Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

truyền thuyết trong lễ hội dân gian truyền thống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.23 KB, 21 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC Trang 1
PHẦN MỞ ĐẦU Trang 2
1. Lí do chọn đề tài Trang 2
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Trang 2
3. Phương pháp nghiên cứu Trang 2
PHẦN NỘI DUNG Trang 3
1. Giới thiệu truyền thuyết và lễ hội Trang 3
1.1. Khái niệm truyền thuyết Trang 3
1.2. Khái niệm và đặc điểm của lễ hội Trang 3
2. Truyền thuyết trong lễ hội dân gian truyền thống Trang 4
2.1. Một số lễ hội tiêu biểu Trang 4
2.1.1. Lễ hội Gióng Phù Đổng Trang 4
2.1.2. Lễ hội Nghinh Ông Trang 7
2.1.3. Lễ hội Bà Chúa Xứ núi Sam Trang 10
2.2. Mối liên hệ giữa truyền thuyết và lễ hội Trang 14
3. Một số vấn đề đặt ra trong lễ hội dân gian truyền thống Trang 15
3.1. Hạn chế Trang 15
3.2. Biện pháp Trang 17
PHẦN KẾT LUẬN Trang 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO Trang 20
PHẦN MỞ ĐẦU
Trang 1
1. Lí do chọn đề tài
Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội, đời sống tinh thần của
người dân được chú trọng, nền văn hoá của nước nhà đã tiếp thu và chịu ảnh
hưởng không ít từ nền văn hoá của các nước tiến bộ trên thế giới, vì thế mà
các lễ hội truyền thống của ta ít nhiều cũng bị biến tướng. Cho nên, hiện nay
không quá nhiều người hiểu rõ, sâu và chắc mà đôi khi còn mơ hồ về mối
quan hệ giữa truyền thuyết và lễ hội hay các vấn đề cần quan tâm khi tham
gia từng lễ hội của dân tộc. Vì vậy, chúng em muốn đi sâu tìm hiểu mối quan


hệ mật thiết này trong một số lễ hội tiêu biểu của nhân dân ta. Từ đó, chúng
em muốn mọi người nắm được những nội dung cơ bản và làm nền tảng kiến
thức cho bản thân về những nét đẹp văn hoá của dân tộc ta, cũng như một số
vấn đề cần quan tâm khi tham gia trẩy hội thông qua các truyền thuyết và lễ
hội gắn bó với nó.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của bài tiểu luận này hướng tới mối liên hệ
giữa truyền thuyết và lễ hội dân gian truyền thống của nhân dân ta thông qua
một số lễ hội tiêu biểu của dân tộc.
Phạm vi nghiên cứu mà nhóm tập trung là ba lễ hội dân gian truyền
thống của dân tộc, đó là lễ hội Gióng Phù Đổng, lễ hội Nghinh Ông và lễ hội
Bà Chúa Xứ núi Sam.
3. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành bài tiểu luận này nhóm em đã sử dụng các phương
pháp nghiên cứu sau: Thu thập và xử lí tài liệu, phân tích và tổng hợp, nhận
định đánh giá.
PHẦN NỘI DUNG
1. Giới thiệu truyền thuyết và lễ hội
1.1. Khái niệm truyền thuyết
Truyền thuyết là những truyện kể truyền miệng kể lại truyện tích các
nhân vật lịch sử hoặc giải thích các phong vật địa phương theo quan điểm
Trang 2
của nhân dân. Biện pháp nghệ thuật phổ biến của truyền thuyết là khoa
trương, phóng đại, đồng thời nó cũng sử dụng yếu tố hư ảo, thần kỳ như
truyện cổ tích và truyện thần thoại.
1.2. Khái niệm và đặc điểm của lễ hội
Lễ hội là sinh hoạt văn hóa tôn giáo, nghệ thuật của cộng đồng, xuất
phát từ nhu cầu của cuộc sống như nhằm biểu hiện sự tôn kính của con người
với thần linh hay phản ánh những ước mơ chính đáng của con người trước
cuộc sống mà họ có kinh nghiệm thực hiện.

Mỗi một lễ hội đều mang một trong năm đặc điểm sau và gắn liền với
truyền thuyết.
Thứ nhất - Tính thiêng: Mỗi một lễ hội muốn hình thành bao giờ cũng
phải tìm ra được một lí do mang tính thiêng nào đó. Tính thiêng đó có thể là
nơi người anh hùng hiển hách bay về trời hay một xác người trôi sông được
nhân dân vớt lên thờ cúng… Song những con người đó bao giờ cũng trở nên
thiêng hóa và trở thành “ thần thánh” trong tâm trí của người dân. Chính tính
thiêng đó đã trở thành chỗ dựa tinh thần cho nhân dân.
Thứ hai - Tính cộng đồng: Lễ hội chỉ được sinh ra, tồn tại và phát
triển khi nó trở thành nhu cầu tự nguyện của một cộng đồng người.
Thứ ba - Tính địa phương: Lễ hội được sinh ra và gắn liền với một
vùng nhất định, bởi vậy lễ hội của vùng nào sẽ mang sắc thái riêng của vùng
đó.
Thứ tư - Tính cung đình: Đa phần các nhân vật được suy tôn trong lễ
hội người Việt là những người từng giữ chức vụ trong triều đình ngày xưa.
Bởi thế các hoạt động chủ yếu của lễ hội đều mô phỏng sinh hoạt cung đình
ngày xưa.
Thứ năm - Tính đương đại: Trong quá trình vận động của lịch sử, lễ
hội cũng dần dần tiếp thu những yếu tố đương đại như micro, tăng âm,…
giúp cho việc tổ chức lễ hội được tiện lợi hơn.
Trang 3
Như vậy, mỗi một lễ hội đều gắn liền với truyền thuyết và mang
những đặc trưng nhất định. Trong đó lễ hội được chia làm hai phần là phần
Lễ và phần Hội. Đầu tiên, lễ là những nghi thức được tiến hành nhằm đánh
dấu hoặc kỷ niệm một sự kiện có ý nghĩa nào đó. Nó thường diễn ra ở những
nơi trang nghiêm như trước hoặc trong cửa đình, chùa… mục đích là để giao
tiếp với thần linh qua các nghi thức tín ngưỡng, tôn giáo, thể hiện nguyện
vọng của cộng đồng người. Tiếp theo, hội là dịp để vui chơi tổ chức cho
đông đảo người dân tham gia, theo phong tục hoặc dịp đặc biệt. Phần hội
được diễn ra nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi, giải trí của con người thông

