Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Kiến thức và tiến trình công tác xã hội(CTXH) với người sử dụng chất gây nghiện – trường hợp cụ thể là người nghiện ma túy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (249.76 KB, 23 trang )

MỤC LỤC
1.2. Dấu hiệu nghiện ma túy 4
1.3. Nguyên nhân dẫn đến nghiện ma túy 5
1.4. Đặc điểm chung của người nghiện ma túy 6
1.5. Các nhu cầu của người nghiện ma túy: 6
1.6. Những lĩnh vực hoạt động chủ yếu của người nghiện 7
2.3. Vai trò của Nhân viên công tác xã hội khi can thiệp với người nghiện 18
PHẦN MỞ ĐẦU
Nghiện ma túy là một tệ nạn đang còn rất nan giải trong xã hội. Người nghiện
ma túy lệ thuộc vào thuốc về cả mặt thể chất lẫn tâm thần đã gây ra rất nhiều những
tác động xấu đến bản thân và xã hội xung quanh như lười lao động, bệnh tật, nhu cầu
sử dụng tiền tăng lên gây ra việc nợ nần, ăn cắp vặt… Tuy nhiên, người nghiện ma
túy vẫn có những nhu cầu chính đáng được yêu thương, chia sẻ, được hỗ trợ về mặt y
tế hay được hỗ trợ việc làm ổn định. Hiện nay, phần lớn xã hội vẫn quay lưng với
người nghiện ma túy khiến họ sống co mình và càng đi sâu vào tệ nạn này hơn. Chính
bởi vậy, vai trò của nhân viên công tác xã hội rất cần thiết trong việc can thiệp và hỗ
trợ cho nhóm người này được hòa nhập cộng đồng.
Chính những vấn đề trên đã thôi thúc tôi chọn và nghiên cứu về vấn đề “Kiến
thức và tiến trình Công tác xã hội(CTXH) với người sử dụng chất gây nghiện –
trường hợp cụ thể là người nghiện ma túy”.
1
NỘI DUNG
I. Lý thuyết
1.1. Khái niệm về ma túy và sự nghiện ma túy
1.1.1. Khái niệm ma túy
2
Ma túy là từ Hán Việt, với nghĩa: “ma” là tê mê, “túy” là say sưa. Như vậy, ma
túy là chất đưa đến sự say sưa, mê mẩn. Đây cũng là từ tiếng Việt dùng để dịch chữ
nước ngoài dùng để chỉ các chất gây nghiện thuộc loại nguy hiểm nhất: thuốc phiện,
morphine, heroin, cocain, cần sa và một số thuốc tổng hợp có tác dụng tương tự
morphine được sử dụng trong điều trị y tế. Như vậy, có thể gọi nôm na: ma túy là chất


đưa đến sự say sưa và mê mẫn, hay nói cách khác: ma túy là chất gây nghiện.
Hiện có nhiều loại định nghĩa khác nhau về ma tuý.
Theo định nghĩa của tổ chức Y tế Thế giới đã được Tổ chức Văn hoá giáo dục
của liên hiệp quốc công nhận thì “Ma tuý là chất khi đưa vào cơ thể sẽ làm thay đổi
chức năng của cơ thể”
Tổ chức Y tế Thế giới (1982) đã phát triển định nghĩa sau: “Ma tuý theo nghĩa
rộng nhất là mọi thực thể hoá học hoặc là những thực thể hỗn hợp, khác với tất cả
những cái được đòi hỏi để duy trì một sức khoẻ bình thường, việc sử dụng những cái
đó sẽ làm biến đổi chức năng sinh học và có thể cả cấu trúc của vật”. Trong cách hiểu
đơn giản, điều đó có nghĩa là mọi vật chất khi đưa vào trong cơ thể người sẽ thay đổi
chức năng sinh lý học hoặc tâm lý học loại trừ thực phẩm, nước và ôxy.
Luật phòng, chống ma tuý của Việt Nam tại điều 2 đã đưa ra một số định nghĩa
về ma tuý hoặc có liên quan đến khái niệm ma tuý như sau:
- Chất ma tuý là chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong các
danh mục do Chính phủ ban hành.
- Chất gây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng
nghiện đối với người sử dụng.
- Chất hướng thần là chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử
dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện với người sử dụng.
- Tiền chất là các chất không thể thiếu được trong quá trình điều chế, sản xuất
ma tuý được quy định do chính phủ ban hành.
- Thuốc gây nghiện, hướng thần là các loại thuốc chữa bệnh được quy định
trong danh mục do Bộ Y tế do chính phủ ban hành.
3
- Người sử dụng ma tuý là người sử dụng chất ma tuý, thuốc gây nghiện, thuốc
hướng thần và bị lệ thuộc vào chất này.
1.1.2. Khái niệm nghiện ma túy
Là trạng thái nhiễm độc chu kỳ, mãn tính do sử dụng lặp lại nhiều lần một chất
độc tự nhiên hay tổng hợp nào đó. Đặc trưng của sự nhiễm độc:
- Cần tăng liều tiêu dùng

- Sự lệ thuộc tâm sinh lý của người dùng vào tác dụng của thuốc
- Người nghiện ma túy là những người thường xuyên dùng 1 chất gây độc, có
hiện tượng phụ thuộc thuốc. Nói cách khác, nghiện ma túy là trạng thái nhiễm độc
chu kỳ hay mãn tính do các chất ma túy gây nên cho người sử dụng chúng, có nghĩa
là lệ thuộc thuốc về mặt thể chất và tâm thần.
1.2. Dấu hiệu nghiện ma túy
- Thường thay đổi giờ giấc sinh hoạt: đêm thức khuya, ngày dậy muộn.
- Quan hệ với những người có lối sống buông thả hoặc nghiện ma túy. Tụ tập
đàn đúm với bạn bè xấu, với người đã nghiện ma túy ở nơi kín đáo, vắng người,
thường xuyên tới các địa bàn có tổ chức sử dụng, buôn bán ma túy.
- Đi lại có quy luật: cứ đến một giờ nhất định lại tìm cách để đi như tìm đến
chỗ khuất, nhà vệ sinh, phòng kín để sử dụng ma túy.
- Xa lánh bạn tốt, ngại tiếp xúc với mọi người, kể cả với người thân trong gia
đình, nhu cầu sử dụng tiền ngày càng tăng, sử dụng tiền không có lý do chính
đáng, thường xuyên xin tiền của người thân, bán đồ đạc của cá nhân hoặc của gia
đình, nợ nần nhiều, ăn cắp vặt.
- Người lừ đừ mệt mỏi, lười lao động, không chăm lo vệ sinh cá nhân. Nếu
là học sinh thì sức học giảm sút, hay nghỉ học hoặc đến lớp muộn, trong lớp hay
ngáp vặt, ngủ gật, sức khỏe giảm sút, da xanh tái, môi thâm, sống luộm thuộm,
ngại tắm giặt.
Tùy theo loại ma túy sử dụng và mức độ nghiện nặng hay nhẹ mà các biểu
hiện trên rõ rang hay thoảng qua. Muốn biết chính xác cần xét nghiệm để tìm chất
ma túy trong nước tiểu hoặc trong máu.
4
* Các triệu chứng của người nghiện meth.ice (ma túy đá)
- Không ngủ được, thức 3-10 ngày liên tục.
- Nhạy cảm với âm thanh, tiếng ồn
- Các hoạt động thể chất liên tục
- Cảm giác sâu bọ ở dưới da, dẫn đến cào rách mặt mũi, tay chân
- Nhức đầu, chóng mặt…

