Tải bản đầy đủ (.pptx) (21 trang)

thuyết trình văn học trung quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2 MB, 21 trang )

Nhóm : ô ô
Giảng viên hd: Phan Thu Vân
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH

KHOA NGỮ VĂN
VĂN HỌC TRUNG quốc
Đề tài:
Phân tích hình tượng nhân vật khuất
nguyên, kinh kha, hạng vũ trong sử ký
từ đó nêu lên quan điểm sáng tác của tư
mã thiên
1. Vài nét về tác giả và tác phẩm
2. Phương pháp chung xây dựng hình tượng nhân vật
trong Sử Ký
3. Hình tượng một số nhân vật trong Sử Ký
3.1 Khuất Nguyên
3.2 Kinh Kha
3.3 Hạng Vũ
4. Quan điểm sáng tác của Tư Mã Thiên được thể hiện
qua hình tượng Khuất Nguyện, Hạng Vũ, Kinh Kha
Nội dung trình bày
1. CUỘC ĐỜI
Tư Mã Thiên sống ở
Long Môn, trong một
gia đình có truyền
thống viết sử. Tư Mã
Thiên được học nhiều
sách văn học và sử học
thời đó


Ông làm thái sử lệnh của nhà Hán, là người học rộng, thích
học thuyết Lão Trang
Tư Mã Thiên đã có nhiều chuyến du hành vòng quanh đất
nước, thu thập các tài liệu và bằng chứng lịch sử
Ông bị vướng vào vụ Lý Lăng, bị bắt giam và bị cung hình
Sau khi được thả, Tư Mã Thiên được làm Trung thư lệnh và
ông đã dốc toàn công viết xong Sử Ký


Sử ký của Tư Mã Thiên
cũng đã được coi như hình
mẫu cho văn học với nghệ
thuật miêu tả chân dung nhân
vật và sự kiện đạt tới trình độ
bậc thầy không chỉ trong nền
văn học Trung Hoa mà cả trên
thế giới. Nó được các nhà phê
bình văn học coi là có "trình
độ miêu tả điêu luyện"

Phương pháp xây dựng hình tượng nhân vật trong
Sử Ký
Các nhân vật trong Sử Ký đều là nhân vật điển hình
Tư Mã Thiên khéo léo chọn lọc những chi tiết đắt
giá
Ngoại hình, tính cách nhân vật được khắc họa đậm
nét
Nhân vật hiện lên trung thực, khách quan
Góc nhìn nhân vật, sự kiện lịch sử khoa học
Khuất Nguyên

-
Là người có tài, một lòng vì dân vì nước nên bị ghen ghét, dèm pha
-
Tài năng của Khuất Nguyên và sự tin yêu của Hoài Vương
“Khuất Nguyên tên là Bình cùng họ với vua nước Sở. Bình làm chức tả đô đời Sở
Hoài Vương, học rộng, nhớ lâu, thấy rõ lẽ trị loạn, thạo việc giấy tờ. Vào cung thì
cùng vua bàn tính việc nước, ban bố các mệnh lệnh, ra thì tiếp đãi khách khứa,
ứng đối với chư hầu. Nhà vua rất tin dùng”

Thời đại Khuất Nguyên sống luôn chứa đựng những tên quan nịnh
thần luôn hãm hại người tài
“Đại phu Thượng Quan cùng ông ngang hàng, tranh được vua yêu
trong bụng ghen ghét tài năng”

Bi kịch của Khuất Nguyên đó là có tài nhưng lại không được sử
dụng tài năng để giúp đời trái lại còn phải chịu số phận bi thảm

Sự ngu dốt và tham lam của Sở Hoài Vương
Khắc họa rõ nét sự ngu muội của Sở Hoài Vương, Tư Mã
Thiên đã làm nổi bật tinh thần trung quân ái quốc cao quý
của Khuất Nguyên

Trước sự mê muội của Hoài Vương, Khuất Nguyên vẫn
một lòng lo nghĩ đến vua đến nước, tin rằng Hoài
Vương sẽ nhận ra nỗi oan khuất để mình giúp đời
“Khuất Bình cũng ghét chuyện ấy. Tuy bị ruồng bỏ, xua
đuổi, ông vẫn lo toan nước Sở, lòng vẫn nghĩ đến Hoài
Vương, cứ mong trở về, mong có một ngày nào nhà vua
tỉnh ngộ, tập tục sẽ thay đổi. Lòng ông chỉ mong sao cho
nhà vua được còn, nước được mạnh, trong một bài, ông

nhắc đi nhắc lại điều ấy đến ba lần. Nhưng rốt cục vẫn
không làm sao được ! Điều đó, chứng tỏ Hoài Vương suốt
đời không tỉnh ngộ”
Khuất Nguyên chọn cho mình cái chết để giữ lại sự trong
sạch cả đời

