Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.76 KB, 5 trang )
Phương pháp chẩn đoán bệnh
cột sống, tủy sống
(Kỳ 1)
1. Đặt vấn đề.
+ Bệnh lý cột sống tuỷ sống (CS - TS) bao gồm nhiều loại: bệnh nội khoa
và ngoại khoa. Riêng bệnh lý ngoại khoa (kể từ phổ biến nhất) gồm: thoát vị đĩa
đệm, chấn thương cột sống (trong đó có vết thương cột sống-tuỷ sống), lao cột
sống, tuỷ sống, u tuỷ kèm theo các bệnh ít phổ biến như: các bệnh lý bẩm sinh (nẻ
gai, hẹp ống sống, rộng ống sống, quá phát gai ngang ) hoặc các bệnh khác như
Scheuermann (rối loạn cấu trúc xương tuổi trẻ), bệnh sạm nâu (ochronose), viêm
cột sống dính khớp (Bechtereww).
+ Mỗi loại bệnh trên có triệu chứng, biểu hiện lâm sàng và phương pháp
chẩn đoán cận lâm sàng khác nhau.
+ Tuy vậy tổn thương cột sống-tuỷ sống do nguyên nhân gì cũng có những
triệu chứng chung và diễn biến theo quy luật chung nhất. Ngày nay nhờ hiểu biết
sâu về giải phẫu học đại cương, giải phẫu học định khu, sinh lý học tuỷ sống,
nơron dẫn truyền thần kinh và những trang thiết bị hiện đại mà việc chẩn đoán
càng chi tiết thấu đáo hơn. Tổn thương cột sống-tuỷ sống trước hết phải nói đến
tổn thương khoanh đoạn tuỷ và tổn thương một đơn vị vận động của cột sống
(Moto - segment) từ đó nó chi phối tới bảng lâm sàng cụ thể.
+ Trong bài này chúng tôi ưu tiên nói về các bệnh lý phổ biến nhất (TVĐĐ,
chấn thương CS-TS, u tuỷ ) với các phương pháp chung nhất.
+ Có hai phương pháp chính: phương pháp lâm sàng bao gồm việc khám
xét phát hiện triệu chứng và phương pháp cận lâm sàng đó là những phương pháp
thăm dò từ đơn giản đến phức tạp. Hai phương pháp trên bổ trợ cho nhau nhằm
chẩn đoán chính xác nhất từ đó đề ra được một quyết sách điều trị tốt nhất.
2. Phương pháp lâm sàng.
2.1. Hỏi bệnh và các triệu chứng chủ quan.
2.1.1. Hội chứng đau.
Đây là một hội chứng chung nhất cho mọi loại tổn thương CS-TS chiếm
một vị trí quan trọng nổi bật trong bảng lâm sàng. Đi sâu vào hội chứng này cũng