Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Làm thế nào để Giáo viên không chuyên tự tin dạy tốt âm nhạc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (509.37 KB, 16 trang )





Trường Tiểu học Phan Chu Trinh









SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM


Làm thế nào để GV không chuyên tự tin
dạy tốt âm nhạc



Tác giả: Mai Thị Kim Duyên










A. PHẦN MỞ ĐẦU:
Trong xu thế hiện nay, để đáp ứng nhu cầu của xã hội thì ngành giáo dục phải đào tạo
được những con người phát triển toàn diện. Đối với nhà trường tiểu học mục tiêu cuối
cùng là hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu
dài về tình cảm, trí tuệ, thể chất và các kỹ năng cơ bản để học sinh học tiếp trung học
hoặc
đi vào cuộc sống lao động. Đáp ứng mục tiêu, yêu cầu ấy mà ở bậc Tiểu học đã đưa
ra các môn học như Tiếng Việt, Toán, Đạo đức, Tự nhiên xã hội, Kỹ thuật, Mỹ thuật, Thể
dục…Mỗi môn học đều có vai trò quan trọng góp phần vào sự phát triển toàn diện của
học sinh. Âm nhạc là môn học được đưa vào kế hoạch dạy ở Tiểu học nh
ằm giúp học
sinh cảm nhận cái hay, cái đẹp, nhận biết thế giới xung quanh, phát triển trí não, óc tưởng
tượng qua âm nhạc để từ đó mà giáo dục, hoàn thiện nhân cách học sinh. Ngoài ra Âm
nhạc bậc tiểu học còn cung cấp những kiến thức cơ bản về âm nhạc (nhận biết nốt nhạc,
hình nốt nhạc, khuôn nhạc, phát triển năng lực cảm thụ âm nhạc, phát triển khả năng
nghe nhạ
c, …) tạo điều kiện góp phần phát hiện và bồi dưỡng cho học sinh có năng lực
đặc biệt nhưng quan trọng hơn hết âm nhạc là một nhu cầu không thể thiếu đối với đời
sống tinh thần của học sinh.
Tuy nhiên Âm nhạc là một môn năng khiếu, không phải giáo viên nào cũng có khiếu
để dạy.

B. ĐẶT VẤN ĐỀ:

Hiện nay bộ môn Âm nhạc đã có giáo viên chuyên trách nhưng vẫn không đủ đáp
ứng cho nhà trường vì vậy đa số giáo viên không chuyên vẫn đảm nhận dạy bộ môn Âm
nhạc. Đối với lớp 4,5, việc học Âm nhạc chuyển sang giai đoạn mới: vừa học hát, vừa
học những ký hiệu ghi chép nhạc và tập đọc nhạc, giáo viên lại càng gặp nhiều khó khăn
hơn nên không thể tránh được giáo viên ngại hát cho nghe nhạc m

ẫu là chính rồi học sinh
hát theo hoặc có dạy nhưng không thể sửa sai học sinh hay chỉ dạy chiếu lệ, dạy lướt
chưa chú trọng đầu tư tiết dạy. Với những cách dạy trên không những làm cho học sinh
khó cảm nhận cái hay, cái đẹp qua Âm nhạc mà còn làm cho giờ học trở nên đơn điệu,
buồn tẻ, không tạo được hứng thú học tập cho học sinh. Vậy phải làm sao để giờ họ
c Âm
nhạc hiệu quả, làm sao để giáo viên không chuyên tự tin dạy tốt Âm nhạc?




C. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
I. Những khó khăn khi giảng dạy Âm nhạc:

. GV hát chưa chuẩn, chưa tự tin khi hát.
. Chưa nắm chắc 3 cách gõ đệm.
. Sự hiểu biết về nhạc lý có giới hạn.
. Chưa nắm chắc các hoạt động trong từng tiết dạy.
. Không biết nhiều động tác biểu diễn để dạy vận động phụ họa hoặc thiếu tự tin
dạy vận động phụ họa.
. Khó khăn trong việ
c tìm tư liệu cho các nhạc cụ dân tộc.
. Việc phát hiện và chỉnh sửa học sinh hát sai giáo viên còn lúng túng.
. Chưa có nhiều trò chơi cho tiết âm nhạc để học sinh hứng thú học tập.
. Không có đủ thiết bị, đồ dùng khi lên tiết.
. Hình thức, phương pháp tổ chức dạy học chưa phong phú.
. Học sinh gồm nhiều đối tượng, sử dụng nhạc cụ chưa thành thạo.
. Học sinh gõ
đệm ồn, ảnh hưởng đến các lớp khác.
. Trong 1 tiết dạy có nhiều hoạt động.

