phí tại nhà máy nhôm Đông Anh.
- Giảm bớt các lãng phí bằng các biện pháp thực tiễn góp phần tăng hiệu quả sản
xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh của nhà máy.

Theo đó, đồ án gồm 3 chương với các nội dung như sau :
Chương I: Những lý luận cơ bản về quản lý sản xuất và lãng phí trong sản
xuất.
Giới thiệu tổng quan về quản lý sản xuất, những lý luận cơ bản về lãng phí trong
sản xuất. Phân loại lãng phí, các công cụ và phương pháp phát hiện và cắt giảm lãng
phí trong sản xuất.
Chương II: Phân tích tình hình quản lý sản xuất và lãng phí tại nhà máy
nhôm Đông Anh.
Chương này giới thiệu hệ thống sản xuất của nhà máy nhôm Đông Anh và tập
trung phân tích các loại lãng phí tại nhà máy trong năm 2008.
Chương III: Một số giải pháp cắt giảm lãng phí trong sản xuất tại nhà máy
nhôm Đông Anh.
Chương này phân tích và đưa ra các biện pháp cắt giảm chi phí sản xuất, tính
toán chi phí, hiệu quả kỳ vọng của các biện pháp khi thực hiện.
Để hoàn thành đồ án tốt nghiệp này em đã được sự chỉ bảo và hướng dẫn tận tình
của thầy giáo TS.Nguyễn Danh Nguyên cùng toàn thể cán bộ công nhân viên nhà
máy nhôm Đông Anh. Mặc dù đã hết sức cố gắng, nhưng trong quá trình trình bày
chắc chắn không tránh được những sai sót, kính mong được sự chỉ bảo của các thầy cô
giáo và các bạn để đồ án của em được hoàn thiện hơn.
Sinh viên thực hiện
Khuất Hồng Quân
Sinh viªn: KhuÊt Hång Qu©n – QLCN K49 vi
§å ¸n tèt nghiÖp GVHD: TS. NguyÔn Danh Nguyªn
CHƯƠNG 1
NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ SẢN XUẤT VÀ
LÃNG PHÍ TRONG SẢN XUẤT
1.1. Sản xuất và quản lý sản xuất :
Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế tham gia các hoạt động sản xuất kinh doanh,
nhằm cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ thỏa mãn yêu cầu của thị trường và thu về cho
mình một khoản lợi nhuận nhất định.

Một doanh nghiệp không phải là một đơn vị độc lập mà nó sống trong môi trường
của nó. Trong môi trường đó các doanh nghiệp thực hiện quá trình trao đổi vật chất và
thông tin. Các doanh nghiệp mua yếu tố sản xuất từ phía các nhà cung cấp, tiêu thụ sản
phẩm của mình cho những người tiêu dùng. Trong mối quan hệ với môi trường sống
chúng ta phân biệt ba loại dòng sau đây:
- Dòng vật chất: Nguyên vật liệu, năng lượng, các loại dụng cụ và trang thiết bị
công nghệ, các đơn vị lắp ráp mua ngoài; các bán thành phẩm, thành phẩm của quá
trình sản xuất.
- Dòng thông tin: Quảng cáo, chiêu hàng, các đơn vị đặt hàng, các hóa đơn chứng
từ và mọi sự trao đổi với môi trường kinh tế, xã hội, luật pháp, khoa học và kỹ thuật…
- Dòng tài chính: Sự thay đổi vốn chủ sở hữu của công ty, các khoản vay ngân
hàng, trả tiền của khách hàng, trả người cung cấp, nộp thuế, trả lương, lãi vay, phân
chia lợi nhuận, các khoản phạt…
- Các dòng trên không chỉ là sự trao đổi tương tác giữa các doanh nghiệp với môi
trường mà còn tồn tại ngay trong long doanh nghiệp như trong các xưởng sản xuất,
trong các phòng ban quản lý chức năng.
Quản lý sản xuất là quá trình thiết kế, hoạch định, tổ chức điều hành và kiểm tra
theo dõi hệ thống sản xuất nhằm thực hiện những mục tiêu sản xuất đã đề ra.
Quản lý sản xuất trong một doanh nghiệp bắt đầu từ khi doanh nghiệp đó xuất
hiện. Nói cách khác quản lý sản xuất có cùng tuổi đời với doanh nghiệp. Vì sao người
ta nói đến quản lý sản xuất ngày càng nhiều ?
Câu trả lời là: Luôn luôn có sự thay đổi về điều kiện và khả năng cạnh tranh của
các doanh nghiệp.
Sinh viªn: KhuÊt Hång Qu©n – QLCN K49 vii
§å ¸n tèt nghiÖp GVHD: TS. NguyÔn Danh Nguyªn
Nghiên cứu sự thay đổi của môi trường cạnh tranh, người ta chia ra ba giai đoạn
trong sự biến đổi của môi trường doanh nghiệp.
Giai đoạn 1: Là giai đoạn mà có sự tăng nhanh của sản xuất và thị trường, lợi
nhuận cao, cung thấp hơn cầu. Chức năng quản lý chủ yếu của doanh nghiệp là kỹ
thuật và công nghệ sản xuất, phương châm của các doanh nghiệp trong giai đoạn này

