Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

VIÊM TIỂU PHẾ QUẢN CẤP doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.12 KB, 7 trang )

VIÊM TIỂU PHẾ QUẢN CẤP
MỤC TIÊU
1. Kể được các yếu tố dịch tễ và nguyên nhân của viêm tiểu phế quản.
2. Mô tả dược các biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng
3. Trình bày được chỉ định nhập viện và điều trị viêm tiểu phế quản cấp
4. Nêu được các bước chăm sóc sức khỏe ban đầu
NỘI DUNG
1. ĐỊNH NGHĨA
Viêm tiểu phế quản là tình trạng viêm các tiểu phế quản, thường gặp ở trẻ
dưới 2 tuổi. Nguyên nhân do siêu vi. Biểu hiện đặc trưng là thở nhanh, khò khè,
co lõm ngực. Diễn tiến rất đa dạng từ nhẹ đến nặng có thể dẫn đến tử vong
nhanh chóng.
2. DỊCH TỂ HỌC
- Thường gặp ở trẻ < 24 tháng. 80% gặp ở trẻ < 6 tháng.
- Bệnh xảy ra khắp nơi, tuy nhiên ở các nước đang phát triển dễ bị bội nhiễm
vi trùng.
- Bệnh tăng cao vào thời điểm chuyển mùa, nguyên nhân có thể do yếu tố ẩm
nóng, gió mùa ở Việt Nam.
- Các yếu tố làm giảm sức đề kháng của cơ thể và của bộ máy hô hấp dể đưa
đến nhiễm bệnh.
- Tổn thương tiểu phế quản có thể để lại di chứng lâu dài, tạo điều kiện thuận
lợi để hình thành bệnh suyển sau này.
3. NGUYÊN NHÂN :
- Thường do virus hợp bào hô hấp (Respiratory syncitial virus), chiếm tỉ lệ
50 – 75%. Có khả năng lây lan rất cao, có thể gây thành dịch lớn.
- Adenovirus ( 10% ) : thường gây bệnh cảnh nặng hơn.
- Đôi khi do một số virus khác như para-influenza, infuenza virus.
4. TỔN THUƠNG CƠ THỂ BỆNH :
- Virus xâm nhập vào các tiểu phế quản gây ra: hoại tử lớp biểu mô hô hấp,
phá hủy tế bào nhung mao, tẩm nhuận tế bào đơn nhân, lớp dưới niêm mạc phù nề.
- Tổn thương chính là tắc lòng các tiểu phế quản do các nút nhầy gây ứ khí


phế nang. Nếu tắc lòng phế quản hoàn toàn sẽ gây xẹp phổi. Một số trường hợp
nặng có thể tổn thương cả biểu bì các phế nang.
- Những tổn thương trên không đồng đều và lan tỏa khắp 2 phổi gây những
vùng xẹp phổi và những vùng khí phế thủng (khí phế thủng nhiều hơn).
185
5. LÂM SÀNG :
5.1. Khởi phát :
- Vài ngày trước đó (3 – 4 ngày) thường biểu hiện bằng viêm đường hô hấp
trên như: Ho khan hắt hơi, sổ mũi, kém ăn Đôi khi ho cơn kéo dài kiểu ho gà
- Một số trường hợp xảy ra đột ngột trong vài giờ với ho, khó thở, vật vả
5.2. Toàn phát :
- Trẻ khó thở, thở nhanh, nhịp thở 60 - 80 lần/phút co kéo các khoảng liên
sườn, cánh mũi phập phồng.
- Nghe phổi: âm phổi ồn ào, nghe được rale ẩm nhỏ hạt, rale rít, rale ngáy hai
bên phổi.
- Biểu hiện suy hô hấp cấp: khó thở nhanh, co lõm các cơ hô hấp hấp phụ,
tím môi và đầu chi.
- Thể nặng: lồng ngực căng phồng rale rít ở hai phổi giảm hay mất, phế âm
không còn nghe được, lơ mơ, tím nặng: giai đọan kiệt sức như vả mồ hôi, chân tay
lạnh, tím tái.
- Các triệu chứng khác :
. Nhịp tim nhanh
. Gan to do bị đẩy xuống
- Nếu không giúp thở kịp thời trẻ có thể chết do các biến chứng:
. Tràn khí màng phổi và trung thất do vỡ phế nang
. Suy tim do khí phế thủng
. Ngừng thở do toan khí quá cao
. Phù phổi cấp do tăng tính thấm màng phế nang mao mạch.
6. CẬN LÂM SÀNG :
6.1. XQ phổi :