. Học sinh không có đủ nhạc cụ học tập.

II. Giải quyết các khó khăn khi dạy Âm nhạc:

. Giáo viên nghe trước nhiều lần bài hát sẽ dạy để hát đúng cường độ, trường độ,
giai điệu của bài hát. Mạnh dạn hát cho giáo viên chuyên trách hạn chế, khắc phục
sai sót.
. Phân biệt 3 cách gõ đệm:








Gõ đều tay (từ đầu đến hết bài): gõ theo phách. Lưu ý
cuối bài hát là nốt trắng phải gõ thêm 1 phách nữa.
Hát tiếng nào gõ đệm tiếng đó, hát nhanh gõ nhanh, hát
chậm gõ chậm, không hát không gõ: gõ
theo tiết tấu.
Gõ chậm hơn phách, độ mở của tay rộng hơn: gõ theo nhịp. Lưu
ý phân biệt nhịp 2, nhịp 3 (2 phách nhẹ, 1 phách mạnh)


. Về nhạc lý giáo viên cần tập trung theo khối lên kế hoạch nhờ đồng nghiệp hướng
dẫn (giáo viên chuyên môn).
. Giáo viên nên tham khảo băng nhạc thiếu nhi, xem các tiết mục múa hoặc tổ chức
cho học sinh thảo luận nhóm tự tìm động tác phụ hoạ cho bài hát lúc đó giáo viên
sẽ có nhiều động tác hướng dẫn học sinh, phát huy tính tích cực nơi các em.

















. Việc chỉnh sửa học sinh hát sai đ
òi hỏi về chuyên môn. Tuy nhiên giáo viên cố
gắng lắng nghe và nên chia nhóm (4 -6 học sinh), đi xuống tận chỗ HS sẽ nhận ra
HS hát chưa đúng, hát lạc giọng mà sửa cho HS hoặc có thể nhắc em hát nhỏ hơn
để tiếng hát không trội ra.
. GV làm mẫu từng câu cho từng kiểu gõ đệm, yêu cầu học sinh xác định kiểu gõ
hoặc giáo viên nêu kiểu gõ yêu cầu HS gõ đệm. Khi học sinh gõ được giáo viên
mới cho gõ đệm hết bài.
. HS khi được gõ đệm sẽ
rất thích vì vậy dễ làm ồn, ảnh hưởng đến lớp khác. Giáo
viên phải nắm được tâm lý này mà hạn chế cho gõ đệm cả lớp, chỉ nên cho gõ đệm
theo nhóm, theo tổ.



. Học Âm nhạc ở Tiểu học không phải là biến học sinh trở thành ca sĩ, nhạc sĩ;
không đòi hỏi cả lớp hát hay, hát đều mà tùy theo đối tượng HS, giáo viên uốn nắn
nhắc nhở để hát được hòa giọng.
. Giáo viên còn bám sát sách giáo viên, chưa mạnh dạn đưa ra mục tiêu bài dạy nên
thường dạy hết các hoạc động, mục tiêu sách đưa ra vô tình ôm đồm, không dạy
kịp. Giáo viên nên tự đề ra mục tiêu và dạy
đảm bảo mục tiêu đó.
. Không nhất thiết lúc nào cũng để cả lớp ra rả đọc từng câu (thuộc lời bài hát), giáo
viên thay đổi lúc cho đọc nhóm, đọc tổ, đọc theo hàng ngang, hàng dọc, theo bàn,
theo dãy…luyện hát thì có thể kết hợp








. Giáo viên có thể sử dụng giáo án điện tử, thiết kế bài dạy âm nhạc sẽ rất hiệu quả
cho dù giáo viên không sử dụng được đàn.
.
L
ời 1:
Quả gì mà ngon ngon thế?
Xin thưa rằng quả khế.
Ăn vào thì chắc là chua?
Vâng vâng ! Chua thì để nấu canh cua.

