Tải bản đầy đủ (.doc) (178 trang)

TRUYỀN THUYẾT và lễ hội dân GIAN HUYỆN yên BÌNH, TỈNH yên bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.84 MB, 178 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

NGUYỄN THỊ THU HÀ

TRUYỀN THUYẾT VÀ LỄ HỘI DÂN GIAN
HUYỆN YÊN BÌNH, TỈNH YÊN BÁI

LUẬN VĂN THẠC SĨ

THÁI NGUYÊN – 2016

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

NGUYỄN THỊ THU HÀ

TRUYỀN THUYẾT VÀ LỄ HỘI DÂN GIAN
HUYỆN YÊN BÌNH, TỈNH YÊN BÁI

Chuyên ngành: Văn học dân gian
Mã ngành: 60220121

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. NGUYỄN THỊ HUẾ

THÁI NGUYÊN - 2016


i



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả khảo sát và nghiên cứu chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nghiên
cứu khoa học nào.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thu Hà


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và nghiên cứu hoàn thành luận văn tốt nghiệp, tôi đã
nhận được sự động viên, giúp đỡ quý báu của nhiều đơn vị và cá nhân. Đầu tiên, tôi
xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến quý Thầy Cô tham gia giảng dạy lớp Cao học
Văn học Việt Nam khóa 8, quý Thầy Cô công tác tại Phòng Sau Đại học Trường Đại
học Khoa học – Đại học Thái Nguyên. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban Giám
hiệu Trường THPT Hoàng Quốc Việt-Thành phố Yên Bái và các bạn đồng nghiệp.
Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đến PGS. TS. Nguyễn Thị Huế, người
đã hết lòng giúp đỡ và hướng dẫn tận tình chỉ bảo tôi trong suốt quá trình chuẩn bị, nghiên
cứu và hoàn thành luận văn .
Dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện, song chắc chắn rằng luận văn
này sẽ không thể tránh khỏi một vài thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của quý
Thầy Cô và các bạn đồng nghiệp để luận văn được bổ sung hoàn thiện nhằm giúp cho
công tác sưu tầm và bảo tồn kho tàng truyền thuyết và lễ hội dân gian ở huyện Yên Bình
tỉnh Yên Bái cho mai sau.
Xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2016

Tác giả

Nguyễn Thị Thu Hà


iii

MỤC LỤC
A. MỞ BÀI …………………………………………………………………………1

MỤC LỤC...........................................................................................................iii
A.

MỞ

BÀI

…………………………………………………………………………1............iii
1. Lý do chọn đề tài.............................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề..................................................................................................2
2.1. Vấn đề nghiên cứu truyền thuyết và lễ hội ở nước ta..............................2
2.2. Lịch sử nghiên cứu truyền thuyết và lễ hội ở Yên Bái............................6
3. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu..................................................................7
3.1 . Đối tượng nghiên cứu...............................................................................7
3.2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................7
4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu...........................................................7
4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu...............................................................................7
4.2. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................8
5. Phạm vi nghiên cứu.........................................................................................9
6. Cấu trúc của luận văn......................................................................................9

7. Những đóng góp của luận văn........................................................................9
B. PHẦN NỘI DUNG........................................................................................10
Chương 1............................................................................................................10
YÊN BÌNH, MIỀN ĐẤT, CON NGƯỜI VÀ TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA
.............................................................................................................................10
1.1. Huyện Yên Bình - quá trình hình thành và phát triển............................10
1.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên......................................................10
1.1.2. Lịch sử hình thành...............................................................................11
1.1.3. Đặc điểm dân số, văn hóa và tôn giáo, tín ngưỡng...........................13
1.1.4. Yên Bình - Vùng đất giàu truyền thống đấu tranh cách mạng........15
1.2. Văn hóa, văn học dân gian huyện Yên Bình............................................19
1.2.1. Văn hóa dân gian huyện Yên Bình....................................................19
1.2.1.1. Lễ hội dân gian của đồng bào dân tộc Yên Bình.......................20
1.2.1.2. Sinh hoạt văn hóa dân gian của đồng bào dân tộc Yên Bình....22
1.2.2. Văn học dân gian huyện Yên Bình....................................................29
1.2.2.1. Truyện cổ dân gian huyện Yên Bình..........................................29
1.2.2.2. Tục ngữ, ca dao dân ca huyện Yên Bình....................................30
Tiểu kết chương 1..............................................................................................37
Chương 2............................................................................................................39
HỆ THỐNG TRUYỀN THUYẾT HUYỆN YÊN BÌNH...............................39
2.1.Khái niệm truyền thuyết..............................................................................39
2.2. Phân loại truyền thuyết huyện Yên Bình.................................................40
2.2.1. Vấn đề phân loại truyền thuyết..........................................................40
2.2.2. Phân loại truyền thuyết huyện Yên Bình..........................................43
2.3. Những phương diện về nội dung và nghệ thuật của truyền thuyết dân
gian các dân tộc huyện Yên Bình....................................................................45
2.3.1. Nội dung...............................................................................................45


iv


2.3.1.1. Truyền thuyết giải thích sự hình thành nòi giống dân tộc.......45
2.3.1.2. Truyền thuyết giải thích địa danh ..............................................49
2.3.1.3.Truyền thuyết nhận vật.................................................................55
2.3.1.4.Truyền thuyết phong vật...............................................................65
2.3.2. Một số phương diện nghệ thuật..........................................................66
2.3.2.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật....................................................66
2.3.2.2. Kết cấu..........................................................................................68
2.3.2.3. Một số môtip tiêu biểu.................................................................72
LỄ HỘI DÂN GIAN CÁC DÂN TỘC HUYỆN YÊN BÌNH.........................81
3.1. Khái niệm Lễ hội........................................................................................81
3.2. Vai trò, ý nghĩa, giá trị của các lễ hội trong đời sống các dân tộc ở địa
phương.............................................................................................................105
3.3. Mối quan hệ giữa truyền thuyết và lễ hội................................................108
Tiểu kết chương 3............................................................................................111
KẾT LUẬN......................................................................................................112
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................1


v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CHỮ VIẾT TẮT

CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ

CTQG:

Chính trị Quốc gia


ĐHSP:

Đại học Sư phạm

ĐH QGHN:

Đại học Quốc gia Hà Nội

KHXH:

Khoa học xã hội

NXB:

Nhà xuất bản

VHDG:

