Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Chương trình hành động đa dạng sinh học của Việt Nam pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.03 KB, 24 trang )

Chương trình hành động đa dạng sinh học của Việt Nam
1. Tình trạng đa dạng sinh học ở Việt Nam
1.1. Điều kiện Địa lý Tự nhiên của Việt Nam
Việt Nam có tổng diện tích là 330.541 km
2
và trải dài suốt dọc bờ biển đông
nam Châu á với chiều dài khoảng 100 km từ 8
0
30' vĩ độ Bắc xuống tận cực
Nam ở 23
0
vĩ độ Bắc Bắc bán cầu . Ba phần tư lãnh thổ là núi đồi với những
đỉnh cao trên 300m trên mặt nước biển trung bình (xem hình 1).
Khí hậu thay đổi theo độ cao . Nhiệt độ trung bình ở miền Nam là 27
0
C
trong khi ở miền Bắc chỉ có 21
0
C. Cứ 100m độ cao nhiệt độ giảm khoảng
0,5
0
C. Hầu hết cả nước nhận khoảng 2000 mm mưa hàng năm, chỉ có một
vài nơi miền Trung lượng mưa lên tới 3000. Lượng mưa bị tác động bởi ba
đợt gió mùa chính. Gió mùa đông khá lạnh và khô thổi từ hướng đông bắc
và chỉ tác động đến vĩ độ 16
0
Bắc về phía Nam. Gió mùa đông nam và gió
mùa tây thổi vào các tháng mùa hè mang mưa từ biển vào . Lượng nắng
chiếu khá cao, trung bình khoảng 130 kcal/cm
2
/năm mang lại cho đất nước


này sản lượng nông nghiệp và thiên nhiên cao .
Hầu hết vùng núi là đất đỏ, trên núi cao có đất mùn và thung lũng sông và
đồng bằng châu thổ có đất phù sa phì nhiêu . Các vùng đá vôi có đất bazan
và ở một vài vùng ven biển đất cát nhiều .Ở một vài vùng đồng bằng có đất
chua phèn.
Với sự biến đổi lớn về vĩ độ, đọ cao và tính đa dạng về kiểu đất, thay đổi từ
đầm lầy, đồng bằng đến vỉa đá vôi và núi cao đã mang lại cho đất nước sự
biến đổi lớn về môi trường tự nhiên và tính đa dạng sinh học cao . Mật độ
dân cư tạo nên áp lực nghiêm trọng đối với đất.
1.2 Các loại thực vật trên đất liền
Việt Nam rất phong phú về các loài thực vật tự nhiên. Trong một vài trường
hợp hầu như tất cả chúng đều bị hoạt động của con người làm cho thay đổi .
Hình 2 và 3 trong những trang trước cho thấy sự phân bố những loại thực vật
nguyên gốc. Chúng gồm có:
Rừng ngập mặn: Những hệ thống phức tạp nguyên gốc xuất phát từ miềm
Nam và các hệ thống đã bị khai thác khá nhiều trở nên đơn giản ở miền Bắc.
Rừng chàm: Phát triển trên đất than bùn ở đồng bằng sông Mê Kông. Có thể
trước đây đã được thấy ở đồng bằng sông Hồng. Những khu rừng này đã tự
thay thế bằng rừng thứ sinh và những khu rừng trên đầm lầy than bùn đã trở
nên phong phú hơn do những chồi non mới mọc lên trên gốc cây của những
khu rừng già cỗi .
Rừng đầm lầy trên những vùng đất nước ngọt: Những khu rừng ngập nước
theo chu kỳ ở những khu đất thấp miền nam Việt Nam và một số mảng rừng
nhỏ ở miền Bắc.
Rừng mưa mùa: Bao gồm rừng khộp cao nguyên miền Trung cũng như một
số rừng khô ven biển ở miền đông nam bộ.
Rừng lá rộng thường xanh/nửa rụng lá đất thấp: Rừng nhiệt đới ở miền Nam,
á nhiệt đới ở miền Bắc. Một số khu vẫn còn trong điều kiện nguyên thuỷ.
Rừng thường xanh trên núi/rừng lá rộng nửa thường xanh: Còn tìm thấy
những cánh rừng lẻ ở một vài tỉnh.

Rừng trên hệ núi đá vôi: Rừng thuần loại kết hợp với đất pha đá vôi . Hầu
hết còn lại những khu đá tai mèo không thích hợp cho canh tác nông nghiệp
ở nhiều nơi rừng đã bị xuống cấp do cháy rừng, khai thác gỗ và khai khoáng.
Rừng thường xanh trên núi cao và rừng thông hỗn giao: Phần lớn phân bố ở
cao nguyên Đà Lạt, vùng núi miền trung và phía Bắc dãy Hoàng Liên Sơn
với những khoảnh rừng thay đổi mang dấu ấn địa phương và tính đặc hữu
của khu vực cao .
Thực vật ở khu: xen kẽ ở những đỉnh núi cao nhất, đặc biệt là dãy Hoàng
Liên Sơn bắc Việt Nam. Trên những triền dốc cao ở Hoàng Liên Sơn nơi núi
nhấp nhô bị mây che phủ những vùng rộng, những loài thực vật ở đây đặc
biệt ưa nước.
1.4. Môi trường biển và ven biển
Các loại hệ sinh thái
I . Rạn san hô
Rạn san hô rất phong phú về sinh cảnh biển về số lượng loài, bộ có mặt.
Những chức năng quan trọng khác của rạn san hô bao gồm nghề cá, bảo vệ
vùng ven biển và du lịch biển. ở Việt Nam, rạn san hô phân bố rải rác suốt
cả khu vực cũng vĩ độ (Hình 6), với sự gia tăng đa dạng loài về cơ cấu và
loại hình từ Bắc xuống Nam.
a . Các rạn san hô phía bắc: Mặc dù Bắc Việt Nam nằm ở trong vùng nhiệt
đới ấn Độ - Thái Bình Dương, những vùng xoáy lục địa trong mùa đông làm
giảm nhiệt độ mặt biển xuống 16
0
C, hạn chế sự Phát triển của các cộng đồng
loài lưỡng tính. Hơn nữa, hoạt động kết hợp của nước mặn nổi trong mùa
gió bão, giao động nhiệt độ lớn giữa các đợt nước triều, và phù sa lắng tạo
nên sự tác động lớn vào các rạn san hô tại các vịnh nước nông trong khơi .
Tất cả các rạn san hô ở bắc Việt Nam là các rạn rìa . Phần lớn các rạn ngắn
và hẹp hoặc dưới hình thức các đám san hô nhỏ. Hiện tượng này vì rằng
nước biển nông, đảo nhỏ với địa hình nhấp nhô và thềm biển bùn nhão . Độ

