Đề bài: Triển khai công tác xã hội ở một xã nghèo, thiết lập một tiến trình
cồng tác xã hội ở một xã nghèo.
Bài làm.
A. Triển khai công tác xã hội ở một xã nghèo.
Có thể nói công tác xã hội là một quá trình tác động tới người dân làm họ
thay đổi hành vi theo hướng tích cực. Trong giai đoạn hiện nay, vấn đề
nghèo đói đang trở thành một vấn đề nóng bỏng, phân hoá giàu nghèo hết
sức rõ rệt. Chính vì vậy cần phải có sự tác động từ bàn tay mầu nhiệm của
nhân viên công tác xã hội. Triển khai công tác xã hội ở một xã nghèo khác
với công tác xã hội với cá nhân. Chúng ta sẽ xem xét tình huống cụ thể sau
đây:
Xã Phú Đình là một xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn, cách huyện lị huyện
Định Hoá- tỉnh Thái nguyên khoảng 20 km về phía nam. Do khó khăn về
điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội nên dân cư ở đây còn chiếm tỷ lệ nghèo
đói khá cao. Nhiều dự án đã được triển khai tại địa bàn nhưng hiệu quả còn
thấp. Chính vì vậy, việc triển khai công tác xã hội nhằm thay hành vi để dẫn
đến thay đổi hoàn cảnh sống là hết sức cần thiết.
1
Bước 1: Vận động, tuyên truyền và thông báo gặp gỡ. Bước đầu tiên nhất
của tiến trình công tác được coi như là bước nhấn quan trọng, là quả pháo
đầu tiên khai màn chiến dịch. Chính vì vậy mà phải được tiến hành hết sức
thận trọng. Phải vận động để người dân hiểu nghèo là gì? tại sao mình nghèo
hậu quả của nghèo đói? Và phải làm gì để thoát nghèo?. Phải làm cho nhân
dân và cán bộ địa phương hiểu bản chất của nghèo đói để từ đó về phía nhân
dân thì tích cực tham gia công tác xoá nghèo, cán bộ thì tận tình giúp đỡ và
là người đi đầu trong công tác xoá nghèo đói.
Khảo sát địa bàn của địa phương để thấy được những nguyên nhân dẫn đến
nghèo đói và phân bố của nghèo đói, kết cấu của nghèo và đói và mức độ ra
sao. Phải thấy được cả bản chất của nghèo đói và nguyên nhân nghèo đói thì
mới có thể có phương hướng công tác đúng và phù hợp. Sau khi khảo sát thì
cán bộ công tác thấy rằng: Tỷ lệ nghèo đói chủ yếu tập trung ở những bản xa
trung tâm xã, đường xá đi lại khó khăn và hay xảy ra thiên tai như lũ quét,
hạn hán, sạt lở đất… Thành phần nghèo đói là nông dân đồng bào dân tộc ít
người và còn duy trì tập tục du canh đốt rừng làm rẫy, tình hình nghèo đói
rất phổ biến và nhiều hộ gia đình thuộc diện đói, không đủ ăn.
Bước 2: Triệu tập cộng đồng để phân định đối tượng nghèo đói. Ở bước này,
việc đầu tiên mà nhân viên công tác xã hội cần phải làm là làm việc với cán
bộ quản lý hành chính, cán bộ Đoàn, cán bộ Đảng địa phương để thiết lập
chương trình kế hoạch. Bước đầu xác định những tiêu chí nghèo đói.
Thông qua chính quyền địa phương để triệu tập dân chúng, cùng nhân dân
xác định tiêu chí nghèo đói, xác định đối tượng cần công tác trước và những
đối tượng nào sẽ công tác sau.
Các đoàn thể như hội cựu chiến binh, hội nông dân, hội phụ nữ, cán bộ
Đoàn, cán bộ Đảng…để cùng nhau phân định thống nhất tiêu chí nghèo đói,
lập ban công tác xoá đói giảm nghèo.
2
Phân công công việc và đôn đốc thực hiện công việc, nâng cao tinh thần
trách nhiệm và vừa làm vừa sửa. Sửa những mặt hạn chế, tiêu cực và phát
huy mặt mạnh và tích cực. Thành lập các nhóm nghèo để có sự tổ chức, học
hỏi, thi đua và phấn đấu.
Các nhóm nghèo phải xác định được họ nghèo hay không?nghèo ở chỗ nào?
Vì sao lại nghèo?có muốn thoát nghèo hay không?làm thế nào để thoát
nghèo? những khó khăn cần tháo gỡ và ai sẽ tháo gỡ?. Khi đã có những
thông tin cơ bản này thì nhân viên công tác xã hội sẽ có cái nhìn tổng quan
để có thể vạch ra phương hướng công tác đúng và phù hợp.
Trong quá trình công tác xã hội với người nghèo, đặc biệt là một xã nghèo
thì cần phải có sự chung tay giúp đỡ của cộng đồng. Chính vì vậy mà nhân
viên công tác xã hội phải là cầu nối giữa nhân dân nghèo trong xã với các
vòng tay nhân ái của xã hội. Xác định xem cộng đồng sẽ giúp gì cho người
nghèo?giúp đỡ ra sao? Các nguồn lực có thể giúp đỡ.
