Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Cách chế biến một vài món ăn pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (353.21 KB, 13 trang )

Ẩm thực: Gỏi ngó sen chua dịu
Thứ Hai, ngày 24/05/2010, 11:00
(am thuc 24h) - Làm gỏi ngó sen sao cho giòn, trắng mà không bị thâm đen, mong được
các bạn chỉ giúp.
Địa chỉ nhà hàng, quán caf, fasfood, món ăn ngon tất cả có trong Ẩm thực 24H
Nguyên liệu:
•300g ngó sen
•50gcà rốt cắt sợi
•200g tôm sú (khoảng 12 con)
•200gthịtbarọi
•Rau răm, hành phi, ớt cắt sợi, chanh, đậu phộng rang
• Dấm trắng, đường, nước mắm.
Thực hiện:
• Ngó sen chọn loại ngòi viết, cọng nhỏ, chắc, khi ăn sẽ giòn hơn. Chẻ đôi, cắt khúc.
• Hòa hỗn hợp 100ml dấm + 200g đường cho tan. Ngâm ngó sen khoảng trước 1 ngày,
khi ngâm cho vào tủ lạnh. Sau khi ngâm, vớt ra, vắt nhẹ cho ráo nước.
• Thịt luộc chín, cắt sợi tương xứng với cọng sen.
• Tôm hấp chín, bóc vỏ, chẻ đôi.
• Trộn ngó sen, cà rốt, rau răm, hành phi, đậu phộng rang, ớt sợi với nước mắm chua
ngọt.
Nước mắm trộn gỏi:
100ml nước mắm + 200g đường: Nấu cho tan đường, để nguội, nước mắm sẽ kẹo lại như
mật ong.
Khi trộn gỏi cho nước cốt chanh (tùy khẩu vị mà cho chua nhiều hay ít).
Ẩm thực: Tự làm kim chi cải thảo
Nguyên liệu chính: cải thảo 5kg, nước 2,5lít, muối hột 500g.
Nguyên liệu phụ: 1/2 củ cải trắng, hẹ 100g, tép tươi 200g, hồ nếp (một muỗng bột nếp
pha với 300ml nước), nước rong biển 200ml, lá mi-ra-ni 70g (có thể mua ở các cửa hàng
Hàn Quốc).
Gia vị: ớt bột 200g, ớt khô 800g, tỏi bằm 100g, gừng bằm một muỗng nhỏ, bột cá cơm
một muỗng nhỏ, mè đen một muỗng lớn, muối.


Mắm: nước mắm cá cơm 200g, mắm tép 40g.
Cách làm:
- Muối cải thảo: dùng dao chẻ đôi gốc bắp cải thảo, sau đó bẻ bắp cải làm hai, cho một
nửa muối vào hòa tan với lượng nước vừa phải để ngâm. Sau đó, xoa muối đều khắp từng
lớp bẹ cải. Phần thân cải thảo cần xát nhiều muối, phần còn lại thì rải đều cho thấm. Phía
trong bắp cải, phần càng gốc thì càng rắc nhiều muối. Ngâm muối trong vòng năm tiếng,
thường xuyên trở vị trí cho các bắp cải thảo thấm đều.
- Vắt ráo cải thảo: sau khi cải thảo đã ngâm muối, để dưới vòi nước rửa cho trôi muối
khoảng bốn lần. Trải ra mâm, cho ráo nước.
- Nấu nước cây rong biển: cho rong biển vào nước lạnh sau đó đun sôi, để lửa sôi liu riu,
rồi nhắc xuống. Đợi khoảng 20 phút thì vớt rong biển ra cho nguội.
- Pha hồ bột nếp: pha bột nếp với 200ml nước. Đổ 100ml nước vào chảo đun sôi. Sau đó
từ từ đổ nước đã pha bột vào, khuấy cho đều đến khi nước hơi sền sệt rồi nhắc xuống cho
nguội.
- Thái củ cải: củ cải thái sợi mỏng khoảng 2mm.
- Hẹ, hành lá, mi-na-ri: rửa sạch dưới vòi nước, giũ cho khô, sau đó cắt khúc 4cm.
- Tép tươi: ngâm rửa sạch trong nước muối, vớt ra để ráo, rồi bỏ vào máy sinh tố xay
nhuyễn.
- Trộn gia vị: bỏ các nguyên liệu gia vị vào mắm tép, để thấm trong một tiếng, sau đó bỏ
mắm cá cơm, tép tươi và những phụ liệu còn lại vào phủ đều các lá cải. Sau đó cho đều
các nguyên liệu gia vị vào giữa các lá cải, xong gói gọn bỏ vào hộp.
- Đậy túi kín để bảo quản: xếp kim chi khoảng 4/5 hộp, đắp lớp lá xanh bên ngoài đậy
kín.
Canh chua cá lóc
Nguyên liệu:
- 1kg cá lóc
- Vài giọt bạc hà (dọc mùng)
- 5 trái đậu bắp
- 2 trái me
- 100gr giá

