Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

những yếu tố chính của kinh tế vĩ mô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.53 KB, 18 trang )

Những Yếu tố chính của
Kinh tế Vĩ mô
Trong phần này chúng ta nghiên cứu về kinh tế vĩ mô.
● Bạn đã được giới thiệu về kinh tế vĩ mô trong cuốn Kinh tế học
100, ở nhiều mức độ và trong nhiều khía cạnh khác nhau.
● Ở đây chúng tôi đi vào tiêu chuẩn hoá những cơ sở của các
bạn.
● Chúng ta sẽ bắt đầu từ Phần I với sự giới thiệu về các biến kinh
tế vĩ mô, và cách chúng được xác định, và những gì chúng chỉ ra
cho chúng ta.
● Tiếp đó chúng tôi sẽ nói về mô hình tổng cầu, tổng cung cơ bản
mà rất nhiều trong số các bạn đã biết đến ở trong cuốn Kinh tế
học 100.
● Trong Phần II, chúng ta sẽ đi vào chi tiết điều gì quyếtt định đến
tổng cầu ? chúng ta sẽ xem xét thị trường hàng hoá và dịch vụ,
thị trường tài chính, và nền kinh tế quốc tế một cách chi tiết hơn,
bao gồm chính sách tiền tệ và tài chính.
● Trong Phần III, chúng ta sẽ đi chi tiết về thị trường lao động,
thất nghiệp và tổng cung. Điều này sẽ giúp chúng ta có được một
mô hình kinh tế vĩ mô đầy đủ ở Chương 12, và chúng ta có thể
sử dụng nó để xem xét các cú sốc kinh tế vĩ mô và chính sách
kinh tế vĩ mô với sự chi tiết ở chương 14.
● Những nhấn mạnh của chúng tôi trong khoá học này là phát
triển các công cụ kinh tế vĩ mô, qua đó chúng ta có thể hiểu được
những vấn đề kinh tế vĩ mô hiện tại của Canada và đưa ra những
giải pháp khả thi.
1. Định nghĩa kinh tế vĩ mô
Trong kinh tế học vi mô, chúng ta tìm hiểu về hoạt động của
những người đưa ra các quyết định cá nhân như là hộ gia đình
và những doanh nghiệp trong những thị trường riêng rẽ.
● Trong kinh tế học vĩ mô, chúng ta nghiên cứu về nền kinh tế


một cách toàn bộ - chúng ta nghiên cứu hoạt động kinh tế một
cách tổng thể.
● Trong kinh tế học vĩ mô, chúng ta sẽ nhấn mạnh đến những
đơn vị đưa ra quyết định lớn hơn - những hoạt động của TẤT CẢ
những người tiêu dùng hoặc của TẤT CẢ những người lao động.
● Bên cạnh đó, thay vì tập trung vào các giá cả riêng rẽ, chúng ta
sẽ nghiên cứu tất cả các giá cả (mức giá trung bình).
● Và thay vì tâp trung vào sản xuất và bán ra trong một thị trường
nhất định, chúng ta sẽ nghiên cứu tổng sản xuất của toàn bộ nền
kinh tế, gọi là Tổng Sản phẩm Quốc nội (GDP).
Các vấn đề kinh tế vĩ mô có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống
hàng ngày của các cá nhân nói chung.
● Chúng ta có thể tìm hiểu sâu hơn về điều gì tạo nên sự thất
nghiệp, và tại sao nó lại trở nên cao hơn tại nhiều thời điểm khác
nhau.
● Chúng ta có thể tìm hiểu xem điều gì tạo nên sự tăng trưởng
của tổng thu nhập quốc dân, và điều gì tạo nên sự suy giảm trong
thu nhập quốc dân như là trong giai đoạn những năm đầu của
thập kỷ 90.
● Một thanh sô cô la giá 10cent năm 1950, nhưng giá 1 đô la
ngày nay - tại sao giá cả lại tăng lên như thế?
● Tại sao chính phủ liên bang và chính quyền các tỉnh lại lo lắng
về sự thâm hụt, và điều này có ảnh hưởng gì đến đời sống hàng
ngày?[1]
2) Các Yếu tố chính của Kinh tế Vĩ mô
Chúng tôi sẽ bắt đầu phân tích với những biến kinh tế vĩ mô cơ
bản và yếu tố đặc định xung quanh các biến này
a) Thất nghiệp
Một biến mà tôi chắc chắn bạn quan tâm - bạn sẽ có được một
công việc sau khi tốt nghiệp?

