Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

bài tập phần quy phạm pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.28 KB, 3 trang )

BÀI TẬP PHẦN QUY PHẠM PHÁP LUẬT.
PHÂN TÍCH CƠ CẤU CỦA CÁC QPPL SAU:
1. “Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ quyền hạn đã lợi dụng chức vụ
quyền hạn đó để tham ô, hối lội, hoặc cố ý làm trái pháp luật vì động cơ vụ lợi,
gây thiệt hại cho tài sản của nhà nước, của tập thể và của cá nhân, xâm phạm hoạt
động đúng đắn của cơ quan, tổ chức.
Người có hành vi tham nhũng thì bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp
luật”.
2. Điều 85 (BL Tố tụng hình sự) Thông báo về việc bị bắt”
“Người ra lệnh bắt, Cơ quan điều tra nhận người bị bắt phải thông báo ngay cho gia
đình người đã bị bắt, chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi
người đó cư trú hoặc làm việc biết. Nếu thông báo cản trở việc điều tra thì sau khi
cản trở đó không còn nữa, người ra lệnh bắt, Cơ quan điều tra nhận người bị bắt
phải thông báo ngay”.
3. Bộ luật hình sự 1999: Điều 93. Tội giết người
1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ
mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Giết nhiều người;
b) Giết phụ nữ mà biết là có thai;
c) Giết trẻ em;
d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại phạm một tội rất nghiêm trọng
hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng;
g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;
4. Điều 8. Khái niệm tội phạm
Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự,
do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm
phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế


độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã
hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự,
nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm
phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.
5. Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập.
6. “Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 10.000 đồng đến 20.000 đồng đối với người điều
khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm trên đường
quy định phải đội mũ bảo hiểm….” (đã hết hiệu lực).
7. “Người nào quảng cáo gian dối về hàng hóa, dịch vụ gây hậu quả nghiêm trọng đã
bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa
án tích mà còn vi phạm thì bị xử phạt tiền từ 10 triệu đến 100 triệu đồng, cải tạo
không giam giữ đến 3 năm hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm”.
8. Điều 94. (BLHS1999) Tội giết con mới đẻ
Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh
khách quan đặc biệt mà giết con mới đẻ hoặc vứt bỏ đứa trẻ đó dẫn đến hậu quả
đứa trẻ chết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba
tháng đến hai năm.
9. áp dụng tập quán, quy định tương tự của pháp luật (BLDS 2005) : Trong trường
hợp pháp luật không quy định và các bên không có thoả thuận thì có thể áp dụng
tập quán; nếu không có tập quán thì áp dụng quy định tương tự của pháp luật. Tập
quán và quy định tương tự của pháp luật không được trái với những nguyên tắc
quy định trong Bộ luật này
10. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra Nguồn nguy hiểm
cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà
máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất
phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.
Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải tuân thủ các quy định bảo quản,
trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng các quy
định của pháp luật



×