Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.98 KB, 2 trang )
VITAMIN
Tình trạng thiếu hụt vitamin thường dẫn đến các dấu hiệu bệnh lý ở răng miệng. Vì vậy, cần có chế độ dinh dưỡng cung cấp đầy đủ các chất này, nhất là các vitamin A, D - những chất có ảnh hưởng quan trọng đến sự tăng trưởng của răng và mô quanh răng.
Vitamin A: Có nhiệm vụ kiểm soát sự phát triển và hoạt động của mô bì (yếu tố tạo thành mầm răng). Việc thiếu chất này sẽ ảnh hưởng xấu đến cơ cấu của răng, làm men răng bị khuyết, có đốm trắng trên men răng. Vitamin A có nhiều trong các loại rau trái có màu đỏ như cà rốt, cà chua, gấc, bí đỏ hay các thực phẩm như gan lợn, gan cá, lòng đỏ trứng, bầu dục lợn, sữa Loại vitamin này tan trong dầu, khá bền, khó bị tiêu hủy bởi nấu nướng. Mỗi người cần 1.500-4.000 IU/ngày; phụ nữ có thai cần 5.000-6.000 IU/ngày.
Vitamin D: Là chất xúc tác giúp cho cơ thể hấp thu canxi, phốt pho (những chất rất cần thiết cho sự cấu tạo xương, răng và duy trì mọi hoạt động của cơ thể). Nếu thiếu vitamin D, trẻ sẽ chậm mọc răng, men và ngà răng bị mềm hơn bình thường nên răng dễ bị sâu và bệnh này sẽ tiến triển nhanh hơn bình thường.
Vitamin D có nhiều trong gan cá và gan các động vật khác, lòng đỏ trứng, dầu thực vật Liều dùng cần thiết là 400-800 IU/ngày.
Nguồn( />Vitamin C
Thiếu vitamin C gây ra bệnh scorbut, với biểu hiện:
• Người lớn: viêm lợi, chảy máu chân răng; tụ máu dưới màng xương, đốm xuất huyết, tăng sừng hóa ở nang lông. Nếu không điều trị có thể tử vong do chảy máu ồ ạt hoặc do thiếu máu cục bộ cơ tim.
• Trẻ còn bú: thường do chế độ ăn nhân tạo, bị chảy máu dưới mằng xương, nhất là chi dưới; dễ chảy máu dưới da; vết thương lâu lành.
Ung thư miệng, thực quản và dạ dày
7 trên 8 nghiên cứu về ung thư vòm miệng cho thấy ăn ít vitamin C là yếu tố nguy cơ cao. Những người ăn ít nhất vitamin C hàng ngày có nguy cơ ung thư vòm miệng cao gấp 2 lần so với người ăn nhiều nhất. Kết quả cũng tương tự trên ung thư thực quản. Trong khi đó 16/16 nghiên cứu cho thấy việc sử dụng nhiều vitamin C hàng ngày có hiệu quả đáng kể trong bảo vệ chống ung thư dạ dày. Ung thư dạ dày có liên quan mật thiết với một số hợp chất sinh ung được biết như nitrosamine. Nitrosamine sinh ra nhiều khi ăn các dạng thịt hun khói. Vitamin C ức chế đáng kể sự hình thành nitrosamine. Ung thư vú
Một phân tích hồi cứu về vai trò của các yếu tố dinh dưỡng trên ung thư vú kết luận rằng “Vitamin C là một yếu tố bảo vệ hữu hiệu nhất giúp cơ thể chống lại các yếu tố nguy cơ ung thư vú”. Nồng độ vitamin C còn quan trọng hơn cả acid béo bão hòa, beta-carotene và vitamin E.
Nguồn ( />B. Các sinh tố cần thiết vùng răng miệng:
Sinh tố là những chất vi lượng, chỉ cần một lượng rất nhỏ để xúc tác vào quá trình biến dưỡng của cơ thể. Sinh tố có trong thức ăn tự nhiên thì dễ được cơ thể hấp thu hơn là các sinh tố được tổng hợp từ dược phẩm. Do đó nếu chúng ta ăn uống với đầy đủ các loại thực phẩm và trái cây thì cũng đủ đảm bảo cho nhu cầu về sinh tố và khoáng chất của cơ thể. Tuy nhiên trong trường hợp có bệnh do thiếu sinh tố thì nên dùng thuốc để bổ sung các sinh tố còn thiếu
Sinh tố C: Cần cho sự vững chắc của các mô nâng đỡ răng, nướu răng nếu thiếu sinh tố C sẽ dễ bị sưng và chảy máu (Bệnh scorbut), nhu cầu của sinh tố C hàng ngày khoảng 150mg. Sinh tố C là sinh tố tan trong nước, có nhiều trong trái cây (Như cam, quít, bưởi, chanh,dâu tây, rau cải), được cơ thể hấp thu và sử dụng ngay nhưng không có dự trử. Sinh tố C rất dễ bị nhiệt phá huỷ (Trên 50 0 C), vì vậy thức ăn đã nấu chín và đồ hộp không có sinh tố C. Sinh tố C là chất chống oxy hóa tốt nhất có khả năng tăng cường hệ miễn dịch của
Sinh tố A, D, E: là các sinh tố tan trong dầu , sinh tố A tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể, sinh tố A có nhiều trong gan (gan cá thu, cá mập, hải cẩu ), thịt, sữa, lòng đỏ trứng. Thiếu sinh tố A sẽ làm miệng khô, làm bệnh
Sinh tố D được hấp thu cùng chất vôi, cần thiết cho xương và răng được rắn chắc. Nếu thiếu sinh tố D thì chất vôi cũng không được hấp thu. Sinh tố D có nhiều trong thịt, sữa, trứng , dầu cá. Sinh tố D cón được da trên cơ thể tự tạo ra khi có anh nắng mặt trời chiếu vào, Vì vậy mà
Sinh tố E cần thiết cho mầm răng, giúp cho sự tăng trưởng ở trẻ em, làm cho hệ sinh dục phát triển tốt, sinh tố E chống lão hoá và tăng sức đề kháng chống lại bệnh
Nhóm sinh tố B: B1, B2, B6, B12. Nhóm sinh tố B có nhiều trong ngủ cốc, rau, thịt, sữa, trứng, gan, thận và men bia. Thiếu sinh tố nhóm B sẽ làm cho lưỡi sưng, phồng to và đau rát. Ở một số bệnh nhân đau dây thần kinh mặt (TK VII và TK II) và thần kinh tam thoa (TK III) có thể điều trị với sinh tố B complex, bệnh nhân có vết loét aphte và chốc mép (herpes) cũng được điều trị tăng cường bằng nhóm vitamin B + Vit C.
Nguồn ( />