sâu tối đa hạn chế khoảng 10m.
b. Các rạn san hô phía Nam: Điều kiện tự nhiên phía nam rất ưu đãi cho các
rạn san hô phát triển. Các rạn san hô có thể tìm thấy dọc bờ biển từ Đà Nẵng
đến Bình Thuận, quanh các đảo ở Vịnh Thái Lan phía tây nam (Hình 6). Các
đảo và các bờ nửa chìm nửa nổi của quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa có
những rạn san hô rộng trong biển Việt Nam .
II . Cửa sông, đồng bằng châu thổ sông và cửa các con sông dạng đầm
phá
Có ba dạng cửa sông rải rác khắp vùng bờ biển Việt Nam: Cửa sông, châu
thổ và cửa sông dạng đầm phá
a . Cửa sông: Cửa sông được đặc trưng bởi tỉ lệ lắng bùn dưới tỉ lệ bồi đắp
ven sông bị tác động rất lớn bởi thuỷ triều . Vì vậy, xói mòn lớn thường xảy
ra ở cửa sông. Vì các bãi lầy thuỷ triều đang bị xói mòn và có thêm nhiều
kênh thuỷ triều bị đầy bùn hơn, tác động của thuỷ triều và đất thấm mặn
càng trở nên trầm trọng. Độ mặn trung bình của nước và tỉ lệ thấm bùn từ 5-
10ppm và tập trung trong mùa mưa giao động từ 20-100g/m
3
. Tại các đầm
lầy thuỷ triều cửa sông, rừng ngập mặn, cây đước chiếm hữu phát triển tốt.
Tảo, cỏ biển, các loài không xương sống, phù du, đặc biệt trứng tôm cũng rất
phong phú. Ngoài ra là hồ chứa quan trọng các loài thuỷ sinh, cửa sông cũng
là đường giao thông đường thuỷ quan trọng và là bộ lọc ô nhiễm.
b. Đồng bằng châu thổ sông: Đồng bằng châu thổ sông được đặc trưng bởi
những bãi phẳng bị ngập úng và sự bồi đắp ven biển, với tốc độ thường là 3-
6cm/năm chiều cao và hàng chục mét chiều rộng. Không giống vùng cửa
sông bị điều chế bởi thuỷ triều, các điều kiện tích cực của châu thổ sông là
những bãi rộng dọc sông. Môi trường nước nợ và bùn đỏ nâu chứa nhiều sắt
và mangan và ô xy hoá cao giúp cho việc phát triển rừng ngập mặn như
đước, Kendelia và Cyprus. Tôm Metapenaeus là một nguồn tài nguyên quan
trọng của cả Sông Hồng và sông Mê Kông.

1.5. Sự phong phú về các loài thú
Phân bố và mức độ hiểm hoạ
Việt Nam có tỉ lệ các loài đặc hữu của khu vực và quốc gia cao hơn bất cứ
nước nào khác ở Đông Dương. Các nhóm đặc hữu các khu vực phân bố khác
nhau nhưng tất cả chúng không đồng nhất. Tính đặc hữu của các loài cây hạt
trần tập trung ở những vùng núi chính của đất nước
Toàn bộ hệ thực vật được đặc trưng bởi tỷ lệ các loài đặc hữu cao dự tính
khoảng giữa 33% (Pocs Tamass,1965) ở Bắc Việt Nam và 50% (Thái Văn
Trừng, 1970) trên cả nước. Số lượng lớn nhất các dạng đặc hữu được thấy ở
ba khối núi chính - dãy Hoàng Liên Sơn, cao nguyên Đà Lạt và cao nguyên
miền trung.
Bảng 5. Chi tiết và tình trạng của những trung tâm chính đa dạng sinh học
thực vật
Trung
tâm
Loạ
i
Quy

km
2
Độ
cao
m
Số
loài
thực
vật
Nhữn
g cây

có giá
trị
kinh
tế
Thảm
thực
vật
Rừng
đặc
dụng
Đe
doạ
Đánh
giá
Hoàng
Liên
Sơn
S 2.00
0
1000
-
3142
3.00
0
Cây
có gỗ,
cây
có giá
trị
dược

liệu,
Rừng
rụng

nhiệt
đới
núi
cao,
20 km
2
theo đề
xuất
+ du
canh
+ thu
hái
lâm
sản
+ phá
May
rủi
Không
có kế
hoạch
quản

tinh
dầu
rừng
núi

cao áp
nhiệt
đới
rừng
làm
ruộng
Cúc
Phươn
g
S 300 100-
637
1.80
0
Cây
có gỗ,
cây
dược
liệu, 4
loài
song
mây,
9 loài
tre,
cây
cảnh
Rừng
trên
núi đá
vôi,
rừng

thườn
g
xanh
đất
thấp
222
km2
tại
VQG
Cúc
Phươn
g
Săn
trộm

nhữn
g cây
quý
An
toàn
hợp lý
Bạch

S 600 0-
1450
2.50
0
200
loài
cây

có gỗ,
108
cây
dược
liệu,
50
loài
cây
cảnh,
30
loài
cây
có sợi

Rừng
thườn
g
xanh
núi
thấp
Rừng
thườn
g
xanh
nhiệt
đới
gió
mùa
220
km2

tại
VQG
Bạch

ăn
trộm
cây
quý,
củi
lâm
sản

động
vật
hoan
g dại
mật
độ
dân

cao
Bị đe
doạ
song
mây,
40
loài
cây
ăn
quả

Yok
Đôn
V 650 200-
482
1.50
0
150
loài
cây
có gỗ,
10
loài

dầu,
20
loài
có ta
nanh,
40
loài
cây
cảnh
Rừng
khộp,
rừng
thườn
g
xanh
nửa
rụng

lá,
rừng
thườn
g
xanh
đầu
nguồn
582km
2 tại
VQG
Yok
Đôn
Du
canh,
ăn
trộm
cây,
lâm
sản

thú.
Cháy
rừng
Bị đe
doạ
Cát
Tiên
S 1.37
6
60-

754
2.50
0
200
loài
cây
có gỗ,
120
loài
dược
liệu,
10
loài
song
Rừng
thườn
g
xanh
đất
thấp,
rừng
nửa
thườn
g
xanh
379
km2
tại
VQG
Nam

Cát
Tiên
và Khu
bảo tồn
tê giác
Cát
+
chặt
trộm
gỗ
+ ăn
trộm
gỗ,
song
mây,
dầu
nhựa,
An
toàn
hợp lý
mây,
59
loài
phong
lan, 7
loài
tre
đất
thấp,
đầm

lầy
nước
ngọt
Lộc động
vật
và cá
Cao
nguyê
n Lâm
Viên
S 400 1400
-
2167
200 100
loài
dược
liệu,
70
loài
phong
lan, 4
loài
cây

nhựa,
cây
có gỗ
Rừng
thông,
rừng

thườn
g
xanh
nhiệt
đới
núi
cao
46
km2
khu
bảo tồn
thiên
nhiên.
Những
loại
khác
đã
được
lập kế
hoạch
Khai
thác
trái
phép
than
hầm,
gỗ
nhự

cây

dược
liệu
Bị đe
doạ
nghiê
m
trọng

Bảng 6. Tính phong phú các loài ở Việt Nam
Nhóm
Số
loài ở
Việt
Nam
(SV)
Số loài trên thế giới
(SW)
(SW)V/SW
(%)
Thú 276 4.000 6,8
Chim 800 9.040 8,8
<P6 &
ALIGN="JUSTIFY">B
ò sát
180 6.300 2,9
Lưỡng cư 80 4.184 2,0
Cá 2.470 19.000 3,0
Thực vật 7.000 <P6 &
ALIGN="CENTER">220.00
0