Chúng ta sẽ tìm hiểu về thất nghiệp và thị trường lao động chi tiết
hơn ở chương 10, và chúng tôi bắt đầu với một khái niệm cơ bản
và một vài yếu tố đặc định đơn giản:
● Số dân ở độ tuổi lao động bao gồm những người ở và trên tuổi
15[2].
● Dân số được phân chia thanh người người thuộc lực lượng lao
động và những người không thuộc lực lượng lao động.
● Những người thuộc lực lượng lao động bao gồm những người
có việc làm và những người không có việc làm.
Hình 1 dưới đây chỉ ra tỷ lệ thất nghiệp ở Canada gần đây.
Hình 1 Tỷ lệ Thất nghiệp ở Canada năm 1975-1979[3]

Bạn đã thấy rằng tỷ lệ này biến động rất mạnh. Nếu so sánh với
thất nghiệp ở Hoa Kỳ, thì chúng ta thấy rằng chúng có mối liên hệ
gần gũi, nhưng tỷ lệ thất nghiệp ở Hoa Kỳ thấp hơn rất nhiều -
khoảng 4.5% năm 1999. Một trong những mục tiêu của chúng tôi
là giải thích sự biến động, và sự khác nhau giữa tỷ lệ của Canada
và Hoa Kỳ. Một trong những yếu tố thú vị về những năm 1990 là
sự giảm xuống nạn thất nghiệp ở Canada sau thời kỳ khủng
hoảng 1990-91, so với Hoa Kỳ. Tuy nhiên, với tỷ lệ thất nghiệp
tháng Mười hai năm 1999 là 6.9%, mức thấp nhất trong vòng 30
năm, chúng ta cuối cùng cũng cạnh tranh được với thành công
của nước Mỹ.
b) GDP thực tế - Tăng trưởng và Những biến động
Một trong những điều chúng ta luôn quan tâm là liệu rằng các cá
nhân hoặc tổ chức có thể có được điều kiện tốt hơn trong tương
lai hay không.
● Có rất nhiều cách thức khác nhau để đánh giá về điều kiện kinh
tế có tốt hay không, bao gồm trình độ giáo dục, chăm sóc y tế,
môi trường sống, nhà ở, việc sử dụng các tiện nghi như máy tính

hoặc VCR. .v.v.
● Chúng ta cũng có thể tập trung vào một phương pháp thực
dụng hơn, đó là tổng sản phẩn của nền kinh tế tính trên một năm,
được biết đến với là Tổng sản phẩm Quốc nội (GDP).
● GDP là một biện pháp để xác định tổng thị giá của toàn bộ
hàng hoá dịch vụ cuối cùng được sản xuất trong một quốc gia.
● GDP thực tế nhằm kiểm soát những tác động của lạm phát
bằng cách sử dụng các giá cả của một năm nào đó.
Chúng ta sẽ nói về việc GDP thực tế được tính như thế nào trong
phần tiếp theo, và một vài sai lầm trong những cách tính toán
này. Bây giờ, chúng ta hãy nhìn vào những dữ liệu có được ở
Canada, trong Hình 2.
● Hình 2 chỉ ra GDP thực tế của Canada từ năm 1981, cùng với
đường chiều hướng biểu diễn mức tăng trưởng bình quân của
GDP trong khoảng thời gian này.
● Chúng ta có thể thấy rõ ràng rằng GDP thực tế không tăng lên
theo một đường thẳng, mà nó có xu hướng biến động xung
quanh đường chiều hướng.
● Chu kỳ kinh tế có tính giai đoạn nhưng vẫn biến động bất
thường trong hoạt động của nền kinh tế.
● Nếu chúng ta so sánh với Hình 1, chúng ta có thể thấy được
mối quan hệ rõ ràng giữa chu kỳ kinh tế trong GDP thực tế và
những biến động trong tỷ lệ thất nghiệp.
● Khi tăng trưởng GDP thực tế âm, thu nhập thực tế giảm xuống,
và tỷ lệ thất nghiệp bắt đầu tăng. Trong tình huống này, chúng có
một sự suy thoái.[4]
● Những ví dụ trong những năm gần đây bao gồm sự khủng
hoảng rõ ràng năm 1982, và sự khủng hoảng ở mức độ nhẹ hơn
vào năm 1990-91.
● Cuối cùng, nền kinh tế bắt đầu tăng trưởng, GDP thực tế tăng

lên, và thất nghiệp bắt đầu giảm xuống, và tình hình giống như
hiện tại.
Trong kinh tế học vĩ mô, chúng tôi cố gắng giải thích điều gì làm
cho nền kinh tế tăng trưởng và chu kỳ kinh tế. Tăng trưởng kinh
tế là một khái niệm mà chúng tôi sẽ đề cập đến trong Kinh tế học
302, ở phần cuối của cuốn sách này chúng tôi sẽ đề cập đến chu
kỳ kinh tế.

