Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Hội chứng rối loạn tiểu tiện pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.28 KB, 5 trang )

Hội chứng rối loạn tiểu tiện

1. Đái buốt, đái dắt.
+ Định nghĩa:
Đái buốt là đau buốt trước, trong hoặc sau khi đái, đau có cảm giác nóng rát
thường tăng dần lên về sau đái, làm cho bệnh nhân rất khó chịu, trẻ em có
thể kêu khóc, thường kèm theo đái dắt.
+ Nguyên nhân và cơ chế bệnh: bình thường khi bàng quang có khoảng
300ml nước tiểu tăng mới có phản xạ kích thích bàng quang co bóp đồng
thời cơ thắt bàng quang cũng được mở và nước tiểu tống ra ngoài.
Đái buốt, đái dắt là do bàng quang bị kích thích bởi yếu tố viêm hoặc yếu tố
ngoại lai hoặc do ngưỡng kích thích hạ thấp.
Đái buốt, đái dắt thường gặp trong các bệnh:
- Viêm bàng quang cấp tính.
- Sỏi bàng quang, nhất là khi gặp sỏi đã lọt vào niệu đạo.
- Viêm tiền liệt tuyến, viêm niệu đạo, viêm quanh hậu môn, viêm bộ phận
sinh dục nữ (như tử cung).
- U bàng quang, u tiền liệt tuyến, nhất là khi có nhiễm khuẩn kèm theo.

2. Đái nhiều lần.

+ Định nghĩa:
Bệnh nhân không có đau nóng buốt trước, trong và sau khi đái, mỗi lần đái
đều có nước tiểu, nhưng số lượng ít có thể 30ml hoặc 70ml và đái nhiều lần
trong ngày (có thể 20-30 lần).
+ Nguyên nhân và cơ chế:
- Do bàng quang giảm dung tích hoặc giảm ngưỡng kích thích phản xạ đái;
thường gặp trong các bệnh: lao bàng quang mãn tính gây xơ và teo bàng
quang; u, ung thư bàng quang chiếm chỗ thể tích chứa của bàng quang,
khối u ngoài chèn lấn vào bàng quang.
- Do rối loạn thần kinh chức năng, thần kinh chi phối bàng quang làm


ngưỡng kích thích co bóp bàng quang và mở cổ bàng quang sớm hơn bình
thường; thường gặp ở người bị chấn thương thận hoặc bị bệnh tủy sống.

3. Đái không tự chủ.

+ Định nghĩa: là trạng thái người bệnh không chủ động điều khiển được các
lần đái trong ngày, nước tiểu tự rỉ ra thường xuyên hoặc từng lúc, có nhận
biết hoặc không nhận biết được.
Có 3 loạn đái không tự chủ:
- Đái không tự chủ hoàn toàn: nước tiểu thường xuyên rỉ ra, không có phản
xạ mót đi đái.
- Đái không tự chủ không hoàn toàn: bệnh nhân vẫn còn phản xạ mót đi đái
nhưng chưa kịp đái mà nước tiểu cứ rỉ ra quần không tự chủ, không nhịn
được hoặc đái song vẫn có nước tiểu rỉ ra vài giọt.
- Bệnh nhân không cảm nhận được: khi thấy quần lót ướt mới biết là có
nước tiểu chảy ra vì song song với đái rỉ ra không tự chủ, người bệnh vẫn
điều khiển các lần đái trong ngày. Loại này thường gặp ở nữ có niệu quản
lạc chỗ cắm vào âm đạo một bên.

+ Cơ chế bệnh sinh:
- Bình thường nước tiểu từ thận xuống bàng quang được tích trữ khoảng
300 ml sẽ đạt ngưỡng kích thích, lúc đó cơ thành bàng quang co thắt, cơ
thắt cổ bàng quang mở ra và hoạt động đái được thực hiện.
- Điều khiển quá trình này diễn ra phức tạp có sự tham gia của hệ thần kinh
trung ương, hạ khâu não, hệ thống ngoại tháp, cầu não nhưng trọng tâm là
cung phản xạ đi đái lại nằm ở tủy sống ngang S
2
, S
3
, S

4
.
- Do vậy cơ chế đái không tự chủ có thể là:. Cơ chế thần kinh: tổn thương ở
vỏ não, ở não ở tủy sống Cổ thành bàng quang mất tính đàn hồi Cổ thành
bàng quang và cơ thắt bàng quang niệu đạo bị suy yếu Mất cân bằng giữa
khả năng chứa của bàng quang, hệ thống cơ thắt cổ bằng quang và niệu
đạo Dị dạng đường tiết niệu.

+ Các nguyên nhân gây đái không tự chủ:
- Nguyên nhân thần kinh: chấn thương cột sống, tai biến mạch máu não, tổn
thương thần kinh trong đái tháo đường, bệnh Parkinson.
- Nguyên nhân ngoài cơ thắt: rò niệu đạo vào âm đạo; rò bàng quang vào
âm đạo; niệu quản dị dạng cắm vào âm đạo nữ.
- Nguyên nhân không phải thần kinh:
Đái không tự chủ do cơ học: tiên phát hoặc thứ phát do sự trào ngược nước
tiểu trong bí đái của nam giới, cơ bóp bàng quang không ổn định đái song rỉ
ra vài giọt gặp u tiền liệt tuyến
Đái không tự chủ do kích thích do bàng quang quá nhậy cảm; gặp trong
viêm bàng quang, viêm lao và u bàng quang Do dùng thuốc: an thần,
thuốc ngủ quá nhiều.


×