3,2
Tỷ lệ bình quân đối với đa dạng sinh học thế giới = 6,2%
Về cá cũng cho thấy cũng cho thấy tính đặc hữu ở mức cao ở Việt Nam với
60 loài cá nước ngọt đặc hữu đã được xác định, hầu hết ở các sông miền
Bắc. Một số lớn các loài đặc hữu ở sông Mê Kông chung với các nước láng
giềng.
Chim di trú
Việt Nam nằm trên bờ đông của bán đảo đông dương trong phạm vi khu vực
động vật viễn đông hay ấn Độ - Mã Lai và là một bộ phận quan trọng trên
đường bay của chim di trú về phía đông á. Trên 200 loài chim tham gia vào
đường bay này . Một số loài quan trọng như 15 loài di trú bị đe doạ trên thế
giới hiện nay tìm thấy ở Việt Nam (xem Phụ lục 3).
Sự phong của biển
a . Cá biển
Tổng số loài cá biển được ghi nhận là 2038 loài của 717 giống và 198 hộ,
70% trong số đó là cá sống dưới đấy . Cá biển Việt Nam là các loài nhiệt đới
quan trọng với một tỉ lệ nhỏ các loài cá nhiệt đới chủ yếu phân bố ở Vịnh
bắc bộ. Các cuộc nghiên cứu về cá rạn san hô vừa mới ghi được tổng số 346
loài .
b. Các loài không xương sống biển
Trên 300 loài san hô scleeractinian đã được tìm thấy ở Việt Nam mặc dù
việc phân loại vẫn còn chưa được thống nhất. Trong số này, 62 giống tạo
nên rạn san hô, một số lượng lớn tương tự ở Thái Lan (61), Singapore (64),
Micronesia (61)) và Malaysia (59) và chỉ ít hơn Indonesian một chút(72) và
Philippines (70) (UNESCO, 1985). Sự phong phú về giống ở các khu vực
khác nhau ở Việt Nam là kết hợp kết quả của sự khác nhau về điều kiện địa
lý và thuỷ văn cũng như các công tác điều tra .
c. Các loài thú biển
Có 4 loài thú biển thấy ở Việt Nam. Tuy nhiên, dự tính một số loài khác như
cá voi và cá heo có thể có.

d. Tảo biển
653 loài tảo biển đã được xác định bao gồm 301 loài rhodophytes, 151 loài
chlorophytes, 124 loài phaeophytes và 77 loài cyanophytes.
1.6. Tình trạng của các loài
Các nhà khoa học Việt Nam vừa xuất bản Sách Đỏ Việt Nam tổng kết tình
trạng các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng của đất nước.
Tỉ lệ tiêu vong - một nhìn nhận lịch sử.
Tỉ lệ tiêu vong hiện tại trong số những nhóm động vật có xương sống, chim
và thú được biết đến nhiều nhất ước tính khoảng 100 đến, 1.000 lần so với
điều kiện tự nhiên. Dự tính trong tương lai tỉ lệ tiêu vong phần lớn tuỳ thuộc
vào tỉ lệ mất nơi sống và mối quan hệ giữa sự phong phú của
Trong thế kỷ này tê giác Sumatra ,hươu sao, cà toong, bò xám (trâu rừng
( và có thể heo vòi Malaysia đã trở nên tuyệt chủng cục bộ. Ngoài ra, một số
loài chim cư trú, trĩ Edwards có thể bị tuyệt diệt và bốn loài chim nước lớn
đã thôi không sinh sản ở quy mô quốc gia, đồng thời sếu cổ đen và Mergus
squamatus hầu như đã chấm dứt làm du khách không sinh sản
Những loài thú và chim đó vừa trở nên tuyệt chủng, cùng với những loài
hiện nay được IUCN liệt kê vào nhóm bị đe doạ, nằm trong Phụ lục 2.
Nếu không có hành động bảo tồn khẩn cấp, những loại sau đây đang phải
đương đầu với nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam: bò rừng , tê giác Javan ,hổ
voi châu á và sao la
Trong số những chim cư trú thì hầu hết những loài có khả năng tuyệt chủng
là chim nước và họ gà lôi, bao gồm chim vai trắng hồng hoàng ,gà lôi trắng
và chim cổ vàng
1.8. Giá trị kinh tế của các chức năng sinh thái
Bảo vệ vùng đầu nguồn
Chức năng sinh thái có giá trị lớn nhất đối với thực vật tự nhiên là bảo vệ
lưu vực nước. Điều này đảm bảo cho những trận mưa lớn được rừng giữ lại
"tác dụng hút như bọt biển" giảm tác hại của cả lũ lụt và xói mòn đất. Rừng
tiếp tục duy trì dòng chảy và nước sạch rất lâu sau khi mưa và vì thế cũng

giảm tác hại của hạn hán. Điều hoà dòng chảy là điều vô cùng quan trọng
cho xã hội trồng lúa .
Bảo vệ vùng ven biển
Các rạn san hô bao bọc bờ biển có một chức năng vô cùng quan trọng là bảo
vệ miền duyên hải khỏi bị xói mòn do sóng vỗ. Chức năng này rất quan
trọng từ bắc vào nam trung bộ Việt Nam nơi bão thường xuyên xảy ra . Các
rạn san hô vòng cửa phá như đảo Sơn Tử Tây trong quần đảo Hoàng Sa tạo
nên nơi trú cho tàu đánh cá trong mùa biển động. Việc các hoạt động của
con người huỷ hoại và xuống cấp của các rạn san hô bao quanh làm cho
vùng bờ biển có xu thế bị xói mòn và làm mất chỗ trú của các ngưdân.
Bảo vệ đất
Xói mòn đất là một trong những mất mát tài nguyên lớn nhất của Việt Nam.
Độ phì nhiêu của các vùng rộng lớn giảm và tắc nghẽn vùng phù sa tại các
kên giao thông thuỷ và làm mất nơi trú của các loài thuỷ sinh.
Rừng che phủ dọc bờ biển có một chức năng quan trọng trong việc giảm xói
mòn đất, chứa những đụn cát gió thổi và giảm tác động của bão .
Điều hoà khí hậu
Những chức năng quan trọng khác là điều hoà khí hậu và kiểm soát đất và
cát
Giá trị nghiên cứu/nghỉ ngơi giải trí
Rừng bao phủ còn có giá trị gián tiếp là giải trí, du lịch, giáo dục và nghiên
cứu . Các lợi ích khác song song là bảo vệ môi trường và có khả năng phát
triển to lớn cả về lợi ích kinh tế và tinh thần và chính điều này cho thấy cần
phải có chính sách bảo vệ rừng.
Du lịch dựa vào biển
Sáu khu vực, Cát bà và Vịnh Hạ Long, Đồ Sơn, Sầm Sơn, Nha Trang, Vũng
Tàu và Côn Đảo, là những vùng du lịch bờ biển nổi tiếng (hình M6). Các giá
trị kinh tế của các vùng này rất khó ước tính vì chưa có một tổ chức hay cơ
quan cụ thể nào chịu trách nhiệm về việc này . Phát triển du lịch nhìn chung
chưa được phối hợp và thiếu quy hoạch và quản lý. Ngoài ra, các hoạt động

