Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Tự kỷ ở trẻ em - hiệu quả tốt hơn nếu can thiệp sớm pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.39 KB, 8 trang )

Tự kỷ ở trẻ em - hiệu quả tốt
hơn nếu can thiệp sớm




Điều trị trẻ tự kỷ tại Bệnh viện Nhi Trung ương.


Số trẻ có dấu hiệu tự kỷ được phát hiện ngày một
gia tăng và trở thành mối lo rất lớn đối với các
bậc cha mẹ. Tại Hội nghị nhi khoa Việt - Úc vừa
diễn ra tại Hà Nội, đây là chủ đề được các chuyên
gia đặc biệt quan tâm.

GS. Jill Sewell - Trung tâm sức khỏe trẻ em cộng
đồng - Bệnh viện Hoàng gia Melbourne (Úc) cho biết,
đây là một rối loạn phát triển lan tỏa khởi phát trong 3
năm đầu đời của trẻ và tồn tại kéo dài với những biểu
hiện bất thường. Điều trị căn bệnh này thực sự khó
khăn vì chưa có thuốc đặc hiệu mà chủ yếu điều trị
bằng các biện pháp giáp dục và tâm lý.

Trẻ em thành phố dễ bị tự kỷ
Hiệu quả điều
trị tốt nếu
được can thiệp
sớm

Tại Bệnh viện
Nhi Trung ương,


các bác sĩ đã
xây dựng được
chương trình
can thiệp sớm
cho trẻ tự kỷ là
một tổ hợp các
phương pháp
điều trị, bao
gồm trị liệu hành
vi, ngôn ngữ,
tâm vận động
điều hòa cảm
giác, dạy các kỹ
năng sinh hoạt
và tư vấn cho
gia đình. Mỗi
một quá trình
can thiệp phải
phù hợp với
từng trẻ và phải
tiến hành liên
tục, có sự kết
hợp chặt chẽ
giữa các nhà
chuyên môn và
gia đình.

Vai trò của gia
đình rất quan
trọng vì họ là

người gần gũi
và hiểu trẻ nhất,
có thể dạy trẻ ở
mọi lúc mọi nơi
nhằm tăng khả
năng giao tiếp,
tương tác và tạo
sự thích nghi
của trẻ với cuộc
sống sinh hoạt
Hai vợ chồng chị Đặng Thanh Lan
(Tây Hồ - Hà Nội) sinh con đầu lòng
khi cả hai chưa đến 30 tuổi, gia
đình có điều kiện nên cháu bé
được chăm sóc rất tốt ngay từ khi
mang thai. Nhưng đã 25 tháng tuổi
mà cháu Nguyễn Hoàng T., con trai
chị Lan vẫn chưa biết nói, gọi
không có phản ứng. Ban đầu, gia
đình cho là trẻ trai thường chậm nói
nhưng càng đợi càng sốt ruột, vợ
chồng chị cho con đến Bệnh viện
Nhi Trung ương khám thì được biết
cháu bị tự kỷ.

Các bác sĩ cho biết, tự kỷ trẻ em là
một vấn đề bệnh lý thời sự do bệnh
có xu hướng tăng lên, tỷ lệ mắc từ 4/10.000 trẻ trong
những năm 80 của thế kỷ trước, còn hiện nay là
1/150 trẻ. Trẻ nam mắc nhiều hơn trẻ nữ. Trường

hợp của bệnh nhi Nguyễn Hoàng T. là một dạng điển
bình thường.
ThS. Minh cũng
nhấn mạnh, trẻ
tiến bộ nhanh
hơn khi điều trị
trước 3 tuổi và
nếu can thiệp
muộn thì hiệu
quả càng thấp.
Để có kết quả
điều trị tốt cần
cho trẻ đi học
sớm, giúp trẻ có
điều kiện hòa
nhập tốt hơn với
cộng đồng.
hình của tự kỷ nên vấn đề điều trị sẽ rất khó khăn, đòi
hỏi sự kiên trì của gia đình.

Theo ThS. Quách Thúy Minh, Trưởng khoa Tâm
bệnh - Bệnh viện Nhi Trung ương, các biểu hiện của
tự kỷ rất đa dạng và phức tạp như chậm nói, khó
khăn khi chơi các trò chơi phối hợp với bạn bè, trẻ có
thể bắt trước một số động tác đơn giản nhưng khi các
động tác phức tạp hơn thì trẻ không thể nắm bắt
được.

Tự kỷ ở trẻ còn dễ bị xem là điếc vì hầu như không
có phản ứng gì khi có người nói chuyện với chúng kể

cả tiếng động rất lớn. Một số trẻ tỏ ra đặc biệt ưa
thích hay sợ hãi một loại tiếng động nào đó hoặc tỏ ra
ưa thích với hình ảnh, ánh sáng, âm thanh màu sắc
của vô tuyến. Trẻ có thể liếm và ngửi người khác như
những món đồ ăn. Có những trẻ không cảm thấy
nóng hay lạnh. Nhiều trẻ tỏ ra không biết đau khi bị
ngã, gãy xương, vết trầy xước, ngược lại cũng có trẻ
lại quá nhạy cảm với các vết thương, chỉ hơi đau một
tí là khóc rất lâu. Có một số trẻ chỉ thích ăn một số
món nhất định

Chậm phát triển trí tuệ gặp phổ biến ở trẻ tự kỷ
nặng

GS. Jill Sewell - Trung tâm sức khỏe trẻ em cộng
đồng - Bệnh viện Hoàng gia Melbourne (Úc) cho biết,
hiện nay, nguyên nhân của tự kỷ vẫn đang được tìm
tòi nhưng trên nhiều những nghiên cứu đã công bố
thì người ta đề cập đến rất nhiều yếu tố như biến đổi
gen, bệnh lý do bất thường tại não, vấn đề tâm lý

Theo GS. Jill, não bộ của trẻ sinh ra chưa hoàn thiện,
sự phát triển của não bộ không chỉ có thừa hưởng
gen di truyền mà còn là những kỹ năng trẻ tiếp nhận
được trong quá trình phát triển, đặc biệt là kỹ năng xã
hội và kỹ năng tình cảm. Những tác động đến các kỹ
năng này đều ảnh hưởng đến sự phát triển của não
bộ. Khi mới sinh ra trẻ có 100 tỷ tế bào thần kinh,
nhưng sự phát triển các synap thần kinh (liên kết giữa
các tế bào thần kinh) là phần phức tạp nhất của não

bộ lại xảy ra sau khi sinh. Chỉ có sự tương tác với mọi
người mới giúp cho các synap này phát triển được.

Ở trẻ tự kỷ, các synap thần kinh phát triển rất hạn chế
do không có được sự tương tác với cộng đồng, làm
cho trẻ chậm phát triển trí tuệ, và tự kỷ càng nặng thì
chậm phát triển trí não càng trầm trọng. Mặt khác, ở
trẻ tự kỷ nặng có tỷ lệ động kinh tới 20%.

×