Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Các thói quen ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.68 KB, 10 trang )

Các thói quen ảnh hưởng đến
sức khỏe răng miệng


Trong cuộc sống và
sinh hoạt hàng ngày,
đôi khi có những thói
quen chúng ta thấy rất
bình thường nhưng
nếu tiếp diễn trong
thời gian dài có thể là
nguyên nhân gây ảnh
hưởng đến sự phát
triển của khuôn mặt.
Nghiêm trọng hơn,
chúng có thể gây ra một số bệnh lý ảnh hưởng
đến sức khỏe



Các thói quen có thể gây bệnh sâu răng và bệnh
nha chu

Chăm sóc răng miệng kém. Một số trẻ được sinh ra
và lớn lên trong các gia đình không ý thức về chăm
sóc răng miệng và không thấy được tầm quan trọng
của việc chăm sóc răng miệng, của việc chải răng
hàng ngày với kem đánh răng có fluor để phòng ngừa
bệnh sâu răng. Chính cha mẹ và các người lớn trong
gia đình chưa làm gương cho các cháu, như cha mẹ
không có thói quen chải răng với kem có fluor sau


mỗi buổi sáng, sau khi ăn hay trước khi ngủ

Do đó, những trẻ sinh ra và lớn lên trong các gia đình
kém ý thức về chăm sóc răng miệng thường có tỉ lệ
bệnh sâu răng và bệnh nha chu khá cao.

Chưa có thói quen chải răng sạch sau khi ăn và
trước khi ngủ. Chải răng sau mỗi bữa ăn và trước
khi đi ngủ tưởng chừng là việc làm đơn giản, nhưng
thực tế không đơn giản chút nào, việc chải răng sạch
sau khi ăn và trước khi ngủ là công việc đòi hỏi nhiều
yếu tố:

- Kiến thức về phòng bệnh và chăm sóc răng miệng.

- Ý thức về việc tự chăm sóc răng miệng của từng cá
nhân.

- Kỹ năng làm sạch răng - nướu - lưỡi (đây là công
việc khó khăn đối với trẻ em).

- Chải răng là công việc đòi hỏi phải thực hành liên
tục mỗi ngày, thường xuyên liên tục.

Nhiều bác sĩ nha khoa khuyên rằng: cha, mẹ hay
người trông nom các cháu nên theo dõi, giám sát việc
chải răng của các cháu đến 10 - 12 tuổi và hỗ trợ các
cháu trong việc vệ sinh răng miệng.

Trẻ có thời gian bú bình kéo dài. Nhiều nghiên cứu

cho thấy, những trẻ em có thói quen bú bình khi ngủ
mà không vệ sinh răng miệng hay súc miệng lại với
nước sạch dễ bị sâu răng hơn. Vì sau khi bú, sữa sẽ
đọng lại trên răng, các trẻ có thói quen bú bình và kéo
dài trong nhiều ngày thì vi khuẩn có trong miệng sẽ
lên men acid (do lên men sữa) tấn công men răng,
lâu ngày sẽ tạo thành lỗ sâu răng.

Không được bổ sung các dạng fluor ngừa sâu
răng. Như ta biết rằng, chất fluor có vai trò rất quan
trọng trong việc phòng chống bệnh sâu răng và giúp
cho men răng cứng chắc, tăng cường sức đề kháng
của men răng, làm cho răng cứng chắc dưới tác dụng
của acid.

Chất fluor có tác dụng làm tăng sự tái khoáng hóa
của men răng và làm giảm sự mất khoáng, nhờ sự
thành lập chất fluoro - apatite có khả năng làm cho
men răng cứng chắc và đề kháng với bệnh sâu răng.

Thói quen sử dụng đường, các thức ăn có
đường. Nguyên nhân gây bệnh sâu răng là do 3 yếu
tố: răng, vi khuẩn, chất bột đường dưới tác dụng của
yếu tố thời gian.

Do đó, nếu có thói quen sử dụng nhiều thức ăn có
đường và ăn quà vặt thường xuyên, kéo dài mà vệ
sinh răng miệng kém là những yếu tố nguy cơ rất dễ
gây ra bệnh sâu răng.


Trái cây tươi và rau xanh trong các bữa ăn. Trái
cây tươi và rau xanh ngoài việc cung cấp sinh tố cho
cơ thể, các loại thức ăn này còn có nhiều chất xơ,
chúng giúp cho việc làm sạch răng nướu trong quá
trình ăn nhai Các loại trái cây tươi, và rau xanh có
tác dụng rất tốt trong việc phòng chống bệnh sâu
răng và bệnh nha chu. Do đó, nên tập cho trẻ ăn
nhiều trái cây tươi tráng miệng sau các bữa ăn chính
để phòng ngừa các bệnh răng miệng.

Thói quen đi khám răng miệng định kỳ. Sâu răng
và nha chu là bệnh răng miệng rất phổ biến, thường
xuất hiện rất sớm ở nhiều lứa tuổi. Tuy nhiên, những
bệnh răng miệng này cũng rất dễ dự phòng và chúng
ta có thể kiểm soát và điều trị ở giai đoạn sớm nếu
chúng ta có thói quen đi khám răng miệng định kỳ 6
tháng hay 1 năm/lần, sẽ giúp kiểm soát và phòng
ngừa được bệnh sâu răng và bệnh nha chu một cách
có hiệu quả nhất.

