Triệu chứng học bệnh của hệ
thống thân-tiết niệu
(Kỳ 5)
TS. Hà Hoàng Kiệm (Bệnh học nội khoa HVQY)
1.2.4.2. Nước tiểu có màu đục:
+ Đái ra mủ:
- Nếu mủ nhiều có thể nhận thấy bằng mắt thường, nước tiểu có màu đục
bẩn, có nhiều sợi mủ,
để lâu mủ lắng xuống thành một lớp ở dưới. Nếu mủ ít thì nước tiểu đục
trắng, có các dây mủ lởn vởn. Xét nghiệm nước tiểu thấy có nhiều tế bào mủ là
các bạch cầu đa nhân thoái hoá.
- Để phân biệt với đái đục do cặn phosphat, cho vào nước tiểu vài giọt
axít acetic hoặc đem đun sôi nước tiểu. Nếu đái ra mủ thì nước tiểu vẫn giữ
nguyên màu đục, nếu đái ra cặn phosphat thì cặn phosphat tan và nước tiểu trở
nên trong.
- Nguyên nhân: do nhiễm khuẩn thân hoặc đường niệu, có thể chia thành
hai nhóm:
. Nhiễm khuẩn thân và bể thân: viêm mủ bể thân, lao thân, thân đa nang
bị bội nhiễm, ung thư thân bị bội nhiễm.
. Nhiễm khuẩn đường niệu: viêm niệu đạo do lậu hoặc do các vi khuẩn
khác, viêm hoặc áp xe tiền liệt tuyến, viêm bàng quang.
Nếu số lượng mủ trong nước tiểu ít thì không làm đục được nước tiểu,
chỉ phát hiện được khi soi dưới kính hiển vi gọi là đái ra mủ vi thể. Để phát
hiện đái ra mủ vi thể, tốt nhất là làm xét nghiệm căn Addis.
+ Đái ra phosphat:
- Nước tiểu đục, nếu để lâu thì cặn phosphat lắng xuống. Nhỏ vài giọt
axít acetic vào thì nước tiểu trở nên trong. Nếu nước tiểu vẫn đục thì có thể là
đái ra mủ, đái ra dưỡng chấp hoặc các muối khác (như oxalat hay urat). Xét
nghiệm nước tiểu thấy có nhiều cặn phosphat.
- Nguyên nhân: sốt cao kéo dài, sau các căng thẳng về thần kinh, sau động
kinh, suy nhược thần
kinh. Nếu đái ra phosphat kéo dài thường do rối loạn chuyển hoá.
- Bình thường cơ thể bài tiết khoảng 30mg phosphat/1lít nước tiểu, nếu
trên 50mg/lít nước tiểu là có đái ra phosphat. Nếu đái ra phosphat kéo dài có thể
dẫn đến sỏi đường niệu.
+ Đái ra dưỡng chấp:
- Nước tiểu đục như sữa hoặc như nước vo gạo, nếu kèm theo đái ra
máu thì nước tiểu có màu chocolat. Khi để lâu thì nước tiểu sẽ tạo thành 3 lớp:
lớp trên đông như thạch, lớp giữa có màu trắng sữa, lớp cuối là cặn (gồm
những hạt mỡ, tế bào biểu mô, bạch cầu). Khi nhỏ ether vào thì dưỡng chấp
tan làm nước tiểu trong lại. Xét nghiệm sinh hoá thấy có nhiều lipit, một phần
protein và fibrin.
- Nước tiểu bình thường không có dưỡng chấp, chỉ đái ra dưỡng chấp
khi có một lỗ dò từ bạch mạch vào đường niệu, thường là vào vùng đài-bể
thân, ít khi ở niệu quản hay bàng quang. Có thể thấy được đường thông giữa
bạch mạch với đường niệu bằng cách chụp X quang hệ bạch mạch, hoặc chụp
bể thân có bơm thuốc cản quang ngược dòng.
- Nguyên nhân: có thể do giun chỉ W. bancrofti, nhưng thực tế hiếm khi
tìm thấy ấu trùng giun chỉ ở người đái ra dưỡng chấp. Có thể do giun đũa, sán
Echinococcose, do viêm nhiễm, do khối u gây chèn ép làm tăng áp lực hệ bạch
mạch, do chấn thương.
- Đái ra dưỡng chấp có thể xuất hiện sau một gắng sức mạnh, nhưng
cũng có thể tự phát không liên quan với vận động. Sau khi ăn vài giờ, nhất là
các bữa ăn có nhiều mỡ sẽ thấy nước tiểu đục tăng lên do lượng dưỡng chấp trong
nước tiểu tăng.
- Đái ra dưỡng chấp nói chung là lành tính, ít ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Bệnh có thể kéo dài vài tháng rồi tự mất đi một cách đột ngột.
2. Các xét nghiệm cận lâm sàng chẩn đoán bệnh của hệ thống
thân-tiết niệu.
Biểu hiện lâm sàng của nhiều bệnh thuộc hệ thống thân-tiết niệu thường
nghèo nàn và không
đặc hiệu. Các xét nghiệm cận lâm sàng giúp ích rất nhiều cho chẩn đoán,
trong nhiều trường hợp các xét nghiệm có giá trị chẩn đoán xác định. Các xét
nghiệm chẩn đoán các bệnh thuộc hệ thống thân- tiết niệu có rất nhiều. Trong
phạm vi bài này chúng tôi chỉ trình bày các xét nghiêm thông thường
được sử dụng trong lâm sàng.