- Trường hợp nhẹ: X quang ít thay đổi, hình ảnh khí phế thủng với phổi sáng
hơn bình thường.
- Trường hợp nặng: hình ảnh khí phế thủng; 2 phế trường tăng sáng, rốn phổi
đậm, có nhiều nốt mờ rãi rác do xẹp phổi, hình ảnh các tiểu phế quản dầy hơn.
6.2. Các xét nghiệm khác:
- Công thức máu: số lượng bạch cầu ít thay đổi hoặc chủ yếu tăng lympho.
- Khí trong máu: cần thiết trong những trường hợp nặng.
. PaO
2
giảm, PaCO
2
tăng trên 50 mmHg
. pH máu giảm
- Ion đồ máu :
- Tìm virus trong dịch tiết của mũi .
7. CHẨN ĐOÁN :
7.1. Chẩn đoán xác định :
Dựa vào dịch tể học, lâm sàng, cận lâm sàng ở trẻ dưới 24 tháng có:
- Khò khè ít hoặc không đáp ứng với các thuốc dãn phế quản.
186
- Ứ khí lồng ngực: ngực căng phồng, gõ vang.
- Thở nhanh, co lõm ngực.
- Phổi: ran rít hoặc ran ngáy, ran ẩm nhỏ hạt.
- XQ phổi: có ứ khí hoặc không.
• Các tiêu chuẩn của Dutau gợi ý bệnh viêm tiểu phế quản:
+ Khò khè cấp (< 3 ngày).
+ Dấu hiệu nhiễm siêu vi hô hấp: sốt nhẹ, ho, sổ mũi.
+ Suy hô hấp (có thể không có).
+ Lứa tuổi dưới 24 tháng.
+ Mắc bệnh lần đầu tiên.

+ Có yếu tố dịch tễ.
7.2. Chẩn đoán phân biệt.
. Hen phế quản (thể nhủ nhi)
. Phế quản phế viêm co thắt (viêm phổi khò khè)
. Dị vật đường thở: dị vật bỏ quên (trẻ có tiền căn hít sặc nhưng không
được xử trí.
. Trào ngược dạ dày thực quản.
8. DIỄN TIẾN:
- Thể nhẹ, được điều trị tốt: bệnh sẽ khỏi nhanh trong vòng 2 - 3 ngày, khí
phế thủng giảm dần và trẻ em có thể xuất viện sau 5 - 7 ngày
- Thể nặng: Nếu không được can thiệp tích cực, trẻ dễ đưa đến suy hô hấp
nặng, suy tim, phù phổi cấp.
* Chỉ định nhập viện
- Trẻ dưới 3 tháng
- Tiền sử sanh non
- Co lõm ngực nặng, thở nhanh > 70 lần/ phút
- Bú kém, bỏ bú hay dấu hiệu mất nước
- Suy hô hấp, tím tái
- Có bệnh lý tim, phổi khác đi kèm
9. ĐIỀU TRỊ:
9.1. Nguyên tắc điều trị :
- Điều trị triệu chứng là chủ yếu như cung cấp đầy đủ nước và điện giải, dinh
dưỡng, cung cấp đầy đủ oxy.
9.2. Điều trị các trường hợp nhẹ, không có chỉ định nhập viện.
- Chỉ cần điều trị triệu chứng: hạ sốt, giảm ho, tiếp tục cho bú, hướng dẩn
dấu hiệu khám lại ngay. Tái khám lại 2 ngày sau.
- Không chỉ định kháng sinh, corticoides, dãn phế quản.
9.3. Điều trị các trường hợp nặng nhập viện.
. Cung cấp oxy: đảm bảo SaO
2