Văn học dân gian


1

A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái là một vùng đất có lịch sử và truyền thống
văn hoá lâu đời. Yên Bình là vùng đất giàu đẹp. Nhân dân các dân tộc trong huyện
cần cù lao động, giàu truyền thống yêu nước và cách mạng. Yên Bình có nền văn
hoá lâu đời được các dân tộc trân trọng giữ gìn và phát huy mang nặng bản sắc

vùng sông Chảy. Nơi đây còn lưu giữ một kho tàng truyện cổ, truyền thuyết cùng
các lễ hội dân gian, các bài hát giao duyên, hát đám cưới hết sức phong phú Yên
Bình cũng là một điểm đến với các lễ hội du lịch về cội nguồn hàng năm do ba tỉnh
Phú Thọ - Yên Bái - Lào Cai tổ chức.
Khảo sát gốc tích lịch sử và văn hóa tên gọi các địa danh ở huyện Yên Bình
chúng tôi thấy: Bên cạnh các địa danh đã mất, hoặc đổi tên, ngày nay vẫn còn một số
địa danh mang tên cũ, nhưng chưa mấy ai tìm ra gốc tích tên gọi của nó. Một số tên
gọi địa danh có dấu vết lai lịch gắn với những truyền thuyết, câu chuyện lịch sử. Nhiều
sự kiện lớn có ảnh hưởng tới đời sống cộng đồng đã được người dân ghi lại qua các
truyền thuyết, sự tích, lễ hội … Nhìn chung hệ thống truyền thuyết và lễ hội của vùng
Yên Bình đã góp phần làm phong phú hơn truyền thuyết và lễ hội của Yên Bái nói
riêng và Việt Nam nói chung.
Trong đời sống đương đại, nhiều di tích được tu sửa và nâng cấp, nhiều lễ
hội được tổ chức, nhu cầu về tín ngưỡng và đời sống tâm linh của người dân được
nâng cao và phổ biến. Nhưng qua quá trình điền dã thực tế ở các làng xã trong
huyện và qua những ngày hội làng, chúng tôi được biết nhiều người dân nơi đây
chưa hiểu rõ nguồn gốc xuất xứ của các di tích. Bên cạnh đó, khi khai thác các
nguồn tư liệu thành văn ghi chép về các truyền thuyết và lễ hội dân gian ở Yên
Bình xưa còn lại rất ít .Thực trạng này càng thúc giục chúng tôi đặt vấn đề tìm hiểu
vốn văn học dân gian, văn hóa dân gian.
Trước yêu cầu của địa phương muốn được nghiên cứu, giới thiệu và lưu giữ
những truyền thuyết và lễ hội cho thế hệ sau, giúp cho mỗi người dân thêm tự hào và
yêu quý mảnh đất quê hương mình, đồng thời bồi dưỡng tình cảm, đạo đức cho thế hệ


2

trẻ, người viết lựa chọn đề tài “Truyền thuyết và lễ hội dân gian huyện Yên Bình,
tỉnh Yên Bái” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình.
Là một giáo viên dạy Ngữ văn ở trường trung học phổ thông và là người con

của quê hương Yên Bái, tôi thiết nghĩ việc nghiên cứu về “Truyền thuyết và lễ hội
huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái” là cơ hội để người viết tích lũy thêm kiến thức về kho
tàng truyền thuyết đồng thời giúp chúng ta có cái nhìn đầy đủ và toàn diện về truyền
thuyết nói riêng, văn học dân gian Yên Bái nói chung. Đặc biệt nó rất hữu ích trong
việc liên hệ thực tế trong giảng dạy phần văn học dân gian. Đó là cơ sở giúp học sinh
thấy được sự phong phú và giá trị của truyền thuyết và lễ hội từ đó nâng cao lòng tự
hào về truyền thống quý báu của dân tộc, khơi dậy cho các em ý thức về việc giữ gìn, bảo
tồn và phát huy văn hóa dân tộc.
Hoàn thành tốt luận văn với đề tài “Truyền thuyết và lễ hội dân gian huyện
Yên Bình, tỉnh Yên Bái” là niềm tri ân của tôi đối với quê hương và cũng là dịp để tôi
vận dụng nâng cao kiến thức đã học và thực tế phục vụ cho công việc giảng dạy ở địa
phương sau này.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Vấn đề nghiên cứu truyền thuyết và lễ hội ở nước ta
Truyền thuyết ở nước ta có từ khá sớm và từ lâu đã được ghi chép thành văn
bản. Ở thời kỳ Bắc thuộc, các tác giả người phương Bắc đã ghi chép truyền thuyết thời
Hùng Vương qua một số sách như: Giao châu ngoại vực ký (Thế kỷ IV), Nam Việt chí
(Thế kỷ V). Đến thế kỷ XIV, XV một số nhà Nho người Việt đã dày công sưu tầm
truyền thuyết như: Lý Tế Xuyên, Vũ Quỳnh, Kiều Phú .... và tập hợp lại trong: Báo
cực truyện, Ngoại sử ký, Việt điện u linh, Lĩnh Nam Chích quái... Đến thế kỷ XV, sách
Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sỹ Liên được xem là cuốn sử mà trong đó sưu tầm,
ghi chép khá phong phú và hệ thống những truyền thuyết ở nước ta nhưng mang nặng
tư tưởng Nho giáo. Ngoài ra ở một số địa phương, vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ
nhân dân còn lưu giữ được một số thần tích, thần phả, địa phương chí khá phong phú.
Tuy nhiên việc sử dụng thuật ngữ truyền thuyết và việc nghiên cứu, giới thuyết
nó lại ra đời khá muộn. Năm 1957 khi hai cuốn sách Lược thảo lịch sử văn học Việt


3


Nam do nhóm Lê Quý Đôn [20] và Sơ lược lịch sử Văn học Việt Nam do nhóm Văn
Tân, Nguyễn Hồng Phong biên soạn [ 65] xuất hiện thì truyền thuyết mới được sử
dụng là một thuật ngữ. Mặc dù vậy, vẫn có những quan niệm trái ngược nhau: Một số
tác giả phủ nhận sự tồn tại của thể loại truyền thuyết, cho đó là một thuật ngữ sử học vì
dấu ấn lịch sử được thể hiện đậm nét trong các câu chuyện. Một số tác giả khác lại
nhất trí xếp truyền thuyết là một thể loại của văn học dân gian. Đồng thời xây dựng lý
thuyết thể loại và chỉ ra đặc trưng nội dung, thi pháp nghệ thuật của nó. Hai quan niệm
trên tạo nên một cuộc tranh luận kéo dài.
Đại diện cho quan niệm thứ nhất là tác giả: Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên.
Đinh Gia Khánh không xem truyền thuyết là một thuật ngữ của khoa học
nghiên cứu văn học dân gian. Nhưng trong các công trình nghiên cứu của mình như:
Xác định giá trị của truyền thuyết đối với việc tìm hiểu lịch sử thời đại Hùng Vương
(Tạp chí nghiên cứu lịch sử số 123/1969), lời bạt cho cuốn sách Truyền thuyết Sơn
Tinh (Ty văn hoá thông tin Hà Tây xuất bản 1973), Địa chí văn hoá dân gian Thăng
Long - Đông Đô - Hà Nội (Sở văn hoá thông tin Hà Nội 1991) ông lại tỏ ra mâu thuẫn
khi chọn nhiều tác phẩm truyền thuyết tiêu biểu để phân tích. Điều này có thể nhận
thấy rằng: một cách không tự giác, ông đã hoà nhập vào việc sử thuật ngữ của giới
Folklore học trong đó có liên quan đến văn học dân gian.
Tác giả Chu Xuân Diên cùng đồng nhất với Đinh Gia Khánh ở quan điểm
không công nhận truyền thuyết như là một thể loại văn học dân gian mà đề nghị nên
xếp vào sử học. Truyền thuyết là một trong những thể loại tự sự dân gian "có quan hệ
gần gũi với các thể loại tự sự dân gian khác như thần thoại và truyện cổ tích" [15].
Cần khẳng định rằng: những ý kiến trên chỉ là số ít, còn đại đa số các nhà
nghiên cứu đều thừa nhận quan điểm thứ hai coi truyền thuyết là một thể loại riêng
biệt của Văn học dân gian, đồng thời chỉ ra được đặc trưng nội dung và thi pháp nghệ
thuật của nó. Có thể kể đến như:
Cuộc tranh luận sôi nổi về những vấn đề xung quanh Truyền thuyết Mị Châu
– Trọng Thủy trên tạp chí Nghiên cứu văn học từ 1960 đến 1965 đã đi đến sự
thống nhất của rất nhiều nhà nghiên cứu văn học dân gian về sự có mặt của thể loại
truyền thuyết.



