Kế hoạch bài học
Môn Khoa học ( Lớp 5 )
Người dạy: Nguyễn Thị Minh
Trường: Thực hành Sư phạm Quảng Ninh
Dạy theo phương pháp Dự án
Chủ đề: Tìm hiểu về chất dẻo
Những kiến thức học sinh đã biết liên
quan đến bài học
Những kiến thức mới trong bài cần được
hình thành
- Trong cuộc sống xung quanh chúng ta có
rất nhiều đồ dùng nhựa.
- Tên và công dụng của một số đồ dùng
bằng nhựa thông thường trong đời sống.
- Nguồn gốc, tính chất của chất dẻo.
- Một số đặc điểm, công dụng và cách bảo
quản đồ dùng nhựa trong gia đình.
- Có ý thức sử dụng đồ dùng nhựa hợp lý để
đảm bảo cho sức khoẻ và bảo vệ môi
trường.
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Sau khi học bài này, học sinh:
- Trình bày được nguồn gốc và tính chất của chất dẻo.
- Kể tên một số đồ dùng bằng nhựa, nêu công dụng và đặc điểm của chúng.
- Biết cách sử dụng và bảo quản các đồ dùng nhựa trong gia đình.
2. Kĩ năng:
- Sử dụng và bảo quản đúng cách một số đồ dùng bằng nhựa trong gia đình.
- Bước đầu hình thành được một số kĩ năng: lập kế hoạch, giao tiếp, phỏng vấn, điều
tra, phân tích, tổng hợp và báo cáo.
3. Thái độ:
- Có ý thức bảo quản các đồ dùng nhựa trong gia đình.
- Tuyên truyền cho mọi người cùng sử dụng đồ nhựa và phế thải của nó đúng cách để
đảm bảo cho sức khoẻ và bảo vệ môi trường.
II/ Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Máy vi tính có nối mạng Internet
- Sổ theo dõi dự án cho 4 nhóm
- Giấy A0, thẻ màu, bút dạ
2. Học sinh:
- Vật thật, phế thải từ đồ nhưạ, kéo, giấy màu, bìa, keo
- Phiếu điều tra, câu hỏi phỏng vấn
- Giấy A0, bút dạ, bảng phân công nhiệm vụ( nhóm )
- Đồ dùng hóa trang đóng tiểu phẩm
Iii/ Phương pháp
- Học theo dự án
- Quan sát, đàm thoại
- Điều tra, phỏng vấn
- Sắm vai
III/ Các hoạt động dạy học
TG Nội
dung
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học
sinh
Đồ dùng
Bước 1: Lập kế hoạch – Thực hiện trong 1 tiết chính khoá
2 phút Lựa
chọn
chủ đề
Hỏi: Chúng ta đang học
chương vật chất và năng
lượng và đã được biết về
một số vật liệu thường dùng
trong đời sống. Hãy kể tên
các vật liệu đó?
G: Hôm nay chúng ta tìm
hiểu thêm về một loại vật
liệu cũng rất gần gũi với
cuộc sống, đó là “Chất
dẻo”. Bài này sẽ được học
theo phương pháp “học theo
dự án”.
- HS nêu ( Tre, mây, song,
sắt đồng, nhôm, đá vôi,
gạch ngói, xi măng, thủy
tinh, cao su)
-HS: lắng nghe
- Nhắc tên chủ đề dự án
- Gắn bìa tên
chủ đề
10phút Xây
dựng các
tiểu chủ
đề
Hỏi: Với chủ đề Chất dẻo,
theo các em, chúng ta cần
tìm hiểu những nội dung
gì ?
- Ghi kết quả trả lời của HS
vào các thẻ trống.
- Gọi HS nhận xét về các ý
kiến đã nêu.
- Tổ chức cho HS phát triển
mạng ý tưởng.
- Thảo luận với HS để lược
bớt các ý kiến trùng nhau và
hình thành các nhiệm vụ của
dự án.
- HS trả lời
- HS nhận xét, trả lời
- Trao đổi theo cặp, ghi
nội dung vào phiếu màu
và gắn lên bảng
- Cùng GV chọn lọc
những nội dung để thực
hiện dự án.
- Bìa thẻ màu
trống
- Bìa thẻ màu
Bút dạ
28
phút
Lập kế
hoạch
thực
hiện dự
án
- Cho HS nêu các nhiệm vụ
cần thực hiện của dự án .
Nối tiếp nhau nêu:
1. Chất dẻo có nguồn gốc
từ đâu? Chất dẻo có vai
trò gì trong đời sống?
2. Chất dẻo có tính chất
gì ? Đồ dùng làm từ chất
dẻo (đồ nhựa) có đặc điểm
- Bìa thẻ màu
trên bảng
- Cho HS lựa chọn nhiệm vụ
theo sở thích, hình thành các
nhóm theo nhiệm vụ:
+ Nhiệm vụ 1: Nhóm 1
+ Nhiệm vụ 2: Nhóm 2
+ Nhiệm vụ 3: Nhóm 3
+ Nhiệm vụ 4: Nhóm 4
- Hướng dẫn các nhóm ghi
sổ theo dõi dự án và phân
công nhiệm vụ trong nhóm
lập kế hoạch.