- 4 trái cà chua
- 1 trái ớt, xắt miếng
- ½ trái thơm
- 1 muỗng canh nước mắm
- 2 muỗng cà phê hành ( hay tỏi ) khô bằm
- Hành lá, rau ngò gai (mùi tàu), rau om (ngổ), xắt nhỏ
- 1 muỗng cà phê đường
- Bột nêm
Cách làm:
1. Cá làm sạch, xắt khúc vừa ăn, ướp với ít bộtn êm và một nửa số hành khô. Đọt bạc hà
tước vỏ, xắt lát, thả vào chậu nước nhỏ pha muối loãng. Cà chua rửa sạch, bổ cau. Trái
thơm bỏ lõi, xắt lát mỏng. Trái me cạo vỏ, rửa sạch.
2. Bắc nồi lên bếp, phi thơm hành, cho một nửa số cà chua vào tạo màu, cho me và một
tô nước lạnh vào. Nhẹ tay cho cà chua vào, đun lửa vừa phải, canh sôi, vớt bỏ bọt. Lấy
me ra chén, dằm nát, bỏ hạt, vỏ, cho cốt me vào nồi.
3. Cho đậu bắp, cà chua, đọt bạc hà, giá đỗ vào, đun sôi, cho hành tươi và các loại rau gia
vị vào, tắt bếp. Ăn nóng.
Bún Mộc
VẬT LIỆU
1. Nước dùng:
Tùy ý nấu ít nhiều nhân phân lượng chuẩn lên.
- Hầm 300gr xương heo hay xương gàvới 3 lít nước + 50gr hành tím nướng, rửa sạch + 2
muỗng cà phê muối. Hầm nhỏ lửa lấy khoảng 2, 5 lít nước dùng. Khi hầm vớt bọt liên tục
cho trong nước, hầm xong vớt bỏ xác xương, hành lược lại qua rây.
- Nếu có nồi áp suất, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của mỗi kiểu nồi, cho xương, nước,
hành, muối vào nấu, không cần vớt bọt, nước xương hầm nồi áp suất luôn luôn trong, sau
khi nấu chỉ cần luợc lại qua rây.
- Nếu muốn thêm thịt gà, sườn heo non thì tính: Cứ mỗi ký thịt gà hay sườn thì cho
thêm 2,5 lít nước. Thả gà, sườn non vào hầm chung với xương, canh chừng thịt nào vừa
chín tới là vớt ra, đừng để rục chung với xương. Nếu dùng nồi áp suất thì không nấu