là “sản xuất rồi bán”.
Các đặc điểm chủ yếu ở giai đoạn này là: Sản xuất với số lượng tối ưu, dự trữ
hợp lý bán thành phẩm giữa các nơi làm việc, sản xuất theo loạt, chu kỳ sản phẩm cố
định và quản lý thủ công. Khi cung và cầu được cân bằng chúng chuyển sang giai
đoạn thứ hai.
Giai đoạn 2: Đây là giai đoạn khách hàng có sự lựa chọn nhà cung cấp, ở giai
đoạn này phương châm của các nhà sản xuất đó là : “sản xuất những gì sẽ bán được”.
Trong giai đoạn này cần phải có các dự báo tương lai, tự chủ họat động sản xuất, tổ
chức tốt dự trữ thành phẩm và vật tư, thanh toán nhanh các khoản tồn đọng, tuân thủ
kỳ hạn…
Giai đoạn 3: Từ giai đoạn hai thị trường nhanh chóng chuyển sang giai đoạn 3 ở
đó tồn tại một lượng cung dư (cung lớn hơn cầu): Một sự cạnh tranh thực sự giữa các
doanh nghiệp trước sự chứng kiến của những khách hàng “khó tính”. Sự cạnh tranh
này đòi hỏi phải tự chế ngự được chi phí sản xuất, đòi hỏi chất lượng sản phẩm tốt,
thời gian cung cấp sản phẩm nhanh, độ tin cậy lớn. Sản xuất lọat nhỏ là đặc điểm nổi
bật của giai đoạn này. Chu kỳ sống của sản phẩm được rút ngắn đòi hỏi phải luôn luôn
đổi mới sản phẩm. Doanh nghiệp phải có sự thích ứng nhanh về kết cấu sản phẩm và
kỹ thuật sản xuất. Doanh nghiệp có xu hướng “sản xuất những gì đã bán được”, sản
xuất theo đơn đặt hàng, bán trước sản xuất sau.
Trong giai đoạn này mối lo của các doanh nghiệp là chiến lược sản xuất phải
thích ứng với sự biến đổi của mộ trường và kiểm tra tính chính xác quá trình quản lý.
Hơn nữa xác định sớm mâu thuẫn giữa giá - chất lượng; giữa giá - loạt nhỏ… và phải
có sự thỏa hiệp các mâu thuẫn đó để nhận được sự phù hợp chung.
1.2. Các mục tiêu của quản lý sản xuất :
- Rút ngắn thời gian cung cấp sản phẩm.
- Tăng cường độ tin cậy bằng chất lượng sản phẩm.
- Tăng cường tính linh họat của doanh nghiệp.
Sinh viªn: KhuÊt Hång Qu©n – QLCN K49 viii
§å ¸n tèt nghiÖp GVHD: TS. NguyÔn Danh Nguyªn
- Giảm chi phí sản xuất (các loại lãng phí trong sản xuất, mua sắm. trả lương,

khấu hao máy móc thiết bị, chi phí tài chính…)
- Góp phần động viên khuyến khích người lao động để họ quan tâm tới kết quả
chung của doanh nghiệp.
Để đạt được mục tiêu trên có hai phương hướng hoạt động chính đó là :
1.2.1. Quản lý dòng sản xuất :
1.2.1.1. Dòng thông tin :
Quản lý sản xuất đòi hỏi phải quản lý toàn bộ quá trinh cung ứng sản phẩm
(nghiên cứu, thiết kế, chuẩn bị sản xuất, sản xuất và theo dõi…). Thông tin cần phải
tin cậy và chính xác và chọn lựa sao cho có ý nghĩa đối với từng bộ phận và từng
người có liên quan.
1.2.1.2. Dòng vật chất :
Cung cấp nguyên vật liệu và sản phẩm đòi hỏi :
- Tuân thủ các cam kết (đúng thời gian, đúng chất lượng, đúng số lượng và đúng
chủng loại).
- Giảm chu kỳ sản xuất sản phẩm bằng cách tác động tới mọi giai đoạn của quá
trình sản xuất(dự trữ, tiếp nhận, sản xuất, bán thành phẩm, tại chế phẩm sản xuất cuối
cùng).
1.2.2. Kế hoạch hóa quá trình sản xuất:
Thực tế luôn có sự sai khác giữa dự báo và thị trường nơi mà một doanh nghiệp
muốn thâm nhập. Vì vậy kế hoạch phải được xây dựng trên cơ sở năng lực sản xuất có
tính thời gian chờ đợi, thời gian máy hỏng,…và phân tích , đánh giá, dự báo nhu cầu
sản phẩm trên thị trường. Kế hoạch sản xuất phải được điều chỉnh linh hoạt, thích ứng
với mọi điều kiện biến động của nhu cầu. Điều đó làm cho quản lý sản xuất trở thành
một nhân tố quan trọng đảm bảo sự thành công của doanh nghiệp, với các yêu cầu của
quản lý sản xuất là :
- Chất lượng sản phẩm cao.
- Đảm bảo khả năng họat động tốt của hệ thống sản xuất, các thiết bị và các
xưởng sản xuất đựơc sắp xếp phù hợp với dòng di chuyển vật chất.
- Quản lý tốt các nguồn lực (con người, vật chất, và tài chính).
Sinh viªn: KhuÊt Hång Qu©n – QLCN K49 ix

§å ¸n tèt nghiÖp GVHD: TS. NguyÔn Danh Nguyªn
1.3. Một số lý luận cơ bản về lãng phí trong sản xuất :
1.3.1. Sự cần thiết của việc loại bỏ lãng phí trong sản xuất:
Mục tiêu của doanh nghiệp là mang lại giá trị (gia tăng) cho khách hàng thông
qua việc cung cấp các sản phẩm khách hàng mong muốn. Nói cách khác, khách hàng
luôn sẵn lòng trả tiền mua hàng hóa hoặc dịch vụ khi họ hài lòng về giá trị của nó. Tuy
nhiên, thực tế cho thấy có nhiều hoạt động của doanh nghiệp không mang lại giá trị mà
khách hàng mong muốn. Đó chính là việc tạo ra các lãng phí. Về tổng thể, các hoạt
động tác nghiệp sản xuất theo quan điểm giá trị có thể được chia thành ba nhóm sau:
(i) Các hoạt động tạo ra giá trị gia tăng (Value-added activities) là các hoạt
động chuyển hoá nguyên vật liệu trở thành đúng sản phẩm mà khách hàng
yêu cầu.
(ii) Các hoạt động không tạo ra giá trị tăng thêm (Non value-added activities)
là các hoạt động không cần thiết cho việc chuyển hoá vật tư thành sản
phẩm mà khách hàng yêu cầu. Bất kỳ những gì không tạo ra giá trị tăng
thêm có thể được định nghĩa là lãng phí. Những gì làm tăng thêm thời
gian, công sức hay chi phí không cần thiết đều được xem là không tạo ra
giá trị tăng thêm.
(iii) Các hoạt động cần thiết nhưng không tạo ra giá trị tăng thêm (Necessary
non value-added activities) là các hoạt động không tạo ra giá trị tăng thêm
từ quan điểm của khách hàng nhưng lại cần thiết trong việc sản xuất ra sản
phẩm nếu không có sự thay đổi đáng kể nào từ quy trình cung cấp hay
sản xuất trong hiện tại. Dạng lãng phí này có thể được loại trừ về lâu dài
chứ không thể thay đổi trong ngắn hạn. Chẳng hạn như mức tồn kho cao
được yêu cầu dùng làm kho “đệm” dự phòng có thể dần dần được giảm
thiểu khi hoạt động sản xuất trở nên ổn định hơn.
Như vậy, để gia tăng lợi nhuận, nâng cao năng suất, doanh nghiệp sẽ phải tập
trung chủ yếu vào mục tiêu loại bỏ những họat động không tạo ra giá trị tăng thêm.
Loại bỏ các hoạt động không tạo gia giá trị tăng thêm giúp doanh nghiệp cắt giảm chi
phí trong sản xuất, hạ giá thành sản phẩm và nâng cao tính cạnh tranh của doanh

