Những vấn đề chung về luật hình sự và tội phạm
(Luật hình sự học phần 1)
I. Các nhận định sau đây đúng hay sai? tại sao? 3đ
1. Người thực hành chỉ là người tự mình thực hiện hành vi phạm tội (1.5đ)
- Định nghĩa: Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm K2Đ20
- Hành vi trực tiếp thực hiện tội phạm nghĩa là có các TH sau:
+ Người này tự mình thực hiện hành vi khách quan được mô tả trong cấu thành TP
(hành vi: đâm, chém, giết người, dich chuyển tài sản trái PL, là người trực tiếp
thực hiện, là người thực hành)
+ Người này thực hiện TP không qua việc tác động đến người khác để người này
thực hiện hành vi khách quan, khi mà người thực hiện hành vi khách quan rơi vào
1 trong các trường hợp sau:
# Người thực hiện không có NL TNHS hoặc chưa đủ tuổi chịu TNHS (nhờ trẻ em
trộm )à phổ biến hơn 2 Th dưới
# Người thực hiện không có lỗi hoặc là lỗi vô ý (được người khác nhờ cầm hàng
hóa qua cửa hải quan, nếu ko biết hàng hóa trong đó là ma túy, người nhờ thực
hiện chính là người thực hành)
# Người thực hiện được loại trừ TNHS do bị cưỡng bức về tinh thần
Trong 3 TH này bản thân người trực tiếp thực hiện được loại trừ TNHS, người tác
động là người thực hành và phải chịu TNHS cho hành vi tác động
Sai, thực tế có 2 trường hợp mà đề bải có từ chỉ, có nghĩa là 1 trường hợp duy
nhất.
2. Hành vi của con người không thể là nguồn nguy hiểm trong tình thế cấp
thiết (1.5đ)
Sai, xem đoạn đầu trang 91 tập bài giảng hoặc xem bảng so sánh dưới đây
II. Bài tập
Bài tập 1
1. Điều luật nhẹ hơn khi mức cao nhất của khung hình phạt nặng nhất của điều luật
này nhẹ hơn điều luật kia, trong trường hợp bằng nhau thì so sánh mức thấp nhất
của khung hình phạt nhẹ nhất và trường hợp so sánh nặng hơn thì ngược lại.
Trong trường hợp này, mức khung hình phạt cao nhất của của Điều 153 BLHS
1999 là khoản 4 với hình phạt tử hình nặng hơn mức khung hình phạt cao nhất của
Điều 153 BLHS sửa đổi 2009 là khoản 4 với hình phạt chỉ là chung thân.
2. Về nguyên tắc pháp lý luật hình sự không có hiệu lực hồi tố, tuy nhiên xuất phát
từ nhiều nguyên nhân nhân thì hiệu lực hồi tố vẫn được áp dụng
Nguyên tắc, rút ra từ 2 nghị quyết thi hành BLHS
- Các điều luật xoá bỏ một hình phạt, một tình tiết tăng nặng; quy định hình phạt
nhẹ hơn, tình tiết giảm nhẹ mới hoặc mở rộng phạm vi áp dụng án treo, miễn trách
nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, xoá án tích và các quy định khác
có lợi cho người phạm tội thì được áp dụng đối với cả những hành vi phạm tội xảy
ra trước 0 giờ 00 ngày BLHS mới có hiệu lực thi hành mà sau thời điểm đó mới bị
phát hiện, đang bị điều tra, truy tố, xét xử hoặc đối với người đang được xét giảm
thời hạn chấp hành hình phạt, xoá án tích;
- Các điều luật quy định một tội phạm mới, một hình phạt mới, một hình phạt nặng
hơn, một tình tiết tăng nặng mới hoặc hạn chế phạm vi áp dụng án treo, miễn trách
nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, xoá án tích và các quy định khác
không có lợi cho người phạm tội, thì không áp dụng đối với những hành vi phạm
tội xảy ra trước 0 giờ 00 ngày BLHS mới có hiệu lực thi hành mà sau thời điểm đó
mới bị phát hiện, đang bị điều tra, truy tố, xét xử hoặc đối với người đang được xét
giảm thời hạn chấp hành hình phạt, xoá án tích; trong trường hợp này, vẫn áp dụng
quy định tương ứng của các văn bản pháp luật hình sự trước đây để giải quyết;
- Không áp dụng hình phạt tử hình khi xét xử người phạm những tội mà Bộ luật
hình sự mới đã bỏ hình phạt tử hình
Vậy căn cứ điểm b, c mục 1 và điểm a mục 2 Nghị quyết 33/2009/QH12 về thi
hành BLHS sửa đổi 2009 > không sử dụng hiệu lực hồi tố, vì áp dụng điều luật
cũ không có lợi cho người phạm tội. Điều luật sửa đổi năm 2009 được áp dụng.
