Tải bản đầy đủ (.ppt) (32 trang)

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC & VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (369.04 KB, 32 trang )

MEKONG DELTA DEVELOPMENT INSTITUTE (MDI)
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA
HỌC & VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU
PGS.TS. Võ Thị Thanh Lộc
Giúp viết một đề cương NC với tính logic
& khoa học cao
Giúp hệ thống hóa kiến thức để hoàn chỉnh một NC

Giúp phân biệt NC định tính & định lượng
Giúp phân tích định tính & định lượng
Giúp PP thu thập và mã hóa dữ liệu
PP NCKH
& Viết đề
Cương NC
MỤC ĐÍCH
KẾT QUẢ MONG ĐỢI
1. Hiểu và tự tin để viết được một đề cương tốt
2. Hiểu được pp nghiên cứu: định tính, định lượng, kết hợp
ĐT-ĐL, pp tiếp cận, pp thiết kế BCH, pp thu thập & p.tích
dữ liệu
3. Tự tin khi đóng vai trò là nhà NC, người hướng dẫn luận
văn, người xét duyệt đề cương, người xét duyệt & nghiệm
thu đề tài, người phản biện và là người quản lý về NCKH
NỘI DUNG KHÓA HỌC
1. Phân loại PP-NCKH
2. PP viết một đề cương NC
3. PP Nghiên cứu định tính
4. PP Nghiên cứu định lượng
5. PP thu thập dữ liệu
6. PP phân tích dữ liệu
PHÂN LOẠI PP-NCKH


Có 2 PP-NCKH
1. Phát triển
Mô hình
Lý thuyết
(theory
building)
2. Nghiên cứu
tình huống
(Case study)
NC mô tả
NC thực nghiệm
NC định tính, ĐL
Kết hợp NC
định tính & ĐL
NC phê phán
NC lý thuyết
mới
PHÂN LOẠI PP-NCKH
1. Nghiên cứu phát triển mô hình lý thuyết (theory building)
có tính suy rộng cao từ mẫu cho tổng thể
(1) Phê phán (criticism) gồm có Sửa chửa (emendation)
và Đánh giá (evaluation) các lý thuyết/mô hình đã
được ứng dụng,
(2) Xây dựng mới lý thuyết (construction) gồm có Phát
triển/giải thích một mô hình/lý thuyết (explication) và
mở rộng mô hình lý thuyết (extension).
PHÂN LOẠI PP-NCKH tt.
2. Nghiên cứu tình huống (case study)
Phù hợp cho nghiên cứu các hiện tượng trong thực tế nhưng
phải bảo đảm tính giá trị và tin cậy cao.

Phù hợp để trả lời câu hỏi như thế nào (HOW?) và tại sao
(WHY?).
Phân loại NC tình huống:
(1) NC mô tả - dùng phân tích định tính,
(2) NC thực nghiệm - dữ liệu theo chuỗi thời gian, hoặc so sánh
hiện tượng nào đó trước và sau 1 sự kiện thay đổi,
(3) NC định lượng – dùng phân tích định lượng.
(4) NC kết hợp định tính và định lượng - vì dữ liệu thu thập từ
nhiều nguồn khác nhau bao gồm cả thông tin định tính và
dữ liệu định lượng.
TIẾN TRÌNH NGHIÊN CỨU
1. ĐẶT
VĐNC
2. CHỌN
TT & MẪU
3. THU THẬP
DL
4. MÃ HÓA
DL
5. XỬ LÝ&PT DL
6. VIẾT BÁO CÁO
7. PHẢN HỒI
8. XUẤT BẢN
HOÀN CHỈNH FORMAT ĐỀ CƯƠNG

Thứ tự bao gồm:

Trang bìa: tên cơ sở giảng dạy/cơ quan, tên đề
tài, người hướng dẫn, người thực hiện, thời gian
hoàn thành.


Lời cảm tạ (nếu có) - Acknowledgements

Tóm tắt (ngắn gọn) - Abstract

Mục lục - contents

Danh mục sơ đồ - list of figures

Danh mục biểu bảng - list of tables

Danh mục chữ viết tắt – Glossary acronyms
NỘI DUNG CHÍNH ĐỀ CƯƠNG NC
Viết theo cấu trúc 5W2H
What, Why, When, Where, Who, How & How much
Nội dung chính đề cương nghiên cứu bao gồm:
1. Giới thiệu (Background/introduction) – What and Why
2. Mục tiêu nghiên cứu
3. Giả thuyết nghiên cứu/Câu hỏi NC
4. Lược khảo tài liệu
5. Nội dung nghiên cứu
6. Phương pháp nghiên cứu - How
7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu – Where and when
8. Kết quả mong đợi
9. Đối tượng thụ hưởng - Who
10. Dự trù kinh phí – How much
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
0. TÊN ĐỀ TÀI


Cần ngắn gọn rõ ràng bao gồm “mục tiêu chung”,
không gian & thời gian NC

Tên đề tài và mục tiêu NC logic nhau

Tên đề tài hấp dẫn người đọc
1. CÁCH VIẾT PHẦN GIỚI THIỆU

Đây là phần đặt vấn đề nghiên cứu

Bao gồm “dẫn nhập và sự cần thiết phải nghiên cứu đề
tài”.

