Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Khám chấn thương sọ não (Kỳ 2) ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (250.57 KB, 5 trang )

Khám chấn thương sọ não
(Kỳ 2)
1.1.2. Khám tri giác bằng thang điểm Glasgow:
Năm 1973, Teasdan và Jennet ở Glasgow (Scotlen) đã đưa ra bảng theo dõi
tri giác có cho điểm, gọi là bảng Glasgow (Glasgow coma scale). Bảng Glasgow
dựa vào 3 đáp ứng là mắt (eyes) - lời (verbal) - vận động (motor).
+ Cách khám: gọi, hỏi, bảo BN làm theo lệnh. Việc thực hiện mệnh lệnh
của người bệnh được cho điểm, cụ thể như sau (bảng 2).
Bảng 2: Thang điểm Glasgow
Đáp ứng Điểm
Mắt (E: eyes):
- Mở mắt tự nhiên.
-
-4
- Gọi: mở.
- Cấu: mở.
- Không mở.
3
2
1
Trả lời (V: verbal):
- Nhanh, chính xác.
- Chậm, không chính xác.
- Trả lời lộn xộn.
- Không thành tiếng (chỉ ú ớ, rên ).
- Nằm im không trả lời.
-
- 5
4
3
2


1
Vận động (M: motor):
- Làm theo lệnh.
- Bấu đau: gạt tay đúng chỗ.
- Bấu đau: gạt tay không đúng chỗ.
-
-6
5
4
- Gấp cứng hai tay.
- Duỗi cứng tứ chi.
- Nằm im không đáp ứng
3
2
1
+ Cách tính điểm: cộng E + V + M: điểm thấp nhất 3, điểm cao nhất 15.
Glasgow 3 - 4 điểm tương ứng với hôn mê độ IV; Glasgow 5 - 8 điểm
tương ứng hôn mê độ III; Glasgow 9 - 11 điểm tương ứng với hôn mê độ II và
Glasgow 12 - 13 điểm được coi là hôn mê độ I.
Chấn thương sọ não nặng là những trường hợp có điểm số Glasgow từ 3 - 8
điểm.
Trong CTSN người ta nhận thấy rằng: những trường hợp Glasgow 3 - 4
điểm có tỉ lệ tử vong rất cao 85 - 90% (10 - 15% sống sót và để lại di chứng thần
kinh nặng nề như sống thực vật, di chứng liệt nặng hoặc rối loạn tâm thần). Những
trường hợp có điểm Glasgow 15 điểm nhưng tỉ lệ tử vong cũng có thể gặp 10 -
15%.
Bảng Glasgow được sử dụng để theo dõi tiến triển tri giác của BN sau
CTSN. Trong quá trình theo dõi, nếu điểm Glasgow tăng dần lên là tiên lượng tốt;
nếu điểm Glasgow cứ giảm dần xuống là tiên lượng xấu. Nếu giảm 2 - 3 điểm so
với lần khám trước thì phải nghĩ đến khả năng do máu tụ nội sọ hoặc do phù não

tiến triển.
Bảng Glasgow được áp dụng cho BN từ 7 tuổi trở lên, vì ở lứa tuổi này, trẻ
em hiểu và đáp ứng các câu hỏi như người lớn (có bảng Glasgow dành riêng cho
trẻ em dưới 7 tuổi).
Điểm Glasgow sẽ không chính xác nếu như BN có uống rượu, BN được
dùng thuốc an thần, BN bị rối loạn tâm thần hoặc rối loạn trí nhớ tuổi già.
1.2. Khám thần kinh:
Tìm dấu hiệu thần kinh khu trú (TKKT) xem tổn thương bán cầu não bên
nào. Khi khám bao giờ cũng phải so sánh hai bên với nhau.
1.2.1. Khám vận động:
+ Nếu BN tỉnh: cho BN làm nghiệm pháp Baré tay, nghiệm pháp Raimist
và nghiệm pháp Mingazzini. Nếu tay, chân bên nào liệt sẽ không làm được hoặc
làm rất yếu.
+ Nếu BN hôn mê:
- Quan sát khi BN dãy dụa: nửa người bên nào bại, yếu thì tay chân bên đó
sẽ cử động kém hơn hoặc không cử động. Trong khi đó nửa người bên đối diện,
bên không liệt thì tay chân co và giãy khoẻ.
- Khám: cầm 2 tay BN giơ lên cao rồi bỏ để 2 tay BN rơi xuống. Tay bên
nào liệt sẽ rơi nhanh hơn, còn tay không liệt rơi xuống từ từ (chú ý đỡ để tay BN
rơi xuống, không để đập vào mặt). Nghiệm pháp này chỉ có ý nghĩa khi BN hôn
mê vừa (hôn mê độ II).
Nhận định kết quả: liệt nửa người thường đối diện với bên não tổn thương.
Ví dụ: liệt 1/2 người bên trái có nghĩa là bán cầu não bên phải bị tổn thương. Tuy
nhiên trong một số trường hợp người ta có thể gặp liệt 1/2 người cùng bên với bán
cầu não bị tổn thương (cơ chế đối bên - contre coup).

×