4

Nghiên cứu về thần loại và truyền thuyết, tác giả Đỗ Bình Trị đã khẳng định
truyền thuyết là một thể loại và đưa ra định nghĩa như sau: “Truyền thuyết là những
truyện có dính lứu dến lịch sử mà lại có sự kỳ diệu là lịch sử hoang đường, hoặc là
những truyện tưởng tượng ít nhiều gắn với sự thực lịch sử” [73, tr 60,61]
Năm 1971, trong cuốn Truyền thống anh hùng dân tộc trong loại hình tự sự
dân gian Việt Nam tập trung nhiều bài nghiên cứu về truyền thuyết của các tác giả như
Nguyễn Ngọc Côn, Tầm Vu, Phan Trần, Đinh Gia Khánh và Kiều Thu Hoạch….
Trong đó, đáng chú ý là bài “Truyền thuyết anh hùng trong thời kỳ phong kiến” của
tác giả Kiều Thu Hoạch [31] đã tổng hợp và chỉ ra những đặc điểm cơ bản của thể loại
truyền thuyết với các đặc tính: tính hư cấu lịch sử, tính cố định cụ thể, tính hư ảo, thần
kì và các mô típ khi xây dựng cốt truyện: mô típ sinh nở thần kì, mô típ chiến công phi
thường, mô típ hóa thân.
Năm 1990, hai cuốn giáo trình: Văn học dân gian Việt Nam của Hoàng Tiến
Tựu [78] và Văn học dân gian Việt Nam do Lê Chí Quế chủ biên [63] đã có những
trang viết về truyền thuyết. Hoàng Tiếu Tựu khẳng định: Cần trả về cho truyền thuyết
những tác phẩm mang đặc trưng thể loại của nó, đồng thời làm cho các thể loại thần
thoại và cổ tích Việt giảm bớt phần gánh nặng,…Cả hai cuốn sách có điểm gặp nhau
thống nhất: đều coi truyền thuyết là một thể loại văn học dân gian đồng đẳng với các
thể loại khác, chỉ ra được các đặc trưng cơ bản của thể loại này.
Năm 2002, cuốn giáo trình Văn học dân gian Việt Nam do Phạm Thu Yến chủ biên
[81] cũng giành một chương viết về truyền thuyết. Nhóm tác giả đã có những ý kiến
khá sâu sắc về các vấn đề về đặc trưng, nội dung, ý nghĩa và nghệ thuật của truyền
thuyết. Từ đó, các tác giả cũng đưa ra phương pháp phân tích một tác phẩm truyền
thuyết là phân tích dựa trên những mô típ cấu thành tác phẩm và phân tích truyền
thuyết gắn với nghi lễ, lễ hội.
Từ việc điểm qua lịch sử nghiên cứu truyền thuyết chúng ta có thể khẳng định,

hiện nay mặc dù tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau về thể loại truyền thuyết nhưng
giữa các cách hiểu đó đều có những điểm tương đồng:
- Thứ nhất: Các nhà nghiên cứu đều thừa nhận truyền thuyết là một thể loại tự
sự của văn học dân gian.


5

- Thứ hai: Truyền thuyết là những truyện có dính líu đến lịch sử có “cái lõi” là
sự thật lịch sử, là cách chép sử chân chính của nhân dân… qua đó thể hiện thái độ của
nhân dân đối với các sự kiện lịch sử.
- Thứ ba: Nội dung và nghệ thuật của truyền thuyết phản ánh tâm tình tha thiết,
trí tưởng tượng phong phú của nhân dân và lưu giữ những truyền thống tốt đẹp của
con người Việt Nam.
- Thứ tư: Giữa lễ hội và truyền thuyết có mối quan hệ gắn bó mật thiết.
Chúng tôi căn cứ trên sự thống nhất trong cách hiểu về thể loại truyền thuyết của
các nhà nghiên cứu nói trên, từ đó làm cơ sở áp dụng cho việc nghiên cứu đề tài luận văn
của mình về “Truyền thuyết và lễ hội dân gian huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái”.
Nghiên cứu về mối quan hệ giữa truyền thuyết và các phong tục, lễ hội dân
gian, tác giả Kiều Thu Hoạch đã đưa ra một cách lý giải rất sâu sắc về bản chất đặc
trưng của thể loại này: “Một đặc điểm của truyền thuyết anh hùng chống xâm lược của
ta là thường gắn liền với các cuộc hội mùa và nghi lễ tế thần ở các đình chùa, đền
miếu”, “Có thể nói rằng hội lễ là một bộ phận hữu cơ không thể thiếu được của truyền
thuyết anh hùng Việt Nam. Chính nhờ những hội lễ như vậy mà truyền thuyết anh
hùng có dịp nhắc nhở và đi sâu vào ký ức của nhân dân. [74, tr 63].
Năm 1973, nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Xương đăng bài “Tìm hiểu quan hệ
giữa thần thoại, truyền thuyết và diễn xướng phong tục” trên Tạp chí Văn học. Trong bài
viết này, tác giả quan niệm diễn xướng là một bộ phận của hội làng. Quan hệ giữa thần
thoại, truyền thuyết và diễn xướng giống như quan hệ giữa tích và trò. Tác giả đã phân
loại các hình thức diễn xướng tín ngưỡng đa dạng thành ba nhóm chính: diễn xướng canh

tác sản xuất và tín ngưỡng phồn thực, diễn xướng sinh hoạt văn hóa phong tục, diễn
xướng lịch sử. Cuối cùng, tác giả khẳng định: “Diễn xướng tín ngưỡng hội làng còn là
một phương tiện bảo lưu thần thoại, truyền thuyết có hiệu lực” [80, tr 98 - 107].
Năm 1996, trong công trình Mối quan hệ giữa truyền thuyết người Việt và hội
lễ về các anh hùng, Lê Văn Kì đã chỉ ra rằng trong quá trình lịch sử của dân tộc, nhiều
hội lễ cầu mùa của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước đã dần được bổ sung thêm lớp ý
nghĩa ca ngợi các anh hùng chống ngoại xâm, “Truyền thuyết và hội lễ cùng phản ánh


6

nhiều nhân vật, nhiều sự kiện lịch sử” [35, tr 70]. Đồng quan điểm trên các tác giả
Đặng Văn Lung [43], Nguyễn Thị Bích Hà [24] cũng chỉ ra rằng giữa truyền thuyết và
lễ hội có mối quan hệ mật thiết, gắn bó, hỗ trợ, bổ sung cho nhau.
2.2. Lịch sử nghiên cứu truyền thuyết và lễ hội ở Yên Bái
* Tình hình nghiên cứu truyền thuyết ở Yên Bái
Cho đến nay, việc sưu tầm và nghiên cứu văn học dân gian nói chung, truyền
thuyết nói riêng tại Yên Bái còn rất hạn chế. Một số truyền thuyết, truyện cổ được sưu
tầm và giới thiệu trên các tạp chí của địa phương hoặc xuất hiện chung trong các tập
truyện dân gian đồng bào các dân tộc thiểu số. Có thể kể đến: “Suối nước mắt”- Tập
truyện dân gian vùng Văn Chấn của Phạm Đức Hảo [27]; “Nàng Han” - Truyện cổ
dân tộc Mông của Minh Khương [38]; “Cây húc nậm xia” - Truyện dân gian Văn
Chấn - Mường Lò của Bùi Huy Mai sưu tầm [45]; "Sự tích Mường Lò" do Hoàng Việt
Quân sưu tầm [61]; "Hang Đá Cháy" do Lê Năng sưu tầm [52]; "Huyền thoại về trái
núi thần" do Hoàng Bích Nhung sưu tầm [56]; truyện “Tạo Cầm Hánh đánh giặc Cờ
Vàng” do Trần Cao Đàm sưu tầm [21]. Số truyện cổ và truyền thuyết được sưu tầm
chủ yếu qua lời kể của các cụ cao niên tại địa phương.
Một số công trình nghiên cứu của tác giả Hoàng Việt Quân như: “Có một nữ
tướng nàng Han trong lịch sử hay không” và “Nhân vật trong truyền thuyết và lịch
sử Yên Bái” [61]; “Truyền thuyết về Thần Áo Đen” của Nguyễn Tiến Hòa; “Khảo

sát truyền thuyết các dân tộc lưu hành ở Yên Bái” của tác giả Phùng Thị Phương
Hạnh [26] cũng đã bước đầu giới thiệu, tìm hiểu về truyền thuyết được lưu truyền
tại địa bàn tỉnh Yên Bái và trong đó có giới thiệu một số ít những truyền thuyết của
huyện Yên Bình.
* Tình hình nghiên cứu về lễ hội ở Yên Bái
Các công trình giới thiệu và nghiên cứu về lễ hội tại tỉnh Yên Bái nói chung và
huyện Yên Bình nói riêng không nhiều. Hiện nay chỉ có công trình “Đền - Đình Chùa ở tỉnh Yên Bái”của tác giả Hồ Văn Thái và Nguyễn Liễn [67] mang lại cái nhìn
sơ lược, tổng thể về một số lễ hội lớn cũng như hệ thống Đền - Đình - Chùa tại tỉnh
Yên Bái nói chung. Tác giả Bùi Huy Mai tập trung nghiên cứu về “Dân tộc và bản sắc
văn hóa vùng Văn Chấn” (2009) [48]. Cuốn “Di tích danh thắng Việt Nam”, năm


7

2002 do NXB Đồng Nai phát hành có giới thiệu sơ qua về lễ hội đền Thác Bà. Luận
văn thạc sĩ của Cù Chí Cường (2014), “Đền mẫu Thác Bà ở thị trấn Thác Bà, Yên
Bình, Yên Bái” [11] nghiên cứu dưới góc độ văn hóa học. Đa số các lễ hội lớn tại Yên
Bình và Yên Bái được giới thiệu trên các tờ báo địa phương hoặc được giới thiệu trên
các trang mạng truyền thông với mục đích quảng bá du lịch.
Như vậy, cho đến nay chưa có một công trình nào đi sâu tìm hiểu một cách toàn
diện truyền thuyết và lễ hội ở Yên Bái nói chung cũng như truyền thuyết và lễ hội của
huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái nói riêng. Với ý thức giữ gìn những di sản quí giá của
nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái, góp phần tìm hiểu những giá trị văn hóa, lịch sử,
dân tộc, chúng tôi nhận thấy đề tài "Truyền thuyết và lễ hội dân gian huyện Yên
Bình, tỉnh Yên Bái” là một đề tài có tính khả thi và có giá trị cao.
3. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu
3.1 . Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận văn là tập trung tìm hiểu, khảo sát, phân
tích, phân loại và nghiên cứu, giới thiệu về truyền thuyết và lễ hội dân gian huyện Yên
Bình, tỉnh Yên Bái .

3.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Điền dã, sưu tầm tập hợp một cách có hệ thống các truyền thuyết và lễ hội dân
gian các dân tộc của huyện Yên Bình.
- Đi sâu giới thiệu và mô tả một số truyền thuyết và lễ hội của huyện Yên Bình,
đặc biệt tiêu biểu có truyền thuyết và lễ hội đền Thác Bà với nét độc đáo và sức lan tỏa
của nó trong đời sống tinh thần người dân địa phương.
- Từ đó cho thấy mảnh đất Yên Bình là vùng đất giàu truyền thống văn hóa, văn
học dân gian.
4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Luận văn là công trình khoa học đi sâu nghiên cứu khảo sát, mô tả một cách
hệ thống một số truyền thuyết và lễ hội tiêu biểu của các dân tộc vùng đất Yên Bình
trong đó có truyền thuyết và lễ hội đền Thác Bà.


8

- Luận văn nhằm khẳng định vị trí quan trọng truyền thuyết và lễ hội dân gian
các dân tộc của Yên Bình trong đời sống tinh thần của người dân Yên Bái.
- Luận văn chỉ ra sự biến đổi và đề cập tới vấn đề bảo tồn phát huy các giá trị
của truyền thuyết và lễ hội, gìn giữ vốn văn hóa, tín ngưỡng của địa phương.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp sưu tầm điền dã: Đây là một trong những phương pháp chủ yếu
mà chúng tôi sử dụng trong luận văn này. Chúng tôi đã tiến hành điền dã đến tận các
địa phương làng, xã cụ thể có lưu truyền truyền thuyết và lễ hội thuộc huyện Yên Bình
để tìm hiểu, khảo sát, nghiên cứu đối tượng.
Trong quá trình điền dã, chúng tôi đã sử dụng một số biện pháp như: mô tả,
khảo sát các di tích, lễ hội; sưu tầm các truyền thuyết; phỏng vấn các cụ cao tuổi có sự
hiểu biết về lịch sử, văn hóa của địa phương tại một số làng, xã kết hợp ghi chép, chụp
ảnh tư liệu.

- Phương pháp khảo sát thống kê: Từ những tài liệu về truyện kể, truyền
thuyết, lễ hội ...thu thập được qua quá trình sưu tầm, kết hợp với những nguồn tài liệu
sách đã được công bố, xuất bản, các hồ sơ di tích, lễ hội ở địa phương, chúng tôi tiến
hành thống kê phân loại, sắp xếp thành từng nhóm tài liệu về truyền thuyết và lễ hội để
tiến hành việc nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích tích hợp: Trên cơ sở nguồn tài liệu đã có, chúng tôi
tiến hành hệ thống hóa, phân tích các tư liệu, đánh giá và nhìn nhận về đặc điểm
truyền thuyết và lễ hội dân gian các dân tộc huyện Yên Bình.
- Phương pháp so sánh loại hình: Chúng tôi tiến hành so sánh những mô típ nổi
bật trong nhóm truyền thuyết và chỉ rõ những nét chung và riêng mang đậm dấu ấn
văn hoá vùng miền .
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Chúng tôi vận dụng phương pháp
nghiên cứu của các khoa học khác trong quá trình nghiên cứu như: Sử học, Dân tộc
học, Ngữ văn học... để tập trung làm rõ nội dung , ý nghĩa nhiều mặt (xã hội - lịch sử văn hoá...) của truyền thuyết và lễ hội huyện Yên Bình.


9

5. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề: Truyền thuyết và lễ hội dân gian các
dân tộc huyện Yên Bình, trong đó tập trung giới thiệu một lễ hội lớn, tiêu biểu của
Yên Bình là truyền thuyết và lễ hội đền mẫu Thác Bà .
Luận văn nghiên cứu ở một không gian cụ thể là vùng đất Yên Bình và đền mẫu
Thác Bà thuộc thị trấn Thác Bà, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái .
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, nội dung chính của luận văn được trình bày
trong 3 chương:
Chương 1: Yên Bình, miền đất, con người và truyền thống văn hóa
Chương 2: Hệ thống truyền thuyết huyện Yên Bình
Chương 3: Lễ hội dân gian các dân tộc huyện Yên Bình

7. Những đóng góp của luận văn
Luận văn là công trình khoa học đầu tiên đi sâu nghiên cứu khảo sát, mô tả một
cách chi tiết, hệ thống, truyền thuyết và lễ hội vùng Yên Bình, tỉnh Yên Bái.
Lần đầu tiên những thành tựu lý luận khoa học của chuyên ngành Văn học dân
gian đã được vận dụng vào việc nghiên cứu truyền thuyết và lễ hội vùng Yên Bình và
lễ hội đền Thác Bà
Tác giả luận văn muốn khẳng định vị trí quan trọng của truyền thuyết và lễ hội
huyện Yên Bình, trong đó có truyền thuyết và lễ hội đền mẫu Thác Bà trong đời sống
tinh thần của người dân Yên Bình nói riêng và người dân Yên Bái nói chung, từ đó
người viết mong muốn được góp phần gìn giữ và giới thiệu vốn văn hoá của địa
phương mình.


10

B. PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
YÊN BÌNH, MIỀN ĐẤT, CON NGƯỜI VÀ TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA
Trong phạm vi cho phép của đề tài, chúng tôi không có tham vọng đi sâu vào
mọi vấn đề thuộc điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội của huyện Yên Bình nói
riêng cũng như tỉnh Yên Bái nói chung mà chỉ đi vào tìm hiểu những yếu tố tác động
đến sự hình thành hệ thống truyền thuyết và lễ hội dân gian của huyện Yên Bình. Vì
vậy trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu chúng tôi tập trung vào những vấn đề sau:
vùng đất, con người và văn hóa, văn học dân gian của huyện Yên Bình tỉnh Yên Bái.
1.1. Huyện Yên Bình - quá trình hình thành và phát triển
1.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Yên Bình là huyện miền núi nằm ở phía Đông Nam tỉnh Yên Bái. Trung tâm
huyện cách thành phố Yên Bái 8 km về phía Đông Nam, cách thủ đô Hà Nội 170Km
về phía Tây Bắc, phía Đông Nam giáp huyện Đoan Hùng của tỉnh Phú Thọ, phía Tây
Nam giáp thành phố Yên Bái, phía Tây Bắc giáp thành phố Yên Bái, huyện Trấn Yên

và Huyện Văn Yên, phía Đông Bắc giáp huyện Hàm Yên của tỉnh Tuyên Quang, phía
Bắc giáp huyện Lục Yên. Trên địa bàn có tuyến quốc lộ 70 từ Hà Nội đi Yên Bái và
đi Lào Cai chạy qua trung tâm và một số xã của huyện. Huyện Yên Bình có tổng diện
tích tự nhiên là 77.319,67 ha trong đó diện tích đất nông nghiệp có 57.690,43 ha chiếm
74,61% tổng diện tích tự nhiên.
Yên Bình nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa có nhiệt độ trung bình hàng
năm là 22,90C. Lượng mưa bình quân hàng năm là 2.121,2mm, số ngày mưa trung bình
là 136 ngày, tập trung từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm. Độ ẩm trung bình là 37% và
không có sương muối. Do đặc điểm là huyện có diện tích mặt nước nhiều (hồ Thác Bà
trên 15.000 ha) nên khí hậu vùng này mang tính chất vùng hồ: mùa đông ít lạnh, mùa hè
mát mẻ, thuận lợi cho việc phát triển nông, lâm nghiệp, trồng rừng phòng hộ và rừng
nguyên liệu; trồng cây công nghiệp chè, cao su, cây ăn quả và là tiềm năng để phát triển
ngành nuôi trồng thuỷ sản, phát triển du lịch dịch vụ.


11

Địa hình của huyện Yên Bình khá phức tạp, với đặc điểm địa hình chuyển tiếp từ
Trung du lên miền núi, địa hình cao dần từ Đông Nam lên Tây Bắc được tạo bởi hai
dãy núi: Cao Biền nằm phía tả ngạn sông Chảy (phía Đông hồ Thác Bà) và Con Voi
nằm phía hữu ngạn sông Chảy( phía Tây hồ Thác Bà ).
Đặc trưng khí hậu của Yên Bình là nhiệt đới gió mùa (nóng, ẩm, thay đổi trong
nhiều mùa). Bên cạnh những thuận lợi lớn làm cho các giống, loài phát triển nhanh
chóng và phong phú, tạo nên tính đa dạng sinh học trong vùng địa phương còn gánh
chịu nhiều hậu quả do đặc điểm thời tiết gây ra. Mùa đông, nhiều đợt rét buốt tràn về,
gây ra sương muối tác hại cho cây trồng, vật nuôi và sức khoẻ con người. Mùa hè, tuy
bão tố không ảnh hưởng nhưng gió lốc thường xuất hiện, phá mùa màng và nhà cửa.
Chế độ thuỷ văn của Yên Bình đặc biệt phong phú nhờ có sông Chảy, hồ Thác
Bà cùng hệ thống sông suối dày đặc. Sông Chảy là một phụ lưu lớn của sông Lô - còn
gọi là Trôi Thuỷ hoặc sông Đạo Ngạn, hàng năm sông Chảy vận chuyển 5,3 tỷ m 3

nước từ Minh Chuẩn ( Lục Yên) qua hồ Thác Bà tới Hán Đà với nhiều ghềnh thác tạo
nguồn thuỷ văn lớn.
Hồ Thác Bà có diện tích 23.400ha, trong đó mặt nước chiếm tới 19.000ha, còn
lại 1.331 hòn đảo lớn nhỏ, chiều dài của hồ là 80 km, chiều rộng từ 5-15km, sâu từ 1534m, chứa được 3-3,9 tỷ mét khối nước. Ngoài sông Chảy, còn có hệ thống suối ngòi
lớn nhỏ đổ vào hồ như ngòi Hành, ngòi Tráng, ngòi Bích Đà, ngòi Lòi, ngòi Dầu, ngòi
Cát, ngòi Úc, ngòi Biệc… chứa lượng phù sa và thức ăn cho thủy sinh vật phát triển.
Hồ có 130 loài cá tự nhiên có giá trị kinh tế cao