qua các trò chơi dân gian, địa điểm diễn ra ở những bãi đất trống và rộng rãi.
Qua đó ta thấy, lễ hội là một hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng,
diễn ra trên một địa bàn dân cư, trong một giới hạn không gian và thời gian
nhất định, nhằm nhắc lại một sự kiện nhân vật lịch sử hay huyền thoại, đồng
thời để biểu hiện cách ứng xử văn hóa của con người với thiên nhiên, với
thần thánh và với con người trong xã hội.
2. Truyền thuyết trong lễ hội dân gian truyền thống
2.1. Một số lễ hội tiêu biểu
2.1.1. Lễ hội Gióng Phù Đổng
Lễ hội Gióng Phù Đổng là một trong những lễ hội tiêu biểu của dân
tộc Việt Nam, ca ngợi vẻ đẹp về những chiến công vang dội của người anh
hùng Thánh Gióng. Lễ hội đã mô phỏng lại những trận đánh sinh động của
Thánh Gióng và nhà nước Văn Lang chống giặc Ân xâm lược. Đồng thời lễ
hội nêu cao tinh thần ý thức cộng đồng của các bộ lạc lúc bấy giờ, từ đó đề
cao lòng yêu nước, ý chí quật cường, tự chủ của dân tộc ta. Hội Gióng được
tổ chức ở nhiều nơi thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, tiêu biểu như ở đền
Gióng và đền Sóc (Hà Nội). Đặc sắc trong số đó là Hội Gióng Sóc Sơn.
Hội Gióng Sóc Sơn được tổ chức từ mồng sáu tháng giêng âm lịch,
nhưng nghi lễ đặc biệt diễn ra vào ngày mồng năm, còn nghi lễ chính diễn ra
Trang 4
vào ngày mồng bảy. Lễ hội được diễn ra ở đền Sóc, xã Phù Linh, huyện Sóc
Sơn, Hà Nội.
Theo truyền thuyết Thánh Gióng, chuyện kể rằng: Vào đời Hùng
Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có
tiếng là phúc đức. Hai ông bà ao ước có một đứa con. Một hôm bà ra đồng
trông thấy một vết chân to quá, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử để xem
thua kém bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà thụ thai và mười hai tháng sau
sinh một cậu bé mặt mũi rất khôi ngô. Hai vợ chồng mừng lắm. Nhưng lạ
thay, đứa trẻ cho đến khi lên ba vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng
biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy. Bấy giờ có giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi

nước ta. Thế giặc mạnh, nhà vua rất lo sợ, bèn truyền cho sứ giả đi khắp nơi
tìm người tài giỏi cứu nước. Ðứa bé nghe tin, bỗng dưng cất tiếng nói: "Mẹ
ra mời sứ giả vào đây". Sứ giả vào, đứa bé bảo: "Ông về tâu vua sắm cho ta
một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc
này." .Sứ giả vừa kinh ngạc, vừa mừng rỡ, liền vội vàng về tâu vua. Nhà vua
truyền cho thợ ngày đêm làm gấp những vật chú bé dặn.
Càng lạ hơn nữa, sau hôm gặp sứ giả, chú bé lớn nhanh như thổi.
Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ. Hai vợ chồng
làm ra bao nhiêu cũng không đủ nuôi con, thành thử phải chạy nhờ bà con,
hàng xóm. Bà con đều vui lòng gom góp gạo thóc nuôi chú bé, vì ai cũng
mong chú giết giặc, cứu nước.
Giặc đã đến chân núi Trâu. Thế nước rất nguy, người người hoảng hốt.
Vừa lúc đó, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Chú bé vùng dậy,
vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai
phong lẫm liệt. Tráng sĩ bước lên vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí dài mấy tiếng
vang dội. Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa,
tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp
này đến lớp khác, giặc chết như rạ. Bỗng roi sắt gẫy. Tráng sĩ bèn nhổ những
Trang 5
cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ. Ðám tàn quân giẫm đạp nhau
chạy trốn, tráng sĩ đuổi đến chân núi Sóc (Sóc Sơn). Ðến đấy, một người một
ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay
lên trời.
Hội Gióng Sóc Sơn được nhân dân tổ chức bao gồm hai phần, đó là
phần lễ và phần hội. Ở mỗi phần có những hoạt động đặc sắc khác nhau, mang
đậm màu sắc dân tộc truyền thống.
Phần thứ nhất là phần Lễ, phần này bao gồm các Lễ như Lễ Dục Vọng,
Lễ Khai Quang và Lễ dâng hoa tre và chém tướng giặc. Lễ Dục Vọng được
làm vào đêm mồng năm để mời ông Gióng về với các lễ vật, lễ phẩm được
chuẩn bị chu đáo với lòng thành kính mong đức Thánh Gióng phù hộ cho dân