- Không muốn ăn
- Nôn oẹ, nấc cụt, co thắt
- Tim đập nhanh, huyết áp tăng, mồ hôi tiết ra nhiều
- Có các dụng cụ hút như ống hút, lưỡi lam cạo râu…
- Có các dụng cụ tiêm như ống tiêm, thìa…
1.3. Nguyên nhân dẫn đến nghiện ma túy
- Bạn bè lôi kéo, rủ rê
- Thích tìm cảm giác lạ
- Ðua đòi lối sống ăn chơi
- Thích tìm khoái lạc
- Chơi trội
- Buồn chán căng thẳng
- Không có giải pháp khi bị thất nghiệp hoặc bi quan trước tiền đồ, cuộc sống
- Phong tục tập quán (đồng bào vùng cao cho rằng hút thuốc phiện là thú vui)
- Trình độ dân trí thấp
- Các thành viên trong gia đình không quan tâm đến nhau
- Nạn sản xuất, tàng trữ, vận chuyển ma tuý, buôn bán, sử dụng ma tuý chưa
được nghiêm trị ở mọi lúc, mọi nơi
- Do lạm dụng các thuốc giảm đau khi chữa bệnh, hoặc có vấn đề sức khỏe tâm thần.
5
1.4. Đặc điểm chung của người nghiện ma túy
Người ham muốn chất thuốc khó có thể kiềm chế được: lệ thuộc nhiều vào tâm
lý và thể chất do sự tác dụng của thuốc
- Sự lệ thuộc về tâm lý: là hiện tượng mà đối tượng khi đã cai nghiện một thời
gian nhưng khi nghe tới thuốc hay thấy một người nào đó sử dụng thuốc là xuất hiện
các hiện tượng như: bứt rứt, ngáp, nước chảy mũi…và muốn sử dụng lại.
- Sự lệ thuộc thể chất: là hiện tượng thay đổi sinh lý mà đối tượng sau một thời
gian dùng ma túy liên tục xuất hiện những triệu chứng như vật vã nếu không có thuốc.
Sự lệ thuộc về chất có thể giảm đi nhanh chóng nhưng sự lệ thuộc tâm lý là yếu
tố làm cho người nghiện quay trở lại dùng thuốc nhanh và nhiều nhất.

- Người nghiện có khuynh hướng tăng dần liều lượng dùng thuốc.
1.5. Các nhu cầu của người nghiện ma túy:
- Người nghiện có nhu cầu được yêu thương, chia sẻ. Chính tình yêu thương và
lòng tin của mọi người sẽ làm tăng thêm sức mạnh trong cuộc sống của những người
nghiện, giúp họ vượt qua tất cả để cai nghiện và tái hòa nhập với cuộc sống đời thường.
- Họ muốn sống trong một môi trường trong sạch, không còn ma túy không chỉ
trong khoàng thời gian điều trị mà còn cả sau khi đã cai nghiện trở về, cho dù là chỉ
thấy hoặc nghe nói tới ma túy.
- Những người nghiện có nhu cầu lớn về hỗ trợ y tế để chữa trị bệnh, cai nghiện
và phục hồi sức khỏe.
- Người nghiện còn có nhu cầu về thông tin kiến thức về bệnh của mình để hiểu
rõ được nguyên nhân, tác hại và có các phương pháp phòng chống căn bệnh này. Từ
đó giúp cho họ chủ động tham gia vào các chương trình cai nghiện cũng như phòng
chống tệ nạn xã hội.
- Người nghiện cần được xã hội giúp họ có một nghề nghiệp ổn định để giúp họ
hiểu được ý nghĩa của cuộc sống; tìm lại được niềm vui trong lao động, niềm tin, tình
yêu của gia đình, cũng như ngoài xã hội và cũng thông qua đó họ mới không còn cảm
giác bị gia đình, xã hội bỏ rơi mà cảm thấy mình như được tái hòa nhập với cộng
đồng trên cơ sở quan hệ bình đẳng, không bị đối xử phân biệt.
6
1.6. Những lĩnh vực hoạt động chủ yếu của người nghiện
- Về phương diện hoạt động lao động: Theo thống kê của Bộ Lao động –
thương binh và xã hội , hơn 60% người nghiện là thất nghiệp, khoảng hơn 20% làm
việc tự do, số còn lại là những người đang làm trong cơ quan, xí nghiệp, học sinh,
sinh viên…
Như vậy có thể nói, hoạt động lao động của những người nghiện là không có
hoặc nếu có thì cũng không ổn định, bấp bênh, vì thế thu nhập của họ phụ thuộc chủ
yếu vào gia đình như: bố, mẹ, chồng, con, vợ … dưới nhiều hình thức: xin gia đình,
lừa đảo gia đình một cách khéo léo, ăn cắp… và nếu như trong gia đình không còn
khả năng để giúp họ có tiền thỏa mãn nhu cầu hút, chích thì họ có thể thực hiện hàng