Các thói quen có thể gây nên lệch lạc răng hàm

Ngoài các nguyên nhân nêu trên, trong sinh hoạt
hàng ngày đôi khi có những thói quen chúng ta thấy
rất bình thường nhưng nếu để tiếp diễn trong thời
gian dài sẽ để lại hậu quả rất nghiêm trọng trên răng
và hàm, làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ của trẻ.

Mút ngón tay và mút núm vú. Mút ngón tay là một
phản xạ tự nhiên giúp cho bé phát triển cơ và hàm.

Tuy nhiên, nếu hiện tượng này tiếp tục xảy ra sau
thời kỳ mọc răng sữa (đến 6 tuổi) và kéo dài nó sẽ trở
thành một thói quen xấu, có thể đẩy các răng phía
trước ra ngoài gây “hô răng” và làm sai khớp răng,
gây mất thẩm mỹ cho gương mặt của trẻ.

Thực tế, thói quen mút ngón tay thường làm cha mẹ
lo ngại vì sự mất vệ sinh hơn là việc gây ảnh hưởng
đến răng và hàm.

Thở bằng miệng. Có thể trẻ bị một trở ngại về
đường mũi khiến trẻ không thể thở bằng mũi được,
mà phải thở bằng miệng. Khi thởbằng miệng lâu ngày
sẽ làm cho niêm mạc miệng bị khô, đôi khi làm lệch
lạc răng và hàm. Nếu thói quen này xảy ra lâu ngày
mà không được điều trị, các răng của trẻ sẽ dễ bị sâu
và nhiễm trùng đường hô hấp…

Tật đưa lưỡi ra trước. Các trẻ có thói quen đưa luỡi
ra trước lâu ngày cũng dễ gây hô răng và gây cắn hở
các răng trước, hay các răng trước cắn không khít
nhau làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chức năng ăn
nhai.

Xử trí: nếu phát hiện sớm, khuyên bé không nên đưa
lưỡi ra trước. Nếu không loại bỏ, nên đến BS chuyên
khoa RHM làm khí cụ ngăn chặn đưa luỡi ra trước.

Tật chống cằm. Thói quen này không gây xô lệch
răng nhiều, nhưng nếu trẻ có thói quen chống cằm

lâu ngày có thể gây ra nhô hàm dưới hay gây cắn
lệch một bên, lâu ngày sẽ gây nên sự mất cân xứng
của hàm.

Cắn móng tay, nghiến răng, cắn vật cứng… Các
thói quen này nếu không được phát hiện và loại bỏ
sớm, lâu ngày sẽ làm cho răng dễ bị mòn, bị mẻ, dễ
bị rạn nứt, răng có thể bị chết tủy và gây ảnh hưởng
đến khớp thái dương hàm

Dùng các vật nhọn xỉa răng. Nếu có thói quen sử
dụng các vật cứng, vật nhọn xỉa răng lâu ngày sẽ làm
các răng bị hở, bị thưa hay làm trầy xước nướu răng
và gây tụt nướu ở các kẽ răng.

Nếu dùng tăm, nên thực hiện động tác “khều” để loại
bỏ thức ăn còn đọng lại trên răng hơn là động tác “xỉa
qua kẽ răng”. Nên dùng tăm xỉa răng có đầu nhỏ vừa
với kẽ răng và tương đối mềm để tránh tổn thương
nướu răng. Nếu bị vắt thức ăn ở kẽ răng, nên dùng
chỉ tơ nha khoa làm sạch và loại bỏ các mảng bám
răng, nên hạn chế sử dụng tăm xỉa răng.

Thói quen nằm nghiêng một bên. Lâu ngày sẽ dẫn
đến lép hàm một bên, cha mẹ nên theo dõi và hướng
dẫn trẻ loại bỏ thói quen này từ lúc còn nhỏ.

Vai trò của cha mẹ

Dựa vào các nguyên nhân nêu trên, nếu người lớn

chúng ta quan tâm và thường xuyên nhắc nhở các
cháu sẽ giúp các cháu thay đổi các thói quen và hành
vi chăm sóc răng miệng ngay từ lúc nhỏ. Tốt nhất nên
chăm sóc kỹ lưỡng cho cả bộ răng sữa và bộ răng
vĩnh viễn bằng các biện pháp cơ bản như sau sẽ giúp
các cháu có hàm răng chắc khỏe, nụ cười xinh tuơi
và quan trọng nhất là tiết kiệm cho gia đình và xã hội
rất nhiều thời gian, tiền bạc.

- Tập cho bé thói quen chải răng sau khi ăn và trước
khi đi ngủ.

- Dùng kem đánh răng có chất fluor ngừa sâu răng.

- Hạn chế các thức ăn có đường và thức ăn ngọt, hạn
chế ăn quà vặt.

- Nên ăn nhiều trái cây tươi và rau xanh giúp làm
sạch răng nướu.

- Tập thói quen đi khám răng miệng định kỳ, điều trị
sớm các bệnh răng miệng và dự phòng các lệch lạc
về răng và hàm.

×