Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Mọi đứa trẻ đều có thể là thiên tài doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.09 KB, 7 trang )

Mọi đứa trẻ đều có thể là thiên tài

Trừ những đứa trẻ
chậm phát triển trí
tuệ, mọi em bé đều
có khả năng thành
công trong một lĩnh
vực riêng. Điều quan
trọng là cha mẹ phải
phát hiện ra mầm
mống của tài năng và có cách phát triển nó.
Hồi học cấp 1, Văn Hùng rất ngán đến lớp. Cha mẹ Hùng
cũng nhận được nhiều lời phàn nàn của cô giáo vì cậu bé
quá hiếu động, nghịch ngợm, lại dốt môn Văn. Hùng thấy
khổ sở khi phải học thuộc một đoạn thơ nào đó hoặc phải
miêu tả đồ vật, con vật nào một cách sống động. Tuy
nhiên, cha mẹ cậu bé lại không la mắng con. Họ tìm cho
con những thày giáo "dễ tính" và cởi mở hơn, người cho
phép Hùng được làm những gì cậu thích và khuyến khích


cậu học những môn hợp "tạng". Hiện Hùng theo học ở một
trường đại học danh tiếng ở Mỹ và rất giỏi. Kể câu chuyện
này, người cha, một nhà tâm lý học, nói: "Con tôi có thể
thành công mà không nhất thiết phải cần đến thơ văn. Và
những thiếu niên khác cũng vậy, mỗi người đều có năng
lực riêng, trăm hoa đều có chỗ đứng dưới ánh mặt trời mà".

Tiến sĩ tâm lý học Nguyễn Công Khanh, Đại học quốc gia
Hà Nội, cho biết, nhiều bậc phụ huynh bỏ bao nhiêu công
sức cho con cái mong con học giỏi, và thất vọng ghê gớm


vì trẻ không đạt điểm số như ý muốn. Thực ra, đó chưa
phải là bi kịch, vì trẻ chắc chắn sẽ có một năng lực nào đấy
trội hơn mà họ chưa nhận ra, chẳng hạn có trẻ học kém
nhưng chơi thể thao giỏi, hoặc hát hay múa đẹp "Đến
thiên tài cũng chỉ giỏi ở một lĩnh vực nào đó thôi. Vì vậy,
nếu bố mẹ áp đặt con theo sự lựa chọn của mình, năng
khiếu của trẻ sẽ thui chột" - tiến sĩ Khanh nói.

Để giúp phụ huynh phát hiện và phát triển các năng lực trí
tuệ cho con trẻ, tổ chức EQuest Path Finder (số 10 Dịch
Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội) tổ chức các chương trình bồi
dưỡng với chủ đề “Phương pháp phát triển trí tuệ cho trẻ",
dành cho những người có con 2-6 tuổi vào ngày 17-18/12
tới. Các chuyên gia sẽ hướng dẫn cho cha mẹ nên làm gì
trong từng giai đoạn phát triển của con, cách chơi với trẻ,
cách phản ứng trong từng tình huống. Khóa học cũng giới
thiệu một số bài trắc nghiệm để đánh giá khả năng của trẻ.

Vậy làm sao để phát hiện ra tài năng của con? Cha mẹ buộc
phải gần gũi con và để ý đến hoạt động cũng như các mối
quan tâm của nó, quan sát nó chơi. Bài trắc nghiệm dưới
đây có thể đem lại gợi ý cho bạn; hãy nhớ xem những câu
sau có đúng với trẻ không:

1. Nhớ và thuộc một bài thơ, một đoạn văn.

2. Chú ý tới sự thay đổi tính tình của bạn, quan sát thấy bạn
lúc nào thì đau buồn hay vui sướng.

3. Thường có những câu hỏi như tại sao, lúc nào sẽ bắt đầu,

sao thế này mà không thế kia ?

4. Ít khi thấy trống vắng, không biết làm gì.

5. Cử chỉ khéo léo, nhịp nhàng.

6. Có thể múa và hát theo nhạc.

7. Thường hỏi những câu như sấm chớp là cái gì, sao lại có
mây ?

8. Nếu bạn thay đổi một vài từ quen thuộc trong câu
chuyện, trẻ lập tức sửa lại ngay.

9. Tập đi xe đạp, trượt băng một cách dễ dàng.

10. Rất thích đóng kịch, thích bịa ra một câu chuyện và
đóng vai chính trong chuyện.

11. Đi qua phố ngõ, nhận được ra nơi nào nó đã đi qua.

12. Thích vẽ và vẽ được tranh bản đồ.

13. Thích nghe nhạc, dựa vào âm thanh đoán được nhạc cụ
gì.

14. Giỏi bắt chước động tác và cách diễn cảm của người
khác.

15. Thích phân loại đồ chơi theo kích thước to nhỏ và màu

sắc, đồ chơi có hình dáng gì cũng hấp dẫn trẻ.

16. Hay gắn liền hành động với tình cảm, ví dụ nói: "em
bực nên mới làm thế".

17. Thích kể chuyện và kể rất sinh động.

18. Có thể phân biệt được các tiếng động khác nhau.

19. Mới gặp ai đó lần đầu, trẻ thường nói họ làm trẻ nhớ
đến 1 ai đó.

20. Có thể phán đoán chính xác được rằng mình có thể làm
được gì, không làm được gì.

Kết quả: Nếu câu 1-8-17 đúng với con bạn, chứng tỏ trẻ có
khả năng về ngôn ngữ. Tương tự, câu 2-10-19 là nhận thức
về người khác; 3-7-15: khả năng logic, toán học, vật lý; 5-
9-14: khả năng vận động; 6-12-18: tài năng âm nhạc; 10-
16-20: khả năng tự nhận thức mình; 4-11-18: khả năng tri
giác không gian.

Tuy nhiên, những khuynh hướng mà bạn thấy ở trẻ chỉ là
mầm mon của tài năng. Muốn cái mầm ấy phát triển được
thành cây lớn, cha mẹ phải có một chiến lược đúng và bền
bỉ theo đuổi. Theo tiến sĩ Khanh, việc này phải bắt đầu
ngay khi trẻ bắt đầu nói sõi, vì trong những năm đầu đời,
trẻ học được rất nhiều từ các trò chơi: "Hãy dành thời gian
chơi với con, vì chơi không chỉ giúp trẻ phát triển tư duy
mà còn là cơ hội để nó bộc lộ khuynh hướng tài năng của

mình".

×