làng có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc.Lễ Khai Quang được xem là ngày
khai hội, vào đúng nửa đêm dân làng và khách thập phương sẽ dâng hương và
tắm cho pho tượng. Nghi lễ cuối cùng cũng là nghi lễ chủ yếu ở lễ hội này là
dâng hoa tre ở đền Sóc và chém tướng giặc. Hoa tre được làm bằng những
thanh tre dài khoảng 50cm, đường kính khoảng 1cm, đầu được vót thành xơ và
nhuộm màu. Sau lễ dâng hoa, tre được tung ra trước sân đền cho người dự hội
lấy để cầu may. Chém tướng giặc được thực hiện bằng cách chém một pho
tượng, diễn lại truyền thuyết Gióng dùng tre ngà quật chết tướng cầm đầu giặc
Ân là Thạch Linh.
Phần thứ hai là phần hội gồm những trò chơi dân gian như: chọi gà, cờ
tướng, hát ca trù, hát chèo, bịt mắt bắt vịt… Mọi người tham gia lễ hội đều háo
hức và nhiệt tình trong từng trò chơi mang tính dân gian truyền thống của nền
văn hoá nước nhà.
Đây được xem là một lễ hội thu hút sự quan tâm của người dân và
khách thập phương khi đến với đền Sóc nổi tiếng ở Hà Nội. Hội Gióng Sóc
Sơn là một lễ hội văn hóa cổ truyền mô phỏng một cách sinh động và khoa học
Trang 6
diễn biến các trận đấu của thánh Gióng và nhân dân Văn Lang với giặc Ân.
Thông qua đó có thể nâng cao nhận thức cộng đồng về các hình thức chiến
tranh bộ lạc thời cổ xưa và liên tưởng tới bản chất tất thắng của cuộc chiến
tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện trong sự nghiệp giải phóng và bảo vệ Tổ
quốc.
Lễ hội Thánh Gióng đã biểu tượng hoá, diễn xướng hoá và vừa mã hoá
vừa giải mã huyền thoại Thánh Gióng để truyền đạt một ý niệm của dân tộc ta,
đó là chủ nghĩa anh hùng yêu nước và đưa nó tái hoà nhập vào kí ức cộng
đồng. Cho nên, hội Gióng là một lễ hội đặc sắc, mang nhiều nét văn hoá riêng
biệt và đã được UNESCO công nhận là di sản phi vật thể của nhân loại.
2.1.2. Lễ hội Nghinh Ông
Mỗi một ngành nghề đều có những lễ hội đặc trưng riêng, gắn bó với
công việc lao động sản xuất của nhân dân từng vùng miền như nghề trồng

lúa có lễ hội lúa, nghề ngư dân có lễ hội cúng tế ông Nam Hải ở vùng ven
biển… Trong số các lễ hội đậm màu sắc dân gian truyền thống ấy thì lễ hội
Nghinh Ông là một trong những lễ hội tiêu biểu và có ý nghĩa sâu sắc trong
đời sống lao động sản xuất của ngư dân nói riêng và nét đẹp phong tục
truyền thống của dân tộc ta nói chung.
Lễ hội Nghinh Ông có nhiều tên gọi khác nhau như lễ rước cốt ông, lễ
cầu ngư, lễ tế cá "Ông", lễ cúng "Ông", lễ nghinh "Ông" hay gọi là lễ nghinh
ông Thủy tướng. Lễ hội được tổ chức tại các tỉnh miền ven biển Việt Nam từ
Quảng Bình trở vào Nam (bao gồm cả Phú Quốc). Thời gian diễn ra của lễ
hội thường vào một thời điểm nhất định trong năm tuỳ theo từng địa phương.
Nếu ở tỉnh Khánh Hoà diễn ra vào ngày mồng năm tháng mười hai âm lịch
hàng năm thì miền biển Vũng Tàu tổ chức vào những ngày 16, 17, 18 tháng
tám âm lịch hay thị trấn Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh được ngư dân tiến hành
lễ hội từ ngày 14 đến ngày 17 tháng tám âm lịch.
Trang 7
Ngư dân có một niềm tin mãnh liệt vào tín ngưỡng và thuyết thuyết
gắn bó với lễ hội này. Theo truyền thuyết, tục thờ cá Ông được xuất phát từ
tín ngưỡng của dân tộc Chăm: “Vị thần tên là Cha-aih-va, vì quá nôn nóng
trở về xứ sở sau thời gian khổ luyện phép thuật đã cãi lại thầy của mình và
tự ý biến thành cá Voi. Từ đó, mỗi khi có thuyền lâm nạn vị thần đều nâng đỡ
và đưa người lâm nạn vào bờ”. Khác với người Chăm, truyền thuyết dân
gian của dân tộc Kinh thì cho rằng: “Cá Voi do Phật Quan Âm Bồ Tát xé
chiếc áo cà sa thành muôn mảnh thả trên mặt biển để cứu vớt chúng sinh đi
biển bị lâm nạn”. Trong lịch sử triều Nguyễn có ghi lại: Khi Chúa Nguyễn
Ánh bôn tẩu ngoài đảo Phú Quốc (Kiên Giang) bị bão lớn, thuyền sắp đắm,
ông đã cầu nguyện và được cứu thoát nạn. Sau khi phục quốc lên ngôi, vua
Gia Long (tức Chúa Nguyễn Ánh) phong cho cá Voi là “Nam Hải Cự Tộc
Ngọc Lân Thượng Đẳng Thần”. Những người dân vùng ven biển tôn vinh cá
Ông (hay còn gọi là cá Voi) thành một vị thần rất đỗi thiêng liêng, là chỗ dựa
tinh thần mỗi khi gặp sóng to gió lớn, thuyền bị đắm, khi con người bị hiểm

