Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (249.98 KB, 6 trang )
Giải phẫu xương chi dưới
(Kỳ 3)
Bài giảng Giải phẫu học
Chủ biên: TS. Trịnh Xuân Đàn
- Hai đầu xương
* Đầu trên: lần lượt có:
Chỏm xương đùi (caput fermoris) hình 2/3 khối cầu hướng lên trên, vào
trong và hơi ra trước. Đỉnh chỏm có hố dây chằng tròn (hõm chỏm xương
đùi). - Cổ xương (collum fermoris) hay cổ giải phẫu (dài khoảng 3-4cm), hợp với
thân xương một góc 1300.
- Mấu chuyển lớn (trochanter major) và mấu chuyển bé (tr. minor).
Giữa hai mấu chuyển ở phía trước có đường liên mấu, phía sau có mào liên
mấu. Phía sau mấu chuyển lớn có hố mấu chuyển (hố ngón tay). Đầu trên tiếp với
thân xương bởi cổ tiếp hay cổ phẫu thuật.
* Đầu dưới: gồm 2 lồi cầu trong và ngoài.
Lồi cầu trong: lồi tròn tiếp khớp với mâm chày, mặt trong phía trên có
lồi củ cơ khép lớn.
- Lồi cầu ngoại: lồi tròn tiếp khớp với mâm chày.
- Phía trước, giữa 2 lồi cầu có rãnh ròng rọc tiếp khớp với xương bánh
chè.
Phía sau, giữa 2 lồi cầu là nghẽn lồi cầu.
1.3. Xương chày (tibia)
Xương chày hay còn gọi là xương ống quyển (theo Nguyễn Thế Khánh -
Đỗ Xuân Hợp). Là xương dài, chắc, và là xương chính ở cẳng chân.
1.3.1. Định hướng
- Đầu bé xuống dưới
- Mấu của đầu nhỏ (mắt cá trong) vào trong
- Bờ sắc cong hình chữ S của thân xương ra trước.
1.3.2. Mô tả
Thân xương: hình lăng trụ tam giác có 3 mặt, 3 bờ.
* Ba mặt: