KHÓ THỞ THANH QUẢN CẤP
MỤC TIÊU BÀI GIẢNG
1. Nêu được các nguyên nhân của khó thở thanh quản
2. Mô tả được triệu chứng, tiêu chuẩn chẩn đoán xác định và chẩn đoán giai
đoạn của khó thở thanh quản (KTTQ).
3. Kể ra được các biện pháp xử trí KTTQ.
4. Nêu được phòng bệnh trong khó thở thanh quản
NỘI DUNG BÀI GIẢNG
Khó thở thanh quản là một hội chứng rất hay gặp do nhiều nguyên nhân khác
nhau gây nên đặc biệt ở trẻ em có nguy cơ gây tử vong vì thanh quản là nơi hẹp
nhất đường hô hấp. Vì vậy đòi hỏi người thầy thuốc phải chẩn đoán nhanh và chính
xác và kịp thời xử trí.
1. Đặc điểm giải phẫu - sinh lý
Thanh quản là cơ quan phát âm và thở, nằm ở trước thanh hầu, từ đốt sống C3
đến C6, nối hầu với khí quản vì vậy nó thông ở trên với hầu, ở dưới với khí quản.
Thanh quản di động ngay dưới da ở vùng cổ trước khi nuốt hoặc khi cúi xuống hoặc
ngẩng lên. Nó phát triển cùng với sự phát triển của bộ máy sinh dục, nên khi trưởng
thành thì giọng nói cũng thay đổi (vỡ giọng), ở nam giới phát triển mạnh hơn vì vậy
giọng nói của nam, nữ khác nhau, nam trầm đục, nữ trong cao.
1.1 Cấu tạo giải phẫu: thanh quản được cấu tạo bởi các tổ chức sụn, sợi và cơ.
1.1.1 Các cơ thanh quản:
- Nhóm cơ làm hẹp thanh môn: cơ nhẫn phễu bên, cơ giáp phễu, cơ phễu
chéo và ngang, cơ phễu nắp thanh hầu.
- Nhóm cơ làm rộng thanh môn: cơ nhẫn phễu sau, cơ giáp nắp thanh hầu.
- Nhóm cơ làm căng và chùng dây thanh âm: cơ nhẫn giáp, cơ thanh âm.
Ổ thanh quản: được niêm mạc phủ, chia làm 3 tầng: tiền đình thanh quản, thanh
môn, tầng dưới thanh môn.
1.1.2 Mạch máu và thần kinh.
- Động mạch: các động mạch thanh quản trên và dưới là ngành của động
mạch giáp trạng trên và giáp trạng dưới. Nhìn chung, cuống mạch thần kinh của
tuyến giáp trạng cũng là cuống mạch thần kinh của thanh quản.
- Tĩnh mạch: đi theo động mạch đổ về tĩnh mạch giáp lưỡi và tĩnh mạch d-
ưới đòn.
- Thần kinh: do hai dây thần kinh thanh quản trên và dưới, tách từ dây thần
kinh X.
. Dây thanh quản trên: cảm giác cho thanh quản ở phía trên nếp thanh âm và
vận động cơ nhẫn giáp.
15
. Dây thanh quản dưới: hay dây quặt ngược vận động cho hầu hết các cơ của
thanh quản và cảm giác từ nếp thanh âm trở xuống.
. Thần kinh giao cảm của thanh quản tách ở hạch giao cảm cổ giữa và cổ
trên.
1.2. Sinh lý thanh quản.
1.2.1. Phát âm.
- Lời nói phát ra do luồng không khí thở ra từ phổi tác động lên các nếp
thanh âm.
- Sự căng và vị trí của nếp thanh âm ảnh hưởng đến tần số âm thanh.
- Âm thanh thay đổi là do sự cộng hưởng của các xoang mũi, hốc mũi,
miệng, hầu và sự trợ giúp của môi, lưỡi, cơ màn hầu.
1.2.2. Ho là phản xạ hô hấp trong đó thanh môn đang đóng bất thình lình mở ra, dẫn
tới sự bật tung không khí bị dồn qua miệng và mũi.
1.2.3. Nấc là một phản xạ hít vào, trong đó 1 đoạn ngắt âm kiểu hít vào được phát
sinh do sự co thắt đột ngột của cơ hoành, thanh môn bị khép lại 1 phần hay toàn bộ.
2. Nguyên nhân của khó thở thanh quản
2.1 Do viêm nhiễm:
- Do virus, Do vi khuẩn, VTQ do cúm, VTQ do sởi, VTQ do bạch hầu, VTQ do lao
2.2 Do dị vật: ở trẻ nhỏ thường hóc dị vật như hạt do ăn uống.
2.3 Do chấn thương:
2.4 Do khối u:
2.5 Do liệt thần kinh vận động thanh quản
2.6 Do dị tật bẩm sinh: do mềm sụn thanh quản
2.7 Do các nguyên nhân khác: co thắt thanh quản do uốn ván…
3. Dịch tễ học của viêm thanh quản
Thường gặp ở trẻ từ 6 tháng đến 6 tuổi mà đỉnh là 2 tuổi.