nguy đe doạ. Truyền thuyết của dân tộc Kinh về lễ hội Nghinh Ông có liên
quan đến phần lễ rước kiệu.
Lễ hội cúng ông Nam Hải cũng như các lễ hội dân gian khác, đều có
hai phần (phần Lễ và phần Hội) tạo thành một lễ hội đặc sắc của ngư dân các
tỉnh ven biển của dải đất hình chữ S Việt Nam. Phần Lễ bao gồm hai phần:
phần thứ nhất là lễ rước kiệu. Đây là lễ rước kiệu của Nam hải Tướng quân
xuống thuyền rồng ra biển. Dọc theo đường rước, ngư dân sống trên biển và
bà con bày lễ vật nghênh đón, khói nhang nghi ngút. Cùng với thuyền rồng
rước Thủy tướng, có hàng trăm ghe lớn nhỏ, trang hoàng lộng lẫy, cờ hoa rực
rỡ tháp tùng ra biển nghênh ông. Trước mũi ghe là hương án và mâm lễ vật.
Trên các ghe lớn nhỏ này có chở hàng ngàn khách và bà con tham dự đoàn
rước. Đoàn rước quay về bến nơi xuất phát, rước ông về lăng ông Thủy
tướng (nếu có ở địa phương đó). Tại bến một đoàn múa lân, sư tử, rồng đã
đợi sẵn để đón ông về lăng. Tiếp theo là lễ tế được diễn ra trang trọng sau Lễ
Trang 8
rước với nghi thức cổ truyền. Các lễ cầu an, xây chầu đại bội, hát bội diễn ra
tại lăng ông Thủy tướng.
Sau phần Lễ với việc chuẩn bị cúng bái để rước ông Nam hải một
cách trang trọng với sự bày tỏ lòng thành, lòng biết ơn ông Thuỷ tướng đã
che chở và cứu nạn những người con miền biển được an toàn trong những
ngày gió to sóng lớn, đó là phần hội. Đây là phần bao gồm các hoạt động của
lễ hội như các nghi thức rước Ông ra biển với hàng trăm ghe tàu lớn nhỏ
cùng các lễ cúng trang trọng. Ở tại nhà suốt ngày lễ hội, các ngư dân mời
thỉnh lẫn nhau, kể cả khách từ nơi xa đến cùng nhau ăn uống, vui chơi, trò
chuyện thân tình. Đây là một lễ hội mang bản sắc thuần phong mỹ tục đậm
đà và sâu sắc.
Một lễ hội mang nhiều hoạt động gắn liền với đời sống lao động và
trong đời sống tinh thần của ngư dân miền biển nói riêng và toàn thể nhân
dân Việt Nam nói chung. Lễ hội có vị trí đặc biệt trong đời sống tâm linh và
tín ngưỡng của cộng đồng ngư dân, đặc biệt là ngư dân các làng vạn chài.

Qua thời gian, lễ hội càng được củng cố trong cộng đồng ngư dân ven biển.
Nếu như ngọn hải đăng là kim chỉ nam cho các tàu bè của ngư dân tìm ra
phương hướng vào đất liền mỗi khi gặp bão lớn thì cá Ông là một vị thần hộ
mệnh, bảo vệ, chở che, là đấng linh thiêng mà ngư dân đặt một niềm tin
vững mạnh mỗi khi lướt sóng ra khơi. Đồng thời, tín ngưỡng thờ cá Ông
được củng cố qua các triều đại vua. Bên cạnh đó, lễ hội còn là sự cố kết cộng
đồng, không chỉ là nơi cá Ông lụy mà còn vạn chài ở các làng lân cận cùng
chung tay góp sức lo các việc nghi lễ, cùng tham gia vào tế tự, trò diễn dân
gian khác tạo nên sự kết nối cộng đồng.
Qua đó, lễ cúng ông Nam hải đã trở thành lễ hội truyền thống của bà
con ngư dân. Tất cả mọi người đều phấn chấn và cầu mong ngày lễ hội được
mở ra, tư tưởng của mỗi người dân sản xuất trên biển đều cảm thấy yên tâm
hơn, tinh thần ổn định hơn để cầu mong một mùa thắng lợi. Vì vậy, khi tham
Trang 9
gia lễ hội ngư dân cầu mong sẽ có một năm mưa thuận gió hoà, đánh bắt bội
thu, cầu mong cho mỗi chuyến ra khơi được an toàn, mạnh khoẻ, chắc tay
chèo tay lái, đặc biệt là đánh bắt được nhiều hải sản. Từ đó, qua lễ hội
Nghinh Ông các giá trị truyền thống văn hóa được trao truyền và được bảo
lưu.
2.1.3. Lễ hội Bà Chúa Xứ núi Sam
Dọc theo dải đất hình chữ S đất nước Việt Nam, theo suốt chiều dài
các lễ hội dân gian truyền thống từ Bắc vào Nam, đã có rất nhiều lễ hội tiêu
biểu cho từng vùng miền, từng ngành nghề của dân tộc ta. Đến với vùng
đồng bằng sông Cửu Long, dân địa phương và khách thập phương sẽ ấn
tượng với lễ hội Bà Chúa Xứ núi Sam cùng với truyền thuyết thú vị gắn với
lễ hội này.
Lễ hội Bà Chúa Xứ nằm dưới núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An
Giang còn gọi là lễ hội miếu Bà Chúa hay lễ vía Bà được tổ chức từ đêm
23/4 đến 27/4 âm lịch.
Truyền thuyết gắn với lễ hội này rất thú vị và có nhiều truyền thuyết