Chính quyền địa phương cần phải vận dụng linh hoạt, sang tạo những thể
chế, thiết chế vào công tác xoá đói giảm nghèo. Tuyên truyền để người
nghèo trong địa bàn xã hiểu và biết được những quyền lợi và nghĩa vụ của
mình để từ đó có sự phấn đấu và chấp hành. Phân công cộng đồng điều tra
và giám sát người nghèo để xem họ sử dụng những nguồn trợ giúp đó ra sao
tránh tình trạng sử dụng những nguồn trợ giúp sai mục đích ví dụ như dung
nguồn vốn vay để mua tivi, xe máy…
Bước 3: Lập ban công tác xoá đói giảm nghèo, xây dựng chương trình và
tìm ra cơ quan tài trợ.
Ban xoá đói giảm nghèo bao gồm cán bộ Đảng, cơ quan, cán bộ chuyên môn
nghiệp vụ và đại diện của các nhóm người nghèo. Các thành viên trong ban
phải có sự thống nhất, liên hệ chặt chẽ và trao đổi kinh nghiệm trong quá
trình công tác. Nhân viên công tác xã hội phải là người tham mưu cho ban
3
xoá đói giảm nghèo nói chung và cán bộ Đoàn, Đảng địa phương nói riêng
vì họ là người thi hành những chính sách.
Các nhóm người nghào phải họp lại với nhau dưới sự tác động của tác viên
công tác xã hội để thống nhất phương hướng hoạt động, phát biểu ý kiến và
trao đổi kinh nghiệm.
Các ban ngành, đoàn thể phải có sự kết hợp nêu quyết tâm chung và để ra
những giải pháp thực hiện, đề ra mục tiêu phấn đấu.
Bước 4: Triển khai kế hợp giữa người nghèo và cộng đồng trong xoá đói
giảm nghèo dưới sự điều hành của xoá đói giảm nghèo mà trong đó cán bộ
và người nghèo là trung tâm.
Triệu tập hội nghị để thống nhất quan điểm, chương trình, kế hoạch hành
động cụ thể và được người nghèo trong xã đồng ý. Bước này hết sức quan
trọng vì nó thê rhiện sự thống nhất trong ban xoá đói giảm nghèo và nêu cao
tinh thần dân chủ, người dân cảm thấy họ đựoc tôn trọng do vậy tạo ra hứng
thú thi đua phấn đấu. Mặt khác, việc thông qua người dân sẽ giúp cho người
dân chủ động chuẩn bị cho những hoạt động sắp tới.
Tuyên truyền, vận động và phân công cho các thành viên trong ban điều
hành, cho người nghèo. Trong quá trình công tác việc tuyên truyền là hết sức
cần thiết. Phải kịp thời biểu dương những tấm gương phấn đấu thoát nghèo
điển hình để khích lệ người được biểu dương và đồng thời khích lệ người
nghèo coi đó làm gương mà hăng say phấn đấu.
Bước 5: Lượng giá.
Sau một quá trình tác động dài thì nhân viên công tác xã hội và người dân
cần phải tiến hành một bước cuối cùng nhưng cũng rất cần thiết đó là xem
xét lại những gì ban công tác xoá đói giảm nghèo đã đạt được và những gì
người dân nghèo trong xã đã đạt được. Những hạn chế cần khắc phục, những
gì đáng biểu dương và phát huy.
4
Cả tác viên, ban công tác xoá đói giảm nghèo và các nhóm người nghèo cần
phải xác định xem những kết quả mà mình đã đạt được như thế nào so với
mục tiêu đề ra? Có gì đột biến?
Cùng xem xét để tìm ra những nguyên nhân và hoạt động đưa đến kết quả
không mong muốn của các bên tham gia. Phương hướng khắc phục ra sao?
Và độ bền của thoát nghèo? độ bền của thoát nghèo phụ thuộc rất lớn vào
kết quả đạt được và sự phát huy của người dân, do vậy việc công tác để thay
đổi nhận thức của người nghèo là hết sức cần thiết.
Cán bộ công tác xã hội phải có sự tự lượng giá về mình, về công việc của
mình xem mức độ hoàn thành công việc của mình đến đâu? Mình đã làm tốt
chưa?và những việc chưa tốt là gì?phương hướng khắc phục ra sao?. Bản
thân người nghèo cũng phải có sự tự lượng giá vầ mình và công việc của
mình. Để có được điều đó thì cả nhân viên công tác xã hội và người nghèo
phải có cái nhìn tổng thể và khách quan, đánh giá đúng tình hình để có thể
rút ra kinh nghiệm cho chặng đường tiếp theo.
Cả nhân viên công tác xã hội và người dân nghèo ở địa bàn xã phải xác định
xem kết quả của chương trình đã thực hiện đạt đến đâu?tiếp tục thực hiên
hay chuyển sang giai đoạn mới?nếu kết quả đạt được cao rồi thì chuyển sang
giai đoạn mới còn nếu chưa cao thì cần phải tiếp tục thực hiện để hoàn thành
tốt chương trình đó.
B.Tiến trình công tác xã hội ở một xã nghèo.
Tiến tình công tác xã hội ở một xã nghèo bao gồm các bước sau đậy:
bước 1: Vận động, tuyên truyền về vấn đề nghèo đói và gặp gỡ chính
quyền.
Phân tích tác hại của nghèo đói.
Khảo sát tình hình địa phương.
5