nghiệp trên thị trường.
Sinh viªn: KhuÊt Hång Qu©n – QLCN K49 x
§å ¸n tèt nghiÖp GVHD: TS. NguyÔn Danh Nguyªn
1.3.2. Lãng phí trong sản xuất :
1.3.2.1. Định nghĩa :
Có rất nhiều định nghĩa về lãng phí nhưng việc gắn lãng phí vào trong việc tạo
nên giá trị của sản phẩm được sử dụng nhiều hơn cả. Theo đó, lãng phí là những yếu tố
làm tăng giá thành mà không làm tăng giá trị của sản phẩm.
1.3.2.2. Phân loại lãng phí trong sản xuất :
Có rất nhiều phương pháp phân loại lãng phí trong sản xuất tùy theo mục đích sử
dụng cũng như các mục đích khác, theo quan điểm sản xuất LEAN người ta chia ra 7
loại lãng phí chính. Đó là:
a. Lãng phí do sản xuất dư thừa (Over-production)
Sản xuất dư thừa tức là sản xuất nhiều hơn hay quá sớm hơn những gì được yêu
cầu một cách không cần thiết. Việc này làm gia tăng rủi ro sự lỗi thời của sản phẩm,
tăng rủi ro về sản xuất sai chủng loại sản phẩm và có nhiều khả năng phải bán đi các
sản phẩm này với giá chiết khấu hay bỏ đi dưới dạng phế liệu. Tuy nhiên, trong một
số trường hợp thì lượng bán thành phẩm hay thành phẩm phụ trội được duy trì nhiều
hơn một cách có chủ ý, kể cả trong những quy trình sản xuất được áp dụng LEAN.
Hậu quả của sản xuất thừa đó là làm tăng việc quản lý công đoạn và phát sinh tồn
kho, tăng chi phí cho công nhân, kho bãi, các loại phương tiện vận chuyển, xe nâng,
tăng các giá để hàng. Tạo ra sự tiêu hao năng lượng, dầu, điện, số thiết bị và công đoạn
dư thừa…
b. Lãng phí do khuyết tật (Defects)
Khuyết tật bao gồm : những khuyết tật về mặt vật lý của sản phẩm và các sai sót
của qui trình như : sai sót về giấy tờ, cung cấp thông tin sai lệch về sản phẩm
Lãng phí do khuyết tật là những lãng phí do sản xuất các bộ phận và các sản
phẩm có khuyết tật, dẫn đến việc hiệu chỉnh, sửa chữa hoặc làm lại, đem bỏ phế liệu,
sản xuất thay thế và kiểm tra.Trong khi các sai sót của qui trình sẽ làm thời gian giao
hàng chậm lại, sản xuất sai qui cách sản phẩm, sử dụng quá nhiều nguyên vật liệu hay

tạo ra quá nhiều phế liệu không cần thiết. Quá trình này không chỉ gây nên việc sử
dụng lao động và thiết bị kém hiệu quả mà còn làm gián đoạn luồng sản xuất thông
thoáng dẫn đến những ách tắc và đình trệ trong quy trình. Ngoài ra, các vấn đề liên
quan đến sửa chữa các khuyết tật thường tiêu tốn một khối lượng thời gian đáng kể
của cấp quản lý và vì vậy làm tăng thêm chi phí quản lý sản xuất chung.
Sinh viªn: KhuÊt Hång Qu©n – QLCN K49 xi
§å ¸n tèt nghiÖp GVHD: TS. NguyÔn Danh Nguyªn
c. Lãng phí do tồn kho (Inventory)
Là những lãng phí do việc tồn trữ nguyên vật liệu thô, sản phẩm dở dang, hoặc
thành phẩm dư thừa dẫn đến kéo dài thời gian sản xuất, tình trạng lỗi thời, hàng hóa hư
hỏng , phát sinh chi phí vận chuyển vào lưu kho, đình trệ sản xuất. Tồn kho quá mức
cũng tiềm ẩn các vấn đề như mất cân đối trong sản xuất, việc giao hàng chậm trễ của
các nhà cung cấp, các khuyết tật, thời gian thiết bị ngưng trệ hoạt động và thời gian tổ
chức kéo dài. Lượng tồn kho phụ trội dẫn đến chi phí tài chính cao hơn về tồn kho,
chi phí bảo quản cao hơn và tỷ lệ khuyết tật cao hơn.
d. Lãng phí do vận chuyển (Transportation)
Lãng phí về di chuyển ở đây nói đến bất kỳ sự chuyển động nguyên vật liệu nào
không tạo ra giá trị tăng thêm cho sản phẩm chẳng hạn như việc vận chuyển nguyên
vật liệu giữa các công đoạn sản xuất. Việc di chuyển nguyên vật liệu giữa các công
đoạn sản xuất nên nhắm tới mô hình lý tưởng là sản phẩm đầu ra của một công đoạn
được sử dụng tức thời bởi công đoạn kế tiếp. Việc di chuyển giữa các công đoạn xử lý
làm kéo dài thời gian chu kỳ sản xuất, dẫn đến việc sử dụng lao động và mặt bằng kém
hiệu quả và có thể gây nên những đình trệ trong sản xuất.
e. Lãng phí do chờ đợi (Waiting)
Chờ đợi là thời gian công nhân hay máy móc nhàn rỗi bởi sự tắc nghẽn hay
luồng sản xuất trong xưởng thiếu hiệu quả. Thời gian trì hoãn giữa mỗi đợt gia công
chế biến sản phẩm cũng được tính đến. Việc chờ đợi làm tăng thêm chi phí đáng kể
do chi phí nhân công và khấu hao trên từng đơn vị sản lượng bị tăng lên.
Lãng phí do chờ đợi là những lãng phí do những công nhân đơn thuần làm công
việc theo dõi một thiết bị tự động hóa hay phải chờ đợi công đoạn, công cụ hay máy