khác nhau được lưu truyền trong nhân dân địa phương. Hầu hết, các truyền
thuyết đều lien quan đến các chi tiết sau: Văn hóa và truyền thuyết về sự hình
thành đế quốc Phù Nam, một đế quốc huyền thoại mà sự ra đời và biến mất
trong vùng Đông Á rất kì lạ, khó hiểu. Hay là bối cảnh rất xa xưa của vùng
đất Tây Nam Bộ với vị thế của núi Sam cũng đầy kỳ tích từ xưa đến nay. Bên
cạnh đó, dấu tích chiến tranh từ bao đời với những cuộc xâm lấn của quân
Xiêm tại vùng đất ngập nước này. Hoặc là truyền thuyết có liên quan đến đạo
quân làm thủy lợi của Thoại Ngọc Hầu và sự hình thành của dòng kênh Vĩnh
Tế kỳ công vào đầu thế kỷ 19. Tuy nhiên, bài tiều luận sẽ giới thiệu hai
truyền thuyết có liên quan đến việc quân Xiêm xâm lược và chiến công của
Trang 10
Thoại Ngọc Hầu. Cả hai truyền truyết đều được tái hiện cụ thể và sinh động
trong phần lễ của lễ hội.
Truyện xưa kể lại rằng: Những năm 1820 - 1825, quân Xiêm thường
sang nước ta quấy nhiễu, cướp bóc. Mỗi khi giặc đến, người dân quanh vùng
lại phải bồng bế nhau chốn chạy lên núi lánh nạn. Có lần quân giặc đuổi theo
lên đến đỉnh núi Sam thì gặp tượng Bà. Chúng hì hục cậy ra, lấy dây buộc lại
dùng đòn khiêng xuống núi để mang về xứ. Nhưng khi bọn chúng mới
khiêng đi được một đoạn đường ngắn, lạ thay tượng Bà bỗng dưng nặng trĩu
không thể nào nhấc lên được nữa. Khi đó, một tên trong bọn tức giận đập
vào cốt tượng làm gãy một phần cánh tay bên trái và ngay tức khắc hắn bị Bà
trừng phạt. Thời gian sau, Bà thường hiện về xưng là Bà Chúa Xứ, dạy dân
làng khiêng xuống núi lập miếu thờ cúng. Bà sẽ phù hộ cho mưa thuận gió
hòa, mùa màng bội thu, tránh được giặc cướp quấy phá, thoát khỏi dịch bệnh
hoành hành. Thấy vậy, dân làng họp nhau lên núi khiêng tượng về thờ cúng.
Nhưng lạ thay, dù mấy chục thanh niên trai tráng hò nhau gắng sức vẫn
không lay chuyến nổi tượng Bà. Trong lúc mọi người đang rất thất vọng, có
ý định bỏ dở thì một cô gái trong làng bỗng dưng lên đồng cho biết : "Bà chỉ
cần chín cô gái đồng trinh lên khiêng". Dân làng làm theo lời dạy ấy và quả
đúng thật, chín cô gái đồng trinh khiêng tượng Bà đi xuống một cách nhẹ

nhàng. Bỗng nhiên khi đi đến chân núi thì tượng Bà trở nên nặng, không thể
khiêng nổi thêm một bước nào nữa. Khi đó mọi người đã hiểu rằng, Bà đã
chọn nơi đây để an vị nên đã không cố gắng di chuyển đi nữa mà lập miếu
thờ cúng chỗ đó.
Một truyền thuyết khác nữa gắn với chiến công của Thoại Ngọc Hầu và
việc trùng tu ngôi miếu làm ngày lễ Vía Bà. Dưới triều Minh Mạng, khi Thoại
Ngọc Hầu giữ trọng trách trấn giữ biên giới tây nam, giặc ngoại xâm thường
sang quấy nhiễu. Mỗi lần ông xuất quân, bà vợ thường đến khấn vái, mong Bà
phù hộ Thoại Ngọc Hầu đánh thắng giặc, bảo vệ cuộc sống yên lành cho dân.
Trang 11
Về sau, để tạ ơn những điều ứng nghiệm, vợ Thoại Ngọc Hầu đã cho xây cất
lại ngôi miếu to và khang trang hơn. Lễ khánh thành được tổ chức trong ba
ngày 24, 25, 26 tháng tư âm lịch. Từ đó về sau thành lệ, dân chúng lấy những
ngày trên làm lễ Vía bà. Nếu chi tiết này có thật, thì đây cũng là một thông tin
cho biết thêm rằng miếu Bà Chúa Xứ được xây dựng từ thời Minh Mạng.
Có rất nhiều thuyền thuyết nói về miếu Bà Chúa Xứ nhưng dù là truyền
thuyết nào đi nữa thì lễ hội được tổ chức tại đây luôn là một điểm mà người
dân địa phương mong đợi, cũng như sự quan tâm của khách thập phương. Lễ
hội được diễn ra với năm Lễ của phần Lễ và các hoạt động vui chơi trong phần
hội. Phần Lễ của lễ vía Bà gồm năm Lễ.
Thứ nhất, Lễ tắm Bà, lễ này được tổ chức vào lúc 24 giờ đêm 23 rạng
ngày 24. Nói là tắm Bà, nhưng thực tế là lau lại bụi bặm trên tượng thờ và thay
áo mão cho Bà. Nước tắm tượng là nước thơm, bộ y phục cũ của Bà được cắt
nhỏ ra phân phát cho khách trẩy hội và được coi như lá bùa hộ mệnh giúp cho
người khoẻ mạnh và trừ ma quỷ. Lễ tắm Bà thường kéo dài khoảng một giờ,
sau đó mọi người được tự do lễ bái.
Thứ hai, Lễ thỉnh sắc Thoại Ngọc Hầu về Miếu Bà, Lễ này được tiến
hành vào lúc 15 giờ ngày 24. Các bô lão trong làng và Ban quản trị lăng miếu
lễ phục chỉnh tề sang lăng Thoại Ngọc Hầu nằm đối diện với miếu bà làm lễ
Thỉnh Sắc rước bài vị của Ngọc Hầu Nguyễn Văn Thoại, bà nhị phẩm Trương