Thường xuất hiện vào mùa lạnh.
Tỷ lệ nam/nữ: 3/2
Liên quan đến dịch cúm: parainfluenza type 1, 2 một số ít do adenovirus, RSV . . .
Khoảng 15% trẻ bị viêm thanh quản có yếu tố gia đình và bị viêm thanh quản nhiều
lần
4. Lâm sàng
4.1. Khởi phát:
Trẻ thường bắt đầu với triệu chứng viêm long hô hấp trên (sốt nhẹ, ho, sổ
mũi). Một số trường hợp có thể khởi phát cấp tính từ vài giờ - 1 ngày.
4.2. Toàn phát: Sau 1 – 3 ngày trẻ xuất hiện các triệu chứng khó thở thanh quản.
Có 3 triệu chứng cơ bản, cổ điển là :
- Khó thở thì hít vào, khó thở chậm.
- Có tiếng rít thanh quản (Cornage)
- Co kéo cơ hô hấp nhất là lõm ức và rút lõm lồng ngực.
Có 4 triệu chứng phụ hay gặp :
- Khàn tiếng hay mất tiếng (khi nói, ho, khóc).
- Đầu gật gù khi thở, thường ngửa đầu ra sau trong thì hít vào.
16
- Quan sát thấy sụn thanh quản nhô lên khi hít vào.
- Nhăn mặt và nở cánh mũi.
Hội chứng xâm nhập cần phải được lọai trừ ngay lần khám đầu tiên.
Các triệu chứng uống, nuột khó => phân biệt viêm nấp thanh môn
Tiền căn thở rít và khó thở thanh quản.
4.3. Mức độ khó thở thanh quản
Đánh giá mức độ khó thở thanh quản rất quan trọng. Điều này giúp cho tiên
lượng và có thái độ xử trí kịp thời. Có 3 mức độ khó thở thanh quản theo 3 mức
nặng nhẹ :
Độ 1 :
- Khàn và rè tiếng khi khóc, nói.
- Tiếng ho còn trong hay hơi rè.
- Biểu hiện khó thở vào chưa điển hình, tiếng rít thanh quản nhẹ hoặc chưa rõ co
kéo cơ hô hấp phụ ít.
- Tình trạng toàn thân chưa ảnh hưởng.
Độ 2 :
- Mất tiếng, nói không rõ từ.
- Tiếng ho ông ổng như chó sủa.
- Triệu chứng khó thở thanh quản điển hình tiếng rít thanh quản rõ, co kéo cơ hô
hấp mạnh.
- Trẻ kích thích, vật vã, hốt hoảng, lo sợ.
Độ IIA: Thở rít khi nằm yên
Độ IIB: khó thở rỏ, trẻ vật vả kích thích hoặc tím tái rỏ.
Độ 3 :
- Mất tiếng hoàn toàn, khóc hoặc nói không thành tiếng, phào phào.
- Không ho thành tiếng hoặc không ho được.
- Triệu chứng khó thở dữ dội, có biểu hiện của tình trạng thiếu ôxy nặng. Trẻ có
thể tím tái, rối loạn nhịp thở.
- Tình trạng toàn thân bị ảnh hưởng rõ thần kinh (hôn mê, lờ đờ hay vật vã), tim
mạch, da tái vã mồ hôi v.v…
4.4. Một số bệnh cảnh gây khó thở thanh quản
CROUP Viêm nấp
thanh môn
Abcese
họng
Bạch hầu
thanh quản
Dị vật
đường thở
Khởi phát Từ từ
1 – 3 ngày
Đột ngột Từ từ Đột ngột Đột ngột
HC xâm
nhập
Tổng trạng Tốt Xấu Xấu Xấu Tốt
Sốt Nhẹ Cao Cao Cao Không
Đau họng Không Có Có Có ±
Giọng nói Khàn giọng Ngạt Ngạt Khàn giọng Khàn giọng
Không
uống được
(-) (+) (+) (+) (-)
17
Các dấu
hiệu đặc
biệt
Tư thế
giảm khó
thở đặc biệt
Giả mạc
bạch hầu
HC xâm
nhập
5. Cận lâm sàng
- Công thức máu – xét nghiệm thường qui. Dựa vào số lượng và công thức bạch cầu
để phân biệt nguyên nhân siêu vi hay vi khuẩn.
- Chụp X quang:
+ X quang phổi để xem bệnh phối hợp (tổn thương phổi – phế quản)
+ X quang cổ thẳng để phát hiện hẹp hạ thanh môn (dấu hiệu nóc nhà thờ)
+ X quang phổi 2 thì: nếu nghi ngờ dị vật. Nếu có chỉ định nọi soi thanh
quản.
- Phết họng để lọai trừ bạch hầu
- Huyết thanh chẩn đóan: tìm nguyên nhân.