móc cung cấp phần việc xử lý tiếp theo…, hoặc chỉ đơn giản là không có việc gì để
làm vì những lý do như hết hàng, có nhiều sự chẩm trễ, trì hoãn việc xử lý, thời gian
thiết bị không làm việc và các yếu tố làm đình trệ sản xuất.
f. Lãng phí do thao tác (Motion)
Thao tác thừa là bất kỳ các chuyển động tay chân hay việc đi lại không cần thiết
của các công nhân không gắn liền với việc gia công sản phẩm. Chẳng hạn như việc đi
lại khắp xưởng để tìm dụng cụ làm việc hay thậm chí các chuyển động cơ thể không
cần thiết hay bất tiện do quy trình thao tác được thiết kế kém làm chậm tốc độ làm việc
của công nhân.
Sinh viªn: KhuÊt Hång Qu©n – QLCN K49 xii
§å ¸n tèt nghiÖp GVHD: TS. NguyÔn Danh Nguyªn
Lãng phí do thao tác là những lãng phí do bất kỳ những chuyển động thừa nào
mà người công nhân phải thực hiện trong quá trình làm việc của họ, chẳng hạn như
hành động tìm kiếm, phải di chuyển mới lấy được thiệt bị, hoặc xắp xếp các bộ phận,
công cụ, vv.
g. Lãng phí do gia công thừa (Over-processing)
Gia công thừa tức là tiến hành nhiều công việc gia công hơn mức khách hàng yêu
cầu dưới hình thức chất lượng hay công năng của sản phẩm – ví dụ như đánh bóng
hay làm láng thật kỹ những điểm trên sản phẩm mà khách hàng không yêu cầu và
không quan tâm.
Lãng phí do việc gia công thừa là những lãng phí do việc thực hiện các công
đoạn không cần thiết để gia công các bộ phận không đem lại giá trị gia tăng cho sản
phẩm. Hay, việc gia công không hợp lý là do sự yếu kém trong thiết kế sản phẩm và
công cụ tạo ra sự vận động thừa và những sản phẩm có khuyết tật. Sự lãng phí cũng
phát sinh khi cung cấp những sản phẩm có chất lượng cao hơn mức cần thiết.
1.3.3. Phương pháp phát hiện ra lãng phí :
Một trong những phương pháp là nhìn hệ thống sản xuất trên một cái nhìn tổng
thể. Ở đó các thành phần trong quá trình sản xuất là một quá trình liên lục và liên quan
mật thiết với nhau. Sản phẩm và bán thành phẩm của công đoạn trước là khách hàng
của công đoạn sau. Những điểm mấu chốt dưới đây sẽ giúp cho doanh nghiệp tìm ra

các lỗi trong quá trình sản xuất:
Các loại lãng phí Điểm mấu chốt để phát hiện ra các lãng phí
Lãng phí sửa lỗi
Có lỗi về gia công không?
Tại sao lại phát sinh lỗi ?
Lãng phí do sản xuất thừa
Có sản xuất những hàng không có trong kế hoạch
không?
Có sản xuất giữa công đoạn không?
Lãng phí trong gia công
Mục đích gia công là gì?
Có gia công lãng phí, thừa hay thiếu không?
Lãng phí vận chuyển
Tại sao lại vận chuyển hàng này?
Phương pháp vận chuyển có hợp lý không?
Lãng phí lưu kho
Số lượng hàng dự trữ có nhiều không?
Số lượng lưu kho tối thiểu có thừa không?
Lãng phí thao tác Tại sao thao tác bị ngưng trệ ?
Lãng phí do chờ đợi
Tại sao phát sinh lãng phí chờ đợi?
Có hiểu rõ về chờ đợi hay không?
Sinh viªn: KhuÊt Hång Qu©n – QLCN K49 xiii
§å ¸n tèt nghiÖp GVHD: TS. NguyÔn Danh Nguyªn
1.4. Một số công cụ và phương pháp cắt giảm lãng phí trong sản
xuất:
1.4.1. Quản lý chất lượng ngay từ gốc :
Chất lượng từ gốc có nghĩa là chất lượng nên được đưa vào quy trình sản xuất để
khuyết tật không có điều kiện phát sinh - hay một khi xuất hiện sẽ ngay lập tức bị
phát hiện. Khi thực hiện việc đảm bảo chất lượng ngay từ gốc thì các vấn đề được xác

định và loại trừ ngay tại nguồn phát sinh.
Để thực hiện ta cần chú ý những yêu cầu dưới đây :
a. Kiểm tra trong chuyền – Trách nhiệm chính của công tác kiểm tra chất lượng
được thực hiện trên chuyền sản xuất bởi công nhân, không phải bởi các nhân viên
kiểm tra chất lượng độc lập lấy mẫu xác suất. Mặc dù một số nhân viên kiểm soát
chất lượng vẫn thường được sử dụng trong các dây chuyền sản xuất, nhưng vai
trò của họ khá hạn chế (lý tưởng vẫn là không có nhân viên kiểm soát chất lượng vì
sự hiện diện của họ được xem là một dạng lãng phí ).
b. Kiểm soát tại nguồn – Với yêu cầu này, bản thân các nhân viên kiểm tra chất
lượng không đi tìm khuyết tật sản phẩm mà tìm nguồn gây ra khuyết tật. Chẳng hạn,
họ có thể kiểm tra xem các quy trình chuẩn có được công nhân tuân thủ không, hay
trong trường hợp phát sinh khuyết tật trên sản phẩm, họ có thể chịu trách nhiệm xác
định nguồn gốc của các khuyết tật này. Từ cách làm này, công việc chủ yếu của nhóm
kiểm soát chất lượng là giải quyết các nguồn gốc gây ra lỗi sản phẩm, triển khai các
biện pháp ngăn ngừa và đào tạo cho công nhân để khuyết tật không tái xuất hiện.
c. Trách nhiệm rõ ràng giữa các công nhân – Khi tồn kho bán thành phẩm là lý
tưởng thì các công đoạn sẽ bàn giao sản phẩm trực tiếp, có nghĩa rằng các công nhân
thuộc công đoạn trước chịu trách nhiệm hoàn toàn về chất lượng sản phẩm họ bàn giao
cho công đoạn kế và nhận trách nhiệm khi có phát sinh khuyết tật trên sản phẩm. Mặt
khác, nếu lượng tồn kho cao giữa hai công đoạn sản xuất, các công nhân thuộc công
đoạn trước sẽ ít cảm thấy có trách nhiệm cá nhân đối với bất kỳ khuyết tật sản phẩm
nào.
d. Dừng quy trình có chủ ý – Khi có sản phẩm lỗi, hoạt động sản xuất
sẽ bị dừng cho đến khi nguyên nhân gây lỗi được khắc phục. Hành động này
giúp duy trì văn hoá không nhân nhượng khuyết tật đồng thời ngăn không để sản
phẩm lỗi lọt sang quy trình sau và gây nhiều hậu quả lớn hơn.
Sinh viªn: KhuÊt Hång Qu©n – QLCN K49 xiv
§å ¸n tèt nghiÖp GVHD: TS. NguyÔn Danh Nguyªn
1.4.2. Bố trí mặt bằng sản xuất:
Bố trí mặt bằng sản xuất là việc xác định cách bố trí máy móc, thiết bị công nghệ