(trôi, chép, măng, ngão, quả, vền,

nhưng, ngạnh, chiên, lăng, quất, bống tượng…) tạo nguồn đặc sản xuất khẩu (ba ba, trê
phi, trê lai, lươn, ếch). Hơn thế nữa, hồ Thác Bà có tác dụng rất lớn trong việc bảo vệ
và cải tạo môi trường, làm giảm nhiệt độ mùa hè xuống 1-20 0C, tăng độ ẩm tuyệt đối
mùa khô lên 20% và lượng mưa từ 1.700mm, tạo điều kiện cho thảm thực vật xanh tốt
4 mùa, rất thích nghi cho nghề trồng chè năng suất cao. Đây còn là nguồn thuỷ năng
đối với nhà máy thuỷ điện Thác Bà công suất 108.000KW/h.
1.1.2. Lịch sử hình thành
Huyện Yên Bình xưa kia là một vùng của nước Văn Lang, rồi thuộc Tượng
Quận, Giao Chỉ. Vào thời Trần, huyện Yên Bình ngày nay là trại Thu Vật thuộc châu


12

Tuyên Quang. Sang thời Lê, được nâng cấp thành châu lệ vào phủ Yên Bình, trấn
Tuyên Quang. Một thời của châu Thu Vật được ghi nhận đậm nét trong Đại Việt sử ký
toàn thư, Kiến văn tiểu lục, Lịch triều hiến chương loại chí, Việt sử thông giám cương
mục, Đại Nam nhất thống chí. Sơ lược như sau :
Suốt hai thế kỷ XVII - XVIII, Đại Đồng trở thành trấn lỵ khi Gia Quốc Công
Vũ Văn Mật nối quyền cai trị. Sách Đại việt sử ký toàn thư có chép: "Nhờ có tài linh
dinh khôn khéo của anh em họ Vũ, xứ Đại Đồng trở thành một miền trù mật. Nhân dân

các trấn miền xuôi trốn loạn đến đó làm ăn rất đông. Đồng thời nhiều thương nhân
đến đấy buôn bán lâm sản".
Khi đó, Nguyễn Hãng đã mô tả cảnh sắc nơi đây qua bài Phú Phong cảnh Đại
Đồng như sau:
" Chưng xem:
Đặc khí thiêng liêng
Nhiều nơi thanh lạ
Non Xuân Sơn cao thấp triều tây
Sông Trôi Thuỷ quanh co nhiễu tả
Nghìn tay chìa cánh phượng, dựng thuở hư không
Thành nước uốn hình rồng, dài cùng dãy đá
Đùn đùn non yên ngựa, mấy trượng khoẻ thế kim thang
Cuồn cuộc thác Con Voi, chín khúc bền hình quan toả"
Toàn bộ diện mạo Phố Cát - Đại Đồng đã hiện lên với “lâu đài kề nước; Hây
hây ngõ hạnh tường đào ra nơi thành thị, ô dù ngựa xe dong đường thiên lý, đủng đỉnh
túi thơ, bầu rượu, khắp nơi ca xướng thái bình”. Nói về thời kỳ này sách Đại nam nhất
thống chí đã ghi nhận: "Phố Đại Đồng người đông hàng nhiều, buôn bán tấp nập, gạo
trắng nước trong, cũng là nơi đô hội".
Trong ký ức dân gian cũng lưu lại bóng dáng của Yên Bình ngày xưa:
-“Nhiều tiền chợ Ngọc chợ Ngà


13

Ít tiền lơ lửng Thác Bà, Thác Ông”.
-“Muốn ăn gạo trắng nước trong
Thì lên phố Cát Đại Đồng cùng anh”.
-“Nhiều tiền thì buôn sông Cả
Ít tiền buôn ngả sông Thao
Chẳng có đồng nào thì về sông Chảy…”

Một thế mạnh nữa của Yên Bình là người dân địa phương có truyền thống cách
mạng, yêu nước, cần cù lao động và ham học hỏi. Nhân dân Yên Bình luôn một lòng
theo Đảng, nhờ vậy đây là địa phương luôn giữ vững ổn định chính trị, kinh tế xã hội.
1.1.3. Đặc điểm dân số, văn hóa và tôn giáo, tín ngưỡng
Yên Bình có dân số là 107.398 người, lực lượng lao động xã hội 45.037 người,
trong đó lực lượng lao động nông thôn chiếm 76,5%. Trên địa bàn huyện có 5 dân tộc
chính là Kinh, Tày, Nùng, Dao, Cao Lan (Sán Chay) sống xen kẽ với nhau từ lâu đời.
Mật độ dân cư bình quân toàn huyện là 139 người dân/km 2, nhìn chung sự phân bố dân
cư không đồng đều, tập trung chủ yếu ở các xã hạ huyện và thị trấn huyện lỵ, riêng xã
vùng cao Xuân Long chỉ có 49,1 người/km 2. Đồng bào các dân tộc trong huyện đoàn
kết, cần cù lao động, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
Hiện nay, Yên Bình vẫn là một huyện có đông các dân tộc cùng chung sống.
Người Kinh chiếm khoảng 52% cư dân của huyện, theo sách “Kiến văn tiểu lục” - tập
2 của Lê Quý Đôn thì từ 1533 anh em người Kinh ở Gia Lộc (Hải Dương) là Vũ Văn
Mật và Vũ Văn Uyên phù Lê chống Mạc đã chạy lên Thu Vật (huyện Yên Bình ngày
nay). Sau đó, Vũ Văn Mật xưng là Chúa Bầu tập hợp người dân tộc thiểu số và người
Kinh khắp các nơi xây thành đắp lũy, trấn ải một vùng. Trước đó năm 1285 tướng
quân Trần Nhật Duật đời Trần đã chỉ huy đội quân chiến đấu chống quân Nguyên Mông trên đất Thu Vật. Như vậy, người Kinh định cư ở Yên Bình từ rất sớm, với đồng
bào các dân tộc thiểu số, bên cạnh những nét văn hóa riêng của họ ở miền xuôi, người
Kinh cũng giao lưu, tiếp thu văn hóa của các dân tộc ít người cùng cư trú trên địa bàn.
Điều đó được thể hiện qua văn hóa ẩm thực, nhà ở, lễ hội.


14

Người Tày chiếm khoảng 15% dân số, tập trung đông đúc nhất ở các xã dọc hai
bên bờ sông Chảy thuộc huyện Yên Bình và Lục Yên. Tiếng Tày thuộc nhóm ngôn
ngữ Tày - Thái ( Dòng ngôn ngữ Nam Á). Người Tày nổi bật với trang phục bằng vải
bông nhuộm chàm đen. Phụ nữ Tày thường xuyên đội khăn nhuộm chàm, khăn vuông
gấp xéo, có hai đài vải đỏ buộc về phía trước trán, đuôi khăn lật về phía sau; mặc áo