loạt các hành vi: từ ăn xin, móc túi cho tới các hành vi phạm pháp(cướp của, giết
người…) để có tiền, càng nhiều tiền càng tốt để thỏa mãn nhu cầu cá nhân, nhu cầu
hưởng lạc nhằm quên đi tâm trạng chán chường, cay đắng vì thực tế xã hội, vì cuộc
sống của chính cuộc đời họ, cả vì tò mò hay do áp lực của nhóm bạn.
- Về sinh hoạt: những người lao vào con đường nghiện hút là những người bị
khủng hoảng niềm tin, là những người tò mò muốn thử và cũng là những người chịu
áp lực từ nhóm bạn bè… cho nên họ đi tìm sự bù đắp từ ma túy.
Ma túy sẽ giúp họ bớt lo âu từ đó họ hoàn toàn phụ thuộc vào ma túy. Họ lệ
thuộc đến mức phải dừng ma túy liên tục để tránh bịvật vã khi không có thuốc. Người
nghiện ma túy sống co mình thu hẹp vào các phạm vi họ thích thú, họ luôn u sầu, lãnh
đạm và trở nên thờ ơ, bỏ bê công việc, họ chai lì cảm giác với mọi mặt của cuộc sống
đời thường như: tình yêu, vui chơi giải trí, học hành… Tất cả đối với họ đều vô nghĩa.
Ở họ, khi có ma túy thì thương cha, thương mẹ, kêu gào tình thương nhưng khi hết
ma túy thì tỏ ra thù ghét, phẫn uất tất cả - thậm chí tới mức độ liều lĩnh mất hết tính
người, hung hãn và đi đến con đường phạm pháp.
Trong quan hệ với gia đình, những người nghiện thường cảm thấy thiếu thốn về
tình cảm do bị gia đình mải mê làm kinh tế không quan tâm, do gia đình bỏ rơi vì cảm
thấy bất lực khi bỏ ra quá nhiều tiền bạc và sức lực mà không giúp được người thân
cai nghiện hẳn hoặc có cũng khi gia đình người nghiện bỏ mặc không quan tâm vì
cho rằng họ làm ảnh hưởng tới uy tín của gia đình.
7
Tuy nhiên cũng có những người nghiện vẫn sống trong tình yêu thương của gia
đình, cộng đồng, bản thân họ cũng nhận thức được hoàn cảnh và tình trạng sức khỏe
của chính mình và những điều mà họ gây ra cho gia đình và bạn bè… trong lúc tỉnh
táo. Nhưng tuy nhiên họ vẫn không vượt qua được chính mình để tái hòa nhập cộng
đồng. Chính vì lẽ đó họ vẫn thường sống trong tâm trạng cô đơn, buồn tủi, không
muốn giao lưu, tiếp xúc với mọi người.
- Về sức khỏe:
Theo y học phân tích, khi con người sử dụng chất ma túy thì nó sẽ phá hủy vỏ
não, gây nên ở người nghiện tình trạng giảm trí nhớ và giảm tốc độ phản ứng ở hệ

thần kinh. Vì thế, xét trên toàn diện thì sức khỏe những người này bị giảm sút rõ rệt
cả về trí lực và thể lực. Dấu hiệu rõ nhất phản ánh sự biến đổi của cơ thể theo chiều
hướng tiêu cực là: ngáp vặt, đờ đẫn, gầy guộc, môi thâm, da xanh xám, mặt tái… Bên
cạnh những dấu hiệu trên, ở người nghiện còn xuất hiện một số bệnh kèm theo như:
xuất huyết phổi, dạ dày, ghẻ, ung mủ, gan thận, tóc khô, răng rụng… thậm chí còn bị
giang mai và có nguy cơ bị nhiễm HIV/AIDS cao. Cho đến nay người ta phát hiện
khoảng 25 triệu loại bệnh phát sinh do nghiện ma túy.
1.7. Hậu quả của những người nghiện ma túy
Đối với bản thân người nghiện hút: dù sử dụng ma túy bằng con đường nào
thì cũng sẽ dẫn con người đến tình trạng suy đồi đạo đức và bị hủy hoại sức khỏe của
chính bản thân họ, ở những người nghiện sẽ phát sinh ra nhiều rối loạn về mặt sinh
học, cùng với những bệnh nguy hiểm đến tính mạng của họ.
Đối với gia đình người nghiện: những gia đình có người thân mắc vào nghiện
hút thì kinh tế sẽ bị suy sụp. Từ suy sụp kinh tế dẫn tới xung đột trong gia đình, người
thân trong gia đình luôn cảnh giác với họ, còn tình cảm thì rạn nứt, gia đình không
hạnh phúc và điều nguy hại hơn, những đứa trẻ sinh ra từ các ông bố bà mẹ nghiện
ngập sẽ tật nguyền về thể xác hoặc tinh thần.
Đối với xã hội: gia đình là tế bào của xã hội. Nghiện hút ma túy phá hoại hạnh
phúc gia đình và kinh tế gia đình là tiền đề của sự rối loạn xã hội. Chẳng hạn như: ảnh
hưởng đến an ninh xã hội, ảnh hưởng đến kinh tế xã hội …
II. Các phương pháp và kĩ thuật can thiệp với người nghiện ma túy
8
2.1. Các phương pháp can thiệp với người nghiện ma túy
Nghiện ma túy không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng mà còn ảnh hưởng
tới sự phát triển kinh tế xã hội và an ninh chính trị của mỗi quốc gia. Điều trị cai
nghiện ma túy đóng vai trò quan trọng trong chiến lược giảm cầu các loại ma túy.
Hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam có các loại thuốc và phương pháp
điều trị ma túy phổ biến sau:
2.1.1. Biện pháp dự phòng
Biện pháp dự phòng bao gồm các hình thức: tuyên truyền và giáo dục về ma