Thị Miệt, và bài vị Hội đồng. Khi vào đến Miếu Bà, các bài vị trên được an vị
ngôi chính điện, Ban quản trị dâng hương thỉnh an, lễ thỉnh sắc kết thúc. Tục lệ
thỉnh sắc Thoại Ngọc hầu đã có từ lâu để tỏ lòng biết ơn ông là người có công
khai phá vùng đất hoang vu này.
Thứ ba, Lễ Túc Yết được tổ chức 0 giờ ngày 25 rạng ngày 26. Tất cả
các bô lão trong làng và Ban quản trị lăng miếu lễ phục chỉnh tề, đứng xếp
hàng hai bên trước tượng Bà. Vật cúng gồm có: Một con heo trắng đã được
Trang 12
cạo lông mổ bụng sạch sẽ, chưa nấu chín, một đĩa đựng huyết có ít lông heo
gọi chung là "mao huyết", một mâm xôi, một mâm trái cây, một mâm trầu cau,
một đĩa gạo muối. Ông chánh bái làm lễ dâng hương, chúc tửu, hiến trà, dâng
tế, sau đó thì hóa một ít giấy vàng bạc.
Thứ năm, Lễ xây chầu, sau cúng Túc Yết là lễ xây chầu. Ông chánh bái
sẽ bước tời bàn thờ, hai tay cầm dùi trống nâng ngang trán khấn vái. Phía bên
trái bàn thờ có một tô nước và một nhành dương liễu. Ông chánh bái ca công
cầm nhành dương nhúng vào tô nước rồi vảy nước ra xung quanh, vừa đọc to
những lời cầu nguyện. Đọc xong, ông chánh bái ca công đặt tô nước, cành
dương trở lại bàn thờ, ông đánh ba hồi trống và xướng "ca công tiếp giá", lập
tức đoàn hát bộ nổi chiêng trống rộ lên và chương trình hát bộ bắt đầu. Các
tuồng hát bộ sau đây thường được diễn tại miếu bà là Trần Bình Trọng, Sát
Thát, Lưu Kim Đính, Trưng Nữ Vương v.v
Cuối cùng, Lễ Chánh tế được tổ chức đến bốn giờ sáng ngày 26 cúng
Chánh tế (nghi thức giống như cúng "Túc Yết"). Chiều ngày 27 đưa sắc Thoại
Ngọc hầu về Sơn Lăng.
Sau phần Lễ là phần Hội, bao gồm các hoạt động văn hoá nghệ thuật dân
gian được biểu diễn như múa lân, múa mâm thao, múa đĩa chén… Theo tín
ngưỡng của người dân, nơi đây vẫn còn có những tục như xin xăm Bà, vay tiền
Bà, thỉnh bùa.
Nơi đây đã mang dấu ấn của cả một thời đại hào hùng, thời đại chống giặc
ngoại xâm. Lễ hội Bà Chúa Xứ núi Sam là một lễ hội mang đậm nét bản sắc dân

tộc, nhưng cũng chứa đựng nhiều màu sắc địa phương Nam Bộ. Nghi thức lễ
tắm Bà, cúng Túc Yết mang tính chất riêng biệt, còn các hoạt động lễ hội khác
như thỉnh sắc, xây chầu hát bộ, giống như các lễ Kỳ Yên ở các đình thần Nam
Bộ. Như vậy cho phép chúng ta kết luận, lễ hội Bà Chúa Xứ núi Sam là một lễ
Trang 13
hội văn hoá dân gian đáp ứng nhu cầu văn hoá xã hội, đời sống tinh thần của
nhân dân.
2.2. Mối liên hệ giữa truyền thuyết và lễ hội
Mối liên hệ giữa truyền thuyết và lễ hội có tính chất qua lại, bổ sung cho
nhau. Truyền thuyết là cốt lõi của lễ hội khiến cho lễ hội có nội dung thiêng
liêng, còn lễ hội làm cho việc diễn xướng truyền thuyết đa dạng, sinh động thu
hút sự gắn bó của cả tập thể.
Đối với nhân dân, lễ hội là hình thức kể chuyện vì sự bảo lưu cốt truyện
bởi nhiều yếu tố như: Nhân dân hầu như không biết chữ, không thể đọc được
các bản kể truyền thuyết của các nhà nho sưu tầm. Cho nên các lễ hội thường kể
lại nội dung cốt truyện của các truyền thuyết làm cho nhân dân dễ nhớ, dễ thuộc.
Đồng thời, hình tượng người anh hùng về cuộc đời và những hành trang của các
anh sẽ tác động trực tiếp, trực quan đến đông đảo toàn thể nhân dân. Vì thế mà
lễ hội gắn với nghi lễ nên tính trang nghiêm thường được thực hiện bản chất của
truyền thuyết nhằm tôn vinh các anh hùng hiển hách của dân tộc.
Đối với lễ hội, truyền thuyết đóng vai trò là xương sống và là cốt truyện
dẫn tiến trình lễ hội, đồng thời là sự minh giải cho lễ hội. Các lễ hội đều có
nguồn gốc là các nghi lễ nông nghiệp, phát triển thành hội làng.
Như vậy, truyền thuyết và lễ hội là hoạt động tinh thần của nhân dân,
do dân sáng tạo, bồi đắp, lưu giữ và thể hiện. Cả hai đều là một bộ phận quan
trọng tập trung ca ngợi những người có công với dân, với nước, đều hướng tới
mục đích khơi dậy lòng tự hào dân tộc và nhắc nhở con cháu đừng phụ công
ơn của các bậc tiền bối. Tuy nhiên chúng vẫn có điểm khác nhau: Truyền
thuyết là một thể loại văn hóa dân gian. Nó khắc họa người anh hùng bằng
ngôn từ, bằng hình tượng, bằng các biện pháp nghệ thuật theo đặc trưng của