dài năm thân có thắt lưng bằng vải chàm gấp lại buộc phía sau, đi đôi với váy trong
dịp cưới, ngày lễ tết.
Người Dao quần trắng chiếm 13% dân số, họ di cư đến địa phương cách đây
khoảng 900 năm, sống tập trung ở vùng núi thấp hoặc dọc theo các suối, tổ chức thành
các bản riêng ở rải rác các xã, trong đó tập trung đông ở các xã Yên Thành, Phúc An,
Tích Cốc, Tân Hương, Bảo Ái, Tân Nguyên.... Họ có kho tàng truyện cổ cùng hệ
thống lễ hội, các bài hát giao duyên, hát đám cưới hết sức phong phú. Phần lớn sinh
sống nhờ làm nương rẫy.
Người Sán Chay(Cao Lan) chiếm 6% di cư đến địa phương khoảng 400 năm,
cư trú ở 8 xã trong huyện, thành thạo trồng lúa nước mặc dù kinh tế nương rẫy vẫn
chiếm vị trí quan trọng đối với họ. Tiếng Cao Lan thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái
(ngữ hệ Nam Á). Họ có trang phục đặc trưng: Phụ nữ mặc váy chàm dài ngang bụng
chân, áo chàm dài ngang váy, chân cuốn xà cạp màu trắng. Nam giới thời xưa búi tóc,
đội khăn xếp màu chàm, có thêu hoa văn, mặc áo chàm dài hoặc ngắn, mặc quần thụng
màu nâu hoặc trắng.
Người Cao Lan ở nhà sàn có bốn mái, có sàn trong và sàn phơi. Nhà có ba đến
năm gian. Gian giữa đặt bàn thời tổ tiên, hai gian cạnh là nơi ngủ nghỉ. Gian trái đầu
nhà là nơi đặt bàn thờ hương hỏa (Thần Bảo gia dòng họ). Gian trái cuối bếp là nơi
bếp núc; buồng con gái, con dâu, cầu thang cũng được bắc ở gian này.
Người Nùng chiếm gần 3% di cư từ vùng Văn Nam - Trung Quốc đến địa
phương khoảng 200 - 300 năm trước, ngoài lúa nước và nương rẫy họ còn trồng bông,
trồng chàm, kéo sợi, dệt vải, rèn đúc, đan lát và làm đồ mộc. Ngoài ra, ở Yên Bình còn
có một số thành phần dân tộc ít người khác cùng sinh sống.
Cư dân trên đất Yên Bình chịu ảnh hưởng của các loại tôn giáo sớm muộn có
khác nhau. Đạo Phật có ảnh hưởng mạnh tới địa phương sớm nhất vào thời Trần. Đến


15

thế kỷ XVII, khi Vũ Văn Mật mở trường dạy học và lập văn chỉ ở Đại Đồng thì đạo

Khổng mới bắt đầu tràn vào Yên Bình. Người Tày thờ Khổng Tử tại bàn thờ tổ tiên
cùng Phật bà Quan âm trong nhà hoặc xây dựng các điện phật trên đỉnh đèo có bóng
cây râm mát, tĩnh mịch. Người Dao rất tôn sùng đạo Lão. Đạo Thiên Chúa đặt chân
đến Yên Bình từ năm 1647 khi Linh mục Gabral lập nhà thờ ở Đại Đồng. Trải qua một
quá trình khá dài, giáo xứ Yên Bình đã lập nên xứ đạo Vật Lẩm có 22 họ giáo và xứ
đạo Đồng Lạng có 6 họ giáo. Hiện tại, đạo Thiên Chúa tập trung ở một số xã hạ huyện
và dọc quốc lộ 70.
Về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên: Người dân huyện Yên Bình cũng như các làng
quê khác đều thờ cúng tổ tiên các vị thần linh có công với dân với nước. Việc lập bàn
thờ tổ tiên thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, biết ơn với các thế hệ trước. Vào
những ngày tết Nguyên đán, giỗ chạp, ngày mồng một, ngày rằm, những ngày lễ quan
trọng của gia đình, gia đình nào cũng thường sắm lễ nhiều thì mâm cao cỗ đầy, ít thì
hoa quả và thắp nén nhang bày tỏ lòng thành kính biết ơn đối với ông bà tổ tiên và cầu
mong cho con cháu bình an, công danh thành đạt.
1.1.4. Yên Bình - Vùng đất giàu truyền thống đấu tranh cách mạng
* Thời Hùng Vương
Sau khi Hùng Vương nối ngôi trị vì đất nước Văn Lang, ông cho thiết lập thành
trì, tu tạo kinh đô, kế tục sự nghiệp, đã chia sơn hà thành từng vùng, từng trấn, rồi giao
cho anh em mỗi người hùng cứ một phương. Côn Nhạc được làm Tổng trấn địa hạt
Chu Hưng. Côn Luân ở địa hạt Lãnh Khang, Côn Lang trấn tri vùng địa giang biên.
Vâng lệnh vua, Côn Nhạc về hạt Chu Hưng (thuộc xã Ấm Hạ, huyện Hạ Hoà,
tỉnh Phú Thọ ngày nay) chiêu dân lập ấp, dân mỗi ngày một thịnh vượng. Đang sống
thanh bình, giặc phương Bắc kéo sang xâm chiếm đất nước Văn Lang. Nhà vua hạ
chiếu chỉ các hùng cường đang trấn giữ khắp phương lùi về cung thành để hội bàn
cách đánh. Côn Luân, Côn Lang kéo quân về trấn thủ sông Thao, sông Đà và tiến
quân lên theo đường thuỷ. Côn Nhạc chỉ huy quân theo đường bộ áp sát vùng Yên Bái
- Lào Cai đón đánh giặc ngay từ biên ải.
Giặc kéo sang, tiến sâu vào bờ cõi nước ta. Côn Nhạc nổi lệnh giáp công, âm
vang như sấm sét. Trận quyết liệt nhất diễn ra ngay tại vùng Bảo Ái (nay là xã Bảo Ái,



16

huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái). Đại tướng giặc bị chém đầu lìa khỏi cổ, quân giặc
hoảng loạn chạy tháo thân. Côn Nhạc chỉ huy thừa thắng xông lên, truy đuổi tiêu diệt
quân giặc. Chiến thắng trở về, Côn Nhạc đề sớ tâu vua mở tiệc khao quân, ban thưởng
cho những tướng tài, sĩ giỏi. Côn Nhạc được triều đình phong sắc quý: "Quốc tái gia
phong sắc Rồng Côn Nhạc, chính tông hùng chẩn Đại Vương Thượng Tướng, nhất
phương cảnh vũ'' và tiếp tục hùng cứ trấn hạt Chu Hưng. Sau ông mất vào ngày 8
tháng 2 và được mai táng trên đỉnh đồi Kim Quy. Khi nhà Trần chiến thắng giặc
Nguyên Mông, Trần Nhân Tông rời kinh đô lên thăm lại chiến trường xưa. Nhà vua đã
lên thăm ký hài lăng Côn Nhạc và khắc tặng bốn câu thơ:
Vung giáo non sông mấy ngàn năm
Bốn biển được yên thù đã hết
Núi xanh trùng điệp tựa như tranh
Linh lăng vạn cổ mãi hiển vinh.
Đến tháng 7 năm 1806, vua Gia Long đã cho xây dựng ngôi đền với kiến trúc,
quy mô bề thế. Bài ký còn truyền là: "Nhất Chu nhị hiền, Tam Sơn tứ lệnh'', nghĩa là
được xếp vào hạng đầu so với các ngôi đền trong vùng và lấy ngày mùng 7 tháng
giêng hàng năm là ngày lễ hội đầu xuân. Lễ hội lớn được tổ chức vào ngày 15/8 (âm
lịch), gọi là ''Thu thiên bát nguyệt trung tuần lễ". Để tỏ lòng tôn vinh và ghi nhận công
lao của Côn Nhạc đại vương, các triều vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Đồng Khánh, Tự
Đức, Duy Tân đã có 11 lần tặng phong sắc quý, trong đó có 4 sắc phong "Hữu thiện
phù trực chỉ thần" và 5 sắc phong "Thượng đẳng thần".
Đền Chu Hưng không chỉ là nơi hương hoả trường minh phụng thờ vị anh hùng
Côn Nhạc Đại Vương trong buổi sơ khai đất Việt mà ngôi đền này còn gắn với sự phát
triển của nền văn hoá nhà nước phong kiến tập quyền và các sự kiện lịch sử của cách
mạng Việt Nam. Với ý nghĩa và tầm vóc đó, đền Chu Hưng đã được Nhà nước xếp
hạng khu di tích lịch sử quốc gia (Nguyễn Hữu Quang - Bảo tàng Yên Bái, số 2023
ngày 18/2/2008).