Khi bài báo ?Thu nhập tăng lên vì nền kinh tế trên đà tăng
trưởng? đăng trên tờ Globe and Mail, thập kỷ đau thương của
những năm 1990 cuối cùng dường như cũng đã chấm dứt. Một
trong những câu hỏi của chúng ta trong khoá học này là liệu rằng
chính phủ đã cải thiện những điều này bằng một chính sách phù
hợp hay chưa ? có phải họ đã làm giảm những biến động trong
thất nghiệp và GDP thực tế hay không?
c) Lạm phát
Lạm phát là khái niệm dùng để chỉ tỷ lệ thay đổi trong chi phí sinh
hoạt[6]
. Lạm phát thường được tính theo tỉ lệ thay đổi của Chỉ số Giá
Tiêu dùng (CPI):

● Mức giá bình quân được xác định bằng Chỉ số giá, đó là bình
quân gia quyền của giá cả trong nền kinh tế Canada.
● Chỉ số giá được sử dụng phổ biến nhất là Chỉ số Giá Tiêu dùng
(CPI), chỉ số này xác định chi phí để mua một lượng hàng hoá mà
một hộ gia đình trung bình ở Canada, so với lượng hàng hoá đó
trong năm cơ sở 1992.
Hình 3 chỉ cho chúng ta thấy lạm phát ở Canada trong hơn hai
thập kỷ qua. Chúng ta có thể nhận thấy rằng tỷ lệ này giảm đáng
kể trong giai đoạn này. Mục đích của chúng ta là tìm hiểu điều gì

gây nên lạm phát, và tìm hiểu xem làm thể nào để một chính sách
của chính phủ có thể đạt được thành công trong việc giảm lạm
phát.
Hình 3 Lạm phát (1975-1999)[7]

d) Giải thích về Thất nghiệp, Chu kỳ Kinh tế, và Lạm phát
Hiện nay chúng ta có một vài khái niệm cần được giải thích. Một
trong những mục tiêu chủ yếu của kinh tế học là giải thích thực tế
chứ không phải là mô tả chúng. Để giải thích điều gì gây nên tăng
trưởng, chu kỳ, lạm phát, chúng ta cần một mô hình kinh tế vĩ mô.
Mô hình hoặc những mô hình như vậy tạo cho chúng ta cơ sở
giúp cho chúng ta hiểu được những hiện tượng khác nhau trong
thực tiễn. Trong cuốn Kinh tế học 202, chúng tôi xây dựng một
mô hình tổng cung, tổng cầu cơ bản, và với hy vọng là sẽ có ích
trong việc giải thích các hiện tượng đặc thù, và cho phép chúng
tôi trả lời câu hỏi là liệu rằng những hoạt động của chính phủ có
thể làm ổn định nền kinh tế hay không.
3) Ổn định hoá nền kinh tế
Nhà nước có hai công cụ chính sách kinh tế vĩ mô cơ bản.
● Chính sách tài chính được đưa ra bởi Chính quyền liên bang
(và đôi khi là chính quyền cấp tỉnh), và bao gồm nhiều mức độ
khác nhau về việc mua vào các hàng hoá và dịch vụ của chính
phủ và trong các mức độ thuế để tác động lên nền kinh tế. (Lưu ý
rằng điều này khác với chính sách kinh tế vĩ mô như là thay đổi tỷ
suất thuế toàn bộ để tác động lên toàn bộ thị trường.)
● Chính sách tiền tệ được thực hiện bởi Ngân hàng Canada, và
liên quan đến nhiều mức độ khác nhau của việc cung ứng tiền tệ
và các mức độ của tỷ lệ lãi suất để tác động lên nền kinh tế.
Những công cụ chính sách này nhằm hướng đến năm mục tiêu
kinh tế vĩ mô chủ yếu.

● Đạt được tỷ lệ tăng trưởng GDP tiềm năng ổn định cao nhất có
thể cải thiện được GDP thực tế của cá nhân.
● Làm giảm những biến động có thể tránh được có thể làm giảm
đi sự mất mát về sản lượng và những chi phí bế tắc.
● Duy trì thất nghiệp ở mức thấp ở mức độ tự nhiên làm giảm đi
những mất mát từ việc thất nghiệp ở mức cao và thất nghiệp ở
mức thấp (những chi phí bế tắc).
● Duy trì mức lạm phát thấp để tránh được những chi phí giao
dịch và chi phí của lạm phát không thể dự đoán được.
● Làm giảm thâm hụt ngân sách hiện thời đến mức hiệu quả để
giảm bớt những chi phí vay nợ quốc tế.
Những mục tiêu của tăng trưởng GDP thực tế, ổn định chu kỳ
kinh tế, và duy trì thất nghiệp ở mức tự nhiên là một sự liên hợp
(cộng sinh).
● Tập trung vào tăng trưởng GDP thực tế là một mục tiêu chính
sách chủ đạo, còn lạm phát là phần bổ trợ kia.
● Tuy nhiên, mục tiêu tăng trưởng GDP thực tế lại xung đột với
mục tiêu lạm phát trong ngắn hạn.
Kinh tế học có một mục tiêu đồng nhất của lý thuyết cơ sở mà
hầu hết các nhà kinh tế học đều đồng ý, một mục tiêu mà chúng
tôi sẽ phát triển trong khoá học này.
● Tuy nhiên, ngay cả khi mục tiêu đó được chấp nhận trong các
lý thuyết kinh tế, và thậm chí chúng ta đồng ý về các mục tiêu, và
chúng ta có một vài ý tưởng về những công cụ của chính sách ổn
định hoá, các nhà kinh tế học vĩ mô vẫn bất đồng về phương
pháp phù hợp để đạt được sự ổn định về kinh tế.
● Lý do cơ bản là có hai trường phái quan điểm, trong đó có sự
bất đồng về việc cách vận hành của một số yếu tố trong nền kinh
tế, do đó các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhau sẽ đạt được
mức độ thành công khác nhau.