chung thịt gà, sườn với xương được. Phải nấu xương riêng, khi có nước dùng rồi mới cho
qua nồi thường và nấu thêm với sườn, thịt gà.
- Thịt gà, sườn non phải tầm ướp trứơc khi nấu. Gà chặt làm hai mỗi con, sườn non chặt
miếng cỡ 2 ngón tay, trước khi hầm phải ướp mỗi kg thịt với: 1,5 muỗng cà phê muối +
1/2 muỗng cà phê tiêu + 1 muỗng súp hành tím băm, để qua 30 phút mới hầm. Thịt gà
chín xong, để nguội, tùy ý chặt miếng hay xé sợi.
- Tùy ý nêm lại nước dùng hoặc nấu lạt để tùy thực khách nêm riêng khi ăn.
2. Phần mộc:
Nếu không mua được giò sống làm sẵn (mộc) các bạn hãy làm từng ít một thịt nạc heo,
cắt miếng nhỏ vụn rồi dùng máy xay cắt hoặc máy nghiền, xay nghiền thịt qua hai ba lần
hoặc hơn nữa cho thịt thật nhuyễn mịn rồi mới chế biến.
- Phần giò chiên
Giò sống vo viên tròn cỡ đầu ngón tay cái, chiên vàng trong chảo nhiều dầu, vớt ra để ráo
dầu.
- Phần giò mộc:
Giò sống vo viên tròn cỡ đầu ngón tay cái thả luộc chín trong nồi nước dùng, khi nào
viên mộc chín sẽ nổi lên.
- Giò nấm:
Trộn cứ mỗi 300gr giò sống với 15gr nấm mèo ngâm nước cho nở mềm, cắt bỏ gốc rể,
băm nhuyễn + 1 muỗng cà phê hành tím băm, nêm lại với 1/3 muỗng cà phê muối tiêu
tùy khẩu vị, vo viên cỡ đầu ngón tay cái, thả vào nồi nước dùng, luộc chín, khi giò chín
sẽ nổi lên.
- Giò lụa, giò quế (chả lụa, chả quế) tùy thích cắt miếng dày mỏng vừa đủ ăn.
3. Phần phụ gia:
Hành tím lột vỏ, cắt lát mỏng, phi vàng với dầu. Hành lá, rửa cắt gốc rể, cắt lấy phần củ
khoảng 5cm, phần lá cắt nhỏ; ngò lá xắt nhuyễn, hành tây chẻ bốn cắt ngang lát mỏng. Ớt
tươi băm, xào chín với ít dầu tỏi. Mắm tôm, nước mắm nguyên chất, chanh ớt tươi. Rau
ăn kèm gồm: Bắp chuối, rau muống bào, rau thơm, giá sống
4. Trình bày món ăn:
Trụng lại từng phần bún trong nước sôi, cho vào tô, sắp vào 1 miếng sườn non, 4 - 6

miếng giò chiên, giò nấm, giò mộc, hai lát giò lụa, giò quế, 1 hoặc 2 hành củ trụng
châm nước dùng ngập mặt bún, trải hành ngò, hành tây, hành phi, rắc thêm ít tiêu. Dọn
rau ăn kèm, tùy ý nêm lại với mắm tôm hoặc nước mắm nguyên chất, chanh ớt.
Gỏi bạc hà
Bạc hà là một thứ rau thường dùng để nấu canh chua, người miền Bắc hay gọi là dọc
mùng, có người làm dưa chua, chấm với nước cá kho rất bắt cơm, là một món ăn dân dã
mà không tốn kém.
Mời các bạn cùng tôi dùng thử bạc hà làm gỏi, ăn xem có ngon hơn mấy món gỏi khác
không nhé
Vật liệu
- 2 bẹ bạc hà to, ( hoặc một bao mua ở tiệm tàu bó sẳn )
- 200g tôm đất
- 100 g thịt ba rọi ( ba chỉ )
- 50g đậu phộng
- Nước mắm, tỏi, ớt, đường, muối, và một trái chanh , hai muỗng canh dấm và các loại
rau thơm để trộn vào gỏi
Cách làm:
Bạc hà tước sạch sơ ở ngoài, xắc mỏng , rồi bóp với muối, dấm để khoảng 2 phút.( Bạc
hà nhớ xã cho nhiều nước, thật kỹ nếu không có thể ăn bị ngứa )
Sau đó đem xả nước cho sạch và vắt cho thật ráo, để vào tô lớn , cho chanh vừa đủ độ
chua. Trộn thêm chút nước mắm, đường cho dịu chất chua lại.
Tôm đất rửa sạch cho vào hấp chín. Lấy ra lột vỏ bỏ đầu.
Thịt heo luộc chín, thái miếng dài, mỏng
Đậu phộng rang cho vàng, đâm cho vừa nhuyễn,
Tỏi băm nhuyễn, ớt băm nhuyễn, đường, nước mắm, chanh dùng để làm nước chấm chua
ngọt, bạn nêm nếm cho vừa ăn.
Thường thì nêm hơi ngọt một chút vì gỏi đã có vị chua sẳn.
Rau thơm cắt nhỏ, để vài nhánh lại để trình bày
Sau đó cho bạc hà vào đĩa trộn đều rau thơm, đậu phộng , tôm, thịt
Trãi lên mặt gỏi một chút tôm, đậu phộng và vài cọng rau thơm lên trên cho đẹp.

