Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Triệu chứng học bệnh của hệ thống thân-tiết niệu (Kỳ 14) pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.17 KB, 5 trang )

Triệu chứng học bệnh của hệ
thống thân-tiết niệu
(Kỳ 14)
TS. Hà Hoàng Kiệm (Bệnh học nội khoa HVQY)

+ Chụp động mạch thân:
- Phương pháp: đưa 1 ống thông qua da vào động mạch đùi rồi lên
động mạch chủ bụng, khi
đầu ống thông lên trên chỗ phân chia động mạch thân 1-2cm thì bơm
thuốc cản quang mạnh và chụp. Thì đầu cứ 3 giây chụp 1 phim, cần chụp 2
phim; sau đó 12 giây chụp 1 phim nữa. Có thể dùng phương pháp quay camera
liên tục từ khi bơm thuốc đến khi thân bài tiết hết thuốc. Nếu có phương tiện,
tốt nhất nên chụp theo phương pháp số hoá, xoá nền làm hình ảnh rõ nét hơn.
Có thể chụp từng bên thân bằng cách đưa ống thông vào động mạch thân rồi
bơm thuốc.
- Kết quả:
. Giây thứ 1-4 (thì động mạch): thấy động mạch thân và các nhánh của
động mạch thân.
. Giây thứ 3-6 (thì thân): thấy hình thân.
. Giây thứ 12 (thì tĩnh mạch): thấy tĩnh mạch thân.
. Giây thứ 60 (thì bài tiết): thấy hình đài bể thân.
- Chỉ định:
. Nghi ngờ có hẹp động mạch thân: đây là chỉ định chính của chụp động
mạch thân.
. Khối u thân: nơi có khối u có nhiều mạch máu tân tạo, thấy mạng lưới
mạch máu dày đặc. Hiện nay đã có siêu âm, CT-scanner, cộng hưởng từ là các
phương pháp không xâm nhập, cho kết quả chính xác nên chỉ định này ít được
áp dụng.
. Bệnh thân bẩm sinh.
- Chống chỉ định: khi có suy thân.
+ Xạ hình thân bằng 99Tcm DTPA.


Tiêm 2-3mCi DTPA (diethylene triamin penta acetic acid) gắn với
99Tcm vào tĩnh mạch, rồi dùng máy đếm phóng xạ tại hai thân, quan trọng
nhất là thời gian sau tiêm 2 phút. ảnh chụp cho thấy hình dáng thân, phân bố xạ
trên mỗi thân, hình dáng và sự lưu thông của niệu quản. Đường cong biểu diễn
hoạt độ phóng xạ của mỗi thân có 3 pha: pha động mạch, pha bài tiết, pha bài
xuất.
Đo hoạt độ phóng xạ theo thời gian, từ đó đánh giá được chức năng hai
thân và tính được mức lọc
cầu thân từng bên thân.
2.5. Sinh thiết thân:
Sinh thiết thân là thủ thuật xâm nhập, có giá trị chẩn đoán cao, được áp
dụng chủ yếu cho các bệnh của thân.
+ Phương pháp: có 2 phương pháp:
- Sinh thiết kín: xác định vị trí thân bằng chụp X quang thân không có
thuốc cản quang và có thuốc cản quang tiêm tĩnh mạch; hoặc sinh thiết dưới
hướng dẫn của siêu âm. Dùng kim Vim- Silverman hoặc kim Tru-cut, chọc
ngang đốt thắt lưng 1 ở bờ ngoài cơ lưng to vào cực dưới của thân
để sinh thiết.
- Sinh thiết mở: rạch một vết mổ nhỏ tương ứng với bờ ngoài thân, dùng
kim Ducrot Montera cắt 1 miếng thân.
Mảnh sinh thiết thân sẽ được xét nghiệm tế bào học, xét nghiệm miễn dịch
huỳnh quang và soi trên kính hiển vi điện tử.
+ Chỉ định:
- Hội chứng thân hư nguyên phát.
- Suy thân cấp: khi có khó khăn về chẩn đoán, khi cần chẩn đoán phân
biệt với các nguyên nhân khác của vô niệu.
- Viêm cầu thân tiến triển nhanh.
- Suy thân mạn: chỉ sinh thiết khi kích thước thân còn bình thường. Khi
có sự thay đổi từ suy thân tiến triển chậm chuyển sang suy thân tiến triển nhanh
thì sinh thiết để tìm nguyên nhân tiến triển.

- Biến đổi nước tiểu không có triệu chứng lâm sàng: khi có rối loạn chức
năng thân; protein niệu tăng; tiến triển tăng huyết áp.
- Bệnh hệ thống: bệnh đái tháo đường, bệnh luput ban đỏ.
- Sinh thiết thân ghép để chẩn đoán thải ghép cấp, thải ghép mạn, nhiễm
độc thuốc cyclosporin

×