tại bãi biển và thăm viếng đảo, lặn có dụng cụ đã trở nên một hấp dẫn của
Nha Trang nơi đã có hai công ty lặn hoạt động, một của Việt Nam và một
của Pháp. Du lịch lặn là một nguồn thu lớn vì nó cung ứng phần lớn cho
người du lịch nước ngoài . Các ngành phụ khác như các nhà hàng ăn hải sản
và các loại hình kinh doanh mới cũng có thể phát triển dựa trên du lịch biển.
Những giá trị cơ bản của rừng tự nhiên
• Giá trị giữ nước. Tất cả đều xếp hàng đầu
• Nguồn gen. Hầu như lâu dài
• Khai thác gỗ. Trước đây rất có giá trị, nay giảm nhiều
• Khai thác lâm sản. Quan trọng đối với dân địa phương và gần như
không có tài liệu
• Tiềm năng du lịch. Chỉ ở một số khu vực chủ chốt cần phải được chọn
lọc và đánh giá.
• Tiềm năng nghiên cứu . Chỉ có những ích lợi lâu dài .
• Giá trị săn bắn. Quan trọng đối với các cộng đồng địa phương.
• ổn định khí hậu . Có thể trở nên quan trọng nhưng chưa được đánh
giá.
11 Những đe doạ đối với đa dạng sinh học
Bảng 10: Nhìn nhận của các cán bộ tỉnh về những đe doạ chính đối với đa
dạng sinh học
Những đe doạ chính đối với đa
dạng sinh học (theo thứ tự thông
thường)
ý kiến đóng góp của cán bộ tỉnh
Xâm lấn là nguyên nhân chính làm mất tính đa
dạng sinh học
Săn bắt/đánh cá rất khó kiểm soát
Khai thác gỗ trước đây rất nghiêm trọng, nay giảm đi nhiều
Cháy rừng nghiêm trọng ở vài nơi, nhưng nay
đã được kiểm soát tốt hơn

Hái củi nghiêm trọng ở mọi nơi
Kinh doanh các loài hoang dại nghiêm trọng đối với một số loài
Ô nhiễm gia tăng
Tổn thất do chiến tranh <PN < ALIGN="JUSTIFY">trước
đây quan trọng nay nhỏ
Đối với những hệ sinh thái biển, những đe doạ chính được xác định là:
i. Khai thác cá quá mức không quan tâm đến kích cỡ và sản lượng đánh
bắt
ii. Phương pháp khai thác gây tổn hại đặc biệt là sử dụng chất nổ
iii. Khai thác san hô làm vôi và làm xi măng
iv. Săn bắt do nhu cầu kinh doanh các loài quý hiếm như rùa và không
kiểm soát khai thác các loài sò ốc biển và san hô mới phát sinh.
v. Ô nhiễm bao gồm lắng cặn đất, các hoạt động ở bờ biển như khai mỏ
và xây dựng.
Những xâm lấn của nuôi trồng thuỷ sản, khai hoang lấn biển và những công
trình thuỷ lợi như xây dựng đập Dinh Vu qua sông Cấm tại Bạch Đằng, cũng
đem lại những đe doạ nghiêm trọng đối với cửa sông.
Những đe doạ đến hệ sinh thái đất ướt hơi khác. 40 loài cá nước ngọt và cá
tại cửa sông cũng đã được liệt kê trong Sách Đỏ. Những đe doạ chính đang
gặp phải được xác định là khai thác quá mức ,ô nhiễm (đặc biệt canh tác
nông nghiệp dùng quá nhiều thuốc trừ sâu và phân hoá học) và giảm chất
lượng môi trường sống (lắng đất, khai hoang lấn biển).
Du canh
Từ bao đời nay, một số dân thiểu số đã thực hiện canh tác luân phiên ổn định
theo chu kỳ. Cánh đồng được làm đất canh tác trong vài năm và tiếp theo
cho đất nghỉ vài năm để dùng lại . Hệ thống này chỉ mở một tỷ lệ rừng rất
nhỏ vào bất kỳ lúc nào và có tác dụng làm giàu thông qua việc cho phép
những loài mới đến cư trú. ở nhiều nơi, hệ thống này không còn ổn định nữa
do dân số tăng nhanh, chủ yếu do di cư, đồng thời diện tích rừng thu hẹp.
Điều này có nghĩa là những chu kỳ đất nghỉ không còn đủ để rừng tái sinh.

Xâm lấn của canh tác nông nghiệp
Mối đe doạ này bởi nông dân ở các tỉnh đồng bằng nghèo đói di cư đến
mong tìm được nơi đất tốt cho canh tác nông nghiệp tại vùng đồi núi . Họ
không có truyền thống du canh, biết rất ít về rừng và giá trị của nó và sử
dụng nó một cách đơn giản là dùng đất bìa rừng để canh tác nông nghiệp.
Các khu rừng ngập mặn tại tỉnh Minh Hải phải đương đầu với một mối đe
doạ riêng của người dân địa phương phá rừng ngập mặn để làm đầm nuôi
tôm. Họ đã tàn phá tương đương sức phá của chất độc hoá học trong chiến
tranh.
Săn bắn và đánh bắt cá quá độ
Săn bắn được xếp vào hàng những đe doạ mới nhưng rõ ràng là một mối đe
doạ lớn đối với một số loài có nguy cơ bị tuyệt chủng. Các vùng nông thôn
thiếu vắng chim trong làng và trên cánh đồng. Đó là do săn bắn kết hợp với
việc sử dụng quá độ thuốc trừ sâu và phân hoá học và do độc canh sinh thái
cây lúa .
các phương pháp đánh bắt áp dụng không được lựa chọn và tàn phá lớn như
bẫy cá, thả đăng, lưới, chất nổ và sử dụng cả chất độc.
Đánh bắt cá quá độ có thể suy giảm mặc dầu trong mươi năm nay tốc độ
đánh bắt tăng (hình35). Một số loài cho thấy suy giảm đáng kể là
Nemalalosa nasus đã được đánh bắt 1000 tấn/năm trong 30 năm qua nhưng
hiện nay vô cùng hiếm. ở Bắc Việt Nam, sản lượng ba loài cá trích năm
đốm, tôm hùm ,bào ngư, sò và mực cũng cho thấy sản lượng giảm. Trai ngọc
đã biến mất khỏi nhiều vùng miền Bắc.
Khai thác gỗ
Việc khai thác gỗ vẫn còn là đối đe doạ lớn mặc dầu khu vực khai thác gỗ
hợp pháp rất hạn chế và việc xuất khẩu gỗ cây, khai thác tại những lưu vực
quan trọng, khai thác một số loài nhất định bị hạn chế rất nhiều . Ngoài ra,
khai thác trái phép còn rất nghiêm trọng bao gồm cả dùng dấu búa giả và
những đường dây buôn lậu .
Khai thác nhiên liệu