Khi ăn, nhớ ăn kèm với rau thơm.
Chúc các bạn thành công và ngon miệng.
Chè Bưởi
Vật liệu:
- Bưởi tươi lột vỏ
- Bột mì tinh hay còn gọi là bột năng
- Đậu xanh cà
- Đường
- Muối
- Nươc hoa bưởi
- Nước cốt dừa
Cách làm:
- Vỏ bưởi gọt bỏ vỏ xanh bên ngoài, xắt thành sợi (như cọng bôt khoai), cho muối vào
trộn đều, xong bóp rửa xả với nước thật nhiều lần cho hêt chất mặn và cũng hết chât the
của vỏ bưởi xong vắt cho thât khô.
- Cho bột năng vào một cái tô lớn, từ từ cho từng sợi vỏ bưởi vào lăn khô cho đều (Vó
bưởi sẽ được bao bọc bằng một lớp bôt năng khô).
- Cho một nồi nước lớn nấu cho thật sôi thả vỏ bưởi vào luộc (nhớ thả vào nồi từ từ đừng
đổ ụp vào một lần thì sẽ đem đổ hết vào thùng rác đó), khi thấy từng sợi vỏ bưởi nổi lên
nồi nước đang sồi thì vớt ra cho vào một thau nước lạnh lớn ngâm.
- Đậu xanh ngâm vài giờ cho nở, đem hấp chín Nấu một nồi nước đường (tuỳ theo mỗi
người thích ăn ngọt cở nào mà nấu) cho đậu xanh và vỏ bưởi đã chín vào. Chè phải hơi
sánh/đặc thì mới ngon. Khi ăn múc ra chén or ly và cho thêm nước cốt dừa đà thắng kẹo
lên trên
Cách thắng nước dừa:
Dừa lon cho vào nồi nấu cho sôi. Lấy một chén nước lạnh pha với 1 muỗng cafe bột năng
quậy đều, từ từ cho vào nồi nước dừa đang sôi khi thấy nước dừa hơi đặc thì ngưng cho
tí đường, muối cho vừa ăn tắt lửa
Sườn Xào Chua Ngọt (cách làm 2 )


Đây là 1 món ăn thông thường của người Hoa, bạn có thể tìm thấy dễ dàng trong những
tiệm bán đồ ăn Tàu.
Nguyên liệu :
- 1 ký thịt heo phi-lê, cắt miếng nhỏ
- 1 muỗng cafe muối
- 1 chút tiêu
- 1 tép tỏi nghiền nát
- 10 muỗng canh bột mì
- 1 trái trứng gà đánh hơi dậy lên
- 1 trái dưa leo, 1 củ cà rốt, 1 trái ớt xanh, 1 củ hành tây, tất cả cắt lát mỏng.
Nguyên liệu cho phần sốt chua ngọt :
- 2/3 chén giấm
- khoảng 1,5 chén nước
- 4 muỗng canh bột bắp
- 4 muỗng canh đường
- 6 muỗng canh xì dầu
- các thứ sau đây, mỗi thứ 2/3 chén : gừng, hành, củ cải đỏ, thái lát mỏng.
Cách làm :
- ướp thịt và mưới, tiêu, tỏi.
- trộn bột, trứng gà, và 2 muỗng canh nước, nhồi bột cho sệt lại.
- trộn chung thịt và bột.
- bắc chảo dầu nóng, lửa vừa, thả từng cục thịt nhỏ vào chiên, dầu ngập thịt. Chiên đến
khi thịt vàng đều thì vớt ra, để ráo dầu.
- hơ nóng chảo, cho khoảng gần 2 muỗng canh dầu ăn, xào rau củ khoảng 3-5 phút, sau
đó trộn thịt và rau xào với nhau.
Tưới thêm nước sốt lên trên.
Cách làm sốt chua ngọt :
- Pha loãng bột bắp, đường và nước.
- Thêm giấm, xì dầu. Nêm nếm chua chua ngọt ngọt
- Bắc lên bếp, lửa riu riu, khuấy đều tay để bột không bị đóng cục, cho đến khi sốt sệt lại.