Khuất Nguyên lo buồn nghĩ ngợi làm ra Ly Tao, Tư Mã Thiên
từ bi kịch của bản thân mà phẫn uất căm hận viết nên Sử kí →
thể hiện quan niệm ““ Phát phẫn trứ thư”

Tư Mã Thiên đã có sự đánh giá nhận xét về Hoài Vương và
nguyên nhân khiến ông lâm vào thảm cảnh đặt mình vào →
trong hoàn cảnh đó để nhận xét về thời cuộc

Ông không e ngại cường quyền, viết đúng những gì mắt thấy
tai nghe nói ngòi bút của Tư Mã Thiên là ngòi bút ghi chép →
đúng sự thật, trung thành với sự thật lịch sử

Ghi chép sự việc những người đời sau ngưỡng mộ tấm gương
trung kiên của Khuất Nguyên đến viếng thăm nơi ông nhảy
xuống sông → sửa lại sự bất công cho việc không ai biết đến
Khuất Nguyên
Kinh Kha
Kinh Kha là người có
tính cách khẳng khái, cao
thượng, chỉ chơi với những
người cùng chí hướng
Kinh Kha là người có tâm
sự sâu kín trong lòng, không
thể thổ lộ cùng ai

Kinh Kha là anh hùng mưu trí, hành sự cẩn thận
Lời hát của Kinh Kha khẳng khái, nói lên một quyết
tâm
“Gió hiu hắt, chừ. Dịch Thủy lạnh ghê
Tráng sĩ ra đi, chừ, không bao giờ về”
Ra đi “ không hề nhìn ngoái lại”.

Kinh kha hành thích vua tần
Hạng Vũ
Ngay từ nhỏ là con người có ước
mơ, ý tưởng lạ lùng học chữ không
nên, học võ không xong thế nhưng
Hạng Vũ lại muốn “học cách đánh
vạn người”
Sức vóc hơn người“thân cao hơn
tám thước, có thể vác nổi chiếc
đỉnh” có phần hung dữ
Bậc anh hùng kì tài hiếm có
Khẳng khái, cao thượng, nghĩa khí

Hạng vũ một mình giết được trăm người
Tuy nhiên Hạng Vũ hành động theo chủ
nghĩa anh hùng cá nhân, trí riêng, đánh bằng lực
Lòng nhân “đàn bà”, tính hay sĩ diện
Trái với vẻ ngoài cứng cỏi trong sâu thẳm
tầm hồn luôn mâu thuẫn và thực chất thì yếu
đuối
Đặc biệt tính rất “trẻ con” hành động
nóng nảy, đôi lúc khá hẹp hòi
Hạng Vũ

Quan điểm sáng tác tư mã thiên
Tư Mã Thiên ý thức rất nghiêm túc trong việc
“thành nhất gia chi ngôn”, cũng là rất coi trọng
chuyện “lập ngôn” vậy
Tư Mã Thiên còn ca ngợi những bậc anh hùng
đã có công tiêu diệt bọn cường quyền, những con
người hết lòng vì dân vì nước
Đồng thời ông cũng bày tỏ sự đồng cảm với số
phận tài hoa nhưng bị xã hội mục nát đương thời chà
đạp, đẩy họ vào những bi kịch
Quan điểm sáng tác tư mã thiên
Qua các nhân vật trong Sử Ký cho ta thấy Tư
Mã Thiên đã viết về lịch một cách chân thực, khách
quan
Ông luôn luôn lấy quyền lợi của nhân dân, lấy
sự sống của họ để đánh giá nhân vật lịch sử

Kết luận
Những nhân vật trong “Sử ký” được Tư Mã
Thiên biểu hiện những bản sắc chung của thời đại, vừa
giữ được những nét nổi bật làm thành cá nhân riêng của
nhân vật cũng như màu sắc chung của thời đại, không
bao giờ Tư Mã Thiên xét nhân vật một cách đơn độc
mà ông đặt nhân vật đó trong sự đối lập với những
nhân vật khác. Cùng với đó nhân vật phụ cũng góp
phần làm nên nét nổi bật cho nhân vật trung tâm trong
từng thiên truyện của “Sử Ký”

C
Á

M

Ơ
N

C
Ô

V
À

C
Á
C

B

N
















Đ
Ã

L

N
G

N
G
H
E

×