có liên quan đến khu vực làm việc, nó bao gồm cả khu vực phục vụ cho khách hàng
cũng như khu vực kho bãi. Việc bố trí mặt bằng hiệu quả đòi hỏi phải xem xét một loạt
các yếu tố ảnh hưởng như :
- Dòng vận chuyển của con người, vật chất giữa các khu vực.
- Hình dáng của của các tòa nhà khu vực.
- Khoảng cách giữa các máy móc thiết bị.
- Các yêu cầu về công nghệ, an toàn lao động, và tâm sinh lí con người.
Các quyết định về bố trí mặt bằng thường động chạm đến các doanh nghiệp do
rất nhiều nguyên nhân: phát triển sản phẩm, thay đổi công nghệ, tình trạng tai nạn lao
động cao, vấn đề môi trường, thay đổi công nghệ, máy móc thiết bị, quá trình sản xuất
chưa hiệu quả (chi phí sản xuất cao – vận chuyển giữa các khu vực sản xuất lớn, cách
bố trí cũ thường xuyên gây ra ách tắc trong quá trình sản xuất…)
Một số nguyên tắc chung về thiết kế, qui hoạch mặt bằng sản xuất:
- Bố trí các phân xưởng, các bộ phận sản xuất phù hợp với quá trình công nghệ,
tổ chức sản xuất đảm bảo được tính liên tục của sản xuất và tính hợp lý của
quá trình vận chuyển.
- Đảm bảo khoảng cách hợp lý giữa các bộ phận để giảm diện tích, giảm chi phí
vận chuyển, đảm bảo thông gió, chiếu sang tự nhiên,
- Chú ý phối hợp giữa các phân xưởng, bộ phận có mối quan hệ sản xuất chặt
chẽ trong một phạm vi không gian để tạo điều kiện hợp tác sản xuất thuận
tiện, giảm chi phí vận chuyển và xây dựng.
- Bố trí hợp lý đường giao thông nội bộ: thuận tiện, an toàn, không cản trở quá
trình sản xuất và quá trình vận chuyển. Các đường vận chuyển này phải là
ngắn nhất, không cắt nhau, không ngược chiều nhau trong cùng một mặt
phẳng.
- Đảm bảo các điều kiện khác về vệ sinh, an toàn lao động…
Bố trí mặt bằng sản xuất được xem như những chiến lược sản xuất và có tác động
lâu dài đến hiệu quả sản xuất. Sau đây, xin được trình bày chiến lược bố trí mặt bằng
sản xuất theo quá trình .
Sinh viªn: KhuÊt Hång Qu©n – QLCN K49 xv

§å ¸n tèt nghiÖp GVHD: TS. NguyÔn Danh Nguyªn
Chiến lược bố trí theo quá trình (Process layout).
Chiến lược này sử dụng trong trường hợp sản xuất nhiều loại sản phẩm, mỗi loại
sản phẩm sẽ có những đường di chuyển trên mặt bằng sản xuất khác nhau tùy theo
công nghệ của nó.
Ưu điểm của cách bố trí này:
- Sự linh hoạt trong phân công, bố trí lao động , máy móc thiết bị.
- Hệ thống không bị nhạy cảm với các trục trặc với những hỏng hóc ở một vài
máy trên một vài nơi.
- Có tính linh hoạt cao với nhu cầu thị trường: dễ dàng thay đổi hình dáng, kích
thước, mẫu mã sản phẩm khi thị trường biến động về nhu cầu.
- Có hệ số sử dụng máy móc thiết bị(hay hệ số phụ tải của máy móc công nghệ
là cao).
Các bất lợi của cách bố trí này:
- Thời gian sản xuất dài và giá thành cao hơn các loại bố trí khác.
- Tốn kém nhiều thời gian và tiền bạc trong việc thực hiện các đơn hàng do sự
khó khăn trong quản lý tiến độ, thiết lập và tồn trữ đơn hàng.
- Yêu cầu về kỹ năng lao động cao.
- Lượng tồn kho trong quá trình thường cao do trong quá trình sản xuất thường
xuyên mất cân đối, tăng nhu cầu vốn đầu tư.
Một số thông tin cần thiết khi bố trí theo quá trình:
- Danh mục các trung tâm làm việc (nhà xưởng , bộ phận sản xuất, máy móc,
thiết bị ) trong đó cần biết về kích thước trung tâm đó, kích thước của xưởng.
- Hướng của dòng công việc giữa các trung tâm đó.
- Khoảng cách, khối lượng vận tải giữa các trung tâm, chi phí vận tải/1 đơn vị
khoảng cách.
- Các yêu cầu riêng khác
(theo đặc điểm công nghệ, hay các yêu cầu khác )
Sinh viªn: KhuÊt Hång Qu©n – QLCN K49 xvi
§å ¸n tèt nghiÖp GVHD: TS. NguyÔn Danh Nguyªn