4) Các Trường phái Kinh tế học Vĩ mô
Có hai trường phái lớn về kinh tế học vĩ mô: Kinh tế học tân cổ
điển và Kinh tế học Keynes mới.
Các nhà kinh tế học Tân cổ điển bao gồm rất nhiều trường phái
phụ. Tuy nhiên, họ có một số quan điểm cơ bản tương đồng:
● Nền kinh tế có xu hướng vận hành ổn định mà không có sự
điều tiết của chính phủ, sự cân bằng của nó là do tự điều chỉnh.
● Nền kinh tế có xu hướng tạo ra việc làm đầy đủ cho mọi người
mà không có sự can thiệp của nhà nước, sự can thiệp của nhà
nước thường làm xấu đi tình trạng của nền kinh tế.
● Do đó, họ đi đến kết luận rằng sự can thiệp tối thiểu của nhà
nước là điều tốt nhất, chỉ hạn chế một vài quy tắc cơ bản như cân
bằng ngân sách ở mức trung bình, duy trì sự tăng trưởng ở mức
độ có thể quyết định trước được .v.v.
● Những nhà kinh tế này thường được gọi là những người theo
phái trọng tiền.
Những nhà kinh tế học Keynes mới tin rằng nền kinh tế không thể
tự nó vận hành tốt được.
● Không giống như các nhà kinh tế học tân cổ điển, các nhà kinh
tế học Keynes mới thường lập luận rằng thị trường lao động và
những thị trường khác không tự động điều chỉnh đến hệ cân
bằng, nhưng thay vào đó nền kinh tế có thể gặp đình trệ tại một
điểm thất nghiệp cao, trong một thời gian dài, trừ phi có sự can
thiệp của nhà nước,
● Do đó, các nhà kinh tế học này muốn thực hiện tác động tích
cực đến nền kinh tế, và lập luận rằng nhà nước nên chú ý điều
tiết nền kinh tế bằng cách điều chỉnh chính sách tài khoá và tiền
tệ để cho nền kinh tế đó có thể tạo việc làm đầy đủ cho mọi
người.
Một trong những công việc của chúng tôi trong khoá học này là

giới thiệu tới các bạn điều cốt yếu về lý thuyết mà cả hai trường
phái đều có được sự đồng thuận.
● Sự thống nhất này là rất quan trọng trong việc thảo luận về
những mô hình của tổng cầu trong Phần II.
● Tuy nhiên, chúng tôi cũng sẽ giới thiệu với các bạn trong Phần
III các quan điển khác nhau về thị trường lao động và tổng cung
của hai trường phái.
Chúng ta cũng sẽ xem xét sự xung đột quan điểm về cách thức
nền kinh tế vận hành và việc thực hiện chính sách ổn định.
● Một trong những công việc của các bạn là hiểu được những
yếu tố phổ biến trong những mô hình này, cũng như là sự khác
nhau, và tại sao lại có sự khác nhau này.
● Những mô hình này không chỉ là sự khác nhau về quan điểm,
như là việc xem Coke và Pepsi thứ đồ uống nào ngon hơn.
● Đó là sự khác nhau về nhận thức dựa trên những quan điểm
khác nhau về các yếu tố của nền kinh tế, hy vọng một ngày nào
đó sẽ được quyết định bằng những quan sát kinh nghiệm và cải
tiến trong hiểu biết của chúng ta về nền kinh tế, giống như nhiều
sự khác nhau khác đã được giải quyết.
Tuy nhiên trước khi chúng ta bắt đầu với những mô hình này,
chúng tôi muốn thảo luận sơ qua về phương pháp và sự quan sát
hoạt động kinh tế vĩ mô trong phần tiếp theo.

×