Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Cách phòng ngừa, chăm sóc và theo dõi bệnh tay chân miệng cho trẻ pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.48 KB, 5 trang )

Cách phòng ngừa, chăm sóc và
theo dõi bệnh tay chân
miệng cho trẻ
Quá trình chăm sóc,
theo dõi và phòng
ngừa bệnh tay chân
miệng rất cần thiết và
quan trọng. Nhưng
làm thế nào để chăm
sóc tốt cho trẻ bị
bệnh; hay phòng ngừa
như thế nào để phòng
tránh bệnh tốt nhất
cho trẻ…Sau đây là
những thông tin cần
thiết cho bạn.



Tắm cho trẻ bằng xà bông là
cách phòng bệnh tốt nhất.
Trước hết, để phòng bệnh đạt hiệu quả, chúng ta
cần hiểu được bệnh tay chân miệng lây truyền
bằng cách nào?

Bệnh tay chân miệng lây truyền thông qua các
đường sau:

Lây trực tiếp với dịch tiết bóng nước, chất tiết đường
hô hấp (lây nhanh trong nhà trẻ, mẫu giáo).


Lây gián tiếp qua bàn tay bị nhiễm từ các bề mặt
nhiễm virus

Từ người nuôi trẻ vệ sinh không đúng, môi trường bị
nhiễm bẩn

Cuối cùng là lây qua quá trình để thức ăn, nước uống
bị nhiễm vius.

Diễn tiến gây bệnh của virus diễn ra như thế nào?

Đầu tiên là giai đoạn ủ bệnh: Ủ bệnh trung bình từ 3-6
ngày

Tiếp theo là quá trình phát triển của vius: Virus gây
bệnh tay chân miệng có khả năng lây lan rất nhanh,
có thể sống trong vật chứa bằng thép không gỉ > 24h.
Virus hoạt động ở nhiệt độ phòng trong nhiều ngày,
tồn tại trong môi trường pH thấp, kháng với cồn và
ether.

Sau đó, virus xâm nhập vào cơ thể qua niêm mạc
miệng hay ruột, rồi vào máu và tấn công các cơ quan.

Phương pháp phòng bệnh tốt nhất

Bệnh tay chân miệng là một loại bệnh do virus gây ra.
Hiện nay không có thuốc chủng ngừa, chỉ điều trị triệu
chứng.


Do đó, cách tốt nhất để phòng bệnh là rửa tay bằng
xà bông trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

Rửa tay sau khi chăm sóc trẻ bệnh

Rửa sạch các vật dụng, đồ chơi có nguy cơ nhiễm
virus

Phải ăn uống hợp vệ sinh

Cách ly trẻ bị bệnh

Che miệng khi ho.

Dùng khăn khi hắt xì hơi và chảy nước mũi

Chăm sóc trẻ bị bệnh như thế nào?

Trường hợp trẻ bị nhiễm bệnh và đang được chăm
sóc tại nhà, các bậc phụ huynh nên làm những việc
sau:

Nên vệ sinh răng miệng, thân thể cho trẻ thường
xuyên, tránh làm nhiễm trùng các bóng nước.

Hạ nhiệt, giảm đau bằng paracetamol

Cho trẻ nghỉ ngơi và tăng cường dinh dưỡng.

Cho uống thuốc theo toa của bác sĩ.


Phải theo dõi diễn biến bệnh chặt chẽ.

Tái khám ngay và nhập viện kịp thời khi xuất hiện các
dấu hiệu nặng.

×