Phương pháp Richard Muther trong bố trí mặt bằng sản xuất:
Nội dung : bố trí mặt bằng sản xuất dựa trên sự đánh giá định tính mức độ quan
trọng của việc đặt cạnh nhau theo các cặp đối tượng cần sắp xếp theo quan điểm của
nhà quản lý sau đó đưa vào ma trận.
Để cho dễ hình dung về phương pháp, ví dụ dưới đây sẽ cho thấy rõ phương pháp
bố trí mặt bằng sản xuất này: Có 6 bộ phận sản xuất cần bố trí tại phân xưởng theo cấu
trúc 2x3 như hình :
(Cấu trúc phân xưởng)
Các đối tượng được sắp xếp thành từng cặp đặt cạnh nhau để đánh giá mức độ
quan trọng. Trong đó bao gồm các mức độ :
A : Almost perfect result – Hoàn toàn cần
thiết.
E: Especially good result–Rất quan trọng.
I : Important result–quan trọng.
O: Ordinary results – mức độ quan trọng
trung bình.
U: Unimportant result–Không quan trọng.
X : Not acceptable – không mong muốn.
Sau đó đưa vào ma trận dưới đây :
BP - 1 BP - 2 BP - 3 BP - 4 BP - 5 BP - 6
BP - 1 - A A X U O
BP - 2 A - E U I A
BP - 3 A E - X A X
BP - 4 X U X - O A
BP - 5 U I A O - A
BP - 6 O A X A A -
Bắt đầu từ các cặp có mối quan hệ A và X, liệt kê ra bảng sau :
Quan hệ A Quan hệ X
1 - 2 1 - 4
1 -3 3 -6

2 -6 3 - 4
3 - 5
4 - 6
5 - 6
Sinh viªn: KhuÊt Hång Qu©n – QLCN K49 xvii
§å ¸n tèt nghiÖp GVHD: TS. NguyÔn Danh Nguyªn
Từ bảng này xây dựng các nhóm quan hệ A như sau : bắt đầu từ bộ phận có nhiều
quan hệ A nhất rồi đưa tiếp các bộ phận có mối quan hệ A còn lại vào hinh sau đó đưa
biểu diễn các mối quan hệ X ta có :
Từ các hình trên ta có đáp số về sự bố trí dưới đây :
BP - 1 BP - 2 BP - 6
BP - 3 BP - 5 BP - 4
Sự phức tạp của bố trí theo quá trình xảy ra khi người thiết kế phải tính đến rất
nhiều yếu tố ảnh hưởng: từ các đặc điểm về công nghệ, đặc điểm của phân xưởng, vị
trí cửa ra vào, chi phí vận hành bố trí đó (chẳng hạn như chi phí vận tải nội bộ sản
xuất), mức độ linh hoạt của hệ thống… Ngoài ra do sản phẩm nhiêu khi có nhu cầu
trong giai đoạn ngắn nên bố trí mang tính một lần, không tiêu chuẩn hóa cho nên dẫn
đến nhu cầu thường xuyên phải thay đổi các bố trí mặt bằng cho phù hợp. Để giải
quyết vấn đề này người ta có thể :
- Tiêu chuẩn hóa bố trí mặt bằng trong một số trường hợp nếu nhu cầu về sản
phẩm là ổn định và lâu dài.
- Sử dụng các mô hình, phần mềm chạy trên máy tính để trợ giúp. Các phần
mềm hiện nay : CRAFT – Computerized Relative Allocation of the Facilities
Technique; SPACECRAFT…
Việc qui hoạch mặt bằng xưởng nhằm hướng tới việc giảm thiểu các di chuyển và
việc vận chuyển sản phẩm giữa hai công đoạn sản xuất. Tương tự, bán thành phẩm nên
được giữ gần kề nơi sử dụng kế tiếp. Điều này giúp giảm thiểu các yêu cầu khiêng vác
vật tư, việc thất lạc vật tư, giảm thiểu việc vật tư bị hư hỏng do quá trình vận chuyển
gây ra và đòi hỏi tôn trọng nguyên tắc sản xuất theo mô hình pull (sản xuất kéo).
Sinh viªn: KhuÊt Hång Qu©n – QLCN K49 xviii

§å ¸n tèt nghiÖp GVHD: TS. NguyÔn Danh Nguyªn
1.4.3. Phương pháp Just In Time (JIT) :
Quản lý sản xuất kịp thời JIT là sản xuất các sản phẩm đạt chất lượng, đúng lúc
vừa đủ số lượng đã được yêu cầu.
Thực ra JIT không phải là một phương pháp quản lý mà là một ý tưởng trong đó
mỗi bộ phận sản xuất khác nhau, mỗi phòng ban chức năng khác nhau của một doanh
nghiệp hướng tới một mục đích là xây dựng một cấu trúc tổ chức cho phép chỉ sản
xuất những gì sẽ bán được và sản xuất phải kịp thời.
JIT xuất hiện như một lực lượng hỗ trợ cho các phương pháp quản lý sản xuất
khác có tác dụng làm giảm tại chế phẩm, giảm sự biến động(phế phẩm, hỏng hóc) đưa
doanh nghiệp tới một chính sách hợp tác, liên doanh với các nhà cung cấp.
1.4.3.1. Chuẩn hóa qui trình:
Chuẩn hoá quy trình có nghĩa là các quy trình và hướng dẫn sản xuất được qui
định và truyền đạt rõ ràng đến mức hết sức chi tiết nhằm tránh sự thiếu nhất quán và
giả định sai về cách thức thực hiện một công việc. Mục tiêu của việc chuẩn hoá là để
các hoạt động sản xuất luôn được thực hiện theo một cách thống nhất, ngoại trừ trường
hợp quy trình sản xuất được điều chỉnh một cách có chủ ý. Khi các thủ tục quy trình
không được chuẩn hoá ở mức độ cao, các công nhân có thể có những ý nghĩ khác
nhau về cách làm đúng cho một thủ tục quy trình và dễ đưa đến các giả định sai.
Mức độ chuẩn hoá cao về quy trình cũng giúp các công ty mở rộng sản xuất dễ dàng
hơn nhờ tránh được những gián đoạn có thể gặp phải do thiếu các quy trình được
chuẩn hoá. Việc chuẩn hoá quy trình bao gồm một số thành phần chính sau:
a. Trình tự công việc chuẩn: Đây là trình tự một người công nhân phải tuân thủ
khi thực hiện công việc, bao gồm các thao tác và các bước thực hiện công việc. Việc
mô tả rõ ràng giúp đảm bảo rằng tất cả các công nhân đều thực hiện công việc theo
cách thức tương tự nhau và hạn chế các sai biệt vốn có khả năng gây ra phế phẩm.
Trong điều kiện lý tưởng, việc chi tiết hoá công việc chỉ rõ từng bước thao tác cho
mỗi công nhân.
b. Thời gian chuẩn: Takt time (nhịp độ) là tần xuất một sản phẩm được làm ra.
Takt time được sử dụng để mô tả rõ ràng và theo dõi tốc độ một quy trình cần được