Khai thác nhiên liệu có quy mô lớn hơn và khó kiểm soát hơn và không thể
hiện rõ mọi lúc và mọi cánh rừng. Chất lượng và sản lượng rừng rất kém ở
những nơi gần làng và mức độ khai thác củi tăng lên. Một mối quan tâm
ngày càng tăng là có vẻ dân làng không chỉ khai thác củi cho bản thân họ sử
dụng mà còn phá rừng để hái những bó củi bán dọc đường và trong các chợ
bán cho người thành thị. ở một vài nơi củi được chuyển thành than hoạt tính
đem bán.
Cháy rừng
Cháy rừng thường do nguyên nhân gián tiếp của phát nương du canh, săn
bắn, khai thác kim loại, dọn sạch đường sắt, nấu ăn, sưởi ấm, lấy mật ong
hoặc nhựa cây của dân. Tổn thất đối với rừng bị mất gây tổn thất đến đa
dạng sinh học cũng như mất gỗ và tổn thất đến tập, đường, nguồn nước và
mất cuộc sống của con người
Việc tiếp tục dùng lửa đã chia nhỏ các khu rừng thường xanh núi thấp và
đang mất đi nhất là những bờ dốc cao hơn ở phía tây và phía nam.
Một vài mảng nhỏ rừng nửa thường xanh, như Núi Bà và do khô hạn, ngày
nay trở nên rất đơn độc và làm giảm cả về phong phú loài .
Ô nhiễm
Ô nhiễm không phải là khó khăn chính trong các khu rừng nhưng là một vấn
đề quan trọng trong môi trường dân thành phố và trong hệ sinh thái nước
ngọt và biển. Nếu tăng trưởng công nghiệp dựa vào nhiều nhiên liệu thanh
thì ô nhiễm khí quyển và mưa a xít sẽ trơ nên vấn đề ở phía bắc đất nước.
Ô nhiễm dầu được nhận biết là một hiểm hoạ lớn nhất đối với môi trường
biển.
Hàng triệu tấn bùn và cát được nạo vét ở các cảng để khơi thông cửa biển
(cảng Hải Phòng, 3 đến 5 triệu tấn) hàng năm. Các hoạt động hút bùn đáy
biển khuấy đục nước, những bùn nắng sau khi nạo đáy chảy tràn ra biển,
thường gây hại bởi có dầu và các chất độc tố, gây rủi ro lâu dài không chỉ
đối với môi trường biển tự nhiên, mà còn đối với sản lượng ngư nghiệp và
nuôi trồng thuỷ sản.

Đánh bắt cá bằng chất nổ
Ngoài ra do đánh bắt cá quá độ, những khu vực biển bị đe doạ bởi những
phương pháp đánh bắt cá bằng chất nổ. Thực tiễn này, phá hoại những rạn
san hô rất phổ biến . Chất nổ được dùng ở biển, sông, cửa sông, cả rạn san
hô, những rạn đá ngầm và thậm chí cả những rạn giả được xây dựng để thu
hút cá. Một phần do nghèo đói đã ép ngưdân và những người khác phải hành
động, việc sử dụng chất nổ phản ánh nhận thức của dân thấp.
Khai thác san hô
Khai thác san hô để làm vôi rất phá hoại vì thu lượm san hô chết ở những
vùng thuỷ triều thường dùn chất nổ. Khai thác san hô làm xi măng cũng
đáng ngại Những nhà máy này chủ yếu lấy san hô chết ở bờ biển làm
nguyên liệu . Cứ mỗi tấn xi măng, cần tấn san hô chết. San hô bị vỡ vụn trên
diện rộng có vẻ tác động lớn tới môi trường ven biển và khả năng ngăn xói
mòn.
Sự xuống cấp của vùng biển
Việc xây dựng các hồ nuôi trồng thuỷ sản dọc bờ biển và khai thác hoang
lấn biển lấy đất canh tác lâm nghiệp, đồng muối và khu dân cư làm giảm
diện tích vùng thuỷ triều, làm bẩn nước thường dẫn đến tăng độ chua phèn,
thay đổi quá trình lắng bùn, tăng rủi ro và tác hại đến cộng đồng vùng ven
biển. Rất nhiều đầm lầy thuỷ triều đã bị phá huỷ hoặc giảm cấp nghiêm
trọng.
Khai thác cát cho xây dựng và làm thuỷ tinh, khai thác đá (đá hoa cương ở
Nghĩa Bình và Khánh Hoà) và khoáng chất nặng (ilmentite, zircon và
monzite phần lớn ở miền nam) cũng tác hại đến môi trường biển. Khai thác
cát quy mô lớn ở miền trung Việt Nam (đặc biệt tại khu vực dự định tại Cam
Ranh), và khai thác quá độ cát, vỏ sò và vụn san hô trên bãi biển và đụn cát
để sản xuất xi măng, là nguyên nhân gây rủi ro xói mòn, làm nghèo nước và
tác động đến các thành phần tầng dưới và các hệ sinh thái .
Chiến tranh
Mặc dầu những cuộc chiến tranh dài gây tổn hại lớn - hố bom, phá rừng,

cháy và gây độc đến môi trường tự nhiên, nay không còn được coi như đe
doạ quan trọng nữa Những ảnh hưởng lâu dài còn lại của tổn thất này là chất
độc màu da cam trong bùn và trong những tế bào động vật. Giá của nó quá
cao dặc biệt về phương diện sức khoẻ con người .
Tổn thất do sâu bọ
13.000 ha rừng đã bị tổn thất do sâu bọ năm 1989, và rất quan trọng đối với
rừng trồng. Một số biện pháp đã được tiến hành và mất rừng trong năm 1990
giảm xuống 2.500 ha . Rừng tự nhiên không bị sâu bọ tác động ảnh hưởng
đến đa dạng sinh học nhưng tác hại đến động vật.
Sự phân tán rừng
Việc rừng bị xé lẻ và trở nên nhỏ hơn và tách biệt ra khỏi những rừng khác,
chúng không còn đủ khả năng hỗ trợ cho tính phong phú của các loài như
ban đầu được nữa . Mỗi khoảnh rừng có diện tích 100.000ha có thể chứa tất
cả các loài chim xuất xứ, những diện tích nhỏ hơn mất đi khoảng một nửa
những loài gốc cho từng khoảnh giảm 90%.
Hiện đại hoá/Kinh tế thị trường
Sự hiện đại hoá hay kinh tế thị trường là những mối đe doạ lớn nhất cho
những loài canh tác truyền thống. Những cây này do dân làng trồng trọt vì
nó thích hợp với khí hậu, thổ nhưỡng và nhu cầu của con người Kinh tế thị
trường cũng làm thay đổi tinh thần của dân nông thôn vì họ ngày càng có
nhiều kinh nghiệm từ bên ngoài dẫn đến mất đi những lối sống truyền thống.
1.12. Khả năng phục hồi hệ sinh thái
Phục hồi rừng
Rất nhiều rừng bị tổn thất ở Việt Nam có khả năng phục hồi . Phục hồi rừng
tự nhiên từ rẻ hơn rất nhiều và phục hồi về sinh thái nhiều hơn là trồng
rừng . Phục hồi rừng sẽ tiến hành khi khu vực vẫn vòn hạt giống hoặc rễ cây
rừng, hoặc có phần gốc để tái sinh hay là gió thổi và động vật mang lại .
Những khu vực đang tái sinh cần được bảo vệ không bị cháy và động vật
phá hoại cho đến khi lớp thực bì đã hình thành tốt. Trong rất nhiều khu vực
đồi núi trọc bị coi là mất hết hy vọng và áp dụng các biện pháp bảo vệ cơ