túy và tác hại của việc nghiện ma túy.
Ở nước ta, đề án tuyên truyền, phòng chống ma túy nhằm nâng cao chất lượng
công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục, phòng chống ma túy trong các cơ quan, tổ
chức và tầng lớp dân cư được Bộ Thông tin Truyền thông phối hợp với các Bộ,
ngành, đoàn thể thực hiện trong thời gian qua đã đạt nhiều kết quả đáng khích lệ.
Thông qua nhiều hình thức tuyên truyền phong phú, đa đạng, Đài Tiếng nói
Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, báo Nhân dân và các cơ quan báo chí khác …
đã tích cực tuyên truyền phòng chống ma túy.
Giai đoạn 2012-2015, Bộ Thông tin Truyền thông tiếp tục đẩy mạnh công tác
thông tin tuyên truyền về phòng chống ma túy tại cơ sở, địa bàn khu dân cư, gia đình,
cá nhân người mắc nghiện.
Đặc biệt, chú trọng việc phổ biến pháp luật, tác hại của ma túy và cách phòng
tránh đối với khu vực đồng bào dân tộc thiểu số, những địa bàn xa xôi, hẻo lánh.
Ông Đỗ Quý Doãn - Thứ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông cho biết: Phải đổi
mới phương thức tuyên truyền. Thứ nhất là xác định đúng đối tượng để có hình thức
9
tuyên truyền phù hợp. Thứ 2 là chọn đúng hình thức để đáp ứng từng đối tượng. Thứ
3 là phải kết hợp giữa tuyên truyền trực tiếp và gián tiếp
2.1.2. Biện pháp điều trị tại trung tâm và cộng đồng
a. Các phương pháp can thiệp
Phương pháp cai khô: Vấn nạn ma túy gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của
xã hội và an ninh của mỗi quốc gia. Cai khô còn gọi là cai chay được áp dụng tại Mỹ
năm 1938, bằng cách cô lập bệnh nhân, không cho tiếp xúc với môi trường bên ngoài,
ngừng hoàn toàn việc sử dụng các chất ma túy mặc cho người nghiện lên cơn vật vã,
kêu la. Cơn nghiện sẽ giảm dần sau 7-10 ngày nhưng người nghiện mệt mỏi, mất ngủ,
đau nhức cơ xương kéo dài hàng tháng. Phương pháp này hiện nay được một số nước
châu Á như Indonesia, Malaysia, Brunei sử dụng thành công.
Phương pháp giảm dần: Còn gọi là phương pháp cai dần hay giảm liều, bằng
cách giảm liều lượng ma túy mỗi ngày một ít trong thời gian từ 13-30 ngày, đồng thời
tăng cường thuốc bổ và thuốc an thần. Phương pháp này có ưu điểm là người nghiện

thích nghi dần, cơn nghiện giảm từ từ, không vật vã như phương pháp cai khô, nhược
điểm là đòi hỏi phải dùng chất ma túy, thời gian cắt cơn kéo dài.
Phương pháp phẫu thuật thùy trán: Phẫu thuật nhằm phá hủy một số điểm ở
thùy trán của não quan hệ đến sự thèm muốn ma túy làm cho người nghiện không còn
cảm thấy cần chất ma túy nữa. Phương pháp này có ưu điểm không những cắt cơn mà
còn cai nghiện được nhưng có nhược điểm là sau khi phẫu thuật, bệnh nhân không
phân biệt được sự phải trái của hành động. Viện Hàn lâm y học Nga đã công bố thành
tựu nghiên cứu này do GS. Natalia Bectereva thực hiện. Trong số 34 người nghiện đã
phẫu thuật, có 27 người không trở lại với ma túy (đạt tỷ lệ 80%). Hiện nay ở Ý người
ta cải tiến thành phương pháp rạch thùy trán để giảm bớt những hậu quả do phẫu thuật
gây ra.
Phương pháp thụy miên: Cho bệnh nhân giấc ngủ nhân tạo từ 3-7 ngày, nuôi
dưỡng bệnh nhân bằng truyền dịch, săn sóc đặc biệt. Phương pháp này chỉ có tác dụng
bớt cơn vật vã chứ không hết hẳn, thường kết hợp với chlorpromazine 100-
200mg/ngày + diazepam 10-60mg/ngày + phenobarbital 100mg. Bệnh nhân lên cơn
vật vã trong khi ngủ và sau đó di chứng nghiện còn kéo dài hàng tháng. Phương pháp
10
này có ưu điểm làm giảm bớt cơn vật vã, bệnh nhân không đau đớn, nhưng nhược
điểm là nếu có bệnh lý trong nội tạng sẽ gặp khó khăn trong chẩn đoán và điều trị,
ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh. Thời gian cai nghiện từ 7-10 ngày.
Dùng các thuốc hướng tâm thần: Phương pháp này đã được Bộ Y tế Việt Nam
ban hành và áp dụng từ năm 1995, bằng cách dùng các thuốc giải lo âu (diazepam),
thuốc an thần kinh (tisercin, nozinan) và các thuốc chống trầm cảm (meliplamin,
amitriptylin) cắt cơn trong vòng 7-10 ngày. Phương pháp này có ưu điểm là đơn giản,
rẻ tiền, dễ áp dụng, tuy nhiên nhiều tác dụng phụ, người bệnh vật vã nhiều, các triệu
chứng dị cảm, dòi bò và rối loạn tiêu hóa hay gặp. Sử dụng thuốc hạ huyết áp
clonidin. Được sử dụng ở Úc và một số nước châu Âu, thuốc có tác dụng cắt cơn
tương đối êm dịu nhưng cũng hay gặp một số tác dụng phụ khác như hạ huyết áp ở
bệnh nhân.
Thuốc Đông y: Thuốc Đông y có nguồn gốc từ thảo dược, có tính an toàn,

không độc, có hiệu lực trong hỗ trợ cắt cơn nghiện ma túy, quá trình cắt cơn êm dịu,
thuốc có khả năng bình ổn các triệu chứng của hội chứng cai, như là triệu chứng dị
cảm và thèm ma túy. Nhược điểm của các thuốc Đông y chưa thực hiện được nghiên
cứu mù kép và cơ chế tác dụng của thuốc. Hiện nay có 2 thuốc Đông y đã được Bộ Y
tế cấp số đăng ký cho phép lưu hành trong các trung tâm cai nghiện (thuốc cedemex
và thuốc bông sen). Báo chí là một liệu pháp tâm lý được các học viên cai nghiện ma
túy yêu thích.
Phương pháp dùng thuốc đối kháng: Phương pháp dùng thuốc đối kháng
naltrexone điều trị duy trì hỗ trợ chống tái nghiện các chất dạng thuốc phiện, đã được
áp dụng tại một số quốc gia trên thế giới. Phương pháp này có ưu điểm là làm cho
bệnh nhân chán chất ma túy nhưng có nhược điểm là lên cơn vật vã, bứt rứt, khó chịu,
táo bón, độc với gan và thận, có thể gây sốc thuốc khi bệnh nhân vẫn sử dụng chất ma
túy. Hiện nay có 2 biệt dược đã được Bộ Y tế cho phép sử dụng để điều trị duy trì
chống tái nghiện các chất dạng thuốc phiện đó là: thuốc danapha - natrex 50 và thuốc
albernil.
Phương pháp điều trị bằng chất thay thế: Trên thế giới, các chất để điều trị
thay thế các chất dạng thuốc phiện như methadone, buprenophine, LAAM Trong đó
methadone là loại thuốc chính được sử dụng trong phương pháp điều trị cai nghiện
11
thay thế các chất dạng thuốc phiện. Liệu pháp methadone từ năm 1985 đã được chính
phủ Mỹ công nhận là liệu pháp có hiệu lực, chương trình methadone được xem là một
quốc sách và được triển khai trong cả nước.
Nhằm đánh giá tầm quan trọng và hiệu quả của việc điều trị thay thế bằng
methadone, đầu năm 2005, WHO đã bổ sung methadone vào danh mục các loại thuốc
thiết yếu của WHO. Ở Việt Nam, Viện Sức khỏe tâm thần Trung ương đã tiến hành
triển khai nghiên cứu và thử nghiệm điều trị thay thế bằng methadone từ cuối năm
1996. Hiện tại sau khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép, Bộ Y tế nước ta đang
triển khai thí điểm điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện tại Hải Phòng và TP.
Hồ Chí Minh.
Phương pháp điện châm: Dùng điện châm, ngày châm nhiều lần tùy thuộc vào