- Các thứ nguyên liệu còn lại cho vào sau cùng.Món này ăn nóng, cùng cơm trắng.
Bún Ốc

I/.Nguyên liệu và sơ chế :
_ Ốc Bươu ( Ốc Mít ) to, béo càng tốt
_Cà chua vài quả nhỏ vừa, bổ miếng cau, để thả nồi nước dùng, thêm khoảng hai quả nữa
thì bỏ hạt, thái nhỏ để xào lấy mầu
_ Hạt hoặc bột Điều, ( hạt Điều mầu đỏ, nho nhỏ ) để xào với ốc làm mầu đỏ dẹp
_ Dấm bỗng ( từ bỗng rượu, là yếu tố quan trọng nhất trong vị Bún Ốc )
_ Gia vị , rau ăn kèm : Tía tô , Kinh giới , Hành lá , Hành củ , Mùi ( ngò ) , Hoa chuối ,
Rau muống chẻ
II/. Cách làm
_ Ớt bột chưng lên với dầu và hành phi thơm để riêng một bát để dùng khi ăn
_ Làm một nồi nước dùng từ xương gà thật trong, hoặc từ xương đuôi lợn, hoặc ngại nữa
thì dùng bột nêm làm ngọt nước dùng, nhưng nước phải thật trong
- Ốc ngâm vài tiếng cho sạch, bỏ ít nước, khi luộc đậy vung, luộc sôi vừa tới, bỏ ra ngay,
khêu ốc và bỏ phần cuống đen, bẩn, chỉ lấy phần trắng, để trong một bát, nước luộc ốc để
lắng, lọc lại một lần để lấy dùng
- Phi thơm hành với dầu, bỏ tiếp xào ốc cùng với ít bột hạt điều, hoặc hạt điều cho ra mầu
đẹp, nêm vừa mắm muối. Có người xào chung cả một phần lá tía tô thái nhỏ, cho ngấm
mùi thơm tía tô. Xào phải nhanh tay, nếu không ốc dễ bị dai, lấy ra để một bát.
- Nước luộc ốc sạch, tra thêm nước dùng cho đủ lượng cần dùng
- Xào thơm hành, bỏ phần cà chua băm nhỏ, cho chút muối cho ra bột cà chua, trút nồi
nước dùng sang, nêm vừa mắm, muối, dấm bỗng cho đến khi thấy đủ vị mặn, chua ngon
của nước dùng.
- Để nước dùng sôi trở lại và thả cà chua vào nồi chỉ khi sắp ăn
- Chuẩn bị bún vào bát, bỏ hành, nhiều lá tía tô thái nhỏ lên bát, ( những thứ rau thơm
khác để bên ngoài ăn kèm, không cho vào cùng nhé ) lấy ốc bầy vào bát bún, múc nước
dùng và cà chua lên trên, ăn nóng với rau thơm và ớt chưng, thật thật cay.
Dưa Giá Muối

Nguyên liệu:
- Giá: 300g
- Dưa chuột: 500g
- Su hào muối: 1 củ
- Riềng tươi: 1 củ
- Gia vị, đường, dấm gạo, rau răm.
Cách làm:
Giá chọn cây vừa phải không quá dài, rửa sạch để ráo nước.
Riềng tươi gọt vỏ, rửa sạch, thái khoanh mỏng vừa.
Trộn riềng và giá để vào trong âu.
Pha hai thìa đường vào 3 thìa dấm lớn, một thìa gia vị cùng với một bát con nước đun sôi
để nguội rồi đổ vào âu để muối giá. Khoảng 6-7 tiếng là giá có thể đã chua và ăn được.
Tuỳ thời gian chuẩn bị mà nên tăng giảm lượng dấm khi muối giá.
Su hào muối gọt vỏ, thái chỉ.
Dưa chuột ngâm rửa sạch, bỏ hai đầu núm rồi cũng thái chỉ với chiều dài tương đương
với giá.
Rau răm nhặt rửa sạch thái nhỏ.
Khi ăn trộn su hào muối, giá đã chua, dưa chuột, rau răm chung với nhau sau đó trộn
cùng với một thìa nhỏ gia vị, hai thìa cà phê đường, hai thìa lớn dấm cùng một chút ớt bột
là được.
Phở Bò
-1kg thịt bò có nhiều gân và hoặc có cục tủy để nấu súp.
- Vài cục xương có tủy
- 400g thịt bò tái
- 1 bao bò vò viên
- Củ hành, gừng tươi
- Quế , bông hồi ( Anis)
- Muối, bột ngọt
- Bánh phở
- Rau ngò tây, rau quế, giá, chanh, nước mắm

