Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Đề thi học kì II văn 12 ( có đáp án)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.34 KB, 2 trang )

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II.
MÔN: NGỮ VĂN 12
THỜI GIAN: 120 PHÚT
Câu 1 ( 2 điểm): Nêu ý nghĩa hình tượng con cá kiếm trong đoạn trích “Ông
già và biển cả” (Hê-minh-uê) – SGK Ngữ văn 12 tập II.
Câu 2 (3 điểm): Viết một bài văn nghị luận ngắn khoảng 400 chữ để nêu suy
nghĩ của anh (chị) về câu nói sau đây của nhà văn Lỗ Tấn: “ Trên đường thành
công không có dấu chân những người lười biếng”.
Câu 3 (5 điểm): Phân tích hình tượng rừng xà nu và nhân vật Tnú trong
truyện ngắn “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành để thấy được sức sống
mãnh liệt và tinh thần kiên cường bất khuất của Tây Nguyên anh hùng trong
cuộc kháng chiến chống Mĩ cưú nước.
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II.
MÔN: NGỮ VĂN 12
THỜI GIAN: 120 PHÚT
Câu 1 ( 2 điểm): Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần nêu được
các ý sau:
- Con cá kiếm ( Ông già và biển cả - Hê-minh-uê) là đối thủ ngang tài
ngang sức với con người:Có phẩm chất kiên cường, dũng cảm: là hình
ảnh của thiên nhiên kì vĩ, cho thấy mối quan hệ giữa thiên nhiên và con
người có thể vừa là bạn vừa là đối thủ. Vẻ đẹp kiêu hùng của con cá góp
phần làm nổi bật sự cao cả của ông lão Xan-ti-a-gô.
- Con cá kiếm còn là hình ảnh của ước mơ, của lí tưởng mà mỗi con người
thường theo đuổi trong cuộc đời.
Câu2 (3 điểm):
a. Yêu cầu về kĩ năng:
Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội có kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu
loát, không mắc lỗi chính tả , lỗi dùng từ và ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức:
Thí sinh có thể đưa ra những ý kiến riêng và trình bày theo nhiều cách
khác nhau nhưng cần nêu bật được các ý chính sau:


- Hiểu được ý nghĩa câu nói của Lỗ Tấn: Muốn thành đạt trong cuộc sống
và công việc thì không thể lười biếng. Chú ý cách nói hình ảnh, hàm súc:
“đường thành công”, “dấu chân”…
- Đánh giá nhận định của nhà văn: Hoàn toàn đúng đắn, đưa lí lẽ và dẫn
chứng để khẳng định tác hại của sự lười biếng, đồng thời nêu sự cần thiết
của đức tính cần cù chăm chỉ trong học tập, lao động, nghiên cứu…
- Bàn luận: Đấu tranh với tính lười biếng là đấu tranh với chính bản thân
mình, thế hệ trẻ càng phải chú ý việc này. Cần cù chăm chỉ cũng cần kết
hợp với phương pháp khoa học hợp lí thì mới đạt được thành công…
- Rút ra phương hướng bài học cho bản thân.
Câu 2 ( 5 điểm)
a. Yêu cầu về kĩ năng:
Biết cách làm bài văn nghị luận về một tác phẩm văn xuôi, có kết cấu chặt
chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả , lỗi dùng từ và ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức:
Yêu cầu trình bày được các ý sau:
- Hình tượng cây xà nu:
+ Xuất hiện trong tư thế sự sống đối mặt với cái chết, sự sinh tồn đang đứng
trước mối đe dọa diệt vong.
+ Ý nghĩa tả thực: Cây họ thông, có vẻ đẹp man dại, gắn bó với người làng Xô
Man.
+ Ý nghĩa tượng trưng: Sự đau thương mất mát do tội ác kẻ thù, phẩm chất anh
hùng bất khuất của người Tây Nguyên, sức sống bất diệt luôn hướng vế ánh
sáng cách mạng.
- Hình tượng nhân vật Tnú:
+ TNú mang phẩm chất, tính cách của người anh hùng.
+ Số phận đau thương: Vợ con bị giết, bản thân anh bị tra tấn.
+ Những đau thương mất mát và phẩm chất anh hùng của Tnú cũng là đau
thương mất mát và phẩm chất anh hùng của dân làng Xô Man. Và chỉ có cầm vũ
khí đứng lên, mới là con đường sống duy nhất, mới bảo vệ được những người

thân yêu, bảo vệ những gì thiêng liêng.Số phận Tnú gắn liền với số phận cộng
đồng, câu chuyện về cuộc đời Tnú là câu chuyện của một thời, một nước.Nhân
vật của Nguyễn Trung Thành mang ý nghĩa sử thi.
- Mối quan hệ giữa hai hình tượng rừng xà nu và nhân vật Tnú: gắn bó
khăng khít với nhau, bổ sung cho nhau để trở nên hoàn chỉnh. Rừng xà nu sẽ
không thể trải mãi tới chân trời, trong màu xanh bất diệt, khi con người chưa
thấm thía bài học “chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo” rút ra từ cuộc đời
Tnú. Mặt khác Tnú và dân làng buộc phải cầm súng là là để bảo vệ những người
thân yêu, bảo vệ những cánh rừng, là giữ gìn sự sống của Tổ Quốc, của nhân
dân. Đó là con đường duy nhất lúc bấy giờ.
- Nghệ thuật mang tính sử thi và cảm hứng lãng mạn của nhà văn trong khắc
họa hình tương cây xà nu và nhân vật Tnú.
CHO ĐIỂM:
- Điểm 4-5: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên đây, kĩ năng phân tích tốt, không
mắc lỗi chính tả, ngữ pháp.
- Điểm 2–3: Đáp ứng yêu cầu ở mức khá, phân tích đủ ý nhưng văn viết
còn thiếu cảm xúc, chưa trôi chảy, có thể mắc 3 – 4 lỗi chính tả, ngữ
pháp.
- Điểm 1: Không nắm vững tác phẩm, không phân tích được tác phẩm theo
yêu cầu đề bài, bài quá sơ sài, mắc nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.
- Điểm 0: Để giấy trắng hoặc chỉ viết vài dòng không rõ ý.
HẾT

×