trạng thái đói thuốc của bệnh nhân. Phương pháp điện châm điều trị hỗ trợ cai nghiện
ma túy đã được Bộ Y tế ban hành vào năm 2003. Phương pháp điện châm không chỉ
cắt cơn nghiện cho bệnh nhân mà hiệu quả điều trị còn kéo dài, qua đánh giá sau một
số năm người nghiện vẫn không tái nghiện (tỷ lệ tái nghiện vào khoảng 10-15%).
Điện châm có ưu điểm cắt cơn nhanh, ít tốn kém, dễ thực hiện tại tuyến cơ sở.
Liệu pháp tâm lý: Có thể dùng liệu pháp tâm lý đơn thuần hay liệu pháp tâm lý
kết hợp với thuốc hướng thần. Ở Nga đó là liệu pháp tâm lý theo học thuyết Paplov
đang được áp dụng rất thành công tại Viện hành vi Nga. Tại Mỹ đó là phương pháp
cộng đồng trị liệu (TC). Phương pháp này có ưu điểm là chỉ bằng lời nói, không tốn
kém nhưng đòi hỏi phải có bác sĩ chuyên khoa tâm thần hoặc các chuyên gia tâm lý
được đào tạo nắm vững kỹ năng điều trị tâm lý (thuyết phục, ám thị ) vì vậy khó
thực hiện ở các tuyến cơ sở.
b. Các hình thức cai nghiện ma túy đang được áp dụng
Cai nghiện bắt buộc tại cơ sở chữa bệnh
Đây là hình thức cai nghiện được áp dụng với các đối tượng nghiện đã cai tại
gia đình, cộng đồng hoặc đã được giáo dục nhiều lần tại xã, phường, thị trấn mà vẫn
còn nghiện hoặc đối tượng không có nơi cư trú nhất định. Tùy theo đặc điểm nhân
thân, mức độ nghiện và theo qui định của Uỷ ban nhân dân quận, huyện, thành phố
trực thuộc Trung ương mà các đối tượng được đưa vào cai nghiện tập trung tại cơ sở
12
chữa bệnh với thời gian từ 1 đến 2 năm theo qui định của Luật Phòng, chống ma túy.
Trong thời gian này, đối tượng được điều trị, phục hồi toàn diện các mặt tâm sinh lý
kết hợp với giáo dục, tư vấn, dạy nghề, lao động sản xuất.
Cai nghiện tự nguyện tại cơ sở chữa bệnh
Ngoài hình thức cai nghiện bắt buộc, nhiều địa phương đang áp dụng hình thức
cai nghiện tự nguyện tại các cơ sở chữa bệnh, thời gian cai nghiện tự nguyện từ 6
tháng đến một năm. Các đối tượng tự nguyện cũng được áp dụng qui trình chung về
điều trị, phục hồi (trừ lao động, sản xuất thì tự giác tham gia).
Cai nghiện tại cộng đồng
Cai nghiện tại cộng đồng được thực hiện đa dạng hóa với các hình thức cai

nghiện tại nhà, tại cơ sở của xã, phường, các trung tâm quận, huyện, trung tâm của
các tổ chức xã hội và công trường 06 phù hợp với đặc điểm và điều kiện cụ thể của
từng địa phương, hoàn cảnh của từng đối tượng.
Mô hình cai cắt cơn giải độc thuần túy: với mô hình này, đối tượng tập trung
tại một địa điểm của xã, phường và tiến hành cắt cơn, giải độc 10 đến 15 ngày, kết
hợp giáo dục, tuyên truyền rồi các đối tượng trở về gia đình. Do hiệu quả mô hình này
rất thấp (hầu hết tái nghiện lại 90-100% sau thời gian ngắn trở về gia đình) nên các
địa phương dần dần bỏ cách làm này.
Mô hình cai cắt cơn giải độc gắn với quản lý, giáo dục, hỗ trợ vốn, dạy nghề,
tạo việc làm, giám sát lâu dài dựa vào cộng đồng: đây là mô hình được tiến hành
dưới sự lãnh đạo của cấp ủy, chỉ đạo, quản lý của chính quyền, sự tham gia của cơ
quan chuyên môn và các đoàn thể xã hội.
Thực tế đã chứng minh đây là mô hình phù hợp với nhiều địa phương và đạt kết
quả, hiệu quả đáng khích lệ. Một số tỉnh làm tốt như Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên
Quang, Yên Bái, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Hà Tây, Ninh Bình, Nghệ An, Lạng Sơn
và cũng thành công ở một số địa bàn đô thị như Hà Nội, Bà Rịa -Vũng Tàu, Đà Nẵng.
Mô hình cai nghiện tại công trường 06: hình thức này được áp dụng với biện
pháp cai nghiện kết hợp trị liệu phục hồi thông qua lao động, sản xuất ở công trường
13
tập trung do các địa phương quản lý. Thời gian lao động từ 6 tháng đến 1 năm (sau
khi cắt cơn giải độc, phục hồi sức khoẻ từ 15 đến 30 ngày). Kết thúc thời gian lao
động tập trung, người nghiện trở về địa phương dưới sự giám sát, quản lý lâu dài dựa
vào cộng đồng. Mô hình này có hiệu quả cao, tỷ lệ tái nghiện sau 2 đến 3 năm khoảng
15 đến 20% (như ở Tuyên Quang). Tuy nhiên, hiện nay mô hình này chưa được áp
dụng rộng rãi ở các địa phương, đặc biệt là các tỉnh, thành phố gặp nhiều khó khăn về
điều kiện tổ chức công trường lao động.
Tóm lại các thuốc và phương pháp y học cũng chỉ dừng ở mức độ hỗ trợ cắt
cơn nghiện, mà việc hỗ trợ cắt cơn chỉ là một giai đoạn đầu của quá trình cai nghiện,
hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam chưa có một loại thuốc hay một phương
pháp tối ưu nào có thể đáp ứng được mong mỏi của xã hội về cai nghiện và chống tái