- Hành lá, rau ngò ( rau mùi )
- Tương ngọt và tương ớt.
Cách làm
Rửa thịt và xương xong, bỏ vào nồi lớn 2 lít nước ấm,
Đợi cho nước sôi, vớt bọt , xong bỏ muối.
Củ hành và gừng ( cả hai đừng gọt vỏ) bỏ lên nướng cho thơm, rồi bỏ vào nồi nước dùng.
Chừng 1 giờ sau hoặc có thể trể hơn, lấy nĩa ghim vào thịt xem thịt đã chín chưa, sau
cùng là để bột ngọt vào ( Tôi ít khi dùng bột ngọt lắm, nhưng không biết sao? nấu phở mà
không có bột ngọt, Phở mất đi hương vị ngọt ngào của phở ). Để quế và bông hồi vào,
hoặc là trong chợ Tàu lúc nào cũng có bán sẳn một loại bột hoặc là loại được làm đông
lại trong mấy cục cube, nhưng loại bột thì thơm ngon hơn.
Trong thời gian chờ đợi, luộc bánh phở, rữa rau, giá, thái thịt tái ra thật mỏng, thái thịt
chín, cũ hành thái mỏng và chanh xắt ra làm 6.
Khi gần ăn, lượt nồi nước phở sang một nồi khác, và bỏ bò vò viên vào,
Để bánh phở vào trong một cái tô, trải thịt chín, thịt tái, cũ hành , tưới nước phở vào tô,
nước phở cần đun cho thật sôi, không thì thịt tái sẽ không chín, vớt bó vò viên vào , rắc
rau hành là, và ngò vào, rắc chút tiêu.
- Có người không thích ăn thịt tái quá, thì bạn nên lấy thịt để vào trong cái giá, nhúng sơ
qua nước phở cho chín, rồi hãy để vào tô sau cùng.
- Hành lá, lấy phần trắng để nguyen, thả vào nồi phở khi chan nước dùng thì bạn hãy để
lên tôi vài cọng,
- Món phở nấu lúc nào cũng công phu, nhưng nhứt là vào mùa lạnh, tối đi làm về có một
tô phở nóng thật là tuyệt cú mèo.
Món Lẩu Hải Sản
Nguyên liệu:
- 300 g tôm sú, 300g mực, 500g nghêu, 200g thịt thăn bò, 300g thịt phi lê cá chẻm
(hoặccá hồi), 300g nấm rơm,
- Bún, rau muống, rau rút, bông hẹ, cần nước
- Một vắt me chín, hột điều mài, nước mắm, muối, đường, sả, ngò gai
Thực hiện: Chế biến nước dùng:

- 100g tôm khô
- 100g mực khô loại nhỏ
- 1kg xương cá chẻm
- 1 củ riềng giã nhỏ
- 3 tép sả, 3 củ hành đập giập
Tất cả cho vào nồi nước 2,5 lít nước hầm lấy nước ngọt, lọc lấy nước trong.
- Phi tỏi băm, sả bào với dầu ăn rồi cho vào nước dùng. Tiếp theo lấy hột điều xào cho ra
nước màu, muối, đường, nước mắm, nước me nêm vào nước dùng sao cho vừa miệng
chua, cay, mặn, ngọt. Nước dùng phải mang vị ngọt thanh của nước xương cá chẻm mới
là đặc biệt. Nếu không có cá chẻm bạn có thể thay thế bằng xương của một loại cá biển
khác không tanh, cũng có thể là xương heo nhưng không được ngon bằng.
- Sơ chế sạch các loại hải sản: Mực xắt miếng vừa ăn, thịt bò thái mỏng, tôm lột vỏ, cá
thái miếng mỏng, nghêu rửa sạch để nguyên con. Bày tất cả vào đĩa cho thật đẹp mắt.
- Các loại rau phải rửa thật kỹ, nếu muốn bạn có thể cho thêm bất cứ loại rau nào mà
mình thích, bày vào đĩa lớn.
- Gỡ bún cho vào đĩa (nếu thích bạn có thể thay thế bằng mì ăn liền hoặc mì trứng),
chuẩn bị thêm một đĩa nước mắm nhĩ nguyên chất có vài quả ớt hiểm xắt lát. Bày tất cả
lên bàn ăn.
- Cuối cùng đổ nước dùng vào nồi lẩu đun sôi, cho nấm rơm và ngò gai vào, tiếp theo là
các loại hải sản, sau cùng là rau.* Khi ăn thả tôm, mực, ốc và rau tần ô, bông bí, thiên lý,
so đũa, ăn nóng.
** Nấu lẩu hải sản ngon cần làm dậy lên mùi đặc biệt của biển bằng cách cho một ít
xương cá vào nấu trong nước dùng. Để át mùi tanh, nước dùng nên có vị hơi cay.
LẨU THẬP CẨM
* VẬT LIỆU
Phân lượng 1 lẩu cho 10 khẩu phần. Loại thực phẩm và số lượng cung cấp chỉ có tính cân
đối, không nhất thiết phải có đủ, nếu khẩu vị các bạn thích loại thực phẩm nào nhiều thì
cứ dùng thêm loại đó hoặc cho thêm vào những loại thực phẩm không có trong danh mục
cũng được, riêng phần nước dùng tùy nhu cấu để nấu ít nhiều, với10 khẩu phần nấu
khoảng 4 lít là vừa.