Mặc dù đền Chu Hưng hiện nay thuộc xã Ấm Hạ, huyện Hạ Hoà, tỉnh Phú Thọ,
nhưng chiến công oanh liệt của Côn Nhạc Đại Vương ở vùng Bảo Ái (huyện Yên


17

Bình) là một sự kiện lịch sử mà người Yên Bình (Yên Bái) không thể quên. Mùa xuân,
người ta vẫn thường hành hương về đền Chu Hưng để tế lễ, dâng hương tường nhớ
người anh hùng Côn Nhạc Đại Vương. Việc này càng có ý nghĩa khi ba tỉnh Phú Thọ Yên Bái - Lào Cai ngày nay hàng năm phối hợp tổ chức các chương trình lễ hội, du
lịch về cội nguồn.
* Thời nhà Trần kháng chiến chống quân Nguyên Mông
Theo tác giả Nguyễn Thế Long cho biết: "Trong cuộc kháng chiến chống quân
Nguyên Mông xâm lăng lần thứ hai, Trần Nhật Duật được phân công chặn đánh cảnh
quân Nguyên từ Vân Nam kéo xuống. Ông được lệnh trấn thủ lộ Tuyên Quang, giữ
trại Thu Vật (nay là huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái). Trong quân của Trần Nhật Duật
có nhiều người Tống, trong số đó có đạo sĩ Hứa Tông Đạo, người ở Phúc Châu, thuộc
lộ Phúc Kiến''.
Bài minh khắc trên chuông Thông Thánh quán ở Bạch Hạc năm Đại Khánh
thứ 8 (1321) cũng kể rõ việc này và ghi: ''Vào ngày thượng nguyên (rằm tháng
giêng) năm Ất Dậu (20/2/1285), ở sông Bạch Hạc đã làm lễ cắt tóc tuyên thệ, thề
với thần là dốc hết lòng trung quân". Bài minh còn kể đạo sĩ Hứa Tông Đạo đến
Đại Việt từ năm 1276.
Đại Việt sử ký toàn thư có ghi: "Nhà Tống mất nước, có người sang quy phục
nước ta. Nhật Duật đã dung nạp. Trong bọn ấy có Triệu Trung, được Nhật Duật cho
làm gia tướng, cho nên công đinh giặc Nguyên, Nhật Duật lập được nhiều hơn cả".
Sở dĩ nhiều quân lính tổng chiến đấu dưới ngọn cờ của Trần Nhật Duật bởi ông
thông thạo tiếng nói của họ và phong tục tập quán của người phương Bắc, ông đã giải
thích cho binh lính và quan lại nhà Tống hiểu cả hai nước đều có kẻ thù chung là quân
Nguyên. Vì vậy mới thấy cảnh binh lính Tống theo ta mà vẫn ăn mặc quần áo của nhà
Tống. Sau này, thượng hoàng Trần Thái Tông đã phải dặn dò các tướng biết trong

quân của Trần Nhật Duật có người Tống ăn mặc giống người Thát Đát (Mông Cổ),
phải biết phân biệt, không được đánh nhầm và phải phối hợp chiến đấu.
Đạo quân của Trần Nhật Duật đã giao chiến với quân Mông cổ do Nạp Tốc Lạc
Đinh (có tư liệu ghi Nạt Tốc Lạt Đinh) kéo xuống và trấn giữ trại Thu Vật cùng lộ


18

Tuyên Quang rất quyết liệt. Dân binh Châu Thu Vật (Yên Bình) đã xuất quỷ nhập thần
khi trên bộ, khi chèo thuyền trên dòng sông Chảy cùng quân triều đình chặn đánh giặc
ở khắp nơi. Nhưng thế giặc mạnh, lại đông quân nên để bảo toàn lực lượng, Trần Nhật
Duật đã cho rút lui về Bạch Hạc, rồi về đến chỗ vua Trần đóng quân ở phủ Thiên
Trường. Từ đó, Trần Nhật Duật cùng các tướng lĩnh phối hợp đánh tan quân Nguyên,
buộc chúng rút chạy về nước. Trên đường giặc chạy qua châu Thu Vật, lại bị dân binh
châu Thu Vật cùng quân triều đình đuổi đánh, tiêu hao sinh lực địch. Sự kiện chống
quân Nguyên Mông của quân dân châu Thu Vật đã được sử sách ghi chép và được nhà
văn Nguyễn Bích, Lê Vân viết thành truyện "Sát Thát" (NXB Kim Đồng, 1971) và
một số tác giả ở Yên Bái viết thành truyện.
Cũng trong thời gian này, anh em Hà Đặc, Hà Chương được giao đồn trú ở Quy
Hoá, Phú Thọ đã chặn đánh quân Nguyên Mông đang rút lui qua địa phận Phù Ninh
rất quyết liệt, đuổi giặc đến A Lạp thì họ bị đạo quân của giặc đi sau đánh, Hà Đặc hy
sinh, Hà Chương bị bắt. Lợi dụng sơ hở của giặc, Hà Chương đã lấy cờ xí và y phục
của giặc trốn về, rồi cho quân làm giả giặc tới quân doanh của chúng. Giặc bị tập kích
bất ngờ, tan vỡ, rút tàn binh chạy về Vân Nam. Hà Chương hăng hái đuổi đánh qua địa
phận Yên Bình, Yên Bái, Trấn Yên lên tới tận Văn Yên thì bị thương, quân sĩ đưa về
đến Nhược Sơn thì mất. Ông được chôn cất ở cửa thác Nhược Sơn và được dân lập
đền thờ ờ Nhược Sơn (huyện Văn Yên), được phong hầu là "Bình Nguyên Thượng
Tướng trung dũng hầu".
Như vậy, có thể thấy: châu Thu Vật (Yên Bình ngày nay) vốn là một vùng đất
có trại binh lớn trấn thủ giặc Nguyên Mông thời Trần, đồng bào châu Thu Vật đã đóng

góp không nhỏ trong công cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông.
* Từ Cách mạng tháng 8/1945.
Trước Cách mạng tháng 8/1945 phủ Yên Bình đã được Xứ uỷ Bắc Kỳ cử các tổ
chức cơ sở Đảng từ Yên Bái và Tuyên Quang bắt mối liên lạc, gây dựng cơ sở. Đồng
bào xã Yên Bình đã từng nuôi giấu, bảo vệ cán bộ lãnh đạo của huyện, của tỉnh. Đầu
năm 1945, 20 người con của xã Yên Bình đã tự lập lò rèn làm dao, đi tìm giải phóng
quân. Họ đã gặp gỡ anh bộ đội cụ Hồ có tên gọi là Môn tại chợ Ngọc (sau này là Thiếu
tướng Trần Thế Môn) và nhanh chóng biến Yên Bình xã thành một căn cứ, một cơ sở


×