Bài tập 2 (4,5đ)
1. Đối tượng tác động và khách thể của tội phạm do A thực hiện (1,5đ)
Định nghĩa đối tượng tác động
Là 1 bộ phận của khách thể, bị hành vi phạm tội tác động đến, để gây thiệt hại cho
khách thể
Phân loại:
- Con người (nhân thân)
- Vật chất (tài sản)
- Hoạt động bình thường của chủ thể
Trong trường hợp này đối tượng tác động là vật chất"Vì có ý định cướp xe ôm lấy
tiền tiêu xài"
Khách thể của tội phạm là QHXH được luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại
Khách thể trực tiếp trong trường hợp này là quyền sở hữu, ngoài ra còn có khách
thể gián tiếp như quyền nhân thân,
2. Loại CTTP "cướp tài sản" quy định tại Đ133 là CTTP vật chất hay CTTP
hình thức? Tại sao? (1đ)
Tội "Cướp tài sản" có cấu thành hình thức, vì trong cấu trúc của mặt khách quan
quy định tại khoản 1 điều 133 BLHS quy định cấu thành tội phạm cơ bản, vì vậy
chỉ cần thực hiện một trong các hành vi tại khoản 1 Điều 133 nhằm chiếm đoạt tài
sản là tội phạm đã hoàn thành, không bao gồm hậu quả và mối quan hệ nhân quả
giữa hành vi và hậu quả, tức là không kể người phạm tội có chiếm đoạt được tài
sản như mong muốn hay không.
3. Dựa vào quy định tại Điều 8 BLHS tội phạm do A thực hiện thuộc loại tội
phạm nào? Tại sao? (1đ)
Căn cứ mức cao nhất của khung hình phạt quy định tại khoản 1 Điều 133 (10 năm
tù có thời hạn), và so sánh với phân loại theo khoản 3 điều 8 BLHS, tội này là tội
rất nghiêm trọng
có thời gian thì ghi 2 khoản của 2 Điều luật này ra cho dài dài
4. Hành vi cướp tài sản của A thuộc giai đoạn phạm tội nào? Tại sao? (1đ)
TH1: Tội phạm có cấu thành hình thức mà trong mặt khách quan chỉ quy định 1
hành vi khách quan thì không có trường hợp phạm tội chưa đạt, vì vậy chỉ cần
người phạm tội thực hiện hành vi khách quan (hoặc hành vi đi liền kề trước hành
vi khách quan) thì tội phạm hoàn thành.
TH2: Tội phạm có cấu thành hình thức mà trong mặt khách quan quy định hành vi
khách quan bao gồm nhiều hành vi thì tội phạm hoàn thành khi thực hiện tất cả các
hành vi đó.
Trang 148 TBG
Trường hợp này có nhiều hành vi nhưng các hành vi này độc lập nhau do đó áp
dụng như TH1 vì vậy chỉ cần người phạm tội thực hiện hành vi khách quan (hoặc
hành vi đi liền kề trước hành vi khách quan) thì tội phạm hoàn thành.
> giai đoạn tội phạm hoàn thành