nghiện ma túy. Nghị lực của người nghiện và sự chia sẻ, tình thương, sự hỗ trợ của
gia đình và cộng đồng vẫn là một yếu tố quyết định để cai nghiện thành công.
2.2. Tiến trình và kĩ thuật can thiệp với người nghiện ma túy
Trước khi can thiệp với người nghiện ma túy, ta phải nhận định tình hình chung
của người nghiện ở những nội dung sau:
- Mức độ nghiện: chất gì, từ bao giờ, cách dùng, liều lượng?
- Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến nghiện
- Tìm hiểu hoàn cảnh của gia đình: tình hình kinh tế, quan hệ trong gia đình và
sự quan tâm của gia đình
- Tìm hiểu nhu cầu đặc biệt của đối tượng: các khó khăn mà thân chủ đang gặp phải
- Trình độ hiểu biết về ma túy của đối tượng và gia đình họ
- Đối tượng và gia đình có muốn cai nghiện hay không
- Nghề nghiệp và khả năng tạo lập kinh tế của thân chủ
- Tình trạng sức khỏe, tuổi, các rối loạn nhân cách, các bệnh kết hợp, các hành
vi phạm tội.
Tiến trình và kĩ thuật can thiệp với người nghiện ma túy phải trải qua ba
giai đoạn sau:
- Giai đoạn 1: Chế ngự vật vã, tạo sự năng động, thiết lập mục tiêu cho cá nhân
14
+ Những cơn đau vật vã là hiện tượng thay đổi sinh lý mà đối tượng sau một
thời gian dùng ma túy liên tục xuất hiện nếu như không có thuốc. Lúc này đối tượng
chỉ muốn có thuốc sử dụng để làm mất cơn vật vã đó. Áp dụng kỹ thuật xem xét các
giải pháp và phương pháp thay thế của Thuyết trị liệu nhận thức - hành vi, nhân viên
CTXH sử dụng những tấm gương những người đã cai nghiện thành công thông qua
tài liệu, video về “người thật, việc thật”. Từ đó, giúp thân chủ tin tưởng có các giải
pháp thay thế và việc dùng ma túy để giảm vật vã là giải pháp không hợp lý. Nhân
viên CTXH có thể giúp thân chủ phát triển và lượng giá các giải pháp thay thế.
Ví dụ như các giải pháp: Phương pháp cai khô, Phương pháp giảm dần, Phương
pháp phẫu thuật thùy trán, Phương pháp thụy miên, Dùng các thuốc hướng tâm thần,
Thuốc Đông y, Phương pháp dùng thuốc đối kháng, Phương pháp điều trị bằng chất

thay thế (các chất dạng thuốc phiện như methadone, buprenophine, LAAM ), Phương
pháp điện châm.
Bên cạnh đó nhân viên CTXH cũng có thể sử dụng kỹ thuật đối phó với sự
thèm muốn để giúp thân chủ chế ngự được sự vật vã khi thèm thuốc:
• Tìm một nơi dễ chịu để bản thân trải nghiệm lại cảm giác thèm muốn
• Thư giãn và tập trung vào cảm giác thèm muốn
• Tập trung vào những khu vực mà sự thèm muốn diễn ra.
• Sau khi trải nghiệm những cảm xúc thèm muốn và được thỏa mãn, hãy để
thân chủ cảm nhận và trình bày thành lời những cảm giác tiêu cực, khó chịu
của họ.
• Cuối cùng, giao cho họ những bài tập nhỏ để giảm dần hành vi sử dụng ma
túy thông qua hành vi thay thế tích cực mà thân chủ hứng thú
+ Những người lao vào con đường nghiện hút là người bị khủng hoảng niềm
tin. Họ sống co mình thu hẹp vào các phạm vi thích thú, luôn u sầu, lãnh đạm trở nên
phó mặc đối với người thân, gia đình, thờ ơ bỏ bê công việc, họ chai lỳ với mọi mặt
của cuộc sống đời thường: tình yêu, vui chơi, giải trí, học hành…
Do vậy để tạo sự năng động cho chính đối tượng nhân viên CTXH có thể sử
dụng Kỹ thuật câu hỏi có phép lạ với câu hỏi như: “Anh(chị) hãy tưởng tượng nếu
15
ngày mai thức dậy anh(chị) chưa từng nghiện ma túy thì cuộc sống của anh(chị) và
mọi người xung quanh sẽ như thế nào? Và tại sao lại có sự thay đổi ấy?”. Kỹ thuật
câu hỏi có phép lạ giúp thân chủ hình dung ra viễn cảnh mà vấn đề thay đổi theo
chiều hướng tích cực. Từ đó nhân viên CTXH cùng thân chủ giải thích nguyên nhân
dẫn đến nghiện ma túy và định hướng nhận thức theo chuẩn mực xã hội.
+ Thiết lập mục tiêu cho cá nhân: nhân viên CTXH sử dụng kỹ thuật Liên
tưởng hoặc khám phá có hướng dẫn để định hướng tư duy theo chuẩn mực xã
hội, giúp thân chủ tự nói lên những nhu cầu của mình từ đó xây dụng những mục tiêu
cụ thể:
Mục tiêu ngắn hạn: Dần giảm được thời gian, tần xuất giữa các cơn nghiện và
mức độ cơn nghiện. Giảm việc bị hình dung tới các chất gây nghiện.