bản lại có khả năng tiến hành tái sinh tự nhiên.
Một số điều chế đất có thể dẫn đến tái sinh rừng tự nhiên như trồng keo
Acaciamangium, cây ngắn ngày có tán che, diệt cỏ và cải tạo đất thông qua
việc hấp thụ ni tơ. Khi cây trưởng thành chết đi hay bị chặt hạ, những loài
cây tiên phong thay thế và có thể thành rừng thứ sinh.
Phục hồi đất ướt
Do tính năng động của đất ướt, hầu hết các loài trên đất ướt có khả năng lớn
phát triển và phục hồi . Cần phải duy trì chất lượng nước, sinh vật tầng dưới
cũng phải duy trì, cần phải hiểu và quản lý được các hạn chế về thuỷ văn. Hệ
thực vật thích hợp sẽ trở lại tự nhiên hay có thể tăng nhanh tốc độ bằng cách
trồng lại và hệ chim sẽ trở lại tự nhiên nếu khu vực an toàn và hấp dẫn
chúng. Cá, các loài lưỡng cư và các loài thuỷ sinh khác sẽ lưu lại chừng nào
hệ nước vẫn còn giữ nguyên. Nếu chúng đã hoàn toàn biến mất thì có thể
cần phải nuôi trồng lại .
Khôi phục rạn san hô
Các ran san hô ở tất cả các khu vực đã bị tàn phá rất tồi tệ. Những nơi do ô
nhiễm hay lắng bùn thì không thể khôi phục, nhưng nơi nào điều kiện cho
san hô còn tốt và tổn thất do chất nổ, mìn hay gẫy vỡ các rạn san hô thì có
thể phục hồi sau một thời gian quản lý có tính chất bảo vệ.
Có thể tăng cường phục hồi hoặc xây dựng những rạn mới ở những nơi mà
điều kiện biển thích hợp nhưng có những loài cứng tự nhiên tầng đáy để san
hô có thể đậu lại . Thí nghiệm tại một số nước nhiệt đới khác cho thấy rằng
những cọc bê tông hay thậm chí cả khung xe ô tô cũ thả xuống đáy biển
cũng có thể làm cơ sở cho san hô quy tụ và thu hút những loài cá và những
thuỷ sinh khác. Cũng có khả năng thúc đẩy bằng cách chuyển những mảng
san hô nhỏ vào thành những bè lớn sống chung một nơi mới.
2. Đề xuất về những chính sách và chương trình bảo tồn đa dạng sinh
học
Cải thiện sự phối hợp giữa các ngành
xây dựng một cơ quan quản lý để phối hợp các vấn đề về đa dạng sinh học,

cả ở quy mô quốc gia, tỉnh và huyện.
Động viên nhân dân tham gia voà bảo.4 Vấn đề xuyên biên giới
Đa dạng sinh học không chỉ bó hẹp trong biên giới quốc gia . Vì thế công tác
bảo tồn hữu hiệu hơn đòi hỏi có sự cộng tác tốt hơn và tư vấn quốc tế trong
khu vực. Việt Nam sẽ có lợi trong việc phát triển hơn nữa hợp tác với các
nước láng giềng trên ít nhất 3 phương diện:
Xây dựng khu bảo tồn xuyên biên giới .
Nếu các nước láng giềng có thể đồng ý xây dựng các khu bảo tồn phụ cần
tiếp giáp nhau, hai khu bảo tồn này sẽ có chức năng hỗ trợ lẫn nhau và cả hai
cùng đạt được lợi ích to lớn về các thành tựu sinh học. Mỗi nước sẽ chỉ phải
bảo vệ một đoạn ranh giới nhỏ hơn toàn bộ ranh giới khu bảo tồn. Môi
trường sinh sống được tiếp nối cho các loài hoang dại sẽ lớn hơn bảo vệ
được diện lớn hơn các loài, và hỗ trợ nhiều hơn và vì vậy các quần thể có giá
trị sinh thái hơn đối với các loài này . Tất nhiên, một số diện rộng lớn hơn
các loài trong khu vực như hổ, báo, voi, chim mỏ sừng và trâu bò rừng có
thể tồn tại trên một diện tích rộng mà có thể bất kể một nước nào mình nó
không quy hoạch nổi cho bảo tồn.
Trao đổi kỹ thuật và thông tin
Các nước láng giềng có các kỹ năng khác nhau và trình độ khác nhau về
chuyên môn. Thu xếp cùng nhau chia xẻ những kỹ năng thì thuận lợi hơn là
tìm kiếm sự giúp đỡ của nước ngoài .
Việc quản lý các loài hoang dại cần dựa trên thông tin tốt về nhu cầu và xu
hướng của các loài . Bằng việc cùng nhau đóng góp thông tin, mỗi nước sẽ
có cơ sở thông tin lớn ơn dựa vào đó mà ra quyết định. Thông tin về tiến
triển của các loài hoang dại, nạn lửa rừng, các nhóm săn trộm v.v có thể có
giá trị cho nước láng giềng trong việc đảm bảo duy trì môi trường.
Hợp tác cùng nhau giải quyết khó khăn
Những khó khăn như nạn lửa rừng, săn trộm ở vùng đệm, buôn lậu và buôn
bán các loài hoang dại có thể giải quy,Mết hữu hiệu hơn việc phối hợp giữa
hai nước hơn là mỗi nước tự làm riêng rẽ các chương trình riêng của mình,tổ

chức tham quan học tập sang các nước láng giềng, thực hiện thoả thuận chia
xẻ thông tin (mạng lưới dữ liệu đa dạng sinh học) và trao đổi chuyên gia và
khảo sát lập kế hoạch xây dựng các khu bảo tồn xuyên biên giới .
tồn rừng
Một số giải pháp bảo vệ đa dạng sinh học và hạn chế ô nhiễm môi trường
Các vùng nuôi tôm đang bị ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng.
Việt Nam nằm trong khu hệ rừng mưa nhiệt đới nên rừng nước ta nổi tiếng về tài nguyên gỗ
và đa dạng sinh học. Tuy nhiên, diện tích rừng đã bị thu hẹp nhanh chóng, hàng năm có
khoảng 100.000 ha rừng bị mất. Rừng ngập mặn đã giảm 80%, khoảng 96% các rặng san hô
bị đe doạ huỷ hoại nghiêm trọng. Do mất nơi cư trú nhiều loài đã bị tuyệt chủng hoặc bị suy
thoái như: heo vòi, tê giác, các loài bò rừng, công, trĩ, gỗ đỏ (La Ngà, Đồng Nai), gụ mật
(Kỳ Thượng), táu (Hương Sơn), nghiến (Chí Linh) và nhiều loài khác như sao, sến, trò chỉ,
hoàng đàn Trong sách đỏ Việt Nam đã ghi 407 loài động vật và 448 loài thực vật là những
loài quý hiếm đang bị đe doạ. Áp lực ô nhiễm môi trường nông nghiệp từ phân bón đang có
xu hướng gia tăng; việc sử dụng phân bón tuy chưa gây những ảnh hưởng nghiêm trọng cho
chất lượng môi trường nông nghiệp, tuy nhiên tiềm ẩn nguy cơ tích luỹ một số kim loại nặng
độc hại (Cu, Cd, Zn, Pb ) Áp lực ô nhiễm môi trường đất, môi trường nước và chất lượng
nông sản bị suy giảm do sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và bảo quản chưa đúng quy định nên
đã gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí và nông sản gây nhiều hậu quả nghiêm
trọng. Suy thoái môi trường đất do sa mạc hoá khá nghiêm trọng trong nông nghiệp Việt
Nam đặc biệt tại một số tỉnh miền Trung (Ninh Thuận, Quảng Trị, Quảng Bình ) khoảng
7.055.000 ha.
Nhằm bảo vệ đa dạng sinh học và hạn chế ô nhiễm môi trường, tại hội nghị tập huấn nâng
cao nhận thức bảo vệ môi trường Ngành NN và PTNT diễn ra ngày 13/06/2009 tại Nghệ An,
Bộ NN và PTNT đã đề ra một số giải pháp sau:
- Đối với các làng nghề các cơ quan Nhà nước cần tiến hành, quy hoạch, tổ chức, phân bố lại
sản xuất tại các làng nghề cho phù hợp với tính chất đặc thù của tưng loại hình làng nghề.
Đối với người sản xuất và cộng đồng tại các làng nghề tăng cường công tác phổ biến, giáo
dục, tuyên truyền vận động về vệ sinh môi trường, an toàn lao động đến tận hộ sản xuất cá
thể và tổ chức xã hội. Đối với người chủ sản xuất tại các làng nghề cần tuân thủ các quy định

