Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Triệu chứng học bệnh của hệ thống thân-tiết niệu (Kỳ 8) docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.38 KB, 5 trang )

Triệu chứng học bệnh của hệ
thống thân-tiết niệu
(Kỳ 8)
TS. Hà Hoàng Kiệm (Bệnh học nội khoa HVQY)
- Protein niệu ở người có thai lần đầu:
Khoảng 3 tháng cuối của thời kỳ thai nghén thấy có protein niệu, phù,
tăng huyết áp; đây là biểu hiện của nhiễm độc thai nghén. Nếu nặng thì sản phụ
có thể bị sản giật, thai chết lưu. Sau đẻ vài tuần, các triệu chứng mất đi và
protein niệu trở lại âm tính. Nếu protein niệu vẫn tồn tại kéo dài sau đẻ thì có
khả năng bệnh nhân đã có bệnh thân tiềm tàng từ trước.
- Protein do bệnh thân:
. Lượng protein trong nước tiểu ít (<2g/24giờ) thường gặp trong các
bệnh lý của ống-kẽ thân như: viêm thân-bể thân cấp hoặc mạn, viêm thân kẽ do
nhiễm độc, xơ mạch thân do tăng huyết áp.
Protein niệu trong các bệnh của ống-kẽ thân thường có tỉ lệ albumin thấp;
các globulin α1, α2, β, γ
thường cao.
. Lượng protein niệu trung bình (2-3g/24giờ), thường gặp trong các
bệnh cầu thân cấp hoặc mạn. Protein niệu trong các bệnh cầu thân có tỉ lệ
albumin/globulin tương tự trong huyết thanh (1,2-
1,5).
. Protein niệu nhiều (>3,5g/24giờ) là biểu hiện của hội chứng thân hư.
Thành phần protein niệu trong hội chứng thân hư phần lớn là albumin (khoảng
80% lượng protein); lượng globulin ít.
+ Các thành phần sinh hoá khác trong nước tiểu như urê, creatinin, điện
giải , ít được sử dụng
trong lâm sàng.
2.2.3. Biến đổi các thành phần tế bào trong nước tiểu:
+ Hồng cầu niệu:
- Bình thường, trong nước tiểu có 0-1 hồng cầu/vi trường hoặc 3 hồng
cầu/ml nước tiểu hoặc


<1000 hồng cầu/phút. Nếu số lượng hồng cầu trong nước tiểu tăng là có
đái ra máu.
- Đái ra máu vi thể nếu:
. 1-2 hồng cầu/vi trường là (+).
. 3 hồng cầu/vi trường là (++).
. 4-5 hồng cầu/vi trường là (+++).
. 6-7 hồng cầu/vi trường là (++++).
- Đái ra máu đại thể: khi hồng cầu dày đặc vi trường, hay >5000 hồng
cầu/phút; nước tiểu có màu đỏ nhạt hoặc đỏ.
- Thay đổi hình dáng và thể tích của hồng cầu trong nước tiểu rất có giá
trị để chẩn đoán phân
biệt bệnh của cầu thân và bệnh của đường niệu. Nếu hồng cầu bị biến dạng
méo mó, thể tích co nhỏ thì chứng tỏ hồng cầu trong nước tiểu có nguồn gốc từ
cầu thân, do bệnh lý cầu thân gây nên. Nếu hồng cầu giữ nguyên hình thể như
bình thường là hồng cầu có nguồn gốc từ đường niệu (bể thân, niệu quản, bàng
quang, niệu đạo), do bệnh lý của đường niệu gây nên.
+ Bạch cầu niệu:
- Bình thường, trong nước tiểu có 0-1 bạch cầu/vi trường hoặc 3 bạch
cầu/ml hoặc < 2000 bạch cầu/phút.
- Bạch cầu niệu tăng khi có nhiễm khuẩn:
. 3-5 bạch cầu/vi trường là (+).
. 6-10 bạch cầu/vi trường là (++).
. 11-20 bạch cầu/vi trường là (+++).
. > 20 bạch cầu/vi trường là (++++).
Khi có >10 bạch cầu/vi trường, hoặc >5000 bạch cầu/phút là chắc chắn có
nhiễm khuẩn. Nếu có
3-10 bạch cầu/vi trường hay 2000-5000 bạch cầu/phút thì nghi ngờ có
nhiễm khuẩn.
Đái ra mủ: nếu bạch cầu dày đặc vi trường, có bạch cầu đa nhân thoái
hoá (tế bào mủ), nước tiểu đục.

+ Xét nghiệm cặn Addis:
- Để biết chính xác có đái ra hồng cầu hay bạch cầu không và xác định
mức độ nặng của đái ra hồng cầu và bạch cầu thì phải làm xét nghiệm cặn
Addis.
- Cách làm như sau:
Lấy nước tiểu trong 3 giờ, đo số lượng nước tiểu rồi tính ra số ml/phút
(lấy số lượng nước tiểu trong 3 giờ chia cho 180 phút). Lấy 10ml nước tiểu
trong mẫu nước tiểu 3 giờ, ly tâm 3000
vòng/phút trong 10 phút. Hút bỏ 9ml phía trên, khuấy đều 1ml còn lại rồi
dàn tiêu bản đếm số lượng hồng cầu, bạch cầu. Số lượng này đem chia cho 10
rồi nhân với số mililít nước tiểu/phút để được số lượng hồng cầu và số lượng
bạch cầu/phút.
- Nhận định kết quả:
. Bình thường, nước tiểu có <1000 hồng cầu/phút và <2000 bạch cầu/phút.
. Khi có >5000 bạch cầu/phút là chắc chắn có nhiễm khuẩn. Nếu
có 2000-5000 bạch cầu/phút thì nghi ngờ có nhiễm khuẩn.
. Khi có >1000 hồng cầu/phút là có đái ra máu; nếu >5000 hồng
cầu/phút là có đái ra máu đại
thể, nước tiểu có màu đỏ.

×