thể loại. Trong lúc đó, lễ hội là một sinh hoạt văn hóa dân gian tổng hợp, cần
có môi trường diễn xướng, có cộng đồng tham dự…
3. Một số vấn đề đặt ra trong lễ hội dân gian truyền thống
3.1. Hạn chế
Trang 14
Trong nền văn hoá của dân tộc, mỗi một lễ hội dân gian truyền thống đều
mang những đặc trưng riêng biệt, cũng như chứa đựng những giá trị và ý nghĩa
khác nhau như giá trị cố kết và biểu dương sức mạnh cộng đồng, giá trị cân bằng
đời sống tâm linh, sáng tạo, hưởng thụ văn hóa và bảo tồn, trao truyền văn hóa.
Bên cạnh những nét đẹp, đặc trưng riêng của lễ hội và những giá trị tốt đẹp đó
thì cũng có khá nhiều vấn đề được đặt ra trong xã hội hiện nay.
Cùng với sự phát triển của xã hội hiện đại, lễ hội truyền thống ít nhiều bị
biến tướng bởi nhiều yếu tố. Lễ hội ngày càng nhiều (hơn 8000 lễ hội, nhà nhà
làm lễ hội, tỉnh tỉnh làm lễ hội) mà không xác định được giá trị văn hóa nên đã
dẫn tới nhiều vấn đề tiêu cực làm mất đi giá trị, nét đẹp của các lễ hội. Điều đó
được thể hiện qua những vấn đề tiêu biểu như sau:
Thứ nhất: Đơn điệu hoá lễ hội. Mỗi lễ hội đều có cốt cách, sắc thái riêng,
cuốn hút khách thập phương đến với lễ hội làng mình. Tuy nhiên, ngày nay, lễ
hội đang đứng trước nguy cơ nhất thể hoá, đơn điệu hoá, hội làng nào, vùng nào
cũng na ná như nhau, làm thui chột đi tính đa dạng của lễ hội truyền thống vốn
có.
Thứ hai: Trần tục hoá lễ hội. Lễ hội gắn với tín ngưỡng dân gian, do vậy
nó thuộc về đời sống tâm linh và mang “tính thiêng”. Lễ hội cổ truyền tuy nảy
mầm, bén rễ từ đời sống hiện thực, trần tục, nhưng bản thân nó là sự thăng hoa
từ đời sống hiện thực và trần tục ấy. Ngày nay, trong phục hồi và phát triển lễ
hội, do chưa nắm được ý nghĩa thiêng liêng, đặc biệt là cách diễn đạt theo cách
“biểu trưng”, “biểu tượng” của người xưa, nên lễ hội đang bị trần tục hoá, tức nó
không còn giữ được tính thiêng, tính thăng hoa và ngôn ngữ biểu tượng của lễ
hội. Như vậy lễ hội không còn là lễ hội đích thực nữa.
Thứ ba: Thương mại hoá lễ hội. Chúng ta cần phân biệt giữa hoạt động

mua bán trong lễ hội và việc thương mại hiện nay. Các hoạt động mua bán đó
vừa mang ý nghĩa văn hoá, phong tục “mua may bán rủi”, vừa quảng bá các sản
Trang 15
phẩm địa phương, mang lại những thu nhập đáng kể cho một số ngành nghề ở
địa phương. Đó là các hoạt động rất đáng khuyến khích. Tuy nhiên, không ít các
hoạt động mang tính “thương mại hoá”, lợi dụng lễ hội để thu lợi bất chính, ép
buộc, bắt chẹt người đi trẩy hội, đặc biệt là lợi dụng tín ngưỡng trong lễ hội để
“buôn thần bán thánh” theo kiểu “đặt lễ thuê”, “khấn vái thuê”, bói toán, đặt các
“hòm công đức” tràn lan, tạo dựng các “di tích mới” để thu tiền như trong lễ hội
Chùa Hương, Bà Chúa Kho Cũng không phải không có một số “tổ chức”
mệnh danh là quản lý lễ hội, hoạt động du lịch để bán vé thu tiền bất chính
khách trẩy hội. Những hoạt động thương mại này đi ngược lại tính linh thiêng,
văn hoá của lễ hội, đẩy lễ hội rớt xuống mức thấp nhất của đời sống trần tục.
Thứ tư: Quan phương hoá lễ hội. Sinh hoạt lễ hội là sáng tạo của nhân
dân, do nhân dân và vì dân. Đó là cách thức mà người dân nói lên những mong
ước, khát vọng tâm linh, thoả mãn nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ văn hoá của
mình. Hiện nay, dưới danh nghĩa là đổi mới lễ hội, gắn lễ hội với giáo dục
truyền thống, gắn lễ hội với du lịch…ở những mức độ khác nhau đang diễn ra
xu hướng quan phương hoá, áp đặt một số mô hình định sẵn, làm cho tính chủ
động, sáng tạo của người dân bị suy giảm, thậm chí họ còn bị gạt ra ngoài sinh
hoạt văn hoá mà vốn xưa là của họ, do họ và vì họ. Chính xu hướng này khiến
cho lễ hội mang nặng tính hình thức, phô trương, “giả tạo”, mà hệ quả là vừa tác
động tiêu cực tới chủ thể văn hoá, vừa khiến cho du khách hiểu sai lệch về nền
văn hoá dân tộc, văn hoá lễ hội.
Những vấn đề chúng em nêu trên chỉ là một trong số những vấn đề tiêu
biểu nhất đặt ra cho lễ hội dân gian truyền thống trong xã hội ngày nay của nước
ta.
3.2. Biện pháp
Trước những hạn chế mà những lễ hội truyền thống của nước ta gặp phải
trong xã hội hiện nay, thì việc đưa ra các biện pháp giải quyết kịp thời và lâu dài