về vệ sinh môi trường một cách chặt chẽ.
- Trong lĩnh vực chế biến nông, lâm sản cần chú trọng công tác quy hoạch sản xuất chế biến.
Giải pháp xử lý nước thải bằng biogas cần được khuyến cáo rộng rãi. Chú trọng công tác
quy hoạch sản xuất chế biến; đầu tư công tác nghiên cứu khoa học về các công nghệ chế
biến sạch hơn
- Xây dựng và triển khai các chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi "sạch", hỗ trợ xây
dựng các công trình xử lý chất thải chăn nuôi. Quy hoạch chăn nuôi và đẩy mạnh quản lý
nhà nước về môi trường trong chăn nuôi. Tăng cường hợp tác trong và ngoài nước về nghiên
cứu khoa học và chuyển giao công nghệ nhằm bảo vệ môi trường trong chăn nuôi.
- Lôi cuốn cộng đồng ngư dân tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường. Nâng cao nhận
thức về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững trong ngành thuỷ sản. Trong quá trình phát
triển, hoạt động môi trường của ngành thuỷ sản cần phải phối hợp với các ngành kinh tế
khác, đặc biệt là những ngành kinh tế phát triển trên biển và ở ven biển như du lịch, cảng
biển, giao thông
- Giám sát chặt chẽ sử dụng các hoá chất dùng trong nông nghiệp như phân bón, thuốc bảo
vệ thực vật. Tổ chức thu gom, xử lý, chôn lấp tập trung chất thải rắn, chất thải nguy hại để
hạn chế ảnh hưởng đến môi trường nói chung và nguồn nước xung quanh. Ưu tiên đầu tư
phát triển và bảo vệ rừng cũng như các biện pháp hoàn nguyên môi trường ở những khu vực
đã bị sa mạc hoá, các khu vực bị ảnh hưởng mạnh của xói mòn rửa trôi. Tuyên truyền, phổ
biến, giáo dục, nâng cao nhận thức về quản lý bảo vệ rừng; đặc biệt nâng cao trách nhiệm
của chủ rừng, chính quyền các cấp và sự tham gia của các ngành các tổ chức xã hội vào bảo
vệ rừng.
Nguyên nhân suy giảm và giải pháp bảo vệ đa dạng sinh học Vườn quốc gia Yok Đôn
1. Nguyên nhân trực tiếp.
Khai thác gỗ Các loài cây bị khai thác như giáng hương, gõ đỏ, gụ mật, cẩm thị, cẩm lai,
căm xe
Trên 90% các hộ gia đình trong vùng làm nhà gỗ. Đây là vấn đề không thể giải quyết một
cách dễ dàng. Một bộ phận dân chúng hiểu biết hạn chế thì họ cho rằng việc khai thác bất
hợp pháp là một nguồn thu nhập quan trọng cho gia đình họ. Tình hình vi phạm Luật bảo vệ
và phát triển rừng, nhất là hành vi khai thác gỗ ngày càng tăng, điều này đòi hỏi công tác bảo

vệ rừng, ngăn chặn khai thác gỗ cần phải chú trọng hơn.
Lấn chiếm đất mở rộng diện tích canh tác. Việc mở rộng diện tích đất nông nghiệp sẽ làm co
hẹp diện tích phân bố tự nhiên và đe dọa trực tiếp đến sự tồn tại của các loài thực vật bản địa
và các loài quý hiếm khác. Bên cạnh đó, các hoạt động của con người trong nông nghiệp còn
ảnh hưởng trực tiếp đến tài nguyên thực vật như mang theo các mầm mống cỏ dại xâm
chiếm sinh cảnh của các loài bản địa.
Khai thác lâm sản ngoài gỗ. Đây là hoạt động xảy ra rất phổ biến trên địa bàn. Kết quả
phỏng vấn cho thấy, lâm sản ngoài gỗ chủ yếu là chai cục và dược liệu. Ngoài ra có nhiều
loài cây dược liệu được thu hái, đặc biệt là bài thuốc Ma coong gồm loài hồng bì rừng và
bán tràng đang được thu hái với số lượng lớn và có nguy cơ khan hiếm. Việc khai thác các
loài cây này rất dễ dàng đối với người dân, họ có thể thu hái chúng trong phạm vi của Vườn
quốc gia Yok Đôn. Loại thảo dược này rất được ưa dùng bởi khách du lịch, hầu như ai cũng
tìm mua khi đến thăm địa phương.
Lửa rừng. Hàng năm vẫn xảy ra các vụ cháy rừng vào mùa khô,. Không có một vụ cháy tự
nhiên nào xảy ra, tất cả đều là do người dân sống trong khu vực gây nên. Họ đi vào rừng để
thu hái lâm sản, làm rẫy vô ý gây ra các vụ cháy ảnh hưởng trực tiếp đến các loài cây tái sinh
và các loài cây thân thảo, cây con, chồi non, đồng thời hủy diệt phần lớn các sinh vật đất.
Chính vì lửa rừng tác động nên việc tái sinh của cây họ dầu gia tăng rất lớn. Đây là kiểu tái
sinh đặc trưng, độc đáo của hệ sinh thái rừng thưa cây họ dầu. Do một chồi có thể tái sinh
nhiều lần nên dẫn đến tỷ lệ rỗng ruột của cây họ dầu tăng cao so với các loài cây khác, đây là
nguyên nhân làm giảm giá trị về chất lượng gỗ.
Chăn thả gia súc và sự xâm lấn của các loài ngoại lai. Người dân trong vùng có tập quán
chăn nuôi gia súc theo phương thức thả rông. Hầu hết trâu bò được thả vào rừng và chỉ mang
về nhà khi có nhu cầu sử dụng. Hiện tượng này đã gây nên sự tàn phá trên diện rộng các loài
cây tái sinh. Các loài ngoại lai phổ biến là mai dương và đơn buốt. Sự xâm nhập của các loài
này mới chỉ dừng lại ở phạm vi vùng đệm và dọc theo hai bên bờ sông Srêpôk. Sự nguy hại
của chúng đối với thực vật bản địa tuy chưa được thể hiện rõ ràng song đó là một vấn đề cần
được quan tâm, chú ý, cần có các biện pháp khống chế sự bùng phát, xâm nhập của chúng
vào rừng để bảo vệ sinh cảnh cho các loài bản địa và các loài quý hiếm khác.
2 Nguyên nhân gián tiếp.

