Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Chăm sóc sau mổ (Kỳ 1) pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.27 KB, 5 trang )

Chăm sóc sau mổ
(Kỳ 1)
2.1. Thời kỳ sau mổ :
Thời kỳ sau mổ là thời gian được tính từ thời điểm kết thúc cuộc mổ kéo
dài đến khi bệnh nhân hồi phục khả năng lao động.
Thời kỳ sau mổ chia làm 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn đầu: giai đoạn ngay sau mổ kéo dài 3 - 5 ngày.
+ Giai đoạn 2: kéo dài thêm 2 - 3 tuần sau mổ đến khi bệnh nhân được ra
viện.
+ Giai đoạn 3: xa hơn, kéo dài đến khi bệnh nhân phục hồi khả năng lao
động, đi làm việc được.
2.2. Những nhiệm vụ của thời kỳ sau mổ:
+ Dự phòng, phát hiện và điều trị các biến chứng sau mổ.
+ Tăng cường khả năng quá trình liền sẹo.
+ Phục hồi khả năng lao động.
Dự phòng tốt nhất các biến chứng sau mổ bao gồm: thực hiện chuẩn bị
trước mổ chu đáo, điều trị tốt các bệnh và biến chứng.
2.3. Các bước tiến hành:
+ Bất động sau mổ kết hợp với lý liệu pháp, đề phòng ùn tắc đờm, dãi, ứ
đọng khí đạo.
+ Tăng lưu thông tuần hoàn để đề phòng các biến chứng nhồi huyết mạch
máu, huyết tắc mỡ.
+ Vận động chống liệt ruột sau mổ và cho ăn sớm hợp lý.
2.4. Tình trạng bệnh nhân sau mổ:
+ Người ta chia ra 2 loại tiến triển sau mổ:
- Không có biến chứng: tiến triển sau mổ bình thường, thuận lợi không có
biểu hiện rối loạn cơ quan, hệ cơ quan.
- Có biến chứng: khi cơ thể bệnh nhân có những phản ứng lại với các chấn
thương của cuộc mổ, xuất hiện các rối loạn lớn về chức năng của các cơ quan và
hệ cơ quan.
+ Rối loạn chuyển hoá đường: thường gặp ở 90% các trường hợp có biểu


hiện tăng đường máu, có đường ở nước tiểu. Các biện pháp vô cảm không ảnh
hưởng đến hiện tượng tăng đường trong máu. Tăng đường máu kéo dài 3 - 4 ngày
ngay sau mổ, sau đó giảm dần, và trở về bình thường.
+ Rối loạn chuyển hoá đạm:
Biểu hiện tăng nitơ dư trong máu, giảm protid máu, tăng tỷ lệ globulin so
với albumin máu.
Giảm số lượng đạm trong huyết tương, hạ protid máu gặp ở tất cả các bệnh
nhân. Hiện tượng này trở về bình thường sau mổ 5-6 ngày. ở một số bệnh nhân
nặng, mổ lớn thì protid máu trở về bình thường chậm hơn từ 15 đến 30 ngày sau
mổ, do đó phải truyền máu và đạm sau mổ.
+ Rối loạn chuyển hoá nước và điện giải sau mổ:
Bệnh nhân có biểu hiện mất nước và thiếu nước (nước tiểu hàng ngày theo
thận từ 1 - 1,5 lít, nước mất qua phổi 400 ml và mồ hôi qua da khoảng 1 lít). Sau
mổ ra mồ hôi nhiều, thở nhanh, sốt dẫn đến tình trạng mất nước do các nguyên
nhân ngoài thận. Để đề phòng thiếu, mất nước sau mổ thì ở giai đoạn chuẩn bị mổ
phải tiến hành đưa một lượng nước vào cơ thể không dưới 3 lít ngày bằng các
đường uống, tiêm truyền ; để đề phòng rối loạn điện giải cần truyền dịch
ringerlactat.
+ Các biến đổi thành phần máu sau mổ bao gồm:
- Tăng số lượng bạch cầu 11.000 - 12.000/mm
3
máu, giảm lymphocid và
eosin. Hiện tượng này xuất hiện ngay sau mổ. Với mổ trung phẫu thuật có sự tăng
bạch cầu trong 4-5 ngày sau đó giảm dần và trở về bình thường sau 9 - 10 ngày.
Tăng số lượng bạch cầu với mức độ lớn thường gặp khi có biểu hiện nhiễm
trùng vết mổ, viêm phổi.
- Giảm số lượng hồng cầu: gặp ở 5 - 7% ở cuộc mổ trung phẫu và 10 - 20%
ở cuộc mổ đại phẫu. Giảm số lượng hồng cầu và HST gặp ngay sau mổ và kéo dài
4 - 6 ngày sau mổ, khi mổ lớn sẽ kéo dài lâu hơn. Nguyên nhân do mất máu trong
mổ, giảm số lượng dịch. Hồi phục HST sau mổ phụ thuộc vào tính chất cuộc mổ

từ 10 ngày đến 1,5 - 2 tháng sau mổ, do đó cần truyền máu sau mổ.
- Giảm số lượng thrombocid ngay sau mổ và kéo dài 4 - 5 ngày, sau mổ 9-
10 ngày có thể trở về bình thường.
- Giảm khả năng đông máu gặp ở 65 - 70% các trường hợp do tăng độ nhớt
của máu, tăng prothrombin.
- Những ngày đầu sau mổ thường thấy dự trữ kiềm giảm đến cuối ngày 2 -
3 thì trở về bình thường. Sau mổ thường có hiện tượng toan máu do chấn thương
của cuộc mổ và do bệnh nhân nhịn ăn sau mổ, sau đó sẽ hết hiện tượng giảm dự
trữ kiềm. Hiện tượng mất bù toan máu sau mổ biểu hiện bệnh nhân có các triệu
chứng: buồn nôn, nôn, trướng bụng, đau đầu, mất ngủ, mệt mỏi. Do đó sau mổ nên
cho ăn sớm, truyền glucoza kết hợp dùng insulin để đề phòng hiện tượng toan máu
sau mổ.
+ Nhiễm độc: nguyên nhân do tiêu hủy tổ chức ở vết mổ do đó cần giảm
sang chấn, thao tác mổ phải nhẹ nhàng.

×