Trang 16
là một vấn đề cần chú trọng và quan tâm của toàn thể nhân dân Việt Nam.
Những biện pháp sau đây chúng em cho là thiết thực nhất đối những hạn chế đã
nêu trên.
Các tổ chức và quản lí lễ hội cần có các biện pháp thiết thực giải quyết
các vấn đề bất cập trong lễ hội và cần đổi mới phương thức tổ chức cho sinh
động và ấn tượng. Chúng ta nên lưu giữ những nét đẹp vốn có của lễ hội, tránh
hình thức khuôn mẫu mất đi tính sáng tạo của nhân dân ta.
Đồng thời chúng ta cần tăng cường sử dụng các phương tiện truyền thông
để nâng cao nhận thức của cộng đồng. Điển hình cụ thể như vấn đề thương mại
hóa lễ hội thì ý thức của người dân nên được nâng cao, bản thân mỗi người cần
ý thức rõ lễ hội là một nét đẹp văn hóa không chỉ của từng miền, từng vùng mà
còn là nét đẹp của cả một dân tộc, một quốc gia. Cho nên thương mại hóa lễ hội
là một vấn đề cần được chú trọng, đừng để nó vô tình làm mất đi một phần giá
trị nào của lễ hội dân gian truyền thống của dân tộc Việt Nam ta. Vì thế mà các
phương tiện truyền thông như truyền hình, truyền thanh… nên truyền đến cho
nhân dân những kiến thức cơ bản về lễ hội và những vấn đề vô tình làm giảm
giá trị và ý nghĩa của lễ hội, từ đó ý thức của người dân được nâng cao và tránh
làm những việc ảnh hưởng tới nét đẹp của lễ hội.
Trước những vấn đề đó, thanh tra nên kiểm tra và xử lí vi phạm kịp thời,
đồng thời kết hợp giáo dục với việc kiên quyết xử lí bằng pháp luật những hành
vi vi phạm trong mùa lễ hội.
Thiết nghĩ, không chỉ các ban tổ chức, các nhà lãnh đạo cần quan tâm và
đưa ra những biện pháp khắc phục vấn đề này mà còn cần có sự hỗ trợ từ ý thức
và suy nghĩ của người dân địa phương nói riêng và người đi trẩy hội nói chung
khi đến với lễ hội, những nét đẹp văn hoá đáng được lưu truyền, gìn giữ và phát
huy đúng với giá trị đích thực của lễ hội. Có như vậy, các lễ hội dân gian truyền
Trang 17
thống sẽ là một nét văn hóa đẹp và tô đậm cho nền văn hóa của toàn thể nhân
dân Việt Nam.

Trang 18
PHẦN KẾT LUẬN
Như vậy, thông qua những truyền thuyết gắn bó với các lễ hội tiêu
biểu nói trên, chúng ta có thể nhận thấy rõ nét: Truyền thuyết và lễ hội dân
gian truyền thống có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau, cả hai vừa làm
tiền đề, vừa làm cơ sở, bổ sung phát triển cho nhau. Lễ hội lấy nội dung, cốt
lõi từ các câu chuyện truyền thuyết để tạo niềm tin, một niềm tin tâm linh
trong đời sống của họ, để từ đó họ biết ơn và bày tỏ lòng thành kính. Còn
truyền thuyết thì lại dựa vào lễ hội để lưu truyền và phát triển trong đời sống
sinh hoạt văn hoá của nhân dân bằng những hình thức đa dạng và sinh động.
Nhờ có lễ hội mà chúng ta được sống lại trong những khoảng khắc lịch sử
của dân tộc và đồng thời thông qua truyền thuyết dân ta lại thêm nuôi dưỡng
lòng tự hào, tự tôn dân tộc. Sự tổng hợp hài hoà của lễ hội và truyền thuyết
đã tạo nên nét đẹp văn hoá ở các vùng miền khác nhau trên đất nước Việt
Nam. Từ đó nhân dân ta cần nâng cao ý thức nhận biết bản thân nhằm lưu
truyền, gìn giữ và phát huy nét đẹp văn hoá ấy của nước nhà.
Trang 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Văn học dân gian Việt Nam, Đinh Gia Khánh chủ biên, Chu Xuân Diên- Võ
Quang Nhơn, NXB Giaó dục Việt Nam, năm 2009.
2. Lễ hội Việt Nam, nguồn: />%E1%BB%99i_Vi%E1%BB%87t_Nam
3. Truyền thuyết, nguồn: />%E1%BA%BFt
4. Đề tài Truyền thuyết Thánh Gióng về lễ hội làng Gióng- Luận văn, đồ án, đề
tài tốt nghiệp, nguồn: />giong-va-le-hoi-lang-giong-35169/
5. Hội Gióng, nguồn:

6. Lễ hội Nghinh Ông, nguồn:
/>7. Giai thoại về pho tượng Bà Chúa Xứ núi Sam, nguồn: />giai-thoai-ve-pho-tuong-ba-chua-xu-nui-sam_83578.html
8. Lễ vía Bà chúa Xứ- An Giang, nguồn:
/>9. Châu Đốc vào mùa lễ hội vía bà Chúa Xứ, nguồn: />Chau-Doc-vao-mua-Le-hoi-via-ba-Chua-Xu/263552.vov

10. Truyền thuyết về Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam, nguồn:
giao-duc 7/ton-giao cuoc-song-
11.truyen-thuyet-ve-mieu-ba-chua-xu-nui-sam 443-0.html
12. Mối liên hệ giữa truyền thuyết, nguồn: />van/moiquan-he-truyen-thuyet-va-le-hoi-129210
Trang 20
13. Một số vấn đề đặt ra trong quản lý và tổ chức lễ hội,
nguồn: />ly-va-to-chuc-le-hoi-657/
14. Lễ hội đời sống trong cuộc sồn người Việt,
nguồn: />Trang 21

×