- Để làm nước dùng: 300gr xương heo hầm với 3 lít nước + 50 gr hành tây + 1 muỗng cà
phê muối, còn lại 2,5 lít, lược bỏ xác hành, xương đây là phân luợng cho nước dùng
ngọt vừa phải. Để cần khoảng 4 lít nước dùng, các bạn có thể hầm khoảng 600gr xương
heo với 6 lít nước, rồi để cạn còn khoảng hơn 4 lít là vừa.
- Thực phẩm ăn kèm:
* 150gr tim heo, 50 gr gan heo, 200 gr cật heo xắt miếng.
* 100gr bò viên hoặc cá viên
* 200gr mực tươi cắt miếng nhỏ tỉa hoa.
* 200gr tôm tươi lột vỏ.
* 100gr nạc dăm heo cắt mỏng.
*100gr nạc bò mềm cắt lát mỏng.
* 300gr cải bắc thảo, 150gr bông cải cắt miếng, 100gr đậu trái Hà Lan, 50gr nấm rơm cắt
rửa sạch, 50gr cà rốt tỉa hoa xắt lát mỏng, 300gr cải cúc (tần ô) để nhúng ăn sau.
* 10 - 20 vắt mì luộc chín, xả lại nước lọc cho rời sợi mì, trộn đều với ít dầu cho ra dĩa.
* Gia vị, nước mắm,chanh ớt.
Trình bày món ăn cách 1:
- Nhúng từng loại thực phẩm trừ rau, vào nước dùng sôi cho chí, rồi vớt ra.
- Sắp các loại rau củ vào lẩu (trừ cải cúc), sắp các thực phẩm đã làm chín lên mặt rau.
Châm nước dùng sôi nóng vào lẩu, dọn kèm dĩa cải cúc, mì sợi, nước mắm, chanh, ớt
tươi cắt lát. Khi ăn tùy ý trụng từng ít cải cúc và nồi lẩu, ăn kèm mì sợi, bún khô và các
loại thực phẩm đã làm chín sẵn trong lẩu.
Trình bày món ăn cách 2:
- Các loại thực phẩm tươi sống trình bày trong một dĩa riêng, các lọai rau củ, mì sợi, bún
khô sắp vào dĩa khác và dọn ra bàn chung với lẩu đã có nước dùng sôi. tùy ý thực
khách muốn ăn loại thực phẩm nào thì cứ làm chín từng thứ trong nước dùng sôi. Cách ăn
này thường tốn nhiều nước dùng, cần chuẩn bị nhiều nước dùng để châm thêm. Trong
một số hàng quán ở Sài Gòn, món lẩu dùng với các loại thực phẩm tươi sống để riêng này
thường được gọi là "lẩu sống" để phân biệt với lẩu thập cẩm gồm các loại thực phẩm đã
được làm chín trước. Cũng làm và trình bày món lẩu theo cách này, nếu các bạn dùng các
loại hải sản như cá biển các loại cắt mỏng, nghêu, sò lông, hải sâm, hàu tươi v.v thì các

bạn sẽ có món lẩu hải sản. Và nếu các bạn nêm nước dùng cho hơi cay một chút với ớt
saté và ít lá chanh, sả thì các bạn sẽ có món lẩu hải sản saté.
- Để thưởng thức món lẩu một cách chất lượng hơn, khi bắt đầu ăn các bạn chỉ trụng chín
thực phẩm sống trong nước dùng sôi rồi thưởng thức từng thứ một chứ khoan sử dụng
nước dùng để ăn, để đến cuối bữa ăn, khi đó nước dùng trong lẩu sẽ trở nên đậm đặc
chúng ta mới dùng ăn với mì, bún khô và các thứ rau củ.

×