6. Điều trị
Nguyên tắc
- Lọai trừ dị vật đường thở
- Thông đường thở
- Thở oxy – đảm bảo tình trạng oxy hóa máu
- Tìm và điều trị nguyên nhân
- Xử trí các triệu chứng/ bệnh đi kèm
Điều trị cụ thể
Khó thở độ I: Điều trị ngọai trú
- Cho trẻ ăn uống bình thường, chia nhỏ cử ăn, tránh ho dẫn đến hít sặc thức
ăn
- Điều trị triệu chứng: Ho, hạ sốt
- Hướng dẫn bà mẹ chăm sóc trẻ tại nhà. Hướng dẫn các d6áu hiệu bệnh nặnh
cần đến bệnh viện ngay: (thở nhanh, co lõm ngực, tiếng thở rít khi nằm yên)
Khó thở độ IIA:
- Nếu nhà gần cho điều trị ngọai trú, tái khám mỗi ngày
- Thuốc:
Dexamethasone 0.15mg/kg hoặc prednisone 1mg/kg/ lần uống mỗi 8 giờ
Điều trị triệu chứng: ho, sốt
Khó thở nặng
- Nhập viện
- Giữ yên trẻ, tránh làm cho trẻ khó vì làm tăng phù nề thanh quản
- Thở oxy để duy trì SaO
2
92 – 96%
- Khí dung Adrenaline 1 ‰ 2ml pha NaCl 0.9% khí dung 4l/p, có thể lập lại
liều 2 sau 30 phút nếu còn khó thở nhiều. Chú ý Adrenaline chống chỉ định
trong tứ chứng Fallot và bệnh cơ tim của tâm thất gây tắt đường ra vì có thể
gây đột ngột giảm cung lượng tim
- Dexamethasone 0.15 – 0.6 mg/kg TB hoặc TM. Có thể lặp lại 6 - 12 giờ
- Kháng sinh nếu cần. Kháng sinh phổ rộng Cephalosporin thế hệ thứ 3
18
Cefotaxim 100 – 150 mg/kg/ngày chia 3 – 4 lần
- Chỉ định đặt NKQ:
+ Tím tái nhiều
+ Lơ mơ, kiệt sức
+ Cơn ngưng thở
+ Thất bại với điều trị nội khoa
- Theo dõi: tri giác, tiếng rít thanh quản, nhịp thở, nhịp tim, SaO
2
7. Phòng bệnh
7.1 Cộng đồng (Gia đình , vườn trẻ trường học…)
- Cần tăng cường sức khỏe cho trẻ: dinh dưỡng hợp lý, tiêm chủng đẩy đủ cho bé,
uống Vitamin A,
- Cần khám ngay tại cơ sở y tế khi trẻ bệnh. Tránh tiếp xúc, cách ly trẻ bệnh
- Cần giáo dục cho gia đình nhà trường các dấu hiệu bệnh nặng.
7.2 Y tế cơ sở:
- Xử trí ban đầu các trường hợp khó thở thanh quản.
- Dựa trên phát đồ IMCI để phân lọai và xử trí bệnh.
7.3 Tuyến chuyên khoa:
- Xử trí sớm , chính xác nhằm đảm bảo thông khí cho bệnh nhân.
- Tìm nguyên nhân để điều trị
Tài liệu tham khảo
- Giáo trình nhi khoa sau đại học – Đại Học Huế - Trường Đại Học Y Dược
- Phát đồ điều trị nhi khoa 2009
- Nelson textbook of Pediatrics 18
th
, 2007.
Câu hỏi lượng giá:
1. Nêu phân độ khó thở thanh quản
2. Nêu xử trí khó thở thanh quản
Câu hỏi MCQ
1. Virus thường gặp gây viêm thanh quản cấp là
a. Adenovirus
b. RSV
c. Rhinovirus
d. Parainfluenza
2. Khó thở thanh quan chia làm . . . . độ
a. 2 độ
b. 3 độ
c. 4 độ
d. 5 độ
3. Viêm thanh quản cấp thường gặp vào mùa
a. Lạnh
19
b. Hè
c. Mưa
d. Tất cả các mùa
4. Triệu chứng cơ bản của khó thờ thanh quản, NGỌAi TRỪ:
a. Khó thở thì hít vào, khó thở chậm.
b. Có tiếng rít thanh quản (Cornage)
c. Co kéo cơ hô hấp nhất là lõm ức và rút lõm lồng ngực.
d. Thở nhanh
5. Liều Dexamethasone trong điều trị viêm thanh quản
a. 0.05 mg/kg
b. 0.15 mg/kg
c. 1.5 mg/kg
d. 5 mg/kg
6. Chỉ định đặt nội khí quản trong khó thở thanh quản, NGỌAI TRỪ:
a. Lơ mơ, kiệt sức
b. Cơn ngưng thở
c. Thất bại với điều trị nội khoa
d. Thở rít khi nằm yên.
20