duy trì ở các công đoạn khác nhau. Đối với các nhà sản xuất muốn áp dụng các biện
pháp cắt giảm lãng phí trong sản xuất, Takt time của mỗi quy trình sản xuất được chủ
động điều phối và giám sát để duy trì một luồng sản xuất liên tục.
Sinh viªn: KhuÊt Hång Qu©n – QLCN K49 xix
§å ¸n tèt nghiÖp GVHD: TS. NguyÔn Danh Nguyªn
c. Mức tồn kho chuẩn trong quy trình: Đây là lượng nguyên liệu tối thiểu, bao
gồm lượng nguyên liệu đang được xử lý trên chuyền, cần có để giữ một cell hay quy
trình hoạt động ở cường độ mong muốn. Mức tồn kho chuẩn nên được xác định rõ
ràng vì rất cần thiết phải duy trì lượng nguyên liệu tối thiểu này trong chuyền để
không gây ra sự đình trệ cho quy trình do thiếu nguyên liệu. Đây là yếu tố dùng để
tính toán khối lượng và tần số của lệnh sản xuất cho các nguồn cung cấp từ công đoạn
trước.
1.4.3.2. Giảm thời gian chuyển đổi/chuẩn bị:
Một trong những biện pháp giảm nguồn gây ra lãng phí đó là giảm thiểu thời gian
dừng dây chuyền bất hợp lý do chuẩn bị máy hay chuyển đổi sản phẩm.Việc này đòi
hỏi một văn hoá liên tục cải tiến trong đó công ty không ngừng tìm cách giảm thời
gian chuyển đổi và chuẩn bị máy.
Thường việc chuyển đổi nhanh chóng có thể đạt được phần nào bằng cách xây
dựng các thông số kỹ thuật thật chuẩn (và được tài liệu hoá đầy đủ) cho việc sản xuất
từng loại sản phẩm riêng biệt để không còn sự lo ngại về việc điều chỉnh lại các thông
số trong quá trình chuyển đổi sản phẩm trên thiết bị. Các công ty có danh mục, màu
sắc và quy cách sản phẩm đa dạng thường xem nhẹ chi phí chuyển đổi cho mỗi lần
quy trình sản xuất phải dừng lại để thay khuôn, lau rửa dọn dẹp vật liệu thuộc quy
cách trước còn đọng lại trên máy, điều chỉnh lại thông số thiết bị.v.v
Có một số cách để giảm thiểu thời gian chuyển đổi/chuẩn bị bao gồm việc thay
đổi cách sắp xếp mặt bằng của chuyền sản xuất, chuẩn bị sẵn sàng nguyên liệu và
công cụ khi cần sử dụng hay sử dụng loại thiết bị có ngăn chứa đôi (phụ) nhằm tránh
thời gian dừng thiết bị để làm vệ sinh.
1.4.3.3. Kanban
Kanban là hệ thống cấp đầy vật tư theo mô hình pull sử dụng các dấu hiệu

tượng hình, như các thẻ treo phân biệt bằng màu sắc, để ra hiệu cho các chuyền phía
trước khi chuyền sau cần thêm vật tư. Về tác dụng, Kanban là một công cụ thông tin
hỗ trợ sản xuất theo mô hình pull. Một Kanban có thể là một thùng rỗng, một thẻ treo,
bảng hiển thị điện tử hay bất kỳ hình thức gợi nhắc trực quan nào thích hợp.
Có hai loại Kanban đặc trưng:
a. Kanban Sản xuất – Một dấu hiệu từ khách hàng nội bộ đến nguồn cung cấp
nội bộ cho biết loại vật tư cần được cung cấp.
Sinh viªn: KhuÊt Hång Qu©n – QLCN K49 xx
§å ¸n tèt nghiÖp GVHD: TS. NguyÔn Danh Nguyªn
b. Kanban Vận chuyển – Một dấu hiệu từ nơi cung cấp nội bộ đến khách hàng
nội bộ cho biết rằng vật tư đã sẵng sàng cho việc sử dụng. Trong trường hợp này, nơi
cung cấp nội bộ sẽ không sản xuất thêm cho đến khi việc tiêu thụ được thực hiện bởi
khách hàng bên trong.
Một vấn đề quan trọng khi áp dụng một hệ thống Kanban trong một xưởng sản
xuất là xác định số lượng Kanban trong lưu chuyển. Để xác định số lượng Kanban
trong lưu chuyển, trước hết ta phải xác định sức chứa của container (số lượng sản
phẩm, chi tiết đồng loại được chứa trong một container). Không nên sử dụng container
quá lớn hay quá nhỏ. Để đảm bảo tính chất linh hoạt của quá trình sản xuất sức chứa
của container thường được xác định theo thời gian chuyển động của nó từ chỗ làm việc
này sang chỗ làm việc khác.
Việc xác định số lượng Kanban có thể dựa vào kinh nghiệm từ sử dụng số lượng
rất lớn sau đó giảm dần cho tới khi đạt giá trị nhỏ nhất mà vẫn không làm rối loạn quá
trình sản xuất . Hay có thể tính toán dựa trên công thức sau đây :
C
hTR
n
ck
+
=
.

Trong đó : n – số lượng Kanban.
R- Nhu cầu trung bình về sản phẩm, chi tiết trong một đơn vị thời gian(giờ, ngày,
tuần, tháng…)
C – Số lượng sản phẩm chứa trong một container (hộp sản phẩm).
T
ck
– Chu kỳ sản xuất một container sản phẩm (phụ thuộc vào nhịp sản xuất sản
phẩm).
h – Hệ số dự trữ nhằm khắc phục sự biến động trong sản xuất
( h< 10% R. T
ck
).
Sinh viªn: KhuÊt Hång Qu©n – QLCN K49 xxi
§å ¸n tèt nghiÖp GVHD: TS. NguyÔn Danh Nguyªn
1.5. Kết luận :
Như vậy, nhằm hướng tới mục tiêu cao nhất là giảm giá thành sản phẩm của quá
trình quản lý sản xuất mà các doanh nghiệp không ngừng cải tiến và loại bỏ các loại
lãng phí trong quá trình sản xuất. Với một số công cụ và phương pháp quản lý sản xuất
nêu trên, tùy vào điều kiện hoàn cảnh của mình mà doanh nghiệp sẽ phải lựa chọn một
hay nhiều phương pháp tốt nhất cho doanh nghiệp của mình. Việc thực hiện các dự án
cải tiến sản xuất và cắt giảm chi phí phải diễn ra một cách đồng bộ và có sự tham gia
của toàn bộ nhân viên trong tổ chức mới mang lại hiệu quả cao nhất.
Bảng tổng hợp liên kết giữa các công cụ và các mục tiêu của loại bỏ lãng phí
trong sản xuất dưới đây chỉ ra tác động của các công cụ trong cắt giảm lãng phí và
những mục tiêu của việc cắt giảm lãng phí :
Bảng 1.1: Mối liên hệ giữa công cụ và mục tiêu của loại bỏ lãng phí
Mục tiêu
Công cụ
Gia tăng
công việc