Nói cách khác, cần trả lời được nội dung dẫn nhập và
2 câu hỏi chính đó là nghiên cứu cái gì và tại sao phải
nghiên cứu. (What and Why).
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Mục tiêu chung
(Nội dung tên đề tài nhằm để …)

Mục tiêu cụ thể
(Cụ thể là thực hiện những nội dung gì để đạt được mục tiêu
chung)
(thông thường cách viết bắt đầu bằng động từ)
3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

Chỉ có hoặc là giả thuyết nghiên cứu, hoặc là câu hỏi
nghiên cứu hoặc cả hai.


Dựa vào mục tiêu cụ thể để viết nội dung này.

Thông thường đề tài có bao nhiêu mục tiêu cụ thể thì
có bấy nhiêu câu hỏi NC lớn.

Không nên có quá nhiều câu hỏi nhỏ cho 1 mục tiêu cụ
thể
GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

Giả thuyết là sự suy đoán khoa học để trả lời cho câu hỏi hay
“vấn đề” nghiên cứu.

Giả thuyết được kiểm chứng bằng các cơ sở lý luận hoặc
thực nghiệm (test).
Một giả thuyết thường phải thỏa mãn các yêu cầu:

Có lược khảo tài liệu (literature review), thu thập thông tin

Có mối quan hệ nhân - quả (cause – effect)

Có thể thực nghiệm (test) để kiểm chứng
Đặc tính của giả thuyết

Tuân thủ một nguyên lý chung và không thay đổi trong
suốt quá trình nghiên cứu,

Phù hợp với cơ sở lý thuyết và điều kiện thực tế

Đơn giản càng tốt,


Có thể được kiểm nghiệm và mang tính khả thi,
Tính hợp lý của giả thuyết

Giả thuyết đặt ra phải phù hợp và dựa trên quan sát hay cơ sở
lý thuyết hiện tại nhưng ý tưởng trong giả thuyết là phần lý
thuyết chưa được khẳng định.

Giả thuyết đặt ra có thể làm sự tiên đoán để thể hiện khả năng
đúng hay sai

Giả thuyết đặt ra có thể làm thí nghiệm để thu thập số liệu, để
kiểm chứng hay chứng minh giả thuyết (đúng hay sai).
4. CÁCH VIẾT PHẦN LƯỢC KHẢO TL
1. Nội dung chú dẫn: tóm tắt kết quả NC, PP NC hoặc cả
hai của các NC trước.
2. Chú dẫn TLLK bằng 2 cách:

Chú dẫn trực tiếp: Ông Kiêm (2009) cho
rằng “ ….” hoặc

Chú dẫn gián tiếp được tóm lược bởi tác
giả: Theo Ông Kiêm (2009) …
Hoặc ………………… (Kiêm, 2009).
5. CÁCH VIẾT NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Dựa vào mục tiêu cụ thể để viết

Những nội dung nghiên cứu nào để đáp ứng mục tiêu
cụ thể thứ nhất


Những nội dung nghiên cứu nào để đáp ứng mục tiêu
cụ thể thứ hai …
6. CÁCH VIẾT PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nội dung viết của pp NC bao gồm 4 ndung:
1. Phương Pháp luận/Phương pháp tiếp cận
2. Phương pháp chọn mẫu
3. Phương pháp thu thập số liệu
4. Phương pháp phân tích
7. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Phần này gồm có 3 nội dung:
1. Giới hạn nội dung nghiên cứu
2. Giới hạn không gian nghiên cứu
3. Giới hạn thời gian nghiên cứu
- Thời gian làm đề tài
- Độ dài thời gian thu thập dữ liệu
- Sơ đồ Gantt chart
No Activities 2008
J F M A M J J A S O N
D
1
Hoàn chỉnh đề cương & ký hợp đồng (nếu có)
Completing the proposal and making the
contract
2
Thu thập số liệu thứ cấp
Collecting secondary data
3
Thiết kế bản câu hỏi
Designing questionnaires
4

Thu thập số liệu sơ cấp
Collecting of primary data
5
Mã hóa, nhập và phân tích dữ liệu
Coding, entering and analyzing primary data
6
Các phân tích khác
Other analyses (SWOT, Functional and
Financial flow analysis, cost-benefit analysis)
7
Viết bản nháp đầu tiên
Writing the first draft
8
Tổ chức hội thảo
Workshop and comments
9
Viết bản nháp lần 2
Writing the second draft
10
Hoàn chỉnh và nộp báo cáo
Finalization and submission of the report
GANTT CHART
8. KẾT QUẢ MONG ĐỢI
Cách viết phần này dựa vào mục tiêu cụ thể
Chú ý: Bạn hay sai lầm là lập lại mục tiêu cụ thể ở đây –
mà phải là kết quả của mục tiêu cụ thể của bạn là gì?
9. ĐỐI TƯỢNG THỤ HƯỞNG

Ai là người thụ hưởng kết quả nghiên cứu


Nhóm nghiên cứu bao gồm những ai (dùng cho đề tài xin
kinh phí từ nước ngoài + CV)
10. DỰ TRÙ KINH PHÍ

Tùy theo từng loại đề tài mà có kinh phí hay không

Nội dung chính của dự trù KP dựa vào pp NC

Theo format qui định của từng cấp quản lý

Các nội dung chính cần có trong bảng DTKP:
- Tiền lương (đề tài xin kinh phí nước ngoài)
- Trang thiết bị
- Thu thập số liệu thứ cấp
- Thu thập số liệu sơ cấp (thuê khoán chuyên môn)
- Văn phòng phẩm
- Tổ chức hội thảo
- Báo cáo nghiệm thu
- Quản lý phí

×