- Theo dõi, giúp đỡ
- Tổ chức cho HS báo cáo
kết quả thảo luận.
- Theo dõi và nhận xét, bổ
sung
- Hướng dẫn thực hiện một
số kĩ năng ( giao tiếp, tìm
kiếm trên mạng internet,
trình bày trên powerpoint )
gì?
3. Cách sử dụng, bảo quản
đồ dùng nhựa như thế
nào?
4.Sử dụng phế thải đồ
nhựa như thế nào để
không ảnh hưởng đến môi
trường ? - Suy nghĩ và lựa
chọn nhiệm vụ.
- Ngồi theo nhóm
- Lắng nghe và cùng tham
gia
- Thảo luận, xây dựng kế
hoạch thực hiện nhiệm vụ
của nhóm (theo mẫu).
- Các nhóm trưởng lần
lượt báo cáo kế hoạch của
nhóm.
- Các nhóm khác nhận xét,
bổ sung.
- Cùng tham gia hỏi và trả
lời
- máy chiếu
(sổ theo dõi
dự án)
- Bảng phân
công nhiệm
vụ nhóm
Bước 2: Thực hiện kế hoạch dự án và xây dựng sản phẩm ( 4 ngày)
(Hoạt động vào thời gian ngoài giờ lên lớp)
2 buổi
chiều
(14h-
16h)
Thu thập
thông tin
- Theo dõi, hướng dẫn, giúp
đỡ các nhóm ( xây dựng câu
hỏi phỏng vấn, phiếu điều
tra; cách thu thập thông tin,
kỹ năng giao tiếp…)
- Thực hiện theo kế
hoạch:
+ Nhóm 1: Tìm hiểu
nguồn gốc chất dẻo và
vai trò của chất dẻo
trong đời sống.
+ Nhóm 2: Tìm hiểu
tính chất của chất dẻo
và đặc điểm của đồ
nhựa.
+ Nhóm 3: Tìm hiểu
cách sử dụng và bảo
quản đồ nhựa.
-Mạng Internet;
vật thật.
- SGK
Vật thật
- Câu hỏi phỏng
vấn
+ Nhóm 4: Tìm hiểu
cách sử dụng phế thải
đồ nhựa.
-Phiếu điều tra,
phế thải nhựa
2buổi
chiều
(14h-
16h)
Tổng
hợp
thông tin
và hoàn
thành
báo cáo
của
nhóm
Theo dõi, giúp đỡ ( xử lý
thông tin, cách trình bày sản
phẩm của các nhóm)
- Từng nhóm phân tích
kết quả thu thập được
và trao đổi về cách
trình bày sản phẩm.
- Xây dựng báo cáo/
sản phẩm của nhóm.
Máy vi tính,
Giấy, bút, giấy
màu
Đồ nhựa, đồ
chơi từ phế thải
nhựa
Trang phục, đồ
dùng cho tiểu
phẩm …
Bước 3: Báo cáo kết quả trước lớp 35phút ( Sử dụng thời gian ngoài giờ lên lớp)
28
phút
7 phút
Báo cáo
kết quả
Nhìn lại
quá trình
thựchiện
dự án
- Tổ chức cho các nhóm báo
cáo kết quả và phản hồi.
- Nhận xét, bổ sung
- Tổ chức cho HS thực hiện
- Các nhóm báo cáo kết quả:
+ Nhóm 1: Trình chiếu
powerpoint
+ Nhóm 2: Trình bày
sản phẩm (A0) kết hợp
vật thật.
+ Nhóm 3: Đóng tiểu
phẩm
+ Nhóm 4: Phân tích
kết quả điều tra (A0)
và giới thiệu sản phẩm
làm từ phế thải nhựa.
- Các nhóm tham gia
phản hồi về phần trình
bày của nhóm bạn.
-Cùng tham gia và đưa
ra các hoạt động tiếp
nối của dự án:
+ Tuyên truyền mọi
người sử dụng đồ nhựa
đúng cách để không hại
cho sức khoẻ qua lễ
chào cờ, tranh áp
phích.
+ Hướng dẫn các bạn
làm đồ chơi từ phế
phẩm đồ nhựa, tặng
- Máy chiếu
Máy vi tính,
- Bản trình bày
kết quả của các
nhóm, vật thật
- Trang phục, đồ
dùng cho tiểu
phẩm
- Đồ nhựa, đồ
chơi từ phế thải
nhựa
- Kết luận, tuyên dương
nhóm, cá nhân
sản phẩm đẹp cho các
em mẫu giáo.
+ Viết tài liệu cho HS
Tiểu học về Đồ nhựa
quanh em.
- Lắng nghe