tạo ra giá
trị và loại
bỏ lãng
phí
Giảm
chu
kỳ
sản
xuất
Giảm
mức
tồn
kho
Nâng
cao
NSLĐ
Tận
dụng
thiết
bị và
mặt
bằng
Tăng
tính
linh
động
Tăng
sản
lượng
Chuẩn hóa qui trình

  


Quản lý chất lượng
ngay từ gốc
    
Thời gian chuyển
đổi/chuẩn bị
     
Cân bằng sản xuất
     
Giảm thiểu qui mô lô
sản xuất
   
Kanban     
Chú thích :  có sự liên quan
Sinh viªn: KhuÊt Hång Qu©n – QLCN K49 xxii
§å ¸n tèt nghiÖp GVHD: TS. NguyÔn Danh Nguyªn
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SẢN XUẤT VÀ LÃNG
PHÍ TẠI NHÀ MÁY NHÔM ĐÔNG ANH
2.1. Giới thiệu khái quát về nhà máy Nhôm Đông Anh :
Quá trình hình thành và phát triển :
Nhà máy nhôm Đông Anh thuộc công ty TNHH Nhà nước một thành viên Cơ khí
Đông Anh là đơn vị hạch toán báo cao cân đối thu chi, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của
Giám đốc công ty TNHH Nhà nước một thành viên Cơ khí Đông Anh. Được thành lập
theo quyết định số 482/QĐ/TCT-HĐQT ngày 02 tháng 08 năm 2004 của Tổng Công
ty Xây Dựng và Phát Triển Hạ Tầng LICOGI. Là một đơn vị sản xuất kinh doanh với
qui mô nhỏ, chuyên sản xuất và gia công các mặt hàng nhôm thanh định hình cung cấp
cho xây dựng dân dụng và công nghiệp. Hiện nay, công ty đang tập trung xây dựng,

phát triển đội ngũ nhân lực, hoàn thiện hệ thống sản xuất và nỗ lực tìm kiếm khách
hàng. Sau đây là vài nét sơ bộ về công ty :
Hình 2-1: Nhà máy nhôm Đông Anh – DAA ( Dong Anh Aluminium)
Sinh viªn: KhuÊt Hång Qu©n – QLCN K49 xxiii
§å ¸n tèt nghiÖp GVHD: TS. NguyÔn Danh Nguyªn
2.1.1. Giới thiệu về doanh nghiệp :
Tên doanh nghiệp : Nhà máy nhôm Đông Anh
Tên giao dịch : Donganh Aluminium Factory
Tên viết tắt : DAA
Trụ sở chính : Km12+800 Quốc lộ 3, Thị trấn Đông Anh, Hà nội
Điện thoại : 043.8839613 / 043.8839614 Fax : 043.9650753
Địa chỉ nhà máy : Tổ 8 - thị trấn Đông Anh.
Giấy phép kinh doanh số: 0116000339 do Sở kế hoạch đầu tư thành phố Hà nội
cấp ngày 01 tháng 09 năm 2004
Qui mô hiện tại của nhà máy :
Nhà máy nhôm Đông Anh là doanh nghiệp có qui mô sản xuất nhỏ với :
Diện tích nhà máy xây dựng nhà trên khuôn viên 28.000m
2
và được chia làm 3
khu sản xuất chính: Phân xưởng đùn ép nhôm thanh định hình, phân xưởng Anode
hóa, và phân xưởng sơn - phủ film với tổng mức đầu tư cho thiết bị và nhà xưởng là
170.000.000.000 VNĐ. Số lao động của nhà máy khoảng 200 nhân viên ( bao gồm cả
công nhân chính thức và công nhân thời vụ)
2.1.2. Chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp :
2.1.2.1. Lĩnh vực sản xuất kinh doanh :
- Sản xuất nhôm thanh hợp kim định hình cung cấp cho xây dựng dân dụng và
công nghiệp đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng quốc tế. Hiện tại nhà máy đang sử dụng hệ
thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 cho toàn bộ qui trình sản xuất của mình.
Bước đầu đã gây dựng được thương hiệu nhà máy sản xuất nhôm thanh định hình hàng
đầu trong nước và hướng tới thị trường xuất khẩu.

Sản phẩm chính của nhà máy sản xuất nhôm :
1. Sản phẩm Anod trắng ( Anod + bịt kín)
2. Sản phẩm mạ màu không phủ bóng .
3. Sản phẩm mạ màu có phủ bóng E.D
4. Sản phẩm sơn tĩnh điện ngoại thất .
5. Sản phẩm trang trí bằng phủ Film.
Sinh viªn: KhuÊt Hång Qu©n – QLCN K49 xxiv
§å ¸n tèt nghiÖp GVHD: TS. NguyÔn Danh Nguyªn
Mục tiêu của công ty là đạt CKDA : Chất lượng – Kinh tế - Đúng hạn – An tâm
2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp:
Dưới đây là cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp của nhà máy Nhôm
Đông Anh :
Sơ đồ 2-1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà máy nhôm Đông Anh.
Dựa vào sơ đồ cơ cấu tổ chức của nhà máy Nhôm Đông Anh DAA ta nhận thấy:
bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng, bao gồm
2 cấp quản lý, thực hiện cơ chế quản lý theo chế độ một thủ trưởng, nếu có sai lầm thì
qui trách nhiệm dễ dàng. Dưới đây là chức năng nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận
quản lý :
Sinh viªn: KhuÊt Hång Qu©n – QLCN K49 xxv

×