Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Giải phẫu mắt (Kỳ 3) ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.37 KB, 6 trang )

Giải phẫu mắt
(Kỳ 3)
Bài giảng Giải phẫu học
Chủ biên: TS. Trịnh Xuân Đàn
- Mống mắt hay lòng đen (iris): giống như một màn chắn sáng, nằm
thẳng đứng ngay phía trước nhân mắt. Giữa lòng đen có 1 lỗ nhỏ gọi là con ngươi
hay đồng tử. Con ngươi có thể to hay bé là tuỳ theo mức nhìn xa hay gần, lúc
tối hay sáng. Hiện tượng đó gọi là sự điều tiết của mắt (hoạt động này do các sợi
cơ trơn co dãn đồng tử, nằm ngay trong bề dầy của lòng đen và do hệ thần kinh
thực vật đảm nhiệm).
Về màu sắc của lòng đen có thể thay đổi tuỳ theo giống người (người âu
màu xanh, người á màu đen hay màu nâu ) nhưng thường cùng với màu tóc.
Lòng đen có 2 vòng đồng tâm. Vòng hay bờ ngoài liên tiếp với thể mi
(bờ thể mi), liên tiếp với thể mi và giác mạc bởi dây chằng lược rộng khám, vòng
trong là vòng mống mắt nhỏ rộng 2mm.
Mặt trước lòng đen, cách con ngươi l,5mm liên quan với buồng trước của
nhãn cầu và có nhiều tia mạch đi từ con ngươi đến bờ ngoài, khi con ngươi co thì
mạch thẳng, khi con ngươi dãn thì mạch ngoằn nghèo. Mặt sau lòng đen lõm, liên
quan đến buồng sau của nhãn cầu và mặt trước của nhân mắt.
Chu vi lòng đen dính vào củng mạc và giác mạc bởi dây chằng lược Hueck
(bởi sự kết hợp giữa lòng đen và thể mi và nơi các mạch máu ở thể mi tạo thành).
- Thể mi hay vùng mi (corpus ciliare): là phần dày lên của màng mạch,
vùng nằm giữa mạch mạc và lòng đen, là một vòng khuyên dẹt rộng 5-6mm.
Trên thiết đồ cắt dọc qua thể mi đó là một hình tam giác có đỉnh dính
vào vòng thắt, mặt sau hay nền trông vào trục nhãn cầu và liên quan với thuỷ tinh
dịch; mặt trước giáp với giác mạc; mặt trong có lòng đen bám và có dây treo tinh
cầu (dây chằng Zinn).
Thể mi gồm có 2 phần: trước là vành mi, sau là tụ mạch mi.
+ Vành mi là một vùng rộng 4mm, trong vùng mi có cơ trơn màu trắng
xám có 9/10 sợi trước sau gọi là cơ Brucke, còn lại là số sợi vòng gọi là cơ
Rouget. Cả 2 cơ này có tác dụng điều tiết đồng tử thông qua dây chằng Zinn.



1. Củng mạc
2. TM mi trước
3. Kết mạc
4. Cơ mi
5. Tụ mạch mi
6. ông Schlemm
7. Vòng Zinn
8. Giác mạc
9. Hậu phòng
10. Mống mắt
11. Nhân mắt
12. Tiền phòng
Hình 5.3. Thể mi
+ Mỏm mi (tụ mạch mi) gồm những cuộn mạch ở sau cơ mi và có từ 70-
80 cuộn hợp thành một vành gọi là vành mi, ở sau vành mi là vòng mi do
các mạch máu nối liền các mạch ở mạch mạc với tụ mạch mi.
- Mạch mạc hay màng mạch (choroidea) chiếm 2/3 sau nhãn cầu là một
màng có nhiều lớp mạch máu, có nhiều tế bào chứa sắc tố đen làm tạo thành
buồng tối của nhãn cầu có tác dụng thuận lợi cho sự nhìn.
Mặt ngoài mạch mạc liên quan với củng mạc nhưng không dính vào
củng mạc mà cách chúng bởi một tấm fusca. Mặt trong nhẵn, đen, liên quan với
võng mạc và cũng không dính vào võng mạc.
Bờ trước của mạch mạc là một vòng tròn gọi là vòng thắt, chỗ màng
mạch và thể mi nối liền nhau ở cách giác mạc 6 mui.
* Màng thần kinh (lớp áo trong) hay võng mạc
Là màng trong cùng của nhãn cầu. Chia làm 3 phần: võng mạc thị giác,
võng mạc thể mi và võng mạc mống mắt.
- Võng mạc thị giác là phần võng mạc phủ phần sau nhãn cầu, chứa đựng
các tế bào thần kinh cảm thụ ánh sáng. Giới hạn trước của phần này ở gần

mỏm mi trở nên mỏng hơn gọi là miệng thắt của võng mạc.
Là màng thụ cảm chính của mắt. Mặt ngoài liên quan với màng mạch
(không dính vào mạch mạc). Mặt trong liên quan với dịch thuỷ tinh, có 2 điểm là
điểm mù và điểm vàng

1. Nhánh quặt ngược màng mạch
2. Động mạch tia
3. Vòng ĐM nhỏ của mống mắt
4. Vòng ĐM lớn của mống mắt
5. Miệng thắt
6. Mống mắt
7. Đồng tử
8. ĐM mi trước
9. Củng mạc
10. Tĩnh mạch xoắn
11. ĐM mi dài
12. Các ĐM mi ngắn
13. Thần kinh thị giác
Hình 5.4. Động mạch của nhãn cầu

×