Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Bảo vệ và phát triển thị lực cho bé ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.95 KB, 8 trang )

Bảo vệ và phát triển thị
lực cho bé






Có rất nhiều thứ bạn có thể làm để giữ gìn và bảo vệ
cho đôi mắt của bé yêu từ khi bé vừa mới sinh ra cho
đến những năm bé ở tuổi vị thành niên.

Từ khi bé mới sinh, làm sao để giúp trẻ phát triển tốt
thị lực?

- Đặt đồ chơi không quá tầm quan sát của bé, từ khoảng 16
đến 24cm

- Khuyến khích bé bò nhiều. Động tác này giúp bé phát
triển tốt kỹ năng kết hợp giữa tay và mắt.


- Vừa nói chuyện với bé vừa di chuyển xung quanh phòng
để khuyến khích bé đảo tầm mắt để theo dõi hình dáng của
bạn.

- Treo chiếc điện thoại đồ chơi có nhạc chuông phía trên
hoặc bên ngoài giường cũi của bé.

- Cho bé thật nhiều đồ chơi đủ màu sắc mà be scos thể cầm
nắm và ngắm nghía.



Hãy chắc chắn rằng bé của bạn biết quan sát theo những đồ
vật đang di chuyển và biết kết hợp giữa tay và mắt trong
các động tác cầm nắm hoặc khi bé muốn với tới một vật
nào đó. Nếu bạn thấy bé phát triển tầm nhìn chậm và thị lực
của bé có vấn đề thì bạn phải đưa bé đến khám tại bác sĩ
chuyên khoa mắt.

Khi bé đã lớn hơn, tiếp tục khuyến khích bé trong những
hoạt động vui chơi bằng cách cho bé những đồ chơi hào
hứng có nhiều màu sắc để phát triển hệ thần kinh vận động
của bé, phát triển kỹ năng kết hợp làm việc giữa tay và mắt.
Sau đây là một số trò chơi được gợi ý:

- Sắp xếp các hình khối khác màu

- Trò chơi xếp hình

- Sắp xếp chuỗi hạt

- Vẽ bằng bút chì màu, phấn, bút chì sáp

- Dùng màu nước để vẽ bằng các ngón tay

- Nặn đất sét

Ảnh: Inmagine


Bảo vệ thị lực cho bé bằng cách nào?


- Ăn uống đủ chất bổ khi bạn đang mang thai và trong thời
gian bạn cho bé bú.

- Cho bé ăn dặm đúng cách, cân bằng đủ liều lượng các
vitamin và khoáng chất trong bữa ăn của bé.

- Cho bé đủ các đồ chơi đúng theo từng độ tuổi để bảo đảm
rằng bé không bị nguy hiểm bởi những vật sắc nhọn.

- Cho bé đồ chơi giúp cho tầm nhìn của bé phát triển.

- Quan sát mắt bé thường xuyên để phát hiện sớm những
bất thường và các tật về mắt: lé mắt, nheo mắt, mắt nháy
liên tục vì khó điều tiết…

- Quan sát kỹ tròng mặt bé để phát hiện sớm mắt bé bị kéo
màn nhầy hay tầm nhìn của bé có bị cản trở bởi các vết đục
trong thủy tinh thể hay không.

- Hãy bảo vệ mắt bé khỏi các tác hại của anh nắng khi bé đi
ra ngoài tắm biển, chơi thể thao hoặc dạo phố bằng kính
mát chống tia UV.

- Thường xuyên đưa bé đi kiểm tra thị lực 6 tháng một lần.

Nên cho bé đi khám mắt bao lâu một lần?

Thật ra không có một hướng dẫn nào là cụ thể chung chung
cho trường hợp này. Tùy vào tình trạng mắt của bé và thị

lực của bé cũng như các bệnh di truyền về mắt trong gia
đình để đưa bé đi kiểm tra mắt định kỳ. Trong một số các
trường hợp, bé cần phải được kiểm tra bởi các bác sĩ
chuyên nhãn khoa, các kỹ thuật viên khúc xạ. Nếu trong gia
đình cha mẹ hoặc anh chị em có vấn đề về mắt thì bạn nên
cho bé đi kiểm tra càng sớm càng tốt và phải được kiểm tra
ở các bệnh viện chuyên khoa mắt.

Ảnh: Inmagine


Bạn cần phải làm gì trong các trường hợp khẩn cấp?

Trong cuộc sống thường ngày, có một số tai nạn bất ngờ
xảy đến ảnh hưởng tới mắt. Ngay lúc này, cần phải có
những cách xử trí đúng để bảo vệ được mắt.

- Nếu bé làm vấy vô mắt những chất lỏng mà bạn không
biết chất là là gì, hoặc nếu chất đó là những dung dịch có
tính axit hay tính kiềm thì bạn hãy rửa mắt bé ngay lập tức
bằng nước lọc ít nhất là 20 phút để các chất độc đó trôi ra
khỏi mắt. Sau đó đưa bé gọi cho trung tâm cấp cứu để họ
hướng dẫn bạn phải làm gì ở bước tiếp theo, không ngừng
rửa mắt bé cho đến khi nhận được sự giúp đỡ của các đơn
vị cấp cứu.

- Nếu bé bị các vật lạ va quẹt vào trong mắt, bạn hãy quan
sát xem mức độ nghiêm trọng của vấn đề. Nếu mắt bé bị
chảy máu hoặc mí mắt của bé không thể mở mắt ra được
thì bạn có thể dùng và con ngươi của mắt bé vẫn quan sát

được bình thường thì bạn hãy làm những động tác sơ cấp
cứu bình thường rồi sau đó đưa bé đến bệnh viện mắt.

- Trong trường hợp bé quá đau, hãy chườm lên mắt bé một
chiếc khăn lạnh trong vòng 15 phút mỗi giờ để giúp bé
giảm đau. Nếu bạn sử dụng một túi đá chườm lạnh thì phải
gói bên ngoài chiếc túi ấy một chiếc khăn mềm để tránh
làm cho mắt bị tổn thương vì đá đông lạnh.

Nếu mắt bé bị tổn thương bởi một vật sắc nhọn, bạn
ĐỪNG đụng hay nhấn vào mắt hoặc mí mắt của bé. Hãy
che mắt bé lại bằng một vật chắn bảo vệ (nếu ngay khi đó
bạn không tìm thấy gì thì cũng có thể dùng một chiếc ly),
sau đó nhỏ mắt cho bé bằng loại thuốc thông thường nhất.
Nếu những mãnh vỡ của vật còn dính trong mắt bạn cũng
ĐỪNG tự tay gỡ bỏ nó, việc đó phải làm trong phòng giải
phẫu. Và việc làm hiệu quả nhất lúc này là gọi số 115.

×