Lời 1:


Quả gì mà ngon ngon thế?
Xin thưa rằng quả khế.
Ăn vào thì chắc là chua?
Vâng vâng ! Chua thì để nấu canh cua.
nhóm hát, nhóm vỗ tay (hoặc
gõ đệm)
hát nối tiếp theo tổ (mỗi tổ hát 2 câu, 4
câu…)
Hát kết hợp 3 cách gõ đệm (nhóm hát kết hợp
gõ phách, nhóm hát kết hợp gõ tiết tấu….)


. Tham mưu với Ban giám hiệu cung cấp đủ đồ dùng dạy học, nhạc cụ cho HS,
khuyến khích HS làm nhạc cụ, tạo sân chơi để phát hiện HS có năng khiếu về Âm
nhạc và cũng để các em yêu thích môn học này hơn nữa.
. Giáo viên không thể quên tổ chức các trò chơi âm nhạc trong tiết dạy để tạo hứng
thú học tập nơi học sinh.

III. Phương pháp trò chơi

- Nốt nhạc vui: nghe nhạc đoán tên bài hát
- Nghe nhạc đoán câu hát trong bài
- Hát theo âm
- Hát theo tiếng con vật
- Nhìn động tác đoán tên bài hát
- Nhìn tranh vẽ, hát



Có thể áp dụng cho phần củng

cố mỗi tiết học



tay cầm
ta đây đến Tìm




- Tìm tên đúng: gắn tên tác giả đúng tên bài hát
- Nghe tiết tấu đoán tên bài hát
- Ráp tranh ôn bài hát
- Trúc xanh: Chọn bài hát đúng với nội dung tranh


Thường được sử dụng ở
những tiết ôn 3 bài hát
nào
vui

múa tay cầm
ta đây đến Tìm






2

4
1
5



Tùy theo loại bài mà giáo viên tổ chức trò chơi. Khi tổ chức cần lưu ý trò chơi nhằm đạt
mục đích gì? Và phải hướng dẫn rõ ràng trước khi chơi, tránh các trò chơi chung chung
không có liên quan đến âm nhạc.

IV. Quy trình và các dạng bài dạy Âm nhạc

- Đối với lớp 1,2,3 thường có 3 dạng bài:
. Dạng bài Dạy bài mới:





1. Khởi động
: - Hít thở: Hít vào, thở ra (3 lần)
- Luyện thanh. (Hát 1 bài, đọc nốt hoặc âm…)

2. Bài cũ
: - Hát lại bài cũ (có thể bỏ)
Dạy hát
Dạy hát kết hợp vỗ tay, gõ đệm hoặc Dạy hát kết
hợp vận động phụ họa, Dạy hát kết hợp trò chơi.



- Võ tay, gõ đệm hoặc phụ họa (tùy bài cũ)




3. Bài mới
:
+ HĐ 1
: Dạy hát
- Giới thiệu tên bài hát:





- GV hát mẫu (hay nghe nhạc mẫu)
- Hướng dẫn đọc lời ca, giải thích từ khó (nếu có)
- Dạy hát (theo lối móc xích)
- Củng cố chuyên nghiệp : Hát theo nhóm, tổ, cá nhân
Mỗi bên, mỗi tổ hát một câu (hát đối đáp)
+ HĐ 2
: Dạy vỗ tay, gõ đệm.
. GV vỗ mẫu 1 câu cho HS nhận ra và nêu kiểu gõ đệm.
- Hướng dẫn HS vỗ 1 câu
- Hướng dẫn HS hát vỗ hết bài
. Tương tự cho dùng nhạc cụ gõ đệm.
- Củng cố luyện tập: Bên hát bên vỗ
Bên vỗ bên gõ đệm
Gõ hát đối đáp
Gõ hát tiếp sức.

4. Củng cố:

- Giáo dục tư tưởng
- Trò chơi.

+ Lưu ý khi dạy
:
Dùng tranh
Câu đố
Một đoạn nhạc


. Chú ý tu thế ngồi hát của HS
. Phân chia câu hợp lý
. Khi dạy hát từng câu cũng nên chia và thay đổi hình thức để tránh học sinh đỡ mệt
mỏi.
. Dạy hát từnb câu với tốc độ chậm hơn giai điệu, tiết tấu bài hát.
. Tạo không khí vui tươi để đông viên tất cả HS đều tham gia

. Dạng bài Dạy lời 2:






1. Khởi động
: - Hít thở.
- Luyện thanh
2. Bài cũ

: - Hát lại bài cũ
- Kết hợp gõ đệm, vỗ tay theo bài cũ.
3. Bài mới
:
- Dạy lời 2: GV cho nghe lời 2
HS tự nhận xét giai điệu lời 2 với lời 1
Cho 1 HS hát mẫu – GV chú ý tiếng khó
Chia nhó cho HS tập hát
Kiểm tra, sửa từng nhóm
Cho nghe lại lời 1, lời 2
Cả lớp hát – Hát Nhóm tổ
- Hát gõ, vỗ….

