Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

thao tac lap luan binh luan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.76 KB, 5 trang )

Ngày soạn: 17/03/2010
Ngày dạy : 23/03/2010
THAO TÁC LẬP LUẬN BÌNH LUẬN
I. Mục tiêu bài học: Giúp HS:
- Hiểu được mục đích, yêu cầu và tầm quan trọng của thao tác lập luận bình luận.
- Nắm được những nguyên tắc và cách thức cơ bản của bình luận.
- Vận dụng được những kiến thức đã học xây dựng một đoạn văn bình luận về một đề
tài gần gũi.
II. Phương tiện thực hiện và cách thức tiến hành:
1. Phương tiện thưc hiện:
- SGK; SGV; Thiết kế bài giảng; TLTK khác.
- Bảng phụ.
2. Cách thức tiến hành:
- Phương pháp đọc hiểu, phân tích, thuyết trình kết hợp với phát vấn, gợi mở.
III. Tiến trình giờ học:
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới:
- Trong cuộc sống hằng ngày hay trong văn học, chúng ta thường gặp những vấn đề
mà yêu cầu cần phải bình luận. Để hiểu được mục đích, yêu cầu và cách thức bình
luận như thế nào, chúng ta cùng đi vào bài học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT
1
* Hoạt động 1 : HS đọc mục I
SGK và trả lời câu hỏi bài tập 1.
BT 1 : HS trả lời các câu hỏi :
- Từ bình luận mà các em thường
gặp trên các phương tiện thông tin
đại chúng : bình luận thể thao, bình
luận thời sự, nhằm thể hiện điều
gì ?


HS trả lời, GV nhận xét, bổ sung.
(Nhằm đánh giá và bàn luận về các
mặt của vấn đề ).
- GV : Theo em, mục đích của thao
tác lập luận bình luận là gì ?
(GV cho HS xét ngữ liệu trước).
BT 2 : Hướng dẫn HS tìm hiểu
các nội dung mà BT SGK yêu
cầu.
- GV : Trong văn bản Xin lập khoa
luật tác giả Nguyễn Trường Tộ đề
cập đến vấn đề gì ?
- GV : Nếu lúc bấy giờ có đạo đức
thì Nguyễn Trường Tộ có lý do để
viết Xin lập khoa luật không ?
I. Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận
bình luận:
1. Khái niệm:
- Bình luận là bàn bạc, đánh giá về sự đúng-
sai, thật- giả, hay- dở, lợi- hại của các hiện
tượng trong đời sống hoặc trong văn học.
2. Mục đích:
- Bình luận nhằm đề xuất và thuyết phục
người đọc (người nghe) tán đồng với nhận
xét, đánh giá, bàn luận của mình về một
hiện tượng (vấn đề) trong đời sống hoặc
trong văn học.
2
(không có lí do ; tác giả trình bày ý
kiến và sự đánh giá của mình về các

khía cạnh để nêu lên sự cần thiết phải
lập khoa luật).
- GV : Qua những nội dung đã tìm
hiểu, có thể khẳng định văn bản đó
là văn bản bình luận không ? Giải
thích ?
 HS trả lời, GV chốt lại kiến thức.
(GV : Như vậy, Xin lập khoa luật là
một đoạn trích có tính bình luận vì tác
giả đã bàn bạc, đánh giá hay- dở, lợi-
hại, của vấn đề nhằm làm cho xã hội
tiến bộ).
- GV : Khi thực hiện bình luận cần
tuân theo những yêu cầu gì ?
(Kết hợp giải quyết BT 4).
 HS trả lời, GV chốt lại kiến thức.
* Hoạt động 2.
- GV : HS đọc mục II SGK/ tr.71 và
3. Yêu cầu:
- Trình bày rõ ràng, trung thực vấn đề.
- Dùng lập luận để khẳng định nhận xét,
đánh giá của mình là đúng.
- Bàn bạc, mở rộng vấn đề một cách sâu sắc
và có sức thuyết phục.
- Quan điểm: rõ ràng; lập luận: chặt chẽ; bố
cục: mạch lạc; bình luận: chính xác, trong
sáng.
II. Cách bình luận.
Một bài bình luận thường có các bước sau:
- Bước 1: Nêu vấn đề cần bình luận.

3
trả lời câu hỏi.
HS trả lời, GV chốt lại kiến thức.
TT 1 : GV đưa ngữ liệu, yêu cầu
HS phân tích đề để nắm những kĩ
năng khi bình luận một hiện tượng
hoặc vấn đề.
TT 2 : Qua phân tích ngữ liệu, em
hãy cho biết : Các bước tiến hành
khi bình luận một ý kiến, một hiện
tượng ?
* Hoạt động 3.
- GV gọi HS đọc ghi nhớ SGK
* Hoạt động 4 :
GV cho HS làm bài tập.
- GV gọi HS đọc ngữ liệu và trả lời
câu hỏi.
HS trả lời. GV bổ sung.
(So sánh: Bình luận, giải thích,
chứng minh.
+ Nêu rõ được thái độ và sự đánh giá của
người bình luận trước vấn đề đưa ra.
+ Trình bày rõ ràng, trung thực
- Bước 2: Đánh giá vấn đề cần bình luận
+ Đứng hẳn về một phía mình cho là đúng
để bác bỏ cái sai.
+Kết hợp phần đúng của mỗi phía và loại bỏ
phần sai để tìm ra tiếng nói chung trong sự
đánh giá.
+ Đưa ra cách đánh giá của riêng mình.

- Bước 3: Bàn về vấn đề cần bình luận.
+ Bàn về thái độ, hành động, cách giải quyết
trước vấn đề đang được xem xét.
+ Bàn về những điều rút ra khi liên hệ với
thời đại, hoàn cảnh, lứa tuổi …
+ Bàn về những vấn đề sâu xa hơn mà vấn
đề được bình luận gợi ra.
III. Ghi nhớ.
- SGK/ tr.73
IV. Luyện tập
Bài tập 1.
- Bình luận không phải là giải thích, chứng
minh hay kết hợp giải thích với chứng minh.
Vì:
+ Mục đích 3 kiểu bài này khác nhau.
+ Bản chất của bình luận là tranh luận về
vần đề mà tất cả người tham gia bình luận
4
- Bình luận: Đề xuất và thuyết phục người đọc tin,
tán đồng với ý kiến (đề xuất) của mình về một vấn
đề nào đó.
- Giải thích: Dùng lí lẽ và dẫn chứng giúp người
đọc hiểu về một vấn đề nào đó.
- Chứng minh: Dùng dẫn chứng và lí lẽ khiến
người đọc tin một vấn đề nào đó.)
đều đã biết và đều có ý kiến riêng về vấn đề
đó.
Bài tập 2.
- Là thao tác lập luận bình luận.
- Căn cứ:

+ Bài viết đánh giá mức độ thảm khốc của
những tai nạn giao thông và nguyên nhân
của những tai nạn đó.
+ Bình luận sâu rộng về mối liên quan giữa
những tai nạn giao thông…
4. Hướng dẫn về nhà.
- Nắm nội dung bài học, học thuộc ghi nhớ. Làm các bài tập còn lại trong sách giáo
khoa.
- Soạn bài Người trong bao (Sê-khốp).
5. Rút kinh nghim:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
………………………
Ban CĐTTSP (duyệt) GVHDGD SVTT
LÊ PHƯỚC DŨNG LÊ THỊ THÚY HẰNG ĐINH VÕ TRAI
5

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×