Gia tăng dân số. Điều này kéo theo nhu cầu về đất canh tác, nhà ở và gỗ làm nhà, ảnh hưởng
nghiêm trọng đến nguồn tài nguyên thực vật và đa dạng sinh học. Đây là nguy cơ quan trọng
tác động đến tài nguyên thực vật Vườn quốc gia Yok Đôn.
Đói nghèo. Nguyên dẫn vì diện tích đất sản xuất thấp 0,183ha mà còn do lập địa đất canh tác
rất xấu, bạc màu, khí hậu khắc nghiệt, chưa có kinh nghiệm áp dụng khoa học kỹ thuật vào
sản xuất nông nghiệp.
Nhận thức. Nguyên nhân là do trình độ dân trí thấp. Nhiều người cho rằng tài nguyên rừng là
vô tận nên luôn luôn muốn tìm cách khai thác và khai thác một cách cạn kiệt khi có cơ hội
Hiệu lực pháp luật và chính sách. Hiệu lực thi hành pháp luật trong cộng đồng và cán bộ địa
phương còn hạn chế, hành lang pháp lý chưa đủ mạnh. Kiểm lâm thường xuyên bị đe dọa
bởi những đối tượng có hành vi khai thác trộm lâm sản. Việc nâng cao năng lực kỹ năng về
bảo tồn đa dạng sinh học và thực thi pháp luật cho kiểm lâm chưa ngang tầm nhiệm vụ.
Ảnh hưởng của kinh tế thị trường. Kinh tế thị trường đã dẫn đến sự phân hóa xã hội sâu sắc,
nhu cầu về vật chất ngày càng tăng thúc đẩy người dân vào rừng khai thác lâm sản để phục
vụ nhu cầu của bản thân và gia đình. Mỗi khi các sản phẩm từ rừng có giá trị kinh tế cao thì
đó là động lực kích thích sự khai thác của cộng đồng. Lợi nhuận từ việc khai thác lâm sản,
đặc biệt là gỗ quý hiếm làm cho nhiều người bất chấp các hành vi vi phạm pháp luật để vào
rừng khai thác trộm nhằm thu lợi bất chính.
3. Giải pháp bảo tồn.
Nâng cao nhận thức cho lãnh đạo từ cấp tỉnh đến các cấp chính quyền địa phương thông qua
hội thảo bảo tồn và phát triển. Đối với người dân tổ chức các hội thảo chuyên đề về tầm
quan trọng của đa dạng sinh học và bảo tồn có sự tham gia của người dân cho từng nhóm đối
tượng, để sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, phổ biến pháp luật, giáo dục môi
trường Tổ chức các nhóm tuyên truyền do lực lượng thanh niên làm nòng cốt có sự tham
gia của cộng đồng.
Nâng cao đời sống cộng đồng
Tăng cường phổ biến thể chế pháp luật cho cộng đồng. Có những chính sách hỗ trợ đối với
người dân thông qua kế hoạch hoạt động trên nguyên tắc có sự quản lý, giám sát thông qua
hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật (hệ thống mở). Đề xuất xây dựng, hoàn thiện
khung thể chế, tăng cường năng lực quản lý, bảo tồn cho các đơn vị, ngành liên quan. Đặc

biệt chú trọng xây dựng quy chế phối kết hợp trong công tác bảo vệ rừng với buôn, làng,
chính quyền địa phương (ban lâm nghiệp xã) và các đơn vị trên địa bàn tham gia công tác
bảo tồn. Tiến hành xây dựng hương ước quản lý bảo vệ rừng cho cộng đồng nhằm chia sẻ
quyền lợi, trách nhiệm trong công tác quản lý, bảo vệ rừng. Thi hành luật pháp một cách
nghiêm túc triệt để trong công tác bảo tồn.
Kiểm soát nhu cầu thị trường. Tăng cường lực lượng kiểm lâm cả số lượng và chất lượng
cũng như trang thiết bị, phương tiện cho công tác tuần tra, kiểm soát bảo vệ rừng một cách
hiệu quả các vùng, mùa trọng điểm tác động. Xây dựng các tổ, đội tuần rừng theo buôn, xã
theo các chương trình trồng rừng. Xây dựng đội cơ động với nhiều thành phần cùng tham gia
của các ban, ngành chức năng trong công tác bảo vệ rừng. Căn cứ vào hiện trạng nguồn tài
nguyên hiện có của địa phương, hạn chế khai thác đối với các nguồn đang trong giai đoạn
phục hồi, nghiêm cấm khai thác các nguồn đã bị cạn kiệt, song song với việc khai thác, tiến
hành thuần hóa và áp dụng khoa học, công nghệ để nhân giống, phát triển nguồn tài nguyên
ở bên ngoài rừng (bằng các mô hình kinh tế vườn rừng, trang trại, bảo tồn chuyển vị ), đó là
biện pháp hữu ích của sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên. Dựa vào nhu cầu thị trường để tiến
hành sản xuất, xây dựng một số mô hình sản phẩm thay thế nhằm hạn chế sử dụng tài
nguyên từ rừng tự nhiên (gỗ, lâm sản ngoài gỗ, chất đốt ).
I. Hệ sinh thái Việt Nam:
Việt Nam được quốc tế công nhận là một trong những quốc gia có tính đa dạng sinh
học cao nhất thế giới, với nhiều kiểu rừng, đầm lầy, sông suối, rạn san hô tạo nên môi
trường sống cho khoảng 10% tổng số loài chim và thú hoang dã trên thế giới.
Việt Nam được Quỹ Bảo tồn động vật hoang dã (WWF) công nhận có 3 trong hơn
200 vùng sinh thái toàn cầu; Tổ chức bảo tồn chim quốc tế (Birdlife) công nhận là một trong
5 vùng chim đặc hữu; Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) công nhận có 6 trung
tâm đa dạng về thực vật.
Việt Nam còn là một trong 8 "trung tâm giống gốc" của nhiều loại cây trồng, vật nuôi,
trong đó có hàng chục giống gia súc và gia cầm. Đặc biệt các nguồn lúa và khoai, những loài
được coi là có nguồn gốc từ Việt Nam, đang là cơ sở cho việc cải tiến các giống lúa và cây
lương thực trên thế giới.
Hệ sinh thái của Việt Nam rất phong phú, bao gồm hơn 11.458 loài động vật, hơn

21.000 loài thực vật và khoảng 3.000 loài vi sinh vật, trong đó có rất nhiều loài được sử
dụng để cung cấp vật liệu di truyền.
1.1. Đa dạng về hệ sinh thái:
Hệ sinh thái động vật gồm: 310 loài thú, 840 loài chim, 286 loài bò sát, 3.170 loài cá,
7.500 loài côn trùng và các động vật xương sống khác. Trong 30 năm qua, nhiều loài động
thực vật được bổ sung vào danh sách các loài của Việt Nam như:
+ 5 loài thú mới là sao la, mang lớn, mang Trường Sơn, chà vá chân xám và thỏ vằn
Trường Sơn,
+ 3 loài chim mới là khướu vằn đầu đen, khướu Ngọc Linh và khướu Kon Ka Kinh
+ Khoảng 420 loài cá biển và 7 loài thú biển. Nhiều loài mới khác thuộc các lớp bò
sát, lưỡng cư và động vật không xương sống cũng đã được mô tả.
Hệ sinh thái thực vật gồm: 11.373 loài thực vật bậc cao có mạch, khoảng 1.030 loài
rêu, 2.500 loài tảo, 826 loài nấm… tính từ năm 1993 đến năm 2002, các nhà khoa học đã ghi
nhận thêm 2 họ, 19 chi và trên 70 loài mới. Tỷ lệ phát hiện loài mới đặc biệt cao ở họ Lan
Hệ sinh thái đất ngập nước với 39 kiểu, bao gồm: đất ngập nước tự nhiên 30 kiểu, đất
ngập nước ven biển 11 kiểu, đất ngập nước nội địa 19 kiểu, đất ngập nước nhân tạo 9 kiểu
Hệ sinh thái biển, hệ sinh thái rừng

×