- Hát kết hợp vận động: GV cho HS sáng tác điệu múa – GV múa mẫu – Hướng dẫn
múa từng câu.

ôn lời 1
Dạy lời 2
Kết hợp phụ hoạ, hoặc kết hợp gò đệm
Kết hợp trò chơi

Củng cố luyện tập


Lưu ý: Phần vận động phải chú ý làm bên nào trước, động tác dễ làm, thao tác từng câu
chậm, rõ ràng. Đảm bảo quan sát được thao tác mẫu.

. Dạng bài Dạy ôn 3 bài hát
:
1. Khởi động


2. Bài mới
:
- Ôn bài 1
: Hát tập thể
Hát cá nhân, tổ, nhóm
Hát kết hợp vận động, phụ họa
Hát thầm, tay gõ đệm
Kết hợp trò chơi
Nghe 1 đoạn nhạc để đoán ra tên bài hát ôn thứ 2
- Ôn bài 2
: Hát cá nhân
Hát cả lớp
Hát nối tiếp từng câu
Hát đối đáp theo dãy
Hát thầm, vỗ tay
Kết hợp trò chơi hát bằng nguyên âm.
Ráp tranh để ôn bài 3
- Ôn bài 3
: Hát nhóm thi đua
Hát cả lớp
Hát kết hợp đọc thơ
Thay lời hát bằng tiếng con vật.

Lưu ý
: Tùy theo nội dung mà thay đổi hình thức cho phù hợp và phong phú
- Nghe nhạc: GV cho nghe băng nhạc
Hỏi HS biết gì về bài nhạc này?
Nói thêm về tên bài, tên tác giả, nội dung
Hoặc cho biết thêm một số thông tin về bài hát.

- Kể chuyện âm nhạc: GV giới thiệu tên tác giả, xuất xứ câu chuyện.
GV kể chuyện (nếu có tranh minh họa càng hay)
Đặt câu hỏi
→ n
ội dung câu chuyện


Giáo dục tư tưởng
- Đối với lớp 4,5: Có thêm phần dạy Tập đọc nhạc

1. Cho HS nhận xét bài tập đọc nhạc



2. Tập tiết tấu
3. Tập cao độ
4. Đọc nhạc (kết hợp gõ tiết tấu, phách, đọc theo tổ, nhóm…)
5. Ghép lời ca
6. Củng cố nâng cao




Lưu ý
: Không dạy tập đọc nhạc bằng lời truyền khẩu.
Khi đọc nhạc nên cho HS gõ phách đều đặn, nhịp nhàng.
Nên cho HS thay bằng các nguyên âm đọc trước khi ghép lời.

V. Kết luận:


Âm nhạc là một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống tinh thần, rèn luyện nhân cách
nơi học sinh mà ngay cả giáo viên cũng rất cần âm nhạc trong cuộc sống. Khi chúng ta
cất tiếng hát mọi lo âu phiền muộn như tan biến. Vì vậy giáo viên chúng ta hãy yêu mến
âm nhạc, tự tin khi dạy bộ môn này.
Với mong ước đóng góp phần nhỏ nhằm nâng cao việc dạy và học bộ môn Âm nhạc, tôi
đưu ra một số kinh nghiệm cũng như
phương pháp mà trong quá trình giảng dạy bản thân
đã rút ra được. Tuy nhiên sẽ không tránh được thiếu sót, bản thân tôi đã và đang nghiên
cứu , tìm tòi học hỏi thêm rất mong nhận được ý kiến đóng góp.

Ngày 18. 04. 2008
có những hình nốt nào?
có những nốt nào?
Cho sáng tác bài mới
có vận động theo nội dung bài …



Người viết


Mai Thị Kim Duyên.


NHẬN XÉT CỦA BAN GIÁM HIỆU

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………


………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………

×