>92%.
. Kháng sinh:
- Kháng sinh được chọn lựa ban đầu tương tự như trường hợp viêm phổi.
187
- Đối với các nước đang phát triển, TCYTTG, cần điều trị như 1 cas viêm
phổi
do có nhiều yếu tố nguy cơ kết hợp với vi trùng.
. Thuốc dãn phế quản:
- Khi bệnh nhân có khó thở, có thể cho Ventoline khí dung 3 lần mỗi 20
phút, đánh giá sự đáp ứng sau 1 giờ:
Nếu có đáp ứng sau 1 giờ: dùng tiếp tục.
Nếu không đáp ứng: không cần dùng tiếp.
- Liều lượng Salbutamol khí dung: 0,15mg/kg/lần ( tối thiểu 1,25mg, tối đa
5mg/lần).
- Trong trường hợp bệnh nhi có tím tái, thở co lõm ngực nặng, thở nhanh:
cần phải dùng nguồn Oxygen 6 lít/phút phun khí dung.
. Corticoides:
- Không chỉ định rộng rãi trong mọi trường hợp.
- Chỉ định trong trường hợp nghi ngờ suyển hoặc có suy hô hấp .
- Liều lượng: Hydrocortisone: 5mg/kg/lần IV mỗi 6 giờ.
Dexamethasone: 0,15mg/kg/lần IV mỗi 6 – 8 giờ.
- Các loại corticoides khí dung chưa được khuyến cáo sử dụng.
. Các điều trị khác:
- Thông thoáng mũi thường xuyên.
- Vật lý trị liệu hô hấp: khi có biến chứng xẹp phổi.
- Khí dung Adrenaline: khi khó thở không đáp ứng với Salbutamol.
- Ipratropium bromide: sử dụng khi nghi ngờ suyển, kết hợp với Salbutamol.
- Thuốc kháng virus: đắt tiền, chưa có ở Việt nam.
. Các thuốc không được khuyến cáo:
- Khí dung normal saline.

- Phun khí dung liên tục để làm ẩm không khí.
- Antihistamine và các loại thuốc ho, co mạch không an toàn.
10. PHÒNG BỆNH
Bệnh do virus, do đó việc phòng bệnh rất cần thiết để tránh lây lan cho cộng
đồng.
- Cấp 0 : . Loại trừ các yếu tố nguy cơ như nâng cao chất lượng cuộc
sống, môi trường, giáo dục kiến thức phòng bệnh.
- Cấp 1 : . Nâng cao sức đề kháng của cơ thể
. Hạn chế tiếp xúc với yếu tố nguy cơ
. Chủng ngừa đầy đủ
- Cấp 2 : . Phát hiện sớm và điều trị tích cực viêm nhiễm hô hấp trên
. Cách ly trẻ bệnh với trẻ lây lan
- Cấp 3 : . Phục hồi chức năng
. Giải quyết sớm các biến chứng.
188
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bài giảng Nhi khoa tập I - Bộ môn Nhi - ĐHYD TP.HCM, 2006.
2. Phác đồ điều trị Nhi khoa , 2008 . Bệnh viện Nhi đồng 1. TP HCM.
3. Nhi khoa tập 3 - Bộ môn Nhi - Đại học Y Hà Nội, trang 33 - 34
4. Disorders of the Respiratory tract in Children kendig’s, trang 360 - 370 ; 394 -
402
5. Textbook of pediatrics. Bohrman and vanghen, trang 897.
189
Câu hỏi ngắn
- Nêu tiêu chuẩn Dutau và chỉ định nhập viện đối với trẻ VTPQ (10 phút)
- Nêu triệu chứng lâm sàng của VTPQ.
Câu hỏi MCQ
1. Nguyên nhân thường gặp gây Viêm tiểu phế quản là
a. Virus
b. Vi khuẩn

c. Ký sing trùng
d. Dị vật
2. Viêm tiểu phế quản cấp ở trẻ < 6 tháng chiếm tỷ lệ khoảng
a. 50 %
b. 60%
c. 70%
d. 80%
3. Nguyên nhân gây viêm tiểu phế quản thường gặp nhất
a. RSV
b. Adenovirus
c. Influenza
d. Para-influenza
4. Tổn thương chính của viêm tiểu phế quản là
a. Tắc lòng các tiểu phế quản do các nút nhầy
b. Co thắt khí phế quản
c. Xẹp các phế nang do dịch nhầy
d. Tổn thương màng phế nang mao mạch
5. Dấu hiệu nào sau đây KHÔNG nằm trong tiêu chuẩn Dutau:
a. Khò khè cấp < 3 này
b. Dấu hiệu nhiễm siêu vi hô hấp
c. Thở rút lõm ngực
d. Thở rít
6. Trẻ bị VTPQ nào sau đây có chỉ định nhập viện
a. Trẻ 12 tháng tuổi có khò khè
b. Trẻ 10 tháng tuổi có tim bẩm sinh kèm theo
c. Trẻ 8 tháng tuổi có béo phì
d. Trẻ 6 tháng mắc bệnh lần đầu.
7. Thuốc nào có thể dùng trong điều trị VTPQ
190
a. Ventoline

b. Kháng Histamin
c. Khí dung normal saline
d. Dextromethophan.
191

×