Mục tiêu dài hạn: Thể lực và trí lực hồi phục để có thể học tập và lao động.
Được hỗ trợ về y tế, việc làm sau cai. Được gia đình yêu thương, xã hội đón nhận.
+ Sử dụng kỹ thuật Tự hướng dẫn: Nhân viên CTXH sử dụng kỹ thuật này để
thân chủ có thể tự thiết lập được mục tiêu cá nhân cho mình, lịch sinh hoạt điều độ,
lịch sử dụng thuốc… khiến người nghiện ma túy đi đến chỗ chủ động trong việc cai
nghiện của mình.
- Giai đoạn 2: Giải quyết mâu thuẫn cá nhân có và tăng cường khả năng tâm lý
xã hội
Mâu thuẫn của người nghiện là mặc cảm sự sa sút sai lệch của mình, muốn từ
bỏ ma túy nhưng, không thể bỏ được vì ngoài sự lệ thuộc (ma túy) về cơ thể sinh học.
Họ còn vô số bế tắc trước mắt. Càng bế tắc họ càng nghĩ đến ma túy, với họ khi đưa
ma túy vào cơ thể giúp họ quên tất cả phiền muộn và trở nện lạc quan yêu đời hơn.
Luôn xuất hiện 2 suy nghĩ mâu thuẫn nhau: Bỏ ma túy, nhưng sợ thiếu nó, sợ hụt
hẫng nó, rồi buồn chán, và sử dụng lại ma túy.
+ Nhân viên CTXH cần khám phá những ý nghĩa có liên quan đến lời nói và
suy nghĩ của thân chủ khi sử dụng kỹ thuật Ý nghĩa đặc thù của TC. Ví như khi một
người nghiện nói rằng “cuộc đời mình vô nghĩa ma túy mang lại cho anh ta những
điều thú vị”. Nhân viên CTXH có thể yêu cầu anh ta lý giải và phản ánh chính xác lại
sự “vô nghĩa” trong cuộc sống, lý do cảm thấy như vậy và có giải pháp nào khác để
16
không cảm thấy như vậy. Để có thể thăm dò những ý nghĩa ấy, Nhân viên CTXH cần
có kỹ năng lắng nghe tích cực, khả năng giao tiếp tốt và có khả năng xem xét các giả
định của mình.
+ Sử dụng kỹ thuật nói đúng một cách khằng định về mình: Nhân viên
CTXH yêu cầu thân chủ nói ra những tiếng nói có trong đầu họ về con đường dẫn họ
đến với nghiện ma túy rồi từ đó “lấy đi” những nguyên nhân, nhận thức sai lệch để
thân chủ tư duy tốt hơn về vấn đề của mình.
+ Sử dụng kỹ thuật “Biến nguy thành an”: Khi nhân viên CTXH tìm được
nguyên nhân khiến người nghiện ma túy (là do tác nhân bạn bè, thích đua đòi, buồn
chán gia đình, tiền bạc…), nhân viên CTXH có thể sử dụng kĩ thuật này để biến

những khúc mắc đó thành thuận lợi để người nghiện có thêm động lực từ bỏ ma túy.
Ví dụ khi biết được nguyên nhân là phiền lòng chuyện gia đình, ta có thể tác động
bằng cách phân tích cho thân chủ rằng nếu giải quyết được việc nghiện ma túy sẽ có
những thay đổi tích cực trong gia đình.
+ Sử dụng kỹ thuật Độc thoại gay gắt: TC tự biện hộ một cách mạnh mẽ, rồi
mời người khác nghe và cho ý kiến xem lập luận biện hộ có đủ mạnh và thuyết phục
hay không. Sử dụng kỹ thuật này để nhân viên CTXH có thể làm thay đổi các nhận
thức của thân chủ, tạo dựng niềm tin bằng cách thuyết phục về lý lẽ, lời nói. Tranh
luận trực tiếp sẽ giúp nhân viên CTXH nắm bắt rõ hơn về ý kiến của thân chủ để từ
đó giải thích và thuyết phục. Tuy nhiên, phương pháp này không dễ thực hiện và cần
có kỹ năng.
- Giai đoạn 3: Phục hồi, tái hòa nhập cộng đồng, phòng ngừa sự trở lại với ma túy
+ Sử dụng kỹ thuật Cải thiện quan hệ với người khác: TC cải thiện mối quan hệ
với những người khác trong gia đình hay xã hội bằng cách thay đổi suy nghĩ, phán
đoán về người khác và ứng xử không đúng đắn của bản thân…
+ Sử dụng kỹ thuật Liên tưởng/ khám phá có hướng dẫn: Khi làm việc với
thân chủ, nhân viên CTXH có thể sử dụng kỹ thuật này để khiến người nghiện ma túy
hình thành được nhận thức, niềm tin vào cộng đồng, xã hội. Nhân viên CTXH khuyến
khích, hướng dẫn lời nói và tư duy của thân chủ hướng đến niềm tin vào bản thân có
thể làm được một người công dân tốt, cũng như niềm tin vào xã hội.
17
+ Sử dụng kỹ thuật Cường điệu và nghịch lý: Nhân viên công tác xã hội có thể
đẩy lên ý nghĩ việc thân chủ bị cô lập với xã hội và quay trở lại con đường nghiện ma
túy kèm theo những tác hại nghiêm trọng để chính thân chủ có thể cân bằng được bản
thân và tìm được điều đúng đắn cho mình.
+ Sử dụng kỹ thuật Đọc sách liệu pháp: Đưa thân chủ một số tài liệu nghiện
ma túy, tuyên truyền… để thân chủ có thể củng cố niềm tin.
Tóm lại, trong ba giai đoạn can thiệp với người nghiện ma túy, nhân viên
CTXH vừa phải kết hợp các kỹ thuật một cách linh hoạt lại vừa phải kết hợp với y
học – điều trị cai nghiện bằng thuốc cho người nghiện thì mới có thể đạt được mục

tiêu điều trị cho người nghiện.
2.3. Vai trò của Nhân viên công tác xã hội khi can thiệp với người nghiện
Bên cạnh việc hỗ trợ trực tiếp cho TC, nhân viên CTXH cần nhận thức vai trò
quan trọng của gia đình, người thân và các môi trường khác liên quan đến TC.
* Đối với gia đình người nghiện
- Cung cấp kiến thức vể ma túy, cách thức chăm sóc, hỗ trợ người nghiện ma túy
- Tham vấn gia đình có người nghiện để họ vượt qua khó khăn và cùng hợp tác
hỗ trợ tích cực người nghiện trước, trong và sau khi cai nghiện.
- Tập huấn những kỹ năng chăm sóc sức khỏe, tâm lý, tình cảm cho thành viên
gia đình để họ cùng tham gia vào quá trình giúp đỡ đối tượng
- Tìm kiếm, kết nối gia đình với các nguồn lực bên trong và bên ngoài giúp gia
đình ổn định, yên tâm giúp đỡ người nghiện. Ví dụ như trong nhiều trường hợp, gia
đình người nghiện ma túy có khó khăn về kinh tế, không thể hỗ trợ được người
nghiện, nhân viên xã hội có thể giúp họ kết nối với các nguồn lực vay vốn, học cách
kinh doanh, sản xuất nâng cao đời sống gia đình để từ đó phần nào yên tâm về kinh tế
và hợp tác hỗ trợ đối tượng.
- Giúp gia đình chuẩn bị tâm thế đón nhận và hỗ trợ đối tượng hồi gia, tái hòa
nhập cộng đồng.
* Đối với cộng đồng
- Thực hiện các chương trình giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của mọi người
trong cộng đồng, tại các trường học, công sở về vấn đề ma tuý và những hệ luỵ của
ma tuý đối với người nghiện và người xung quanh;
18
- Hỗ trợ, vận động cộng đồng hiểu biết về vấn đề sử dụng các chất gây nghiện,
không có hành vi kỳ thị, phân biệt đối xử với người nghiện.
- Tạo điều kiện cho những người nghiện được học tập, làm việc tại cộng đồng.
Bên cạnh đó còn hỗ trợ cho những người đi cai nghiện trở về với yếu tố vật chất, y
tế bởi vì lúc này họ gặp nhiều khó khăn.
- Phối hợp nhiều ngành, nhiều đoàn thể để phòng chống nghiện hút ma túy trong
xã hội như: phát hiện và triệt phá các ổ tiêm chích, buôn bán và vận chuyển ma túy

* Đối với xã hội
- Thực hiện vận động chính sách cho người nghiện nhằm đáp ứng nhu cầu hỗ
trợ của đối tượng và gia đình
- Góp phần xây dựng các chính sách xã hội và pháp luật liên quan đến hỗ trợ
người nghiện và gia đình.
Nhân viên công tác xã hội đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc
giúp thân chủ cai nghiện và giúp họ tái hòa nhập cộng đồng sau khi họ cai
nghiện trở về. Những công việc chính đòi hỏi nhân viên công tác xã hội cần phải
đảm nhận:
- Vãng gia: thăm viếng gia đình người nghiện để nhằm mục đích khuyến khích
những người nghiện xa lánh thuốc và khuyến khích gia đình giúp đỡ người nghiện
- Cùng với người nghiện đến tái khám định kì: tại các trung tâm y tế
- Thường xuyên liên lạc với những người nghiện: Trong thời gian giúp thân chủ
cai nghiện, nhân viên CTXH cần thiết phải liên lạc thường xuyên để kiểm tra, động
viên, giải thích những khó khăn vấp phải. Nhưng quan trọng nhất là sau khi cai
nghiện thành công, việc liên lạc thường xuyên với thân chủ giúp nhân viên CTXH
nắm bắt được mối quan hệ của thân chủ để giúp thân chủ điều chỉnh, tránh những suy
nghĩ lệch lạc từ phía bản thân và môi trường, giúp thân chủ đi đúng hướng với kế
hoạch đề ra.
19
- Là cầu nối hỗ trợ người nghiện tìm công ăn việc làm: Người nghiện ma túy có
hòa nhập được cộng đồng không thì việc làm ổn định là điều quan trọng nhất. Nhân
viên CTXH rất cần thiết hỗ trợ người nghiện ma túy tìm việc làm bằng cách giới thiệu
thân chủ đi học nghề, liên lạc với những mối quan hệ để tạo lòng tin và hỗ trợ người
nghiện ma túy có việc làm ổn định. Nếu người nghiện ma túy yên ổn làm ăn trong
môi trường tốt thì có thể ngăn chặn được việc tái nghiện rất lớn.
Để làm được những điều trên, nhân viên công tác xã hội cần chú ý:
+ Phải đặt lòng tin vào những người nghiện. Nếu nhân viên CTXH làm được
như vậy, có nghĩa là họ đã tiếp sức giúp những người nghiện vượt qua được bệnh tật,
khó khăn của sự cám dỗ, vượt qua được chính mình và từ đó tự trách nhiệm với cuộc

sống của mình
+ Phải thay đổi môi trường sinh hoạt cho người nghiện nhằm tránh những cám
dỗ, từ đó mới giúp người cai nghiện có hiệu quả.
+ Phải dùng tình cảm để thuyết phục những người nghiện, tìm hiểu nguyên
nhân đã đẩy họ vào con đường nghiện ngập, từ đó mới giúp họ thoát khỏi sự cô đơn
và mặc cảm tội lỗi của mình.
+ Phải tôn trọng nhân phẩm người nghiện bởi nếu còn nghi ngờ và xúc phạm
đến nhân phẩm của họ, cũng có nghĩa là làm cho họ đau khổ thêm và đẩy họ quay trở
lại với con đường nghiện ngập.
+ Giúp người nghiện nâng cao nhận thức để họ hiểu được về tác hại của tệ nạn
ma túy từ đó chủ động, tích cực hợp tác giải quyết chữa trị bệnh của mình.
+ Tạo điều kiện cho người nghiện có niềm tin, sự say mê trong công việc từ đó
họ không còn thời gian nào mà suy nghĩ về những chuyện không hay nữa.
20
KẾT LUẬN
Công tác xã hội nói chung và công tác xã hội với người nghiện ma túy ngày
càng có vai trò quan trọng trong xã hội hiện đại. Chính điều đó đã trực tiếp tác động
và làm thay đổi cuộc sống hiện tại cũng như góp phần nâng cao năng lực cho thân
chủ. Phục hồi các chức năng xã hội, tái hòa nhập cộng đồng cho thân chủ là mục đích
của công tác xã hội chuyên nghiệp. Do vậy, đòi hỏi mỗi nhân viên CTXH phải có kiến
thức lý luận và có kiến thức thực tiễn sâu sắc nhằm huy động các nguồn lực trong xã
hội để trợ giúp các đối tượng đến gần hơn với các dịch vụ hỗ trợ trong xã hội. Trong
quá trình hành nghề, những người làm công tác xã hội cần tuân thủ các giá trị, nguyên
tắc của nghề nghiệp mà mình theo đuổi để đảm bảo rằng trong suốt quá trình can
thiệp thân chủ sẽ nhận được hỗ trợ tối đa nhất và giải quyết được vấn đề mà thân chủ
đang gặp phải.
21
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thị Oanh, “ Công tác xã hội đại cương”, 1998
2. Phạm Huy Dũng, “Bài giảng lý thuyết và thực hành công tác xã hội”, ĐH

Thăng Long, 2006
3. Mai Thị Kim Thanh, “Nhập môn công tác xã hội”, 2007
4. />so-loai-ma-tuy.aspx
5. />cat-con-ho-